Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi doanh nghiệp được
xác định là một là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, tự quyết định các vấn đề cơ bản của mình, đó là sản
xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? Các doanh nghiệp luôn quan tâm tới các nguồn
lực đầu vào và các sản phẩm sản xuất ra, nhằm mục đích cuối cùng là bán được hàng và thu được lợi
nhuận tối đa, song nhiều doanh nghiệp còn lúng túng và bế tắc trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Đối với
Công ty cổ phần Trúc Thôn, trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất các mặt
hàng giống với công ty và họ cũng đưa ra rất nhiều chính sách khác nhau về việc bán sản phẩm đến
tay khách hàng. Cho nên để cạnh tranh được với các đối thủ này, Công ty xác định việc tiêu thụ các sản
phẩm là một công việc vô cùng quan trọng, cần thiết và cũng rất khó khăn. Nhận thức được tầm quan
trọng của tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác giả đã phân tích thực trạng và đề
ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trúc Thôn.
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm cho công ty cổ phần trúc thôn ở Chí Linh, Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
114
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
NÂNG CAO NĂNG LỰC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHO CÔNG
TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN Ở CHÍ LINH, HẢI DƯƠNG
IMPROVING CONSUMPTION CAPACITY FOR TRUC THON
JOINT STOCK COMPANY AT CHI LINH, HAI DUONG
Nguyễn Mạnh Tưởng
Email: nguyenmanhtuong10@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 6/01/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 01/9/2018
Ngày chấp nhận đăng: 28/9/2018
Tóm tắt
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi doanh nghiệp được
xác định là một là một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, tự quyết định các vấn đề cơ bản của mình, đó là sản
xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? Các doanh nghiệp luôn quan tâm tới các nguồn
lực đầu vào và các sản phẩm sản xuất ra, nhằm mục đích cuối cùng là bán được hàng và thu được lợi
nhuận tối đa, song nhiều doanh nghiệp còn lúng túng và bế tắc trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Đối với
Công ty cổ phần Trúc Thôn, trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất các mặt
hàng giống với công ty và họ cũng đưa ra rất nhiều chính sách khác nhau về việc bán sản phẩm đến
tay khách hàng. Cho nên để cạnh tranh được với các đối thủ này, Công ty xác định việc tiêu thụ các sản
phẩm là một công việc vô cùng quan trọng, cần thiết và cũng rất khó khăn. Nhận thức được tầm quan
trọng của tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác giả đã phân tích thực trạng và đề
ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trúc Thôn.
Từ khóa: Sản phẩm; tiêu thụ sản phẩm; tiêu thụ; năng lực tiêu thụ; Công ty cổ phần Trúc Thôn.
Abstract
In today’s socialist-oriented market economy, each enterprise is defined as an autonomous and
independent economic unit which decides its fundamental issues such as what is produced? For whom
and how to produce? Businesses are always interested in input resources and products produced,
the ultimate goal is to sell goods and get maximum profits, but many businesses are confused and
deadlocked in the issue of consuming products. For Truc Thon Joint Stock Company on the market
today there are many companies producing the same products with the company and they also offer a
lot of different policies on the sale of products to customers. Therefore, in order to compete with these
competitors, the company determines that consuming products is a very important, necessary and
difficult task. Recognizing the importance of consuming products in the production process, the author
has analyzed the status and proposed solutions to improve the product consumption of Truc Thon Joint
Stock Company.
Keywords: Products; product consumption; manufacturing; consume; consumption capacity;
Truc Thon Joint Stock Company.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay,
để đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp
luôn quan tâm đến việc nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm cũng như nâng cao công tác tiêu
thụ sản phẩm để cạnh tranh được với các đối thủ
của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình tiêu thụ
sản phẩm là quá trình quan trọng. Đây là quá trình
thực hiện giá trị và giá trị trao đổi của hàng hóa,
thông qua quá trình này hàng hóa được chuyển
từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng
luân chuyển vốn được hình thành.
Ngày nay, thương trường như chiến trường, việc
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có sự cạnh tranh gay
gắt, quyết liệt; trong tiêu thụ sản phẩm khách hàng
được coi là “thượng đế” nên trong quá trình sản
xuất đối tượng phục vụ cuối cùng bao giờ cũng là
khách hàng (người tiêu dùng), nếu sản xuất mà
không nhằm phục vụ khách hàng thì sản xuất đó
có thể coi như không tồn tại. Để phục vụ người
tiêu dùng một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần có
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mà mình sản xuất ra
Người phản biện: 1. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà
2. TS. Phạm Thị Hồng Hoa
115
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
và coi đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp
mình. Hiện nay, Công ty cổ phần Trúc Thôn chủ yếu
sản xuất các sản phẩm như đất sét, đất sét phơi khô,
gạch chịu lửa, đất, bột chịu lửa, đất đèn. Đồng thời
trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp
cùng sản xuất các mặt hàng này và họ cũng đưa
ra rất nhiều chính sách khác nhau về việc bán sản
phẩm đến tay khách hàng. Cho nên để cạnh tranh
được với các đối thủ này, công ty xác định việc
tiêu thụ các sản phẩm do công ty sản xuất ra là
một công việc vô cùng quan trọng, cần thiết và
cũng là vấn đề hết sức khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng của tiêu thụ sản
phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác giả
đã phân tích và đưa ra một số giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm của
Công ty cổ phầnTrúc Thôn.
2. TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA CỦA
TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT KINH DOANH
2.1. Khái niệm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá
trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự
tồn tại của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ được
cấu thành bởi:
- Các chủ thể kinh tế tham gia: là người mua và
người bán.
- Đối tượng: là sản phẩm hàng hóa và tiền tệ.
- Thị trường: là nơi gặp gỡ giữa người mua và
người bán.
Tiêu thụ sản phẩm diễn ra trên thị trường, trong
đó cơ chế thị trường chi phối toàn bộ quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc tiêu
thụ sản phẩm quyết định tới quá trình sản xuất, tới
vòng quay vốn lưu động và tới sự tiết kiệm vốn.
Bởi vì, khi các sản phẩm được bán hết, vốn được
thu hồi nhanh làm cho quá trình tái sản xuất được
thực hiện liên tục.
2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng thực hiện
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu quan
trọng nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất kinh
doanh, vì lợi nhuận là nguồn vốn chính bổ sung
vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp và
các quỹ khác của doanh nghiệp. Mặt khác, có
lợi nhuận doanh nghiệp mới có khả năng trang
bị máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới
hiện đại...
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá
trình tái sản xuất, là cầu nối giữa một bên là người
sản xuất và phân phối hàng hóa và một bên là
người tiêu dùng. Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý
nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho quá trình
tái sản xuất được diễn ra liên tục và có hiệu quả
cao. Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ còn tạo ra lợi
thế trong cạnh tranh nhằm mở rộng và chiếm lĩnh
thị trường bằng việc mở rộng các phương thức
tiêu thụ và giá bán hợp lý, tổ chức các hoạt động
quảng cáo, xúc tiến bán hàng và các dịch vụ sau
bán hàng.
Tiêu thụ sản phẩm còn là điều kiện để doanh
nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà
nước. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, sau kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đều
phải thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước như
đóng các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
Nghĩa vụ này được thực hiện ngay sau khi hàng
hóa được tiêu thụ.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tấm gương phản
ánh kết quả sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết
định sự sống còn và phát triển của mỗi doanh
nghiệp. Việc tổ chức tốt và có hiệu quả hoạt động
tiêu thụ là công việc đầy khó khăn song vô cùng
cần thiết của mỗi doanh nghiệp.
3. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN HIỆN NAY
3.1. Những kết quả đạt được của công tác tiêu
thụ sản phẩm
Kết quả sản xuất
Công ty Trúc Thôn sản xuất các sản phẩm như
đất sét, đất sét phơi khô, gạch chịu lửa, đất, bột
chịu lửa, đất đèn. Kết quả sản xuất các sản phẩm
qua các năm của Công ty được thể hiện qua
bảng 1.
Bảng 1. Sản lượng sản xuất chủ yếu của Công ty cổ phần Trúc Thôn
(Đơn vị tính: tấn)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
So sánh (%)
2016/2015 2017/2016
1. Đất sét trắng 65.000 74.000 84.000 113,84 113,31
2. Đất sét trắng phơi khô 1.690 1.980 2.400 117,16 121,21
3. Gạch chịu lửa sa mốt 550 890 730 161,81 82,02
4. Đất chịu lửa 12.186 16.002 16.625 131,31 103,89
116
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
So sánh (%)
2016/2015 2017/2016
5. Bột đất chịu lửa 4.670 4.287 4.549 91,80 106,11
6. Đất đèn 720 1.120 982 155,56 87,68
Năm 2015, đất sét trắng khai thác được 65.000
tấn, sang năm 2016 khai thác được 74.000 tấn,
tăng 13,84% so với năm 2015. Đến năm 2017
khai thác được 84.000 tấn, tăng 13,31% so với
năm 2016. Với sản phẩm đất sét trắng phơi khô
năm 2017, sản xuất được 2.400 tấn, tăng 21,21%
so với năm 2016.
Sản phẩm đất sét trắng phơi khô được sản xuất
thông qua một vài công đoạn như phơi khô, đập
nhỏ đóng bao... Hai loại sản phẩm của phân
xưởng khai thác 2 chủ yếu khai thác bằng sức lao
động thủ công, việc sử dụng máy móc là rất ít. Hai
sản phẩm này chủ yếu cung cấp cho các công ty
gốm sứ, sản xuất các đồ gốm sứ, gạch men...
Phân xưởng khai thác 1 với sản phẩm đất chịu lửa
và bột đất chịu lửa, khai thác đất chịu lửa chủ yếu
cung cấp cho phân xưởng vật liệu chịu lửa, sản
xuất gạch chịu lửa, có một phần được bán cho
khách hàng cần dùng. Năm 2015 khai thác 12.168
tấn, sang năm 2016 có 16.002 tấn, tăng 31,31%
so với năm 2015, năm 2017 là 16.625 tấn, tăng
3,89% so với năm 2016. Với sản phẩm bột đất
chịu lửa chủ yếu cung cấp cho các công ty gang
thép Thái Nguyên sử dụng làm bột đúc... Năm
2016 sản xuất được 4.670 tấn, năm 2017 sản xuất
được 4.287 tấn, giảm 8,2% so với năm 2016.
Phân xưởng vật liệu chịu lửa sản phẩm chính là
gạch sa mốt gồm các loại sa mốt, ngoài ra còn
nhiều loại gạch khác... Các sản phẩm của phân
xưởng chủ yếu cung cấp cho các công ty sử dụng
để xây lò chịu nhiệt như lò luyện gang, thép, lò
nung tuynel, lò thuỷ tinh... Sản phẩm sa mốt năm
2015 sản xuất 550 tấn, sang năm 2016 sản xuất
được 830 tấn, tăng 61,81%, tuy nhiên sang năm
2017 chỉ sản xuất được 730 tấn, đạt 82,02% so
với năm 2016 (giảm 17,98%). Phân xưởng đất
đèn với sản phẩm duy nhất là đất đèn dùng cho
công nghệ cắt, hàn kim loại, năm 2015 sản xuất
720 tấn, sang năm 2016 sản xuất được 1.120 tấn
tăng 55,56% so với năm 2015, đến năm 2017 sản
xuất được 982 tấn, giảm 12,32% so với năm 2016.
Một điều dễ nhận thấy khi xem qua bảng 1 là có
một số sản phẩm có sản lượng sản xuất tăng với
tốc độ rất nhanh qua các năm, điều này là do phần
lớn các sản phẩm của Công ty sản xuất ra theo
hợp đồng của khách hàng đặt trước. Ngoài những
khách hàng thường xuyên Công ty còn có những
khách hàng không thường xuyên, nên trong quá
trình sản xuất có nhiều sự tăng, giảm lớn, hơn
nữa Công ty có một số sản phẩm rất khó bảo quản
trong kho như sản phẩm đất đèn, nên sản phẩm
này ra lò là có khách hàng lấy ngay.
Kết quả tiêu thụ các sản phẩm của Công ty
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng thực hiện
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu quan
trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vì lợi nhuận là nguồn bổ sung vào vốn tự có để
phát triển sản xuất kinh doanh và hình thành nên
các quỹ phúc lợi để động viên khuyến khích kịp
thời đời sống vật chất cho người lao động và làm
cho họ quan tâm tới lợi ích bản thân, lợi ích của
doanh nghiệp, đồng thời khai thác mọi tiềm lực
tiềm tàng ở mỗi người. Lợi nhuận chỉ có được khi
doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm. Tiêu thụ
sản phẩm có vai trò quyết định tới vị trí của doanh
nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là tấm
gương phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của
mỗi doanh nghiệp. Việc tổ chức tốt và có hiệu
quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm là công việc đầy
khó khăn nhưng vô cùng cần thiết của mỗi doanh
nghiệp. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty
được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trúc Thôn
TT Sản phẩm
2015 2016 2017
SX
(tấn)
TH
(tấn)
TH/SX
(%)
SX
(tấn)
TH
(tấn)
TH/SX
(%)
SX
(tấn)
TH
(tấn)
TH/SX
(%)
1 Đất sét trắng 65.000 61.000 93,8 74.000 69.000 93,2 84.000 78.000 92,9
2 Đất sét phơi khô 1.690 1.648 97,5 1.980 1.970 99,4 2.400 2.200 91,7
3 Gạch chịu lửa sa mốt 550 528 96 890 830 94,3 730 697 95,5
4 Bột đất chịu lửa 12.186 12.186 100 16.002 16.002 100 16.625 16.625 100
5 Đất chịu lửa 4.670 4.655 99 4.287 3.872 90,3 4.549 4.327 95,1
6 Đất đèn 720 720 100 1.120 1.120 100 982 982 100
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty
117
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
Sản phẩm đất sét trắng nguyên khai năm 2015
tiêu thụ được 61.000 tấn/65.000 tấn, bằng 93,8%,
năm 2016 tiêu thụ được 69.000 tấn/74.000, bằng
93,2%, năm 2017 tiêu thụ được 78.000 tấn/84.000
tấn, bằng 92,9%. Sản phẩm đất phơi khô sản
lượng tiêu thụ qua các năm cũng tăng, đặc biệt
năm 2015 tiêu thụ được 1.648 tấn/1.690 tấn, bằng
97,5%, sang năm 2016 sản lượng tiêu thụ là 1.970
tấn/1.980, bằng 99,4%, vượt năm 2015 là 1,9%.
Đến năm 2017 có tăng hơn năm 2016 nhưng tốc
độ chậm, sản lượng tiêu thụ là 2.200 tấn/2.400
tấn, bằng 91,7%, giảm 7,7% so với năm 2016. Với
sản phẩm gạch sa mốt và đất đèn, tăng, giảm thất
thường qua các năm bởi những sản phẩm này
sản xuất theo đơn đặt hàng. Sản phẩm gạch chịu
lửa sa mốt năm 2015 tiêu thụ 528 tấn/550 tấn,
bằng 96%, năm 2016, sản lượng tiêu thụ là 830
tấn/890 tấn, bằng 94,3%, tuy nhiên năm 2017 chỉ
đạt 83,9% so với năm 2016, năm 2017 sản lượng
tiêu thụ đạt 697 tấn/730 tấn, bằng 95,5%. Với sản
phẩm đất đèn cũng giống như sản phẩm sa mốt,
năm 2015 sản phẩm đất đèn sản xuất và tiêu thụ
được 720 tấn, năm 2016 sản lượng đất đèn sản
xuất và tiêu thụ là 1.120 tấn, tăng 1,6 lần so với
năm 2015, đây là một tốc độ tăng rất cao, nhưng
đến năm 2017 chỉ đạt 87,68% so với năm 2016,
năm 2017 sản xuất và tiêu thụ được 982 tấn. Sản
phẩm đất chịu lửa lại có xu hướng giảm, năm
2015 tiêu thụ được 4.655 tấn/4.670, bằng 99%,
sang năm 2016 chỉ tiêu thụ được 3.872 tấn/4.287
tấn, bằng 90,3%. Đến năm 2017, sản phẩm tiêu
thụ tuy có tăng trở lại nhưng vẫn chưa bằng năm
2015. Sản phẩm bột đất chịu lửa tiêu thụ ổn định,
tăng dần qua các năm, sản phẩm này chủ yếu
công ty sản xuất theo đơn đặt hàng theo nhu cầu
khách hàng.
3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu
thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trúc Thôn
hiện nay
Thứ nhất, thị trường và khách hàng: Thị trường
có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh
hàng hóa, thông qua thị trường các doanh nghiệp
biết được các bạn hàng, khách hàng của mình
cần gì và thị trường sẽ khẳng định vị thế của
doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh quyết
liệt như hiện nay. Doanh nghiệp càng chiếm lĩnh
được nhiều thị trường càng chứng tỏ vị thế của
doanh nghiệp.
Hiện nay, thị trường và khách hàng của Công ty
là các công ty trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt
Nam trong đó Công ty Gang Thép Thái Nguyên là
bạn hàng lớn nhất bởi hai công ty đã có mối quan
hệ gắn bó từ lâu, trước đây Công ty cổ phần Trúc
Thôn với tên gọi là mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn trực
thuộc Công ty Thép Thái Nguyên. Những bạn hàng
thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam thường sử dụng
các sản phẩm như gạch chịu lửa sa mốt các loại,
bột đất chịu lửa, đất chịu lửa, đất đèn... Các khách
hàng ngoài Tổng Công ty chủ yếu là các công ty
gốm sứ, thủy tinh, các công ty sản xuất gạch men,
gạch ốp lát như gốm sứ Bát Tràng, công ty gạch
Đồng Tâm... các khách hàng này chủ yếu mua
sản phẩm như đất trắng nguyên khai, đất sét trắng
phơi khô, quặng dolomit... Thị trường thuộc ngành
thép bao gồm các công ty như Công ty Gang Thép
Thái Nguyên, Nhà máy Điêzen Sông Công, Công
ty Bê tông Ninh Bình, Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Hải
Phòng, Uông Bí, Cẩm Phả...
Thị trường thuộc ngành gốm sứ như Công ty Gốm
sứ Thái Bình, gốm sứ Hải Dương, Bát Tràng, gạch
Đồng Tâm... Đây là những thị trường có nhu cầu
sử dụng rất lớn các sản phẩm của Công ty.
Tuy nhiên, việc bán sản phẩm cho các công ty
trên đang gặp phải những khó khăn nhất định
trong việc cạnh tranh với các công ty khác cùng
sản xuất những sản phẩm với Công ty cổ phần
Trúc Thôn và họ cũng dùng các chính sách khác
nhau để tiếp thị quảng bá để sản phẩm tới các
công ty này, cho nên trong thời gian tới Công ty
cổ phần Trúc Thôn cần tiếp tục giữ vững quan hệ
với công ty cũ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm ra bên ngoài.
Thứ hai, tuyên truyền, quảng cáo, khuếch trương
sản phẩm, mở rộng thị phần.
Bảng 3. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm
Đơn vị tính: tấn/tháng
TT
Công ty
VLCL
Sản lượng
tiêu thụ
Tỷ trọng
(% )
1 Trúc Thôn 528 6,5
2 Tam Tầng 400 4,9
3 Thanh Hóa 45 0,5
4 Thái Nguyên 3.500 42,8
5 Cầu Đuống 1.800 22,1
6 Sông Công 1.200 14,7
7 Hoàng Quế 250 3,0
8 Tổ hợp tư nhân khác 450 5,5
9 Miền Bắc 8.173 100
Trúc Thôn 6,5%
Công ty khác 93,5%
Hình 1. Tỷ trọng thị phần của Trúc Thôn
118
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phần Công ty cổ
phần Trúc Thôn đứng thứ tư (chiếm 6,5% thị phần
trên thị trường miền Bắc), những đối thủ lớn của
Công ty như: vật liệu chịu lửa Thái Nguyên với
sản lượng lớn, giá rẻ hơn nên đã gây ra nhiều khó
khăn cho Công ty; tiếp đến là Công ty cổ phần Cầu
Đuống mặc dù giá bán cao nhưng thị phần của
công ty này đứng thứ hai ở miền Bắc, sản phẩm
có chất lượng, có nhiều uy tín với khách hàng nên
đây cũng là một khó khăn lớn đối với việc tiêu thụ
sản phẩm của Công ty, ngoài ra các đối thủ cạnh
tranh khác như Thanh Hóa, Tam Tầng, Hoàng
Quế... mặc dù sản lượng sản xuất và tiêu thụ ít
hơn, thị phần nhỏ hơn nhưng họ cũng là một trong
đối thủ cạnh tranh của Công ty. Để cạnh tranh với
các đối thủ này thì Công ty phải đẩy mạnh công
tác tuyên truyền quảng bá, tiếp thị sản phẩm ra
thị trường.
Thứ ba, giá bán và giá thành sản phẩm: Hiện nay
giá bán sản phẩm của Công ty cổ phần Trúc Thôn
vẫn còn khá cao so với các công ty khác, chỉ đứng
sau công ty cổ phần Cầu Đuống, công ty cổ phần
gang thép Thái Nguyên cho nên trong thời gian
tới công ty phải tìm cách tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh
trong tiêu thụ sản phẩm.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TRÚC THÔN HIỆN NAY
Để khắc phục các ảnh hưởng trên cần thực hiện
các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị
trường và khách hàng
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các
doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong sản xuất
và kinh doanh. Họ sản xuất và cung ứng những
sản phẩm dựa vào nhu cầu thị trường. Những
sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng thì sản phẩm đó tồn tại và đồng nghĩa
với doanh nghiệp đó sẽ tồn tại. Trái lại, những
sản phẩm dù tốt đến đâu mà khách hàng không
thích và ưa chuộng, sản phẩm sẽ bị thất bại và có
thể đưa doanh nghiệp tới chỗ phá sản. Do vậy,
chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nói
chung và chiến lược cạnh tranh thị trường nói
riêng sẽ không thực hiện được, chính vì vậy công
tác nghiên cứu thị trường trở nên vô cùng quan
trọng và không thể thiếu được, nó giúp cho hoạt
động tiêu thụ của các doanh nghiệp trở nên dễ
dàng hơn.
Để thành công trong kinh doanh, Công ty phải
hiểu rõ về thị trường của mình. Phải biết rõ những
đối tượng khách hàng mà công ty phục vụ nhằm
mục đích phục vụ khách hàng của mình được tốt
hơn, điều đó sẽ mang lại hiệu quả cho công ty.
Mặc dù Công ty cũng đã chú ý đến công tác
nghiên cứu thị trường song hoạt động này chưa
mạnh. Vì công ty chưa có phòng chuyên nghiên
cứu thị trường, còn nhiều hạn chế trong việc khai
thác, thu thập, xử lý các thông tin kinh tế. Không
những Công ty phải nghiên cứu trực tiếp khách
hàng của mình mà còn nghiên cứu những người
tiêu dùng các sản phẩm mà khách hàng của côn