Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, sự phát
triển của ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự
phát triển chung của xã hội loài người. Tuy nhiên, với sự cố gắng của bản
thân con người cũng như sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, chúng ta vẫn
chưa thể loại bỏ được các tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và mức độ
tổn thất ngày càng lớn, đôi khi có tính thảm họa. Có thể nói các vụ tai nạn
giao thông hiện nay xảy ra “ thường xuyên hơn” và mức độc thiệt hại nặng nề
càng được tăng cao. Ngoài ra các rủi ro khác như trộm cắp, sự cố kỹ thuật,
thiên tai,. cũng là điều không tránh khỏi của ngành giao thông vận tải. Để bù
đắp những tổn thất về người và tài sản do những rủi ro bất ngờ gây ra cho chủ
phương tiện vận tải, Bảo hiểm xe cơ giới đã ra đời.
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay là một vấn
đề lớn được xã hội quan tâm. Hàng ngày có hàng trăm vụ tai nạn xảy ra với
những thiệt hại về vật chất và tinh thần không thể bù đắp nổi. Nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới tại Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (gọi tắt là Bảo
hiểm quân đội) và đơn vị trực thuộc là công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội
chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là MIC Hà Nội) góp một phần quan trọng trong việc
hỗ trợ, giúp đỡ cải thiện đời sống của người dân khi xảy ra tai nạn với họ.
92 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm quân đội - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
YY ZZ
LÊ ANH ĐỨC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM
XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG VŨ TÙNG
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn từ nguồn tin cậy và có độ
chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng
bảo vệ luận văn thạc sĩ nào trên toàn quốc và cho đến nay chưa hề được công
bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở
trên đây.
Tác giả
Lê Anh Đức
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM XE
CƠ GIỚI........................................................................................................... 4
1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI..... 4
1.1.1. Lịch sử hình thành về bảo hiểm xe cơ giới ..........................................4
1.1.1.1 Vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế .......................4
1.1.1.2. Tai nạn giao thông đường bộ và hậu quả ............................................5
1 1 2. Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới ............................................................7
1.1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội.....................................................7
1.1.2.2. Đối với người được bảo hiểm .............................................................7
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ....................... 8
1 2.1 Đối tượng được bảo hiểm ......................................................................8
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm...................................................................................9
1.2.3 Loại trừ bảo hiểm ................................................................................ 10
1.2.4. Thời hạn bảo hiểm.............................................................................. 13
1.2.5. Giá trị bảo hiểm.................................................................................. 13
1.2.6. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm...................................................... 14
1.2.6.1. Số tiền bảo hiểm................................................................................14
1.2.6.2 Phí bảo hiểm.......................................................................................15
1.2.7. Điều khoản bảo hiểm bổ sung đối với ô tô........................................ 19
1.3. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG
TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI............................................................ 22
1.3.1. Vai trò và quy trình khai thác trong bảo hiểm xe cơ giới ................. 22
1.3.2. Giám định và bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới ........................ 24
1.3.2.1. Nguyên tắc giám định tổn thất ..........................................................24
1.3.2.2. Nguyên tắc bồi thường tổn thất.........................................................25
1.3.2.3. Quy trình giám định tổn thất .............................................................26
1.3.3. Quy trình bồi thường và chi trả bảo hiểm.......................................... 28
1.4. TRỤC LỢI BẢO HIỂM VÀ ĐỀ PHÒNG HẠN CHẾ TỔN THẤT XE
CƠ GIỚI...................................................................................................... 30
1.4.1. Trục lợi bảo hiểm xe cơ giới .............................................................. 31
1.4.2. Đề phòng hạn chế tổn thất xe cơ giới............................................31
1.5. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM XE CƠ
GIỚI ............................................................................................................ 32
1.5.1. Đánh giá trên góc độ kinh tế - xã hội................................................. 32
1.5.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các khâu hoạt động trong bảo
hiểm xe cơ giới ............................................................................................. 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .............................................................................. 35
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI
CÔNG TY CP BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI, GIAI
ĐOẠN 2010 - 2012......................................................................................... 36
2.1. VÀI NÉT VỀ TỔNG CÔNG TY CP BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI VÀ
CÔNG TY CP BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI ............. 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty CP Bảo hiểm
Quân Đội và Công ty CP Bảo hiểm Quân đội Chi nhánh Hà Nội.............. 36
2.1.2. Sự hình thành của Công ty CP Bảo hiểm Quân đội – Chi nhánh Hà
Nội (MIC Hà Nội) ........................................................................................ 39
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của MIC Hà Nội ........................... 40
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM XE CƠ
GIỚI TẠI MIC HÀ NỘI ............................................................................. 41
2.2.1. Hoạt động khai thác BHXCG tại MIC Hà Nội (2010-2012)............ 41
2.2.1.1. Chính sách khai thác của MIC Hà Nội .............................................41
2.2.1.2. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại MIC
Hà Nội (2010 - 2012) .....................................................................................43
2.2.1.3. Kết quả khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại MIC Hà Nội (2010
- 2012) ............................................................................................................45
2.2.1.4. Kết quả khai thác BHTNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba...46
2.2.1.5. Kết quả khai thác BHXCG của MIC Hà Nội so với thị trường Hà
Nội (2010 - 2012)...........................................................................................47
2.2.2. Hoạt động giám định của bảo hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội....... 49
2.2.2.1. Kết quả giám định thiệt hại TNDS của xe cơ giới đối với người thứ 3
tại MIC Hà Nội (2010 - 2012) ......................................................................49
2.2.2.2. Kết quả giám định thiệt vật chất xe cơ giới tại MIC Hà Nội (2010 -
2012) ..............................................................................................................50
2.2.3. Hoạt động bồi thường BHXCG tại MIC Hà Nội( 2010 - 2012) ...... 51
2.2.4. Công tác kiểm soát tổn thất................................................................ 55
2.2.5. Vấn đề chống trục lợi bảo hiểm......................................................... 56
2.2.6. Hiệu quả kinh doanh BHXCG của MIC Hà Nội (2010 - 2012)....... 59
2.2.6.1. Hiệu quả hoạt động khai thác BHVCX và TNDS đối với người thứ 3
của chủ xe cơ giới tại MIC Hà Nội(2010 - 2012) ..........................................59
2.2.6.2. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới và TNDS của chủ
xe cơ giới với người thứ ba tại MIC Hà Nội (2010 - 2012)...........................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG II............................................................................. 63
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI CỦA MIC HÀ NỘI ......................................... 64
3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
ĐỐI VỚI MIC HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI................................................. 64
3.1.1. Những tác động khách quan và chủ quan đến thị trường bảo hiểm . 64
3.1.1.1.Thuận lợi từ chính sách và hệ thống pháp luật ..................................64
3.1.1.2.Thuận lợi từ bản thân công ty ............................................................68
3.1.1.3. Khó khăn ...........................................................................................68
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM
XE CƠ GIỚI TẠI MIC HÀ NỘI ................................................................ 71
3.2.1. Nâng cao quản trị hiệu quả đối với công tác khai thác ..................... 71
3.2.2. Kiểm soát chặt việc giảm phí và các điều khoản mở rộng ............... 73
3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác giám định bồi thường........................... 75
3.2.4. Một số công tác khác.......................................................................... 77
3.2.5. Thành lập trung tâm cứu hộ giao thông miễn phí ............................. 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHTNDS : Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
BHVCXCG : Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
BHXCG : Bảo hiểm xe cơ giới
CP : Cổ phần
DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm
HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm
MIC : Bảo hiểm Quân đội
MTN : Mức trách nhiệm
TNGTĐB : Tai nạn giao thông đường bộ
TNDS : Trách nhiệm dân sự
TMCP : Thương mại cổ phần
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng l.1: Các MTN bảo hiểm tự nguyện tính bằng Đồng Việt Nam - Phần
vượt quá mức bắt buộc.................................................................................... 15
Bảng 1.2. MTN bảo hiểm tính bằng Đô la Mỹ - Đã bao gồm mức bắt buộc . 15
Bảng 1.3: Bảng giảm phí tối đa theo số lượng xe tham gia của 1 khách hàng .. 17
Bảng l.4: Bảng tỷ lệ phí giảm khi tái tục HĐBH nếu khách hàng không có tổn
thất ................................................................................................................... 18
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của MIC Hà Nội, (2010 - 2012).................... 40
Bảng 2.2: Tình hình THKH khai thác BHXCG tại MIC Hà Nội (2010 - 2012).44
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động khai thác BHVCXCG (2010 - 2012) ............... 45
Bảng 2.4: Kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba tại MIC Hà Nội (2010 - 2012).................................................................... 46
Bảng 2.5: Kết quả khai thác bảo hiểm xe cơ giới của MIC Hà Nội so với thị
trường Hà Nội (2010 - 2012) .......................................................................... 47
Bảng 2.6: Kết quả GĐ thiệt hại của BHTNDS của chủ xe đối với người thứ 3. 49
Bảng 2.7: Kết quả giám định thiệt hại vật chất xe cơ giới tại MIC Hà Nội ... 50
Bảng 2.8: Thống kê tỷ lệ chi bồi thường theo các nhóm giá trị xe................. 52
Bảng 2.9: Thống kê tỷ lệ chi bồi thường theo các nhóm giá trị xe................. 52
Bảng 2.10: Kết quả bồi thường BHXCG tại MIC Hà Nội (2010 - 2012)....... 54
Bảng 2.11: Tình hình trục lợi bảo hiểm BHVC tại MIC Hà Nội (2010-2012) .. 58
Bảng 2.12: Tình hình trục lợi bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người
thứ ba tại MIC Hà Nội (2010-2012) ............................................................... 58
Bảng 2.13: Hiệu quả khai thác BHVCXCG tại MIC Hà Nội, 2010 - 2012.... 59
Bảng 2.14: Hiệu quả hoạt động khai thác bảo hiểm TNDS với người thứ ba tại
MIC Hà Nội , 2010 - 2012 .............................................................................. 60
Bảng 2.15: Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe và TNDS chủ xe của ô
tô với người thứ ba trong 3 năm, 2010 - 2012 ................................................ 61
Sơ đồ 1.1: Quy trình khai thác Bảo hiểm xe cơ giới....................................... 23
Sơ đồ 1.2: Quy trình giám định tổn thất.......................................................... 27
Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện bồi thường bảo hiểm xe cơ giới .................... 28
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội.......... 38
1
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, sự phát
triển của ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự
phát triển chung của xã hội loài người. Tuy nhiên, với sự cố gắng của bản
thân con người cũng như sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, chúng ta vẫn
chưa thể loại bỏ được các tai nạn giao thông xảy ra ngày một tăng và mức độ
tổn thất ngày càng lớn, đôi khi có tính thảm họa. Có thể nói các vụ tai nạn
giao thông hiện nay xảy ra “ thường xuyên hơn” và mức độc thiệt hại nặng nề
càng được tăng cao. Ngoài ra các rủi ro khác như trộm cắp, sự cố kỹ thuật,
thiên tai,... cũng là điều không tránh khỏi của ngành giao thông vận tải. Để bù
đắp những tổn thất về người và tài sản do những rủi ro bất ngờ gây ra cho chủ
phương tiện vận tải, Bảo hiểm xe cơ giới đã ra đời.
Tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay là một vấn
đề lớn được xã hội quan tâm. Hàng ngày có hàng trăm vụ tai nạn xảy ra với
những thiệt hại về vật chất và tinh thần không thể bù đắp nổi. Nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới tại Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội (gọi tắt là Bảo
hiểm quân đội) và đơn vị trực thuộc là công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội
chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là MIC Hà Nội) góp một phần quan trọng trong việc
hỗ trợ, giúp đỡ cải thiện đời sống của người dân khi xảy ra tai nạn với họ.
Bảo hiểm Quân đội là doanh nghiệp bảo hiểm uy tín tại Việt Nam cung
cấp đầy đủ thông tin và dịch vụ chăm sóc khách hàng, tận tâm phục vụ khách
hàng với thông điệp "MIC– điểm tựa vững chắc", luôn luôn lắng nghe ý kiến
đóng góp của khách hàng để dần hoàn thiện và phát triển bảo hiểm xe cơ giới,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong việc đưa thông tin về
các nghiệp vụ bảo hiểm, giám định và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới, và đặc
2
biệt là việc tận tâm chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên bên cạnh đó tại đơn vị trực thuộc Tổng công ty CP Bảo hiểm
Quân đội là MIC Hà Nội vẫn còn những hạn chế từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ
giới này. Bảo hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội hiện nay còn nhiều vấn đề tồn
tại, những khó khăn và thách thức nói chung như: Trục lợi bảo hiểm, chăm
sóc khách hàng, các vấn đề trong khâu khai thác, giám định và bồi thường, nó
không chỉ gây thiệt hại về mặt tài chính cho công ty mà kéo theo đó là sự tha
hoá biến chất của một số cán bộ, nhân viên bảo hiểm, ảnh hưởng tới uy tín
cũng như chất lượng hoạt động của MIC Hà Nội.
Nhằm góp phần giúp MIC Hà nội khắc phục những hạn chế nói trên, qua
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Do đó tôi đã thực hiện đề tài " Nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm
xe cơ giới tại công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội - Chi nhánh Hà Nội”
Những đề xuất nhằm khắc phục tình trạng trên tại MIC Hà Nội được tập trung
vào 3 giải pháp chính: Nâng cao quản trị hiệu quả đối với công tác khai thác. Nâng
cao hiệu quả công tác giám định bồi thường. Thành lập trung tâm cứu hộ giao thông
miễn phí đã được nêu trong đề tài
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài luận văn này sẽ đi sâu vào nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe cơ giới của MIC Hà Nội, đây là nghiệp vụ mang lại doanh thu lớn
cho công ty, đồng thời cũng là nghiệp vụ chi cho khai thác, bồi thường là lớn
nhất. Trong nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới thì loại hình bảo hiểm vật chất xe
và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với người thứ 3 chiếm tỷ lệ rất lớn
về doanh thu trong hoạt động khai thác của nghiệp vụ này, còn loại hình bảo
hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe với hàng hóa trên xe, là 2 nghiệp vụ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong
nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội, vì vậy về thực trạng của bảo
3
hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội, chỉ đi sâu vào thực trạng và phân tích loại
hình bảo hiểm vật chất xe cơ giới và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
đối với người thứ 3.
* Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê các kết quả của hoạt động khai
thác bảo hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội, từ đó phân tích và đánh giá hiệu
quả khai thác
Ngoài lời cam đoan, mục lục, danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt, mục lục và
lời mở đầu, Luận văn gồm 4 chương:
Chương I: Lý thuyết chung về kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại
MICHà Nội
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới
tại MIC Hà Nội
Chương IV: Kết quả và bàn luận
Kết luận và kiến nghị về các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo
hiểm xe cơ giới tại MIC Hà Nội
Cuối cùng, em xin cảm ơn Thầy Đặng Vũ Tùng đã giúp em hoàn thành
luận văn này. Trong quá trình thu thập số liệu, thực hiện luận văn do thời gian
và sự hiểu biết còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định. Kính mong Hội đồng góp ý, giúp đỡ để luận văn của em
được hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.
4
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KINH DOANH
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
1.1.1. Lịch sử hình thành về bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1.1 Vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế
Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc
cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và
đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội
diễn ra liên tục và bình thường. Trong nền kinh tế quốc dân, giao thông và
vận tải đường bộ được ví như "mạch máu của nền kinh tế quốc dân. GTVT
phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được
thuận tiện.
Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ
mạng lưới GTVT. Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu
mối GTVT cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân
cư. Nhờ việc hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận
chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lý cũng trở nên “gần nhau hơn”.
Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế,
văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế,
tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh
tế giữa các nước trên thế giới.
Tuy vậy có một thực tế là cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nước ta còn
nhiều yếu kém, không đồng bộ và chưa tương xứng với sự phát triển của các
ngành kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó
khăn, chưa đủ điều kiện để một lúc có thể làm thay đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng
5
giao thông đường bộ.
1.1.1.2. Tai nạn giao thông đường bộ và hậu quả
Xe cơ giới là phương tiện rất tiện ích trong giao thông vận tải đường bộ.
Tuy nhiên mặt trái của hình thức vận chuyển này là vấn đề an toàn trong vận
hành, là mức độ nguy hiểm cao, khả năng gây tai nạn cao do số lượng đầu xe
quá dày đặc, đa dạng về chủng loại, bất cập về chất lượng. Theo thống kê của
Ủy Ban An toàn giao thông Quốc gia, ở Việt Nam có hơn 80% các vụ tai nạn
giao thông đường bộ gây ra và đều liên quan đến điều khiển xe cơ giới. Có rất
nhiều nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn xe cơ giới, nhưng chúng ta có
thể gộp thành 3 nguyên nhân chính sau:
- Do người điều khiển xe khi tham gia giao thông: Sử dụng chất kích
thích khi tham gia giao thông như rượu, bia... cố tình vi phạm luật an toàn
giao thông như vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường ngược chiều,.. lạng
lách, đánh võng, đua xe, phóng nhanh, vượt ẩu dẫn đến họ không làm chủ
được tốc độ của mình. Những người tham gia giao thông chưa được trang bị
các kiến thức về luật an toàn giao thông một cách đầy đủ. Đồng thời chất
lượng đào tạo lái xe ở các trung tâm còn kém, người tham gia giao thông có
giấy phép hợp lệ nhưng vẫn chưa nắm rõ về luật giao thông cũng như “non”
tay lái,...
- Do bản thân xe tham gia giao thông: Hệ thống an toàn của xe không
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. Thời gian sử dụng xe đã quá lâu và xe đã
quá cũ nát, xe chở quá tải...
- Do cơ