Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới. Trong thời gian qua, lĩnh vực ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách tại địa phương nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể. Song lĩnh vực này vẫn tồn tại một số vấn đề còn mang dấu ấn của cơ chế cũ hoặc chưa được giải
quyết thỏa đáng cả về lý luận và thực tiễn. Tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị dự toán cấp 3, để duy trì
hoạt động thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao thì các khoản thu được huy động từ nhiều nguồn khác
nhau. Cùng với quá trình quản lý thu thì việc quản lý các khoản chi cũng có vị trí quan trọng. Bài báo tập
trung vào việc đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng ngân sách tại các xã, phường, thị trấn
thuộc huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình. Từ đó, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý và sử dụng ngân sách nhà nước.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách tại các xã, phường, thị trấn thuộc huyện Gia Viễn - Tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017
NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ QUAÛN LYÙ VAØ sÖÛ DUÏNG
NGAÂN sAÙCH TAÏI CAÙC XAÕ, pHÖÔØNG, THÒ TrAÁN
THUOÄC HUYEÄN GIA VIEÃN - TæNH NINH BÌNH
NGUYỄN THị LAN ANH*
*Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới. Trong thời gian qua, lĩnh vực ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách tại địa phương nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể. Song lĩnh vực này vẫn tồn tại một số vấn đề còn mang dấu ấn của cơ chế cũ hoặc chưa được giải
quyết thỏa đáng cả về lý luận và thực tiễn. Tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị dự toán cấp 3, để duy trì
hoạt động thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao thì các khoản thu được huy động từ nhiều nguồn khác
nhau. Cùng với quá trình quản lý thu thì việc quản lý các khoản chi cũng có vị trí quan trọng. Bài báo tập
trung vào việc đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng ngân sách tại các xã, phường, thị trấn
thuộc huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình. Từ đó, kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý và sử dụng ngân sách nhà nước.
Từ khóa: Nâng cao hiệu quả, ngân sách, xã, phường, thị trấn
Enhancing the efficiency of budget management and use in communes, wards and towns of Gia Vien
district - Ninh Binh province
In monetary finance sector, the state budget is considered one of the important links of inrovation. Over
the past years, the state budget sector in general and local budgets in particular have achieved remarkable
achievements. However, there are still issues of this field that are still marked by the old management
mechanism or have not been adequately addressed both in theory and practice. In communes, wards and
townships which are level 3 budget estimation entity, in order to maintain the performance of the tasks
assigned by the State, the revenues are mobilized from various sources. Along with the revenue management
process, management of expenditures is also important. This article focuses on assessing the current situation
of budget management and utilization in communes, wards and townships of Gia Vien district, Ninh Binh
province. From these, several solutions are recommended to improve the efficiency of management and use
of the state budget.
keywords: Improve efficiency, budget, commune, ward, town
1. Giới thiệu
Trong công tác quản lý tài chính - ngân sách
xã, Luật Ngân sách nhà nước và hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật đã hướng dẫn công tác quản
lý tài chính - ngân sách xã từ quy định công tác xây
dựng dự toán thu - chi đến việc quản lý, cấp phát
và hướng dẫn công tác hạch toán kế toán ngân sách
xã. Bên cạnh đó, công tác kế toán là bộ phận cấu
thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế - tài
chính, đặc biệt có vai trò quan trọng trong quản lý,
điều hành và kiểm soát hoạt động tài chính xã. Cùng
với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế thế giới, hệ
thống kế toán nhà nước cũng đã không ngừng được
hoàn thiện và phát triển, góp phần tích cực vào việc
tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính
quốc gia. Ngoài ra, Luật Kế toán đã được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
16
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
qua ngày 20/11/2015 đã giúp cho hệ thống văn bản
quản lý trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh
vực ngân sách và tài chính xã nói riêng ngày càng
hoàn thiện hơn đáp ứng nhu cầu xã hội.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách
cấp xã
* Điều kiện chi ngân sách: chi ngân sách nhà
nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện
sau đây: (1) Đã có trong dự toán Ngân sách nhà
nước được giao, trừ các trường hợp dự toán ngân
sách và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ
quan có thẩm quyền quyết định. Chi từ nguồn tăng
thu so với dự toán được giao và từ nguồn dự phòng
ngân sách theo Quyết định của cấp có thẩm quyền;
(2) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có
thẩm quyền quy định; (3) Đã được thủ trưởng đơn
vị hoặc người được uỷ quyền quyết định chi; (4)
Ngoài các điều kiện trên, trường hợp sử dụng vốn,
kinh phí ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ
bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc
và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm
định giá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm
định giá theo quy định của pháp luật.
* Công tác lập, chấp hành dự toán và quyết toán
ngân sách bao gồm:
- Lập dự toán: Lập dự toán thu và lập dự toán chi
- Chấp hành dự toán: Thực hiện thu và thực
hiện chi
- Khóa sổ và quyết toán ngân sách
* Những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách
bao gồm: Che giấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không
thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; cho
miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và
sử dụng nguồn thu trái phép quy định hoặc không
đúng thẩm quyền; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách
và tài sản của Nhà nước; thu sai quy định của pháp
luật; chi sai chế độ, không đúng mục đích, không
đúng dự toán ngân sách được giao; duyệt quyết
toán sai quy định của pháp luật; hạch toán sai chế
độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà
nước; tổ chức, cá nhân được phép tự kế khai, tự
nộp thuế hoặc đề nghị hoàn thuế mà kế khai sai,
nộp sai; quản lý hóa đơn, chứng từ sai chế độ; mua
bán, sửa chữa, làm giả hóa đơn, chứng từ; sử dụng
hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; trì hoãn việc
chi ngân sách, quyết toán ngân sách; các hành vi
khác trái với quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và những văn bản pháp luật có liên quan.
2.2. Nội dung quản lý và sử dụng ngân sách
cấp xã
* Lập dự toán ngân sách xã: Lập dự toán là khâu
đầu tiên của một chu trình ngân sách có vai trò
17NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017
quan trọng: Giúp chính quyền cơ sở đánh giá đúng
khả năng và nhu cầu của địa phương, từ đó khai
thác các ưu thế, thuận lợi, khắc phục các khó khăn,
trở ngại; giúp chính quyền cơ sở chủ động trong
điều hành ngân sách; dự toán ngân sách là cơ sở để
tổ chức thực hiện ngân sách. Dự toán cũng là tiêu
chí để đánh giá hiệu quả chấp hành ngân sách.
Căn cứ để lập dự toán: Để lập dự toán kế toán
căn cứ vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã
hội của xã; chính sách, chế độ thu ngân sách nhà
nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
của ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành; số kiểm
tra về dự toán ngân sách xã do UBND huyện thông
báo; tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã các
tháng đầu năm hiện hành và các năm trước.
Yêu cầu trong lập dự toán ngân sách xã: Cần
đảm bảo phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các
khoản thu, chi của chính quyền xã; dự toán ngân
sách xã phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi;
đảm bảo cho các dự án đầu tư có vốn, ưu tiên bố
trí vốn cho công trình đang thực hiện dở dang;
tuân thủ các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành; đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách; theo
đúng biểu mẫu quy định, đúng thời gian, đúng
mục lục ngân sách nhà nước, gửi kịp thời cho
các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt;
bản báo cáo thuyết minh phải chỉ ra được các nội
dung sau: Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự
toán; cơ cấu thu chi ngân sách xã dự toán có phù
hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
HĐND xã hay không; sự thay đổi thu, chi ngân
sách xã dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo;
nguyên nhân của sự thay đổi; các biện pháp cơ
bản để thực hiện tốt dự toán ngân sách xã. Theo
NĐ163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 hướng dẫn
Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015
đã qui định rất cụ thể từ điều 22 đến điều 30 về
lập dự toán ngân sách bao gồm: thời gian lập, nội
dung quy trình lập, trách nhiệm của các bên liên
quan và mẫu lập dự toán.
* Chấp hành dự toán: Chấp hành ngân sách xã
là quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách
xã đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, bao
gồm: tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách xã
được phân cấp quản lý trên địa bàn đảm bảo thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời theo đúng qui định của
các Luật Thuế, Pháp lệnh về phí và lệ phí, chế độ
thu, không để thất thu, đồng thời chống lạm thu; tổ
chức thực hiện nhiệm vụ chi về đầu tư xây dựng cơ
bản, chi hoạt động thường xuyên, các nghiệp vụ chi
quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, nhiệm vụ phát
triển các sự nghiệp văn hoá, giáo dục, trên địa bàn
xã theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
Quá trình chấp hành ngân sách, nếu xét theo
trình tự các thao tác nghiệp vụ bao gồm nhiều
bước nhỏ kế tiếp nhau như: lập kế hoạch thu, chi
quỹ; chấp hành kế hoạch quý; thực hiện các biện
pháp cần thiết để đảm bảo cân đối thu chi ngân
sách theo chế độ qui định. Mục tiêu của chấp hành
ngân sách xã nhằm đảm bảo các chỉ tiêu thu chi
trong dự toán trở thành hiện thực. Từ đó, góp phần
biến các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của xã thành hiện thực. Đồng thời qua đó
kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức của Nhà nước. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân là chủ tài khoản thu, chi ngân sách xã,
phường, thị trấn. Theo NĐ163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước
số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 đã quy định rất
cụ thể từ Điều 23 đến Điều 41 về chấp hành dự
toán gồm: Phân bổ và giao dự toán; tổ chức thu
ngân sách; tổ chức chi ngân sách; tổ chức điều
hành ngân sách; nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện và
thẩm quyền quyết định ứng trước dự toán năm sau;
quản lý, sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng
ngân sách; mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; mở
tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng;
báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước.
* Khóa sổ và quyết toán ngân sách:
Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các
khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp thu
nộp đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và
giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán.
Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động
18
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm
bảo cân đối ngân sách. Phối hợp với Kho bạc Nhà
nước đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách
trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác
các khoản thu, chi theo Mục lục ngân sách nhà
nước, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các
cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định. Tồn quỹ tiền
mặt và số dư tài khoản tiền gửi có nguồn từ ngân
sách nhà nước đến cuối ngày 31 tháng 12 phải nộp
trả ngân sách, trừ các khoản phải chi theo chế độ
nhưng chưa chi (tiền lương, phụ cấp, trợ cấp cho
các đối tượng theo chế độ). Đối với các khoản tạm
thu, tạm giữ (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn
trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ
tục chuyển sang năm sau. Kiểm kê cuối năm theo
quy định đối với quỹ tiền mặt (mẫu C34-HD Biên
bản kiểm kê quỹ); tài sản (mẫu C53-HD Biên bản
kiểm kê tài sản cố định); biên lai thu, vật tư, hàng
hóa (mẫu C23-HD Biên bản kiểm kê vật tư, công
cụ, sản phẩm, hàng hóa).
Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách: Thời hạn cuối
cùng chi ngân sách đối với các nhiệm vụ được bố
trí trong dự toán ngân sách năm chậm nhất đến hết
ngày làm việc 31 tháng 12. Thời hạn đơn vị gửi hồ
sơ, chứng từ rút dự toán chi, tạm ứng ngân sách
đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 30
tháng 12. Trường hợp đã có khối lượng, công việc
thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 thì thời hạn chi
ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01
năm sau. Thời hạn đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ chi
ngân sách (kể cả thanh toán các khoản tạm ứng)
đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 25
tháng 01 năm sau.
Thời hạn chỉnh lý quyết toán ngân sách: Thời
gian chỉnh lý quyết toán ngân sách đến hết ngày 31
tháng 01 năm sau, là thời gian quy định cho ngân
sách các cấp thực hiện các việc sau đây: Hạch toán
tiếp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phát
sinh từ ngày 31 tháng 12 trở về trước nhưng chứng
từ đang luân chuyển; hạch toán chi ngân sách các
khoản tạm ứng đã đủ thủ tục thanh toán; hạch toán
tiếp các khoản ghi thu, ghi chi, các khoản chi ngân
sách thuộc nhiệm vụ chi của năm trước nếu được
chi tiếp vào niên độ ngân sách năm trước; đối chiếu
và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch
toán kế toán. UBND xã xét duyệt quyết toán ngân
sách của ban quản lý chợ thuộc xã quản lý, các hoạt
động sự nghiệp có hạch toán kế toán độc lập. Theo
NĐ163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 hướng dẫn
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày
25/6/2015 đã quy định rất cụ thể từ Điều 23 đến
Điều 41 về chấp hành dự toán gồm: Khóa sổ kế
toán và xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối
năm; chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang
năm sau; yêu cầu, trình tự báo cáo quyết toán ngân
sách nhà nước; mẫu biểu báo cáo quyết toán ngân
sách nhà nước.
3. Thực trạng về quản lý và sử dụng ngân sách
Nhà nước năm 2016 thuộc khối xã, phường, thị
trấn thuộc huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình
Thực hiện Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày
2/1/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt,
thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các
cấp. Phòng Tài chính huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh
Bình đã lập kế hoạch đi thẩm tra quyết toán ngân
sách 21 xã, thị trấn do UBND huyện quản lý và cấp
ngân sách. Để có cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả
đã tiếp cận phỏng vấn đoàn kiểm tra và thu thập
được các tài liệu liên quan. Qua đó đã đánh giá
được những mặt đạt được và những tồn tại trong
công tác quản lý và sử dụng ngân sách trong năm
2016 như sau:
Thứ nhất, những mặt đạt được, trong bối cảnh
tình hình kinh tế trong nước phục hồi chậm, gặp
nhiều khó khăn tác động bất lợi đến phát triển
kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng và thực hiện các
mục tiêu đó đề ra. Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo
sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền,
sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể tình hình
thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước
của các xã, thị trấn năm 2016 đã đạt được những
kết quả tốt: Các xã đã tập trung sự lãnh đạo và chỉ
đạo thực hiện nghiêm Luật NSNN, Luật Quản lý
Thuế và các chế độ chính sách về quản lý tài chính
ngân sách nhà nước. Quản lý khai thác mọi nguồn
thu, tích cực thu các khoản thuế, phí còn tồn đọng.
Thực hiện tốt phương châm: Thu đúng, thu đủ
19NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017
và nộp kịp thời vào NSNN. Phấn đấu thu hoàn
thành vượt mức dự toán thu ngân sách mà Tỉnh và
HĐND huyện giao. Chỉ đạo chi NSNN theo đúng
dự toán được giao, tiết kiệm chi hành chính giành
nguồn chi chế độ liên quan đến con người, cụ thể:
- Về lập dự toán: UBND các xã, thị trấn đã thực
hiện đúng quy trình về lập, phân bổ dự toán thu -
chi ngân sách. Hàng năm sau khi nhận được quyết
định giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán thu
- chi ngân sách nhà nước, các đơn vị lập kế hoạch
cụ thể trình HĐND xã thông qua để UBND xã làm
căn cứ thực hiện dự toán; các đơn vị đều bám vào
dự toán thu, chi ngân sách được HĐND huyện giao
để tổ chức triển khai thực hiện; lập kế hoạch xây
dựng và giao phương án thu từng khoản thu đến
các đối tượng phải nộp; tổ chức đôn đốc thu những
khoản tồn đọng của các năm trước; hầu hết các xã,
thị trấn đều lập dự toán thu cao hơn so với Nghị
quyết HĐND huyện giao để phấn đấu tăng thu
đảm bảo các hoạt động chi cho đơn vị.
- Chấp hành dự toán:
Đối với công tác thu ngân sách xã: Nhiều đơn
vị chấp hành nghiêm pháp lệnh về quy chế dân chủ
ở cơ sở không tự đặt ra các khoản thu đóng góp
của nhân dân và các khoản thu trái quy định của
pháp luật; trong năm các đơn vị đều đạt và vượt kế
hoạch thực hiện thu do HĐND huyện giao. Tổng
vượt thu các xã năm 2016 xấp xỉ 7 tỷ đồng, trong đó
có những đơn vị vượt thu cao như: Gia Sinh, Gia
Lập, Gia Thanh... đã tạo nguồn thực hiện tốt các
nhiệm vụ chi, đặc biệt là chế độ chính sách an sinh
xã hội trên địa bàn.
Đối với chi ngân sách xã: Các xã đều thực hiện
chi theo Dự toán được Hội đồng nhân dân xã phê
duyệt, chi ngân sách đã đảm bảo chế độ, chính
sách; Các đơn vị đều chi trả lương cho cán bộ công
chức xã, cán bộ hợp đồng theo từng tháng.
- Quyết toán ngân sách: Hầu hết các xã, thị trấn
đã ứng dụng phần mềm kế toán ngân sách xã trong
hạch toán kế toán, nhằm tăng cường công tác quản
lý tài chính. Báo cáo tài chính đầy đủ, đảm bảo thời
gian, đúng quy định. Trong bố trí dự toán ngân
sách UBND huyện đã trình HĐND huyện giao
định mức thu - chi cho các xã, thị trấn đảm bảo
quy định. Nhìn chung các xã, thị trấn đã nỗ lực cố
gắng trong công tác điều hành, quản lý và sử dụng
nguồn ngân sách đảm bảo chi đúng, chi đủ với tinh
thần tiết kiệm. Bên cạnh những mặt đã đặt được,
các đơn vị vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu
kém trong việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách
nhất là công tác hạch toán kế toán.
Thứ hai, bên cạnh những thành công trong
công tác quản lý và sử dụng ngân sách. Tại các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn huyện còn có những
điểm hạn chế cụ thể:
- Công tác lập dự toán: Một số đơn vị lập thu cao
gấp 300% - 400%, thiếu tính thực tế. Do đơn vị ngại
trình dự toán bổ sung qua HĐND xã nên kế toán
sẽ tính trước các khoản kinh phí có thể phát sinh
trong năm để đưa vào dự toán đầu năm. Khi rút
kinh phí qua kho bạc sẽ được chấp nhận vì đã có
trong dự toán đầu năm. Cá biệt vẫn còn đơn vị xây
dựng dự toán tăng ở mục thu bổ sung từ ngân sách
cấp trên (khoản dự toán không được phép thay đổi
so với số huyện giao dự toán).
Công tác báo cáo dự toán đầu năm của các đơn
vị còn chậm, ảnh hưởng đến việc thẩm định dự
toán của các đơn vị, dự toán các đơn vị lập chưa
mang tính thực tế, chưa đánh giá đúng khả năng
thu của đơn vị mình nên một số khoản thu thuế
thực hiện cao nhưng dự toán giao thấp hoặc ngược
lại. Dự toán chi chưa bám sát thực tế, một số khoản
chi chưa đảm bảo quy định (Theo Nghị quyết 22
cần đảm bảo 3 khoản sự nghiệp sau không được
thấp hơn dự toán huyện giao: sự nghiệp giáo dục;
sự nghiệp khoa học công nghệ; khoản kinh phí dự
phòng). Có một số đơn vị để dự phòng thấp hơn rất
nhiều so với dự toán huyện giao hoặc không để dự
phòng (sai quy định). Một số đơn vị lập dự toán các
mục chi còn chung chung, chưa chi tiết.
- Công tác chấp hành dự toán:
Đối với công tác quản lý: Ngân sách xã vừa là
một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách
nhà nước, vừa là đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí.
Đặc điểm riêng này có ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thiết lập các chính sách trong quản lý ngân
sách. Hiện nay, công tác quản lý và sử dụng nguồn
ngân sách tại UBND các xã, thị trấn vẫn còn nhiều
20
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
hạn chế. Quản lý ngân sách xã vẫn chưa tuân theo
một chu trình chặt chẽ và khoa học. Còn một số
đơn vị chứng từ kế toán chưa tập trung tại bộ phận
kế toán xã nên bộ phận kế toán chưa kiểm tra và
xác minh đầy đủ tính pháp lý của chứng từ, do vậy
giấy đề nghị thanh toán không có chữ ký của kế
toán. Một số bộ phận khi thanh toán chứng từ đưa
thẳng lên Chủ tịch duyệt chi và đưa kế toán viết
phiếu chi, chi tiền. Có một số đơn vị chưa phân biệt
rõ trách nhiệm của Chủ tài khoản và kế toán nên
một số chứng từ chưa đủ điều kiện pháp lý nhưng
kế toán vẫn làm thủ tục thanh toán. Một số đơn vị
chưa phát huy được vai trò nhiệm vụ và quyền hạn
của kế toán: Kế toán còn thực hiện theo ý kiến của
chủ tài khoản mà không