Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0

Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa cùng sự phát triển của công nghệ mang lại nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế như tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ mới. Tuy nhiên, những tiến bộ của máy móc kĩ thuật trong cuộc cách mạng 4.0 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm trong các ngành sản xuất, đặc biệt ở các nước tiên tiến. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng không tránh khỏi sẽ bị ảnh hưởng bởi xu thế này. Công nhân tay nghề thấp hoặc trung bình sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do quá trình tự động hóa và lao động trình độ cao sẽ là đối tượng ít bị ảnh hưởng nhất. Lao động Việt Nam có ưu điểm là chăm chỉ, cần cù. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao do nhiều nguyên nhân như giáo dục, môi trường, rèn luyện. Việc đổi mới giáo dục, thu hút nhân tài, đào tạo kỹ thuật cho lao động và tăng cường hợp tác quốc tế là rất cần thiết giúp người lao động có thể tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang ngày càng phát triển. Do đó, Việt Nam cần có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nhân lực theo hướng công nghiệp hiện đại để bắt kịp với những thay đổi diễn ra trong cuộc CMCN lần thứ tư.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 Nguyễn Minh Trang1* 1Học viện Ngoại giao *Tác giả liên hệ, Email: trangdav@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 25/05/2020 Ngày nhận lại: 21/07/2020 Duyệt đăng: 23/08/2020 Từ khóa: 4.0, nhân lực, Việt Nam Keywords: 4.0, human resources, Vietnam Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa cùng sự phát triển của công nghệ mang lại nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế như tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ mới. Tuy nhiên, những tiến bộ của máy móc kĩ thuật trong cuộc cách mạng 4.0 cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm trong các ngành sản xuất, đặc biệt ở các nước tiên tiến. Các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng không tránh khỏi sẽ bị ảnh hưởng bởi xu thế này. Công nhân tay nghề thấp hoặc trung bình sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do quá trình tự động hóa và lao động trình độ cao sẽ là đối tượng ít bị ảnh hưởng nhất. Lao động Việt Nam có ưu điểm là chăm chỉ, cần cù. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao do nhiều nguyên nhân như giáo dục, môi trường, rèn luyện. Việc đổi mới giáo dục, thu hút nhân tài, đào tạo kỹ thuật cho lao động và tăng cường hợp tác quốc tế là rất cần thiết giúp người lao động có thể tồn tại và cạnh tranh trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang ngày càng phát triển. Do đó, Việt Nam cần có biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nhân lực theo hướng công nghiệp hiện đại để bắt kịp với những thay đổi diễn ra trong cuộc CMCN lần thứ tư. ABSTRACT In recent years, the globalization and the development of technology has brought many positive effects on the economy such as increasing labor productivity, creating new goods and services. However, advances in engineering machines in the 4.0 revolution also directly affect jobs in manufacturing industries, especially in advanced countries. Developing countries including Vietnam will inevitably be affected by this trend. The low- or medium-skilled workers will be most affected by automation and the highly skilled workers will be the least affected. Vietnamese labor has the advantage of hard work. However, the quality of labor is not high due to many reasons such as education, environment and training. The renovation of education, attracting talents, technical training for workers and strengthening international cooperation are essential to help workers to survive and compete in the context of the 4.0 revolution. Therefore, Vietnam needs to take specific measures to improve the quality of human resources in the direction of modern industry to keep up with the changes taking place in the Fourth Industrial Revolution. Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 65 1. Giới thiệu Ngày nay, đổi mới khoa học - công nghệ đang trở thành một xu hướng toàn cầu. Sự xuất hiện và mở rộng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang mang đến những bước đột phá về công nghệ và có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. CMCN 4.0 đem đến nhiều lợi thế cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia do những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ có thể cải thiện năng lực sản xuất và mang lại hiệu suất cao hơn. Tuy nhiên, cuộc CMCN lần này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với các quốc gia có các ngành nghề thâm dụng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nguyên nhân là do khi máy móc dần thay thế con người, một lượng lớn lao động sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Hệ quả của việc này sẽ là sự suy giảm hiệu suất kinh tế và gia tăng các gánh nặng cũng như bất ổn về xã hội. Bên cạnh đó, những quốc gia không đủ khả năng để tiếp thu các tiến bộ của CMCN cũng dễ rơi vào tình trạng tụt hậu, kém phát triển so với phần còn lại của thế giới. Vì vậy, việc xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng và có đủ trình độ để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật - công nghệ của CMCN lần thứ tư là hết sức cần thiết với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cách mạng 4.0 là cuộc chạy đua bằng năng lực và khả năng làm chủ công nghệ. Bởi vậy, con người không chỉ đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra công nghệ mà còn là nhân tố quyết định cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ đi xa tới đâu. Để đáp ứng được yêu cầu này, nhân lực khoa học công nghệ thời đại 4.0 buộc phải có chuyên môn vững vàng, sự chủ động, trách nhiệm và khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường liên tục biến đổi. Nhân lực khoa học và công nghệ thường được hiểu là nguồn nhân lực nghiên cứu phát triển, hay còn gọi là R&D để thể hiện lực lượng lao động khoa học và công nghệ của mình. Việt Nam có những lợi thế nhất định về lao động, đặc biệt là lực lượng lao động vẫn còn dồi dào và cơ cấu lao động tương đối trẻ. Tính đến hết năm 2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 56,1 triệu người, chiếm gần 60% tổng dân số. Đây là nhóm tuổi có khả năng năng tiếp thu được những tri thức mới, kỹ năng mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động của Việt Nam. 2. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 2.1. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Ở Việt Nam, giáo dục đào tạo luôn có được vị trí quan trọng trong các chính sách của Nhà nước và trong đầu tư của các gia đình. Chi phí cho giáo dục đào tạo tính bằng phần trăm GDP luôn dao động ở mức cao so với các nước có trình độ phát triển tương đồng và cả các nước ở trong khu vực. Cụ thể, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP, cao hơn cả Singapore (3,2%), Malaysia (5,1%), Thái Lan (3,8%), Hàn Quốc (5,2% năm 2011) và Hồng Kông (3,5%) (Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2017). Nhờ vậy, hệ thống giáo dục của Việt Nam đạt nhiều kết quả được quốc tế thừa nhận. Điều này được minh chứng rất rõ thông qua cuộc khảo sát PISA - Chương trình đánh giá chất lượng học sinh của Khối hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) qua các năm. Ngoài một số những lợi thế về số lượng và điều kiện như trên, chất lượng nguồn nhân lục tại Việt Nam vẫn còn những điểm hạn chế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, chỉ có 22,8% lao động Việt Nam đang làm việc trong nền kinh tế đã từng qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trong số đó, số lượng lao động có trình độ về công nghệ, kỹ thuật còn rất thấp. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam năm 2019 đạt 61,5/100 điểm nhưng cũng chỉ xếp trên Lào và Campuchia trong cùng khu vực (Tổng Cục Thống Kê, 2019a). Tỷ lệ có trình độ cao đẳng và tỷ lệ có trình độ trung cấp là 11,2%, tuy nhiên, con số này ở địa phương lên tới 28%. Tỷ lệ này nói chung khá phù hợp với thống kê về tỷ lệ chức danh nghề nghiệp đã nêu trên. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng trình độ học vấn, học vị 66 Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 của đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ trên cả nước chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhân lực Việt Nam nói chung và phát triển nhân lực khoa học công nghệ nói riêng. Bên cạnh đó, sự phân bố đội ngũ viên chức khoa học và công nghệ cũng không đồng đều xét theo khía cạnh học hàm, học vị. Tiến sĩ khoa học, viên chức khoa học và công nghệ giữ chức danh khoa học công nghệ hạng I, hạng II chủ yếu tập trung ở Trung ương, đặc biệt là ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và các trường đại học lớn. Trong khi đó ở các địa phương, cán bộ có trình độ tiến sĩ rất ít. Chính sự phân bố không đồng đều đã dẫn tới sự thiếu hụt trầm trọng cán bộ nghiên cứu đảm nhiệm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở địa phương, đặc biệt là các địa bàn xa xôi, miền núi. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo không những là ngành chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn có những tác động ngược lại cuộc cách mạng này vì công nghệ và vốn con người là hai yếu tố then chốt nhất trong các mô hình tăng trưởng nội sinh. Khác với các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên – thường bị ràng buộc bởi trần giới hạn, công nghệ và nhân lực có thể tăng lên không giới hạn nên đây sẽ là chìa khóa để cho các quốc gia có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Hình 1: Trình độ lao động Việt Nam năm 2019 Nguồn: Tổng cục thống kê (2019) 2.2. Về năng suất lao động Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu VNĐ/lao động (tương đương khoảng 4.791 USD/lao động). Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm nhưng vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Nếu chọn năm 2011 là năm gốc thì năng suất lao động năm 2018 của Việt Nam chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% của Philipines (Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2016). Mặc dù Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất nhanh qua các năm về năng suất lao động nhưng rõ ràng vẫn có khoảng tương đối xa so với các quốc gia khác trong cùng khu vực. Với mức năng suất lao động thấp như vậy thì dù có lợi thế về số lượng lao động tham gia trên thị trường và nhân công giá rẻ nhưng lợi thế cạnh tranh vẫn không cao so với các nền kinh tế đang phát triển khác. 2.3. Về tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành Tại Việt Nam, số lượng lao động phân chia trong các ngành vẫn chưa có sự đồng đều, chủ Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 67 yếu tập trung vào các lĩnh vực có công nghệ thấp và sử dụng nhiều nhân công. Năm 2019, tỷ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước tính chiếm 35,4%, trong khi tỷ lệ này ở các ngành công nghiệp xây dựng là 28,6%, còn ở ngành dịch vụ là 36% (Tổng Cục Thống Kê, 2019b). Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trong nhiều ngành dịch vụ và công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. Nhu cầu đối với ngành này tăng liên tục nhưng thị trường luôn trong tình trạng thiếu cung. Ở Việt Nam, cơ cấu nguồn nhân lực R&D hiện còn tồn tại rất nhiều điểm bất hợp lý. Theo số liệu điều tra cuối năm 2016, nguồn nhân lực là cán bộ kỹ thuật tại Việt Nam chỉ chiếm 6,8% lực lượng lao động. Trong khi đó, ở các quốc gia Châu Âu, tỷ lệ này luôn ở mức từ 25 – 35%, gấp 4- 5 lần Việt Nam (Le Anh, 2020). Điều này đã và đang tạo ra một thách thức không nhỏ cho nền khoa học công nghệ khi nhân lực R&D chính là một trong hai nhân tố quyết định trong mỗi cuộc cách mạng công nghiệp. Cán bộ nghiên cứu thường chiếm trên 70% trong tổng số lượng cán bộ của ngành R&D, trong khi cán bộ kỹ thuật và cán bộ hỗ trợ, người sẽ đem những phát minh sáng chế hiện thực hóa ngoài đời sống lại chiếm số lượng khá nhỏ, chỉ dao động ở mức 10% (Duong Tam, 2019). Điều này đang thực sự gây ra nhiều khó khăn trong công tác đưa khoa học công nghệ vào đời sống kinh tế - xã hội bởi những phát minh, sáng chế do các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học tạo ra sẽ chỉ nằm trên giấy mà không có ứng dụng thực tiễn cho đại đa số người dân. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ năm, cả nước có tới 1055 tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó tổ chức nghiên cứu và phát triển chiếm 47,9%, nhóm cơ sở giáo dục đại học chiếm 32% và các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ chiếm 20,1%. Tổ chức khoa học công nghệ là các trường đại học có 339 trường. Trong đó, 46,6% hoạt động trong lĩnh vực khoa học, xã hội và nhân văn; chỉ có 31% nằm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghiệp; lĩnh vực y dược chiếm 9,4%, lĩnh vực khoa học tự nhiên: 7,7% và đứng cuối bảng là lĩnh vực nông nghiệp với chỉ 5,3%. Với mức phân bổ nhân lực chênh lệch giữa các ngành như vậy, Việt Nam khó có thể đẩy nhanh cuộc cách mạng 4.0 (Giang Le, 2019). Hình 2: Nhu cầu lao động trong ngành CNTT tại Việt Nam Nguồn: forbesvietnam 2.4. Về trình độ ngoại ngữ Lao động Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập như trình độ ngoại ngữ và chuyên môn chưa đảm bảo, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, khả năng quản lý còn yếu kém. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2019 chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 và xếp thứ 11/12 nước châu Á (Minh Ngoc, 2019). Những yếu tố này sẽ là cản trở rất lớn với Việt Nam trong quá trình tiếp thu kỹ thuật - công nghệ để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám tương đối nghiêm trọng. Điều này gây ra sự thất thoát rất lớn cho nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, cũng như gây khó khăn cho quá trình cải thiện chất lượng đồng bộ và tiếp thu những công nghệ tiên tiến trên thế giới. Từ những điểm yếu trên, có thể thấy nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn rất nhiều thiếu sót so với một lực lượng có khả năng tiếp thu nhanh chóng và mạnh mẽ tất cả những tiến bộ của cuộc CMCN lần thứ tư. Do đó, trong bối cảnh khoa học – công nghệ đang ngày càng phát triển và tạo ra nhiều đột phá, việc nâng cao chất lượng nhân lực là một yêu cầu cấp thiết với Việt Nam. 68 Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 3. Các giải pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Từ những đặc điểm hiện tại của nguồn nhân lực và kết quả thực tế của các chính sách nâng cao chất lượng nhân lực tại Việt Nam, quá trình cải thiện chất lượng lao động có thể tập trung vào các khía cạnh: đổi mới giáo dục, thu hút nhân tài, đào tạo kỹ thuật cho lao động và tăng cường hợp tác quốc tế, trong đó quan trọng nhất là các chính sách đưa ra cần bám sát và có sự liên kết chặt chẽ với tình hình thực tiễn. 3.1. Gắn chiến lược phát triển nhân lực với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Điểm yếu lớn nhất trong các chính sách của Việt Nam là thiếu sự bám sát với tình hình thực tế, dẫn tới việc khó đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Do đó, các chương trình, đề án nhằm nâng cao chất lượng lao động được đưa ra cần phải thực hiện theo lộ trình nhiều bước để đạt được mục tiêu một cách ổn định hơn. Ngoài ra, các mục tiêu đặt ra cũng cần phải cụ thể, sát thực, phản ánh đúng nhu cầu của thị trường lao động và bối cảnh kinh tế đất nước, tránh việc đặt ra đích đến quá cao, quá thiếu thực tế. Như ở Trung Quốc, các mục tiêu thu hút nhân tài hay đào tạo nhân lực đều được đưa ra dựa trên tình hình thực tế của cả nước và từng địa phương. Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các tỉnh thành chủ động đưa ra các chính sách phát triển nhân lực riêng bằng (một phần) nguồn tài chính được cấp bởi Nhà nước. Điều này giúp các chương trình, dự án được triển khai có mức độ tương thích cao với bối cảnh và nhu cầu thực tế của các địa phương, tránh việc thu hút tràn lan, sử dụng kinh phí thừa thãi. Từ đó, nếu muốn thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, việc bám sát vào tình hình thực tế trong quá trình hoạch định chính sách là rất cần thiết với cả cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam. Để làm được điều này, nên tổ chức điều tra khảo sát nhân lực hiện đang làm việc và nhu cầu nhân lực trong các năm tới của các ngành kinh tế, vùng miền. Mặt khác, cần xây dựng và vận hành có hệ thống cơ sở dữ liệu tốt nhất về nguồn nhân lực để theo dõi tình hình thực hiện và phục vụ cho phân tích, đánh giá, dự báo. Mục đích của việc này là giúp Chính quyền có định hướng trong việc phân bổ nhân lực hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong các giai đoạn. Ngoài ra, cần tập trung gắn kết việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế. Cần gắn quy hoạch phát triển nhân lực của mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của đất nước. Như vậy, các chính sách phát triển nhân lực trên cả nước sẽ có sự gắn kết, hỗ trợ và bổ sung cho nhau, giúp nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển đồng bộ, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều và cân bằng. Ngành giáo dục cũng tồn tại nhiều hạn chế trong hệ thống cơ sở vật chất. Đa số các trường dân lập hiện nay đều đã được trang bị các thiết bị nghe nhìn phục vụ cho công tác giảng dạy như máy chiếu, máy tính và TV. Đáng chú ý, một số trường dân lập, trường quốc tế như Wellspring, Đoàn Thị Điểm hay Lương Thế Vinh đã bắt đầu ứng dụng công nghệ 3D trong dạy và học. Tuy nhiên, ở các trường công lập, ứng dụng công nghệ 4.0 vẫn là một mục tiêu khá xa vời. Phần lớn ở các trường công lập, thiết bị hiện đại nhất mà giáo viên và học sinh được tiếp cận là ti vi và máy chiếu. Chỉ ở những thành phố lớn, giáo viên mới được sử dụng máy chiếu và TV. Tuy nhiên rõ ràng, tất cả những thiết bị này mới chỉ là ứng dụng của cách mạng 3.0, thậm chí 2.0. Như vậy, phải mất nhiều thời gian nữa, giáo dục Việt Nam mới có thể bắt kịp công nghệ 4.0, sử dụng robot, công nghệ thực tế ảo trong dạy và học như Mỹ, Đức, Nhật Bản - các nước đi đầu về công nghệ thông tin. 3.2. Cải thiện trình độ chuyên môn và kỹ thuật cho lao động Việt Nam Giáo dục là yếu tố tiên quyết quyết định trình độ của một lao động vì vậy cần đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các chính sách đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay lại đặt nặng tính lý thuyết và bằng cấp mà chưa thực sự chú Nguyễn Minh Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 64-72 69 trọng đến chất lượng dạy và học. Thực tế từ Trung Quốc cho thấy, việc quá đề cao thứ hạng và bằng cấp chỉ làm yếu đi vai trò của giảng dạy và nghiên cứu trong các trường, đặc biệt là trường ĐH. Tuy nhiên, bù lại cho sự quan trọng hóa thứ hạng của Trung Quốc, hệ thống giáo dục của nước này vẫn đạt được những bước tiến đáng chú ý nhờ các chính sách hỗ trợ giáo dục trọng điểm có hiệu quả. Thay vì đào tạo tràn lan, Trung Quốc tập trung nguồn lực cho một nhóm trường có chất lượng nghiên cứu tốt. Thông qua việc phát triển nhóm trường này, Chính phủ Trung Quốc hy vọng có thể kéo được chất lượng của cả một hệ thống giáo dục đi lên. Ngoài ra, Trung Quốc cũng hỗ trợ các trường trong việc mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy và nghiên cứu để học tập kinh nghiệm cũng như tiếp thu kỹ năng của họ. Đây là những khía cạnh mà Việt Nam vẫn chưa thực sự chú ý trong các chính sách đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục bậc cao. Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, ngành giáo dục cần phải có những đổi mới sâu rộng trên nhiều cấp học. Với giáo dục phổ thông, cần cải cách nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tăng thời gian thực hành, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho học sinh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ và dạy nghề công lập, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo dạy nghề cũng là những biện pháp khả quan. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần kiểm soát việc thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục - đào tạo, coi trọng đào tạo ĐH và trên ĐH, CĐ và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế. Thêm vào đó, cần thành lập các trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao tại các tỉnh thành trên cả nước để đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành kỹ thuật trong tương lai. Bên cạnh đó, đào tạo ĐH và sau ĐH cũng cần được cải thiện theo hướng tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Cần đổi mới phương thức giảng dạy theo hướng thực hành nhiều hơn, tạo điều kiện cho các chương trình trao đổi quốc tế, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với các môi trường nghiên cứu tiên tiến và hiện đại. Ngoài ra, cần tăng cường thu hút các giảng viên, nhà nghiên cứu uy tín nước ngoài đến giảng dạy và làm việc tại các trường ĐH trong cả nước. Thêm vào đó, cần