Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép nước ta trong qúa trình hội nhập khu vực và quốc tế

Phần 1. Lý luận chung về ngành thép và sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. Phần 2. Thực trạng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Phần 3. Các biện pháp để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam.

docx26 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép nước ta trong qúa trình hội nhập khu vực và quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở ĐầU Sau gần 17 năm đổi mới, sức mạnh tổng thể nói chung và năng lực cạnh tranh nói riêng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nước ta đang đứng trước cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng, đi đôi với chất lượng phát triển kinh tế, xã hội, đương đầu với nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt trong tiến trình hội nhập. Thép là một ngành Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, quá độ đi lên CNXH của Việt Nam. Ngành Thép cũng đang đứng trước những khó khăn nhất định khi Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép nước ta trong qúa trình hội nhập khu vực và quốc tế” để nghiên cứu và thực hiện. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần: Phần 1. Lý luận chung về ngành thép và sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. Phần 2. Thực trạng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Phần 3. Các biện pháp để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam. Phần 1. Lý luận chung về ngành thép và sức cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. 1.1. Vai trò, vị trí của ngành Thép trong nền kinh tế quốc dân. Ngành thép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển. Trước những năm 90, chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia sản xuất thép như Công ty Gàng thép Thái Nguyên, Công ty Gang thép Miền Nam… nhưng sau đó, khi chính sách đổi mới của Đảng trong phát triển kinh tế ra đời, ngành thép đã không ngừng phát triển, dẫn chứng đó là sự ra đời 5 liên doanh cán thép, 2 công ty cán thép 100% vốn nước ngoài và sau năm 2000, đã có thêm hàng loạt các công ty sản xuất thép của tư nhân, các công ty thép cổ phần và các công ty thép thuộc các đơn vị khác ngoài bộ Công nghiệp, đưa số lượng của các đơn vị lên gần 50 đơn vị. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng ở Việt Nam ngày một gia tăng, thị trường thép từ đó cũng được mở rộng. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng ngành thép trong thời kì 1991-2001 là 25% và về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng đất nước (đã 5 năm nay, gần như không phải nhập khẩu thép thanh và thép cuốn cho xây dựng). Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, tính tới năm 2002, công suất thiết kế của tất cả doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã đạt trên 4 triệu tấn/năm, nhưng do nhu cầu thị trường và một số nhà máy mới đi vào sản xuất chưa đạt công suất thiết kế…nên sản lượng thép cán của năm 2002 chỉ đạt 2,4 triệu tấn. Mặc dù có những sự phát triển đáng kể nhưng nhìn tổng quát, ngành thép Việt Nam đang ở điểm xuất phát thấp, chậm hơn so với các nước trong khu vực khoảng 10 năm. Hiện tại Việt Nam chỉ có 3 dàn cán liên tục nhập từ Nhật Bản và Tây Âu có trình độ tương đối cao của 2 liên doanh Vinakyoe và Vina-Pasco (VPS). Ngoài ra, còn có hơn 10 máng cán thuộc loại bán liên tục, thiết bị phần lớn được sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Như vậy, trừ 2 liên doanh, thiết bị cán thép của Việt Nam đều thuộc thế hệ cũ, công nghệ thấp, tuổi thọ ngắn, quy mô nhỏ. Có thể nói thép là một ngành công nghiệp còn non trẻ của đất nước ta nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, xây dựng CNXH hiện nay của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép là hết sức cấp bách và cần thiết. 1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Việt Nam đã tham gia ASEAN (1995), APEC (1998) và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO. Hiện nay, ngành thép vẫn đang được nhà nước bảo hộ sản xuất bằng hàng rào thuế quan với mức thuế khá cao. Mức thuế nhập khẩu đối với thép xây dựng là 40%, của các loại sắt thép khác từ 0-20%. Bên cạnh đó, còn có sự bảo hộ bằng hàng rào phi thuế quan như: hạn ngạch, cấm nhập, …trong khi đó thuế suất, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm là đầu vào của ngành sản xuất thép như: phôi thép, than mỡ, … tương đối thấp (0-5%), do đó hệ số bảo hộ thực tế của thép xây dựng tương đối cao (90%) của các loại thép khác là 26%. Như vậy có thể nói, các doanh nghiệp thép Việt Nam đang tồn tại nhờ rất nhiều vào sự bảo hộ của Nhà nước. Quá trình hội nhập, một mặt mở ra cơ hội để ngành thép phát triển đi lên, mặt khác nếu ngành thép không đủ tiềm lực cạnh tranh sẽ dẫn đến bờ vực phá sản. Ngành thép đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt khi vào AFTA, khi thuế nhập khẩu các sản phẩm thép sẽ giảm từ 40% xuống còn 20% và đến năm 2006 chỉ còn là 0-5%. Thời điểm Việt Nam phải thực hiện các cam kết của khu vực mậu dịch tự do ASEAN đã đến. Các doanh nghiệp thép Việt Nam phải đói mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hoá các nước khác trong khu vực vào thị trường nước ta khi thuế suất hàng hoá nhập khẩu chỉ còn từ 0-5%, bên cạnh đó các hàng hoá phi thuế quan cũng được dỡ bỏ hoàn toàn, điều này buộc ngành thép phải thật sự bước vào một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường khu vực và quốc tế, chính thánh thức lớn này đặt ra yêu cầu cho ngành thép Việt Nam, mà nòng cốt là Tổng công ty thép Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh để chủ động hội nhập. Phần 2. Thực trạng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. 2.1. Thực trạng ngành thép Việt Nam. Hiện nay, nước ta có 19 doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô lớn với tổng công suất thiết kế khoảng 4,1 triệu tấn/năm. Ngoài ra, ngành thép còn có khoảng 50 cơ sở tư nhân với công suất thép cán khoảng từ 200.000 đến 400.00 tấn/năm. Trong năm 2002, Việt Nam đã sản xuất 2,4 triệu tấn thép cán, tuy nhiên ngành thép nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành thép là phụ thuộc quá lớn vào phôi thép nhập khẩu. Năm 2002, sản xuất phôi thép trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 25% nhu cầu, còn lại 75% là nhập khẩu. 2.1.1. Phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, năm nay, cả nước đã nhập khẩu trên 4 triệu tấn sắt thép trị giá 1.055 triệu USD tăng 34% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu khoảng 1.81 triệu tấn, trị giá hơn 400 nghìn USD, tăng 18% so với năm 2001 và gấp 4 lần so với lượng phôi thép sản xuất trong nước (450 nghìn tấn). Năm 2002, sản lượng thép cán toàn ngành đạt 2,38 triệu tán, tăng 25,4%. Trong đó, Tổng công ty thép Việt Nam đạt 782 nghìn tấn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 450 nghìn tấn, các thành phần khác 501 nghìn tấn. Riêng phôi thép sản xuất trong nước đạt 450 nghìn tấn, tăng 18% so với năm 2001, trong đó Tổng công ty Thép Việt Nam 390 nghìn tấn. Điều bất hợp lý là sản xuất phôi thép trong nước mới chỉ đáp ứng được trên 10% tổng công suất thiết kế của toàn ngành thép (3 triệu tấn/năm). Hiện trong nước chỉ có Tổng công ty Thép Việt Nam đầu tư các cơ sở luyện tháp quy mô công nghiệp với công suất 450.000-500.000 tấn phôi thép/năm, đáp ứng 50-55% nhu cầu cho các cơ sở cán thép của Tổng công ty. Nhiều doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư vào lĩnh vực cán thép vì dễ làm, thu hồi nhanh chứ không mấy ai đầu tư sản xuất phôi thép. 2.1.2. Giá trần thép xây dựng được nới lỏng Giá thép thành phẩm sản xuất trong nước chủ yếu dựa vào giá nhập phôi thép (phôi thép chiếm 90% giá thành). Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, giá phôi thép nhập khẩu tăng mạnh. Trong khi đó, Bộ Tài chính đã có quyết định tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 7% lên 10% từ 1/1/2003 để hổ trợ sản xuất trong nước, nên giá thành sản xuất thép trong nước được đội lên rất cao. Mặc dù ở trong điều kiện như vậy, nhưng cũng không có chuyện các doanh nghiệp giảm nhập khẩu, giảm sản xuất, dẫn đến mất cân đối cung cầu thị trường. Trong 2 tháng đầu năm 2003, các doanh nghiệp liên doanh đã đưa ra thị trường 115.000 tấn thép, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái (96.000 tấn). Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thép Việt Nam đưa ra tiêu thụ 112.000 tấn, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái (77.000 tấn). Tính chung của cả hai khối lượng thép đưa ra thị trường tiêu thụ là tăng 30% so với cùng kỳ. Trong thời gian qua, Chính phủ đã bỏ quy định giá trần đối với ngành thép, đây là một sự can thiệp cần thiết để đảm bảo cho khả năng tồn tại của các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp thép đồng loạt nâng giá bán sản phẩm để bù đắp cho chi phí đầu vào, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế các sản phẩm sắt thép gia nhập AFTA, giá nguyên liệu nhập vào thị trường Việt Nam do lợi thế giá cả sẽ giảm nhưng sản phẩm thép của các nước ASEAN sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam do lợi thế giá rẻ. Ngoài ra, ngành thép cũng đang phải đối mặt với nạn thép giả, đội lốt thương hiệu của một số doanh nghiệp tư nhân; phần lớn công nghệ trong ngành thép còn quá lạc hậu, chiếm tới 63% năng lực sản xuất. 2.1.3. Các dự án sản xuất phôi thép đang được đẩy nhanh. Để giảm lượng thép nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, Tổng công ty Thép Việt Nam đưa ra các biện pháp: đầu từ trang bị lại dây chuyền công nghệ của một số nhà máy cán thép hiện có theo hướng hiện đại; tăng năng lực sản xuất phôi thép và cán thép để đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy cán thép. Cụ thể là đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất phôi thép, nâng năng lực sản xuất từ 390 nghìn tấn năm 2002 lên 1,5 triệu tấn vào năm 2005… Về nguyên liệu, ngành thép sẽ đẩy mạnh sản xuất phôi trong nước nhưng do việc thu mua sắt thép phế liệu khó khăn nên dự kiến sản xuất khoảng 500 nghìn tấn, tăng 16,3%; nhập khoảng 2,1 triệu tấn phôi thép, tăng 13,5% so với năm 2002. Các dự án sản xuất phôi thép được tập trung đầu tư gồm dự án nhà máy thép Cái Lân ở Quảng Ninh, công suất 500.000 tấn phôi/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2005, dự án nhà máy thép Bà Rịa–Vũng Tàu, dự kiến hoàn thành năm 2004 cùng với hai dự án đầu tư thêm dây chuyền sản xuất phôi thép của Nhà máy Gang thép Thái Nguyên và Nhà máy Thép Miền Nam. Ngành thép cũng sẽ tập trung khai thác các mỏ quặng, tận thu các nguồn sắt phế liệu trong nước, khai thác các nguồn nhập khẩu thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi. Một số mỏ quặng được tập trung khai thác là mỏ Quý Xa ở Lào Cai, mỏ Thạch Khê ở Hà Tĩnh, mỏ Trại Cau, Tân Tiền ở Thái Nguyên, Phục Ninh ở Tuyên Quang, mở Ngườm Cháng, Nà Rụa ở Cao Bằng. Hiện nay, sản lượng phôi thép trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu cho sản xuất thép cán, 70% còn lại vẫn phải nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đều nhập khẩu phoi thép về sản xuất thép cán. Rất ít doanh nghiệp đầu tư sản xuất phôi thép vì chi phí đầu tư quá lớn. Để có một dây chuyền sản xuất 100.000 tấn phôi/năm, doanh nghiệp cần đầu tư 300 triệu USD. Trong khi đó, chỉ cần có khoảng 200 tỷ đồng là doanh nghiệp đã có một nhà máy sản xuất thép cán công suất 200.000 tấn/năm. Việc đầu tư sản xuất phôi thép cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam hạ giá thành sản phẩm, bớt phụ thuộc vào nguồn cung cấp cũng như giá cả từ thị trường thế giới và đặc biệt giúp các doanh nghiệp chủ động trong hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Theo Bộ Công nghiệp, năm 2003, nhu cầu thép các loại dự báo khoảng trên 5 triệu tấn, tăng 12,4% so với năm 2002. Dự kiến sản xuất trong nước khoảng 2,73 triệu tấn (chủ yếu là thép xây dựng). Nhu cầu nhập khẩu các loại thép tấm, thép lá, thép chế tạo vào khoảng 2,3 triệu tấn. 2.2. Những vấn đề tồn tại của ngành thép. 2.2.1. Cơ cấu ngành thép ngày càng mất cân đối trầm trọng. Mất cân đối giữa các khâu sản xuất quan trọng nhất: luyện gang và luyện thép, luyện thép và cán thép, luyện thép lò thổi và luyện thép lò điện Luyện gang và luyện thép Hiện nay, nước ta chỉ có nhà máy liên hiệp gang thép Thái Nguyên là sản xuất gang. ở đây gang sản xuất trong các lò cao có dụng tích 100 m3, loại lò các nước trên thế giới đã loại bỏ từ lâu. Sản lượng ước khoảng 0,2 triệu tấn/năm được đưa vào lò điện phối liệu vớ thép phế để nấu thép. Do các ngành công nghiệp, nhất là ngành cơ khí, chưa phát triển mạnh nệ sự thiếu hụt gang chưa bức bách. Song, hiện nay, sự thiếu hụt này đã bắt đầu thể hiện ngày càng rõ. Vì vậy, nhiều địa phương như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang đã và đang có các kế hoạch phát triển lò cao dung tích 20-100 m3 để sản xuất gang đúc sản phẩm và các linh kiện. Sản lượng khoảng vài vạn tấn mỗi cơ số. Sẽ rất thiếu sót và có hậu quả xấu nếu không đẩy mạnh khâu sản xuất ganh cân đối với sản xuất thép, thông thường tỷ lệ đó là 1:1- một tỷ lệ đảm bảo sản xuất thép theo dây chuyền cộng nghệ truyền thống khép kín và đáp ứng nhu cầu gang cho sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân. Luyện thép và cán thép Đầu những năm 90 Chính phủ nhấn mạnh việc phát triển hạ nguồn trên cơ sở nhập phôi thép là hoàn toàn đúng đắn. Tuy thế, chính phủ cũng đã đặt rất đúng việc cần phải phát triển mạnh thượng nguồn. Đáng tiếc là chủ trương nà đã không được thực hiện nghiêm túc. Từ đó, tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các khâu luyện thép và cán thép. Hiện nay, công suất các nhà máy cán thép ở nước ta đã đạt 4 triệu tấn/năm, song công suất các nhà máy luyện thép lò điện mới chỉ đạt khoảng 0,4 triệu tấn/năm bằng 1/10 khả năng cán. Để đáp ứng nhu cầu thép sản phẩm, nước ta hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn phôi thép. Việc nhập khẩu phôi thép tốn ngoại tệ, bị động, giá cả luôn giao động, chất lượng khó đảm bảo, giá thành sản phẩm cao, tính cạnh tranh yếu. Sự mất cân đối ngày càng khó khắc phục và ngày càng gây hậu quả xấu cho ngành thép. Luyện thép lò điện và luyện thép lò thổi Như đã nói ở trên, tỷ lệ sản xuất thép lò điện ở các nước trên thế giới, tuỳ từng quốc gia, giao động trong phạm vi 30-40% tổng sản lượng thép luyện ra ở những nước có ngành công nghiệp phát triển, có nguồn điện phong phú, có nguồn thép phế dồi dào, tỷ lệ thép lò điện thường vượt quá tỷ lệ trên, còn lại là thép lò thổi. Lò điện thường sử dụng sản xuất các loại thép và hợp kim cao cấp có những tính năng đặc biệt hiệu quả kinh tế cao. ở nước ta nguồn điện với giá rẻ không phong phú, không có nhiều sắt thép phế, việc sử dụng lò điện luyện thép với tỷ lệ 100% như hiện nay và trong tương lai là rất phi lý, không kinh tế. Lò điện phải luyện các mác thép và hợp kim cao cấp. Muốn vậy phải có thép phế tốt, tức loại thép phế không chứa các tạp chất có hại, đặc biệt các loại tạp chất kim loại màu, hàm lượng < 0,10%. Giá loại thép phế này có thể tới 150 USD/tấn (1996). các loại thép phế khác cũng phải đảm bảo hàm lượng tạp chất < 0,15% thì mới có thể luyện thép tốt. Giá loại thép phế này vào khoảng 120-130 USD/tấn (1996). Giá thép phế trên thế giới ngày càng tăng. Hiện trên thế giới còn một kho thép phế đồ sộ là những thiết bị quá hạn sử dụng được thải ra, khoảng 700 triệu tấn, nhưng do trong những thiết bị này có lẫn rất nhiều chi tiết kim loại màu và nhiều loại thép có thành phần khách nhau, chưa có công nghệ xử lý nên còn chưa được sử dụng. Các loại thép phế nước ta tự có và nhập về, đại bộ phận chưa được phân loại, thuộc loại “tạp phí lù”, có hàm lượng tạp chất cao, loại tạp chất gì, số lượng bao nhiêu đều không rõ. Vì vậy, chỉ có thể dùng luyện thép cacbon xây dựng thông thường. Không thể “nhặt” các tạp chất trong lò thép ra như “nhặt các hạt sạn” trong nồi cơm như một số phát biểu và muốn người khác cũng suy nghĩ như mình. Muốn phát triển thép lò điện đúng chức năng, phải hình thành một công nghệ phân loại và xử lý thép phế, không thể làm tuỳ tiện như hiện nay. 2.2.2. Chủng loại sản phẩm rất mất cân đối. Các nhà máy luyện thép ít ỏi và các nhà máy cán thép đang “trăm hoa đua nở” ở nước ta chủ yếu luyện và cán các mác thép thường dạng sợi tròn và vằn. Sản lượng các loại thép này có thẻ tới 4 triệu tấn/năm trong khi lượng sử dụng chỉ khoảng 1/2 Hiện đang xây dựng một nhà cán tôn mỏng cống suất 0,3 triệu tấn/năm. Các chủng loại thép hình, thép tấm, thép ống, … đều phải nhập khoảng vài triệu tấn/năm Đại bộ phận các loại thép hợp kim cũng phải nhập. Tất nhiên không nước nào sản xuất đủ mặt hàng, đủ chủng loại thép, đều có xuất có nhập. Nhưng tình trạng của nước ta là nhập quá siêu. Sở dĩ có sự mất cân đối này là do phát triển hạ nguồn quá mức. “ May” mà các ngành kinh tế quốc dân của nước ta chưa phát triển mạnh nhu càu đa dạng về thép với khối lượng lớn, chất lượng cao chưa bức bách nên còn có thể chóng đỡ được biện pháp nhập khẩu. Tuy nhiên, hậu quả của nhập khẩu đã quá rõ rệt: giá thành xây dựng và chế tạo thiết bị đều cao so với mặt bằng ở các nước có ngành luyện thép phát triển. Nếu không kịp khắc phục, không những không hạ được giá thành mà còn kìm hãm sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt ngành xây dựng và cơ khí. 2.2.3. Chất lượng thép đang là vấn đề bức xúc. Trừ các cơ sở sản xuất thép ở các làng nghề chưa lên tivi, chưa có những bảng quảng cáo. Trong khi đó các nhà máy luyên cán thép quốc doanh, liên doanh đều đã liên tục xuất hiện trên tivi, các bảng quảng cáo lớn đủ màu sắc xuất hiện trên các xa lộ cao tốc, ngã tư, ngã năm các trục đường chính với những lời nói, dòng chữ rằng thép các cơ sảo này sản xuất ra đạt tiêu chuẩn quốc tế, là công nghệ tiến tiến hạng nhất của nước này, nước kia… Trong cơ chế thị trường marketing là điều tất nhiên, không ai quản lý. Song các hộ sử dụng thì phải đi sâu tìm hiểu ngọn ngành. Về các nhà máy lò điện luyện thép là thép phế tạp nham, chưa được xử lý phân loại, không nắm chắc được thành phần ban đầu, chỉ có 2 nhà máy có lò tinh luyên ngoài lò đơn giản (lò LF), các lò này cũng chưa vận hành tốt. Có nhà máy phân tích nhanh cho biết kịp thời sự biến đổi thành phần thép để kịp khống chế… Trong điều kiện dó, các nhà máy này phần lớn chỉ luyện các mác thép cacbon xây dựng thông thường và một số mác thép hợp kim thấp độ bền cao ở thang độ bền thấp. Tất cả những mác thép này không có yêu cầu cao về cơ lý tính cũng như hàm lượng tạp chất, do dó có thể đạt được những quy định đặt ra. Trình độ quốc tế cũng chỉ ở mức này thôi. Về các nhà máy cán thép. Không luyện và đúc phôi thép. Toàn bộ phôi thép đều phải nhập khẩu. Chất lượng sản phẩm thép cán phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phôi nhập khẩu. Nếu nhập phải phôi thép chất lượng xấu, thành phần không đảm bảo, hàm lượng tạp chất cao, cấu trúc thỏi đúc xấu thì máy cán có hiện đại mấy cũng chỉ cho sản phẩm tồi. Việc mua phôi thép với số lượng lớn rất khó kiểm tra đảm bảo chất lượng lớn rất khó kiểm tra đảm bảo chất lượng phôi. Đã có cơ sở quốc doanh nhập phải những lô hàng nghìn tấn phôi thép kém chất lượng vẫn cứ cán ra sản phẩm để bán. Những nhà máy cán thép này cũng thường chỉ nhập phôi thép xây dựng thông thường để cán vì làm như vậy dễ dàng và có hiệu quả kinh tế. Những ngành sử dụng thép cho các công trình quan trọng nên hết sức cảnh giác. Về các làng nghề sản xuất thép. ở dây thép được luyện từ thép phế trong các lò trung tấn quy mô vài trăm Kg/mẻ đến vài tấn/mẻ. Đặc điểm của những loại lô này là dưới tác dụng của dòng điện cảm ứng, khối thép tự gia nhiệt đến nhiệt độ luyện thép. Có thể cho thêm các nguyên tố để điều chỉnh thành phần, song nếu phải khử bỏ bớt các nguyên tố không cần thiết bằng phương pháp thông thường là tạo xỉ ngay trong lò thì rất khó khăn. Vì vậy, chất lượng thép luyện ra hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng thép phế. Nếu thép phế tốt có thể luyện được thép tốt. Tuy nhiên, thép luyện ra từ các cơ sở này chất lượng thường không cao, chủ yếu là do việc đúc thỏi được tiến hành trong các khuôn hở nằm ngang. Cách đúc này làm cho phôi thép kém chất lượng, mặt khác công nghệ cán thường không hợp lý
Tài liệu liên quan