Chương I : Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu Công Nghiệp Bắc Hà Nội.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu Công nghiệp Bắc Hà Nội.
91 trang |
Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu công nghiệp Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế, nước ta đã bước đầu đạt được những thành tựu to lớn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tốc độ lạm phát được kiểm soát, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.Tuy nhiên do xuất phát điểm của chúng ta không cao, nền sản xuất ở mức độ thấp, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu. Mặt khác do đất nước ta trải qua thời kỳ chiến tranh lâu dài, đất nước thống nhất chưa được bao lâu.Trong điều kiện hiện nay, khi mà xu thế hội nhập và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng và cần thiết hơn bao giờ hết. Đất nước chúng ta cũng không thể tránh khỏi những quy luật tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Nền kinh tế của chúng ta cũng phải trải qua những giai đoạn mà các nước phát triển đã trải qua.ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội này nhiệm vụ đặt ra đối với chúng ta là cực kỳ khó khăn, chúng ta vừa phải phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng quan hệ sản xuất của chúng ta là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn quá độ này chúng ta phải đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tạo đà cho sự phát triển vững chắc sau này.Vì thế vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp và các định chế kinh tế khác đó là đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng cơ sở xuất, đầu tư theo chiều sâu nhằm hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ, hoàn thành và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Muốn thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải cần đến một lượng vốn khá lớn và khoảng thời gian tương đối dài.Nguồn vốn mà các doanh nghiệp dùng để đầu tư có thể là nguồn vốn tự có, vốn do Nhà nước cấp, vốn liên doanh liên kết, vốn cổ phần hay vốn vay ngân hàng…Trong điều kiện nước ta hiện nay thì tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp.
Tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003 đến nay nhưng chi nhánh Ngân hàng công thương (NHCT) Khu Công Nghiệp Bắc Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ . Dư nợ tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.Tuy nhiên so với nhu cầu tín dụng trung dài hạn của các doanh nghiệp, nguồn vốn huy động được thì cho vay trung dài hạn của ngân hàng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó chất lượng của tín dụng trung dài hạn cũng cần xem xét đến cùng với sự tăng trưởng của quy mô tín dụng . Qua thời gian thực tập , tìm hiểu tại ngân hàng, những kiến thức học được tại nhà trường , đọc được qua sách báo và với sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ trong ngân hàng. Nhận thức thấy vai trò của tín dụng trung dài hạn nên tôi đã chọn đề tài: ''Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu công nghiệp Bắc Hà Nội.'' để tìm hiểu.
Ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương I : Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu Công Nghiệp Bắc Hà Nội.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh NHCT Khu Công nghiệp Bắc Hà Nội.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên những vấn đề trình bày trong chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong rằng sẽ nhận được những đóng góp bổ ích từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ trong ngân hàng để có thể bổ sung , hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị cán bộ trong Ngân hàng, đặc biệt là các anh chị cán bộ trong phòng kinh doanh tổng hợp đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề này.
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI( NHTM)
1.1.1 Khái niệm
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá.Ngân hàng thương mại(NHTM) ra đời là kết quả của một quá hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp và gắn liền với tiến trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Nó được coi là sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá, là một bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tất yếu trong nền kinh tế hiện đại.
Vậy NHTM là gì? Nó hoạt động như thế nào? Chức năng của nó là gì? Xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan diểm khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới thì NHTM là một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.
Theo Peter S.Rose: ''Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dich vụ tài chính da dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.''
Theo luật các tổ chức tín dụng của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:''Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thương xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.''
Chức năng của NHTM :
-Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính vưói hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế:(1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cả hai cung có lợi. Ngân hàng thương mại đã thực hiện chức năng này, do vậy nó đã làm tăng tiết kiệm cho việc đầu tư ngoài ra nó còn cung cấp những thông tin cụ thể quan trọng chinh xác và đối xứng.
- NHTM có khả năng tạo phương tiện thanh toán: Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông(Mo). Thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng. Thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn do vậy không phải như ngân hàng của người thợ vàng - tạo phương tiện thanh toán thông qua việc phát hành các giấy nợ với khách hàng hay in tiền kim loại, ngân hàng ngày nay khi mà điều kiện thanh toán qua ngân hàng phát triển ngày càng nhanh, ngân hàng và khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả được để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể mua hàng hoá và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay ( hay tạo tín dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo M1. Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì tạo nên khoản thu ( tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng).
- NHTM là một trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
1.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Huy động vốn
Đây là nghiệp vụ đầu tiên, là sự khởi tạo cho hoạt động của ngân hàng. Cho vay được cai là hoạt động sinh lời cao do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động vốn cho vay với chức năng này ngân hàng đóng vai trò là nhân tố tập hợp các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thông qua các hình thức:
- Nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Đây là nguồn tiền chiếm tỉ lệ chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng
- Nguồn đi vay: Trong quá trình kinh doanh, đôi khi NHTM có thể cũng lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả hay nhu cầu vay vốn của khách hàng. NHTM có thể vay ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường liên ngân hàng… đây là nguồn vốn rất cần thiết và quan trọng, vì nó đáp ứng được kịp thời và đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng diễn ra một cách liên tục.
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Vốn huy động được sẽ được ngân hàng đầu tư vào các khoản mục tài sản khác nhau, nhằm đạt được mục tiêu mà ngân hàng đề ra.Nhìn chung sẽ được sử dụng vào các hoạt động sau:
-Hoạt động tín dụng: hoạt động này đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng chủ yếu và là hoạt động cơ bản của một ngân hàng. Tuy nhiên nó lại chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của ngân hàng.
- Các hoạt động đầu tư khác: Hoạt động này rất đa dạng và góp phần làm tăng thêm thu nhập cho các ngân hàng. Đó là hình thức ngân hàng tham gia vào hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các công ty, liên doanh liên kết, mua bán chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro, đem lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng,
1.1.2.3 Các hoạt động khác
NHTM thực hiện các uỷ nhiệm của khách hàng trong giao dịch thanh toán, chuyển tiền, thu hộ, tư vấn , môi giới và nhận một khoản thu nhập về việc làm trung gian đó.
1.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NHTM
1.2.1Khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm và phân loại tín dụng
Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về tín dụng. Vì vậy tuỳ theo góc độ nghiên cứu mà ta có thể xác định nội dung của thuật ngữ này.
Tín dụng(credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo( tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng dược hiểu theo nhiều nghĩa khac nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:
-Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay.
-Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Như một công ty công nghiệp hoặc thương mại bán hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp này người bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua và sau một thời gian nhất định theo thoả thuận bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các tổ chức tài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền cay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định người đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi.
-Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng.
-Trong một số ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay
Mục đích của chương này là xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản( tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay( ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên đi vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm hai hình thức là cho vay( bằng tiền) và cho thuê( bất động sản và động sản). Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi là đồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã được các ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác cung cấp cho khách hàng
Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trin tín dụng.
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất thực dương( lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát). Tuy nhiên vì lãi xuất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi xuất danh nghĩa có thể thấp hơn tỷ lệ lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước… thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau chúng ta có thể phân chia tín dụng thành các loại sau
- Căn cứ theo mục đích sử dụng: Theo tiêu chuẩn này cho vay được phân biệt dựa vào mục đích sử dụng vốn vay để làm gì. Ví dụ : Cho vay mua sắm bất động sản, cho vay phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp và thương mại, cho vay nông nghiệp…
-Căn cứ theo thời hạn cho vay: Cho vay theo thời hạn là việc tín dụng cấp dựa vào thời hạn của khoản vay. Đó là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn.
- Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Theo hình thức này tín dụng được phân chia dựa vào tiêu thức khả năng bảo đảm hoàn trả cả gốc và lãi đối với khoản vay. Đó là cho vay có bảo đảm, cho vay không có bảo đảm hoặc cho vay có sự bảo lãnh của bên thứ ba.
- Căn cứ theo phương pháp hoàn trả: Theo hình thức này cho vay của NHTM căn cứ vào cách thức chi trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Ví dụ: Cho vay có thời hạn, cho vay không có thời hạn…
-Căn cứ theo xuất xứ tín dụng: Là việc tín dụng được cấp dựa vào sự tiếp xúc trực tiếp hay không trực tiếp giữa người cho vay và người trả nợ. Gồm có cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.
1.2.1.2. Khái niệm tín dụng trung dài hạn
Tín dụng trung dài hạn là một bộ phận của tín dụng ngân hàng, nó là hình thức tín dụng phân theo thời hạn.
Theo quy định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: Máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều…
Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm.
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vậ tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn.
1.2.2.1. Độ rủi ro cao.
Do khối lượng vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, thu hồi vốn chậm nên độ rủi ro của một khoản tín dụng trung dài hạn là cao. Kết quả của một dự án đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Sự phân tích và xác định của ngân hàng về các rủi ro này là có hạn. Các ngân hàng cũng không thể khắc phục hết được các rủi ro này. Khi khoản cho vay dài hạn thời gian đầu tư dài, có rất nhiều sự thay đổi trong môi trường kinh tế: Như những thay đổi về chính sach, thị trường, thiên tai, chiến tranh…Khiến cho dự án bị thua lỗ hoặc không có khả năng thu hồi vốn
1.2.2.2. Lợi nhuận từ các khoản cho vay trung dài hạn là lớn.
Khi độ rủi ro của các dự án càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng mà nhà đầu tư mong đợi càng nhiều. Không nằm ngoài quy luật này các khoản tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thường mang lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lớn. Biểu hiện cụ thể đó là lãi xuất các khoản cho vay tín dụng trung dài hạn rất cao. Có đặc điểm này là do để bù đắp cho những chi phí trong việc huy động những nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cho vay trung dài hạn, chi phí bù đắp rủi ro.
1.2.2.3. Vốn đầu tư lớn, thời gian dài, thu hồi vốn chậm.
Nếu như tín dụng ngắn hạn tài trợ chủ yếu cho các tài sản lưu động của doanh nghiệp và được hoàn trả trong thời hạn ngắn( dưới 1năm) thì tín dụng trung dài hạn phần lớn tài trợ cho bất động sản, công cụ lao động, hay đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Do đó việc tài trợ này còn đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài. Những khoản tín dụng trung dài hạn này thì nguồn trả nợ gốc và lãi chủ yếu dựa vào khấu hao và lợi nhuận của dự án đầu tư. Trong khi đó ngân hàng phải bỏ vốn trong suốt thời gian xây dựng dự án và chỉ tín hành thu hồi vốn đầu tư khi dự án đi vào hoạt động và đạt kết quản, dẫn đến thời hạn thu hồi vốn chậm.
1.2.3. Phân loại tín dụng trung dài hạn.
1.2.3.1. Căn cứ vào đồng tiền cho vay.
Tín dụng trung dài hạn bằng bản tệ: Là việc cho vay bằng đồng nội tệ
Tín dụng trung dài hạn bằng ngoại tệ nhằm cấp tín dụng cho ngườ vay có nhu cầu thanh toán các công trình xây dựng cơ bản, các khoản chi phí có liên quan đến nước ngoài bằng đồng ngoại tệ.
1.2.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn trung dài hạn.
Tín dụng trung dài hạn phục vụ cho tiêu dùng là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, các phương tiện sinh hoạt, phương tiện đi lại…
Tín dụng trung dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh: Là loại tín dụng cấp cho các tổ chức kinh tế để tín hành sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá.
1.2.3.3. Căn cứ vào tính chất có đảm bảo.
Tín dụng trung dài hạn có đảm bảo là loại tín dụng khi cho vay bên cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo.
Tín dụng trung dài hạn không có đảm bảo: Là loại tín dụng ma khi cho vay bên cho vay không đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo. Việc cho vay được tín hành trên cơ sở lòng tin uy tín của bản thân khách hàng.
1.2.3.4. Căn cứ vào cách thức hoàn trả.
Tín dụng trung dài hạn có kỳ hạn trả nợ đều nhau theo tháng, quý, năm là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả