Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào cuối năm 2015
cho phép 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua
các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, trong đó có nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán. Như những ngành nghề khác, yếu tố con người luôn luôn được xem là yếu tố hàng
đầu, then chốt và quyết định đến sự tồn tại, phát triển, sự bền vững của các doanh nghiệp
kiểm toán hiện nay. Mục tiêu bài viết xác định cơ hội và thách thức đối với nghề nghiệp
kiểm toán nhằm xác định hành trang cần chuẩn bị cho nghề nghiệp của sinh viên ngành
kế toán-kiểm toán và kiến nghị chương trình đào tạo giáo dục đại học theo định hướng
nghề nghiệp POHE trong bối cảnh hiện nay.
11 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán trong bối cảnh khởi nghiệp hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN-
KIỂM TOÁN TRONG BỐI CẢNH KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY
ThS.NCS. Nguyễn Vĩnh Khương
ĐH Nguyễn Tất Thành
ThS.Phùng Anh Thư
ĐH Nguyễn Tất Thành
Tóm tắt
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào cuối năm 2015
cho phép 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua
các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, trong đó có nghề nghiệp kế toán, kiểm
toán. Như những ngành nghề khác, yếu tố con người luôn luôn được xem là yếu tố hàng
đầu, then chốt và quyết định đến sự tồn tại, phát triển, sự bền vững của các doanh nghiệp
kiểm toán hiện nay. Mục tiêu bài viết xác định cơ hội và thách thức đối với nghề nghiệp
kiểm toán nhằm xác định hành trang cần chuẩn bị cho nghề nghiệp của sinh viên ngành
kế toán-kiểm toán và kiến nghị chương trình đào tạo giáo dục đại học theo định hướng
nghề nghiệp POHE trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: nghề nghiệp, kế toán, kiểm toán.
Abstract
ASEAN Economic Community (AEC) was established officially in late 2015
allows 8 trades workers in ASEAN countries are free to move through the agreement
recognized equivalent skills, including career accounting and auditing. Like other
industries, the human factor has always been seen as the leading factor, and the decision
key to survival, development, the sustainability of the current accounting firms. The goal
posts to identify opportunities and challenges for the audit profession to identify the tools
they need to prepare students for careers in accounting and propose training programs
under the Higher Education POHE in the current context.
Keywords: profession, accounting, auditing.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt AEC) là một
khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN thành lập vào cuối năm 2015.
AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm thực hiện
mục tiêu đề ra trong tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh
ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN. AEC được thành lập nhằm mục đích
tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên AEC,
thúc đẩy dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động lành nghề trong
AEC. Mục tiêu của AEC là phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh
tế có năng lực cạnh tranh cao, thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp
dẫn đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế
toàn cầu. Để thực hiện cam kết có tính mới và đột phá về "tự do dịch chuyển của lao
động có chứng chỉ đào tạo", 10 nước ASEAN đã thống nhất công nhận giá trị tương
đương của chứng chỉ đào tạo của mỗi nước thành viên đối với tám loại nghề nghiệp: bác
sỹ, nha sỹ, hộ lý, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch.
Đây sẽ là cơ hội cho lao động trong 8 lĩnh vực trên có thể sang các nước trong AEC làm
việc.
Tuy nhiên, công tác đào tạo môn học kiểm toán hiện nay tại khoa Kế toán – Kiểm
toán chỉ mới dừng lại ở việc đào tạo chuyên sâu về nội dung lý thuyết các chuẩn mực, các
nguyên tắc cơ bản về kế toán, kiểm toán, chưa có các chương trình về thực hành cũng
như chưa có sự hợp tác giữa Khoa Kế toán – Kiểm toán và các Công ty kiểm toán, các
doanh nghiệp để tất cả Sinh viên chuyên ngành có thể tiến hành thực hành Kiểm toán.
Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với người làm kế toán cũng như các bạn sinh viên Kế
toán mới ra trường càng khó khăn hơn. Như vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, các bạn phải trau dồi kiến thức lý thuyết và thực tế, nâng cao kỹ năng và kinh
nghiệm làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, chương
trình đào tạo Đại học theo định hướng nghề nghiệp là chương trình có thể đáp ứng được
yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.
2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Khi gia nhập AEC, Việt Nam đã ký kết một số thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận thừa
nhận lẫn nhau về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN (MRA). Để được dịch
chuyển, lao động VN phải đáp ứng điều kiện trong thỏa thuận công nhận tay nghề giữa
các nước. Việc gia nhập AEC mở ra nhiều cơ hội đối với nghề nghiệp kế toán kiểm toán,
như: Tăng cường hội nhập với khu vực về lĩnh vực kế toán, kiểm toán;Tạo điều kiện
thuận lợi cho người Việt Nam (có Chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn
ASEAN) được sang làm việc tại các nước khác trong khu vực và học hỏi kinh nghiệm tốt
từ các quốc gia có bề dày phát triển trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Đa dạng hóa đối
tượng tham gia hoạt động kế toán, kiểm toán tại Việt Nam (bao gồm cả những người
nước ngoài có chứng chỉ Kế toán viên chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN); Có cơ hội
nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, khi làm
việc ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ làm tăng tính linh hoạt, khả năng thích ứng với môi
trường làm việc đa văn hóa.
Các chuyên gia về tài chính cho rằng, tham gia Hiệp định khung và đạt được sự thừa
nhận lẫn nhau về Chứng chỉ hành nghề thì danh tiếng của Việt Nam sẽ cao hơn trên thị
trường quốc tế; phạm vi hoạt động và thị trường rộng mở, các kế toán viên, kiểm toán
viên chuyên nghiệp sẽ rất thuận lợi trong quá trình hành nghề.
Hiện tại, Bộ Tài chính Việt Nam cũng đã thừa nhận cho phép thi chuyển đổi sang Chứng
chỉ hành nghề Kiểm toán Việt Nam đối với các tổ chức nghề nghiệp như ACCA, CPA
Úc, các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế
(IFAC) Ngược lại, ACCA cũng đã thừa nhận từng phần chương trình thi Kiểm toán
viên Việt Nam (CPA Việt Nam) như: khi thi ACCA, người có chứng chỉ CPA Việt Nam
được miễn 6/14 môn thi ở cấp độ Cơ bản. CPA Australia cũng thừa nhận từng phần
chương trình thi đối với CPA Việt Nam. Một số người có CPA Việt Nam có trình độ học
vấn cao, kinh nghiệm trên 10 năm hoạt động trong ngành và giữ vị trí lãnh đạo, chủ chốt
ở những công ty danh tiếng ít nhất 5 năm cũng được CPA Australia xem xét và mời tham
gia chương trình xét tuyển với quy trình tuyển chọn gắt gao để cấp chứng chỉ CPA
Australia.
Mặt khác, thỏa thuận này không làm ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường dịch vụ kế toán,
kiểm toán trong nước. Bởi vì người nước ngoài có chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên
chuyên nghiệp tiêu chuẩn ASEAN chỉ được làm việc trong các doanh nghiệp kế toán,
kiểm toán, không được hành nghề độc lập với tư cách cá nhân. Nếu muốn trở thành kiểm
toán viên hành nghề và ký báo cáo kiểm toán cần đáp ứng đủ các quy định của nước hiện
hành, gồm quy định về chứng chỉ kiểm toán viên, cập nhật kiến thức, đăng ký với cơ
quan có thẩm quyền.
Bên cạnh những cơ hội có được thì việc tham gia thỏa thuận cũng đặt ra nhiều khó khăn
và thách thức cho Việt Nam, trong đó chủ yếu là việc cạnh tranh gay gắt trong thị trường
dịch vụ trong nước, trong khi nhân lực ngành kế toán, kiểm toán của Việt Nam còn kém
về năng lực cạnh tranh. Khi Việt Nam gia nhập AEC và TPP sẽ tạo cơ hội cho lao động
các nước di chuyển tự do trong khối, trong đó sẽ có sự dịch chuyển lao động ngành kế
toán, kiểm toán ở các nước sang nước ta làm việc. Ngành kế toán, kiểm toán ở các nước
trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia, Philippines đã phát triển từ rất sớm
với số lượng kiểm toán viên lớn và trình độ ngoại ngữ tốt sẽ chuyển sang nước ta làm
việc và cạnh tranh trực tiếp với đội ngũ kế toán, kiểm toán trong nước. Vậy vấn đề đặt ra
là người Việt Nam có đủ điều kiện, đủ năng lực để hành nghề ở nước ngoài hay không.
Trong khi, số lượng người hành nghề kế toán, kiểm toán ở nước ta còn ít (khoảng 2.000
kiểm toán viên chỉ chiếm khoảng 1,94% số lượng kiểm toán viên đang hành nghề tại khu
vực) những nước nhỏ như Philippines, Singapore cũng đã có hàng chục nghìn người hành
nghề kiểm toán thậm chí Lào, Campuchia cũng đã có từ 5.000 đến 7.000 người. Theo số
liệu năm 2014 của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), hiện đang có
10.866 người tham gia làm việc trong lĩnh vực này trong số đó có 9.543 người là nhân
viên chuyên nghiệp, 1.528 người có chứng chỉ kiểm toán viên. Trong số 1.528 kiểm toán
viên chỉ có 240 người đạt chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế đang làm việc trong công ty
kiểm toán.
Trước mắt, với AEC, một khối kinh tế với trên 600 triệu dân, nhu cầu về nhân lực trình
độ cao trong ngành kế toán – kiểm toán là rất lớn, nhưng hiện tại số lượng các kế toán
viên chuyên nghiệp được cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế tại mỗi quốc gia còn chưa cao,
cũng như có sự chênh lệch đáng kể về số lượng kế toán viên chuyên nghiệp giữa các
quốc gia có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 1: Ước tính số lượng kế toán viên chuyên nghiệp tại các quốc gia ASEAN – tháng 9
năm 2014
Nguồn: Current status of the Accounting and Auditing Profession in Asean Countries –
September 2014 – World Bank Group.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận rõ rằng nhu cầu đối với nguồn nhân lực có
kỹ năng cao trong ngành kế toán – kiểm toán khi Việt Nam tham gia AEC và TPP là rất
lớn, cả về số lượng và chất lượng, điều này đặt ra nhiệm vụ nặng nề đối với các cơ sở đào
tạo trong việc thiết lập tiêu chuẩn đầu ra đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đồng
thời xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp, đảm bảo được kiến thức, kỹ năng
cho người học trước môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.
Nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì kể cả các công việc mà nhân lực Việt Nam
đang thực hiện trong nước cũng sẽ bị nhân lực chất lượng cao hơn, kinh nghiệm và
chuyên môn tốt hơn của các nước trong khu vực tìm đến cạnh tranh, điều này có thể làm
giảm thu nhập, ảnh hưởng đến việc làm của nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong
nước; Số lượng nhân sự ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo hàng năm của các cơ sở
đào tạo là rất lớn nhưng trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm
khác của đội ngũ cán bộ kế toán, kiểm toán chưa cao, chưa đạt được đến mặt bằng chung
của khu vực; Phần lớn các công ty Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực tài chính giới hạn,
đội ngũ nhân viên thiếu về số lượng và chất lượng nên chưa đủ tiềm lực để cung cấp dịch
vụ sang nước ngoài mà chỉ mới cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nước.
3. KIẾN NGHỊ
3.1. Đổi mới chương trình đào tạo Đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE)
Các chương trình đào tạo đại học truyền thống ở nước ta từ trước tới nay chủ yếu là đào
tạo theo một chiều, dựa trên nội dung chương trình đã được xây dựng sẵn. Phần lớn nội
dung chương trình giảng dạy nặng về lý thuyết. Vì vậy nhiều kiến thức và kỹ năng trang
bị cho sinh viên sau khi tốt nghiệp xa vời với yêu cầu mà thực tế công việc đòi hỏi. Điều
này dẫn đến thực trạng sản phẩm đào tạo của các trường đại học thì thừa trong khi thị
trường lao động vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Các sinh viên ra
trường phải mất một thời gian dài mới đảm nhiệm được công việc được giao, còn các
doanh nghiệp cũng mất nhiều thời gian và chi phí để đào tạo lại đội ngũ cán bộ mới đáp
ứng được yêu cầu của họ. Điều này cho chúng ta thấy rằng cần có mối quan hệ mật thiết
giữa phát triển với giáo dục đại học và sự theo đổi nhất quán một nền khoa học và giáo
dục đại học chất lượng cao. Nắm bắt được thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đưa ra Đề án đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam.
POHE - Profession Oriented Higher Education là dự án giáo dục được xây dựng trong
khuôn khổ Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà Lan với sự giúp đỡ của các chuyên
gia giáo dục Hà Lan. Đây là hệ thống giáo dục đại học được áp dụng rộng rãi ở các nước
phát triển, nhất là châu Âu. POHE được vận hành trên nguyên lý “học đi đôi với hành”,
“lý luận gắn liền với thực tiễn” nhằm cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực
tốt có khả năng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.
Chương trình này được thực hiện có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với thị trường
lao động. Với loại hình đào tạo truyền thống, nhà trường đơn thuần chỉ là nhà phân phối
nguồn nhân lực đã đào tạo cho thị trường lao động. Trong khi đó, POHE đã biến nhà
trường thực sự trở thành đối tác với trị trường lao động, đó là đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho xã hội. Các cơ sở sử dụng lao động tham gia vào chương trình đào tạo
ngay khi xây dựng chương trình và xuyên suốt quá trình thực hiện. Họ đóng vai trò quan
trọng trong các hoạt động như: cung cấp thông tin đầu vào cho chương trình; hỗ trợ tư
vấn cho nhà trường về thực hiện và cải tiến chương trình học; bố trí địa điểm cho sinh
viên đến tham quan, tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai; bố trí cơ sở vật chất, tham gia
hướng dẫn, đánh giá trong quá trình sinh viên thực tập nghề nghiệp cũng như thực tập tốt
nghiệp; thỉnh giảng các môn chuyên ngành;... Như vậy, nội dung chương trình đào tạo
của POHE rất thiết thực, cập nhật, hữu ích, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
3.2. Tích hợp chứng chỉ hành nghề trong chương trình đào tạo ngành kế toán-kiểm
toán
Để hoạt động xuyên biên giới, kế toán, kiểm toán viên của Việt Nam đã được cấp chứng
chỉ hành nghề kế toán kiểm toán của Việt Nam (CPA) cần được “nâng cấp” lên chứng chỉ
kiểm toán viên ASEAN (ACPA). Khi đó, người có chứng chỉ ACPA sẽ đủ điều kiện hành
nghề ở tất cả các nước ASEAN mà không phải xin phép, thi sát hạch, chỉ cần đăng ký
hành nghề theo quy định của nước đó.
Khi Việt Nam tham gia AEC, kế toán, kiểm toán viên của Việt Nam có thể sang các nước
trong khu vực hành nghề, đồng thời thị trường Việt Nam sẽ mở cửa đón lao động đến từ
các nước. Để làm được điều này, kế toán, kiểm toán viên của Việt Nam phải đạt được
trình độ ít nhất là ngang bằng trình độ kế toán, kiểm toán viên của khu vực. Đây là thách
thức lớn, vì vậy bản thân từng KTV phải tăng cường kiến thức và khả năng để đạt mặt
bằng chung đó.
Do đó, chương trình đào tạo ngành kế toán bắt đầu từ năm thứ ba có thể tích hợp các môn
học của Cấp độ kiến thức, gồm các ba môn học F1 – Accountang in Business, F2 –
Management Accounting, F3 – Financial Accounting. Sau khi học xong ba môn học này
sinh viên đăng ký thi để được cấp chứng chỉ “Diploma in Accounting & Business”. Đây
được xem là bước khởi đầu, bước đệm để sinh viên ngành kế toán có thể tiếp cận học và
thi để lấy chứng chỉ quốc tế sau khi ra trường. Để có thể thực hiện được điều này thì:
Về phía Nhà trường: cần ban hành chủ trương của việc tích hợp chứng chỉ hành nghề
trong
chương trình đào tạo ngành kế toán.
Về phía Khoa Kế toán – Kiểm toán: cần đề xuất với Nhà trường phương án xây dựng
chương trình đào tạo ngành kế toán có tích hợp chứng chỉ hành nghề, với một trong các
hướng thực hiện:
+ Ký hợp tác với trung tâm chuyên đào tạo chứng chỉ hành nghề ACCA và tích hợp
chương trình đào tạo ngay từ đầu khi thiết kế chương trình, bước đầu xây dựng trong
chương trình đại học chất lượng cao, tạo nên sự khác biệt trong chương trình đại học chất
lượng cao so với các chương trình khác.
+ Đưa các môn học thuộc Cấp độ kiến thức của chương trình ACCA vào chương trình
học ngoại khóa, và xây dựng chuẩn đầu ra phải đạt chứng chỉ “Diploma in Accounting &
Business” của ACCA.
3.3. Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên
Thực tế cho thấy ở những người được coi là thành đạt chỉ có 25% là kiến thức chuyên
môn còn lại 75% quyết định bởi kỹ năng mềm của họ. Kỹ năng mềm là khả năng con
người tự làm chủ bản thân, tự quản lý, lãnh đạo bản thân và tương tác với những người
xung quanh để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Đó là năng lực tổ chức và quản lý,
tự tin, biết cách khắc phục rủi ro và giải quyết tình huống một cách hiệu quả. Kỹ năng
mềm thể hiện ở nhiều khía cạnh lĩnh vực như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng hợp tác trong tác nghiệp, kỹ năng quản lý quản lý đánh giá chất lượng, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình và đàm phán Nếu rèn
luyện được khả năng tư duy tốt, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác, có khả
năng quản lý sinh viên có thể phù hợp với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, đặc biệt là kế
toán – một ngành nghề đòi hỏi yếu tố kỹ trị cao. Yếu tố nhạy bén trong giải quyết các
tình huống phát sinh, biết tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, biến cơ hội thành kết quả
cụ thể là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người làm công tác kế toán quản trị.
3.4. Lập kế hoạch nghề nghiệp
Lập kế hoạch nghề nghiệp chính là phương thức tốt cho phép mỗi sinh viên nhận ra con
đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Đối với sinh viên ngành kế toán,
trong bối cảnh thị trường lao động trong ngành cạnh tranh cao, cùng với những cơ hội và
thách thức khi Việt Nam mở cửa hội nhập, việc định hướng và lập kế hoạch cho bản thân
là rất quan trọng.
Thứ nhất, xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân. Tự đánh giá khả năng của bản
thân, từ đó xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong công việc mà sinh viên mong
muốn, phù hợp với sở thích, niềm đam mê và năng lực cá nhân. Mục tiêu là một nhà kế
toán trưởng giỏi, hay là một nhà kiểm toán, thậm chí là một giám đốc tài chính trong
tương lai? Điều này hoàn toàn có thể đạt được nếu như biết xác định mục tiêu rõ ràng,
đồng thời vạch ra hướng đi và chuẩn bị tiền đề vững chắc.
Thứ hai, tìm hiểu rõ ngành nghề Kế toán. Cụ thể, sinh viên có thể tìm kiếm sự hướng dẫn
từ những người có kinh nghiệm trong nghề và trao đổi với họ về lựa chọn nghề nghiệp
của mình. Điều này giúp sinh viên tự tin hơn trong định hướng nghề nghiệp của mình.
Tham gia các buổi hội thảo về nghề nghiệp kế toán, làm các công việc bán thời gian hay
thực tập trong lĩnh vực kế toán cũng là một cách thức tốt để sinh viên nâng cao kiến thức,
tích lũy kinh nghiệm cũng như khẳng định xem mình có phù hợp với định hướng nghề
nghiệp hay không.
Thứ ba, chuẩn bị hành trang và theo đuổi mục tiêu. Sinh viên không ngừng trau dồi kiến
thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu ngành nghề. Chủ động tìm hiểu và tiếp cận các cơ hội
nghề nghiệp, nghiêm túc và nỗ lực thực hiện đúng những gì đã đặt ra, hướng tới mục tiêu
và thành công trong tương lai.
4. KẾT LUẬN
Ngày nay, kế toán, kiểm toán là một trong những ngành nghề được đánh giá cao trong
lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù các khía cạnh truyền thống của nghề nghiệp kế toán như
thuế, kiểm toán luôn được duy trì và phát triển, tuy nhiên vai trò của kế toán đã được mở
rộng sang các khía cạnh khác như kế toán điều tra, lập kế hoạch chiến lược, nhà tư vấn
Cho dù thực tế một sinh viên lựa chọn ngành học kế toán với mục tiêu ban đầu thế nào đi
nữa thì thế giới công việc mà ngành nghề này mở ra luôn phong phú và hấp dẫn. Kế toán,
kiểm toán viên phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, kỹ năng và trình độ ngoại
ngữ, nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ đồng thời
phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp để thực sự là các kiểm toán viên chuyên nghiệp, uy
tín, sẵn sàng cạnh tranh. Như vậy mới tận dụng được các cơ hội, vượt qua được các thách
thức trong quá trình hội nhập đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính Phủ (2013), Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020-Tầm nhìn đến năm
2030, Hà Nội.
2. Đinh Thị Thủy, (2014), Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Việt
Nam, Tạp chí tài chính, 3(1), 20-25.
3.
kiem- toan-viet-nam-trong-boi-canh-toan-cau-hoa/
4. Trần Khánh Lâm & Lê Thị Bích Hải (2015). Tác động của việc hình thành cộng
đồng kinh tế Asean đến nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam.
Available at:
5. VACPA (2016), Bản tin tóm tắt Những ảnh hưởng của TPP và AEC đến thị trường
tài chính Việt Nam.
6. World Bank Group (2014). Current status of the Accounting and Auditing Profession
in Asean Countries. Available at:
printed_version.pdf.