Biến đổi khí hậu (BĐKH) là biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập
kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động
bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển hay
trong khai thác sử dụng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008).
Việt Nam đƣợc cho là một trong số mƣời nƣớc trên thế giới chịu tác động lớn nhất
của thiên tai và BĐKH do có bờ biển dài, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và trình độ
phát triển thấp của khu vực nông thôn. Tác động tiêu cực của BĐKH trong thời gian qua
có thể thấy rõ ở những hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán và lụt lội; nắng nóng và
rét đậm, rét hại; mƣa lớn và không có mƣa dài ngày, bão, trƣợt lở Theo WHO, từ năm
1989 đến năm 2011, trung bình mỗi năm ở Việt Nam, có 567 ngƣời chết (kể cả mất tích)
do thảm họa thiên nhiên; thiệt hại khoảng 1,9 tỉ USD tổng sản phẩm quốc nội theo sức
mua GDP. Miền Trung và Tây Nguyên đƣợc cho là những vùng gánh chịu hậu quả nặng
nề nhất của BĐKH. Trong đó, các khu vực đầm phá, ven biển chịu tác động mạnh với
nhiều loại hình thiên tai nhƣ bão, lũ với cƣờng độ mạnh; hạn hán kéo theo xâm nhập
mặn; sạt lở bờ biển và cát bay; hoang mạc hóa Với tất cả những yếu tố đó, “Việt Nam
càng khẳng định là một đất nƣớc dễ bị tổn thƣơng dƣới tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu” (Fortier, 2010).
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30
NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO NGƢỜI
DÂN VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trương Thị Yến
Bộ môn Công tác xã hội, Khoa Lịch sử
Trường Đại học Khoa học Huế
Email: yentruong7@gmail.com
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập
kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động
bên ngoài, hoặc do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển hay
trong khai thác sử dụng đất (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008).
Việt Nam đƣợc cho là một trong số mƣời nƣớc trên thế giới chịu tác động lớn nhất
của thiên tai và BĐKH do có bờ biển dài, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và trình độ
phát triển thấp của khu vực nông thôn. Tác động tiêu cực của BĐKH trong thời gian qua
có thể thấy rõ ở những hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán và lụt lội; nắng nóng và
rét đậm, rét hại; mƣa lớn và không có mƣa dài ngày, bão, trƣợt lởTheo WHO, từ năm
1989 đến năm 2011, trung bình mỗi năm ở Việt Nam, có 567 ngƣời chết (kể cả mất tích)
do thảm họa thiên nhiên; thiệt hại khoảng 1,9 tỉ USD tổng sản phẩm quốc nội theo sức
mua GDP. Miền Trung và Tây Nguyên đƣợc cho là những vùng gánh chịu hậu quả nặng
nề nhất của BĐKH. Trong đó, các khu vực đầm phá, ven biển chịu tác động mạnh với
nhiều loại hình thiên tai nhƣ bão, lũ với cƣờng độ mạnh; hạn hán kéo theo xâm nhập
mặn; sạt lở bờ biển và cát bay; hoang mạc hóa Với tất cả những yếu tố đó, “Việt Nam
càng khẳng định là một đất nƣớc dễ bị tổn thƣơng dƣới tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu” (Fortier, 2010).
1. Khả năng bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu của ngƣời dân vùng đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai
Nằm giữa bờ biển và vùng đất liền của tỉnh Thừa Thiên Huế là đầm phá Tam Giang
– Cầu Hai với chiều dài 25 km, chiều rộng 0,5 – 4 km, diện tích mặt nƣớc khoảng 52km2,
là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam Giang – Cầu Hai đƣợc xem nhƣ là nơi
điều hòa khí hậu giữa hai vùng cát, điều tiết lũ lụt và làm giảm khả năng ngập úng cho
vùng đồng bằng, duy trì nƣớc ngầm vùng đồng bằng ven bờ và vùng cát ven biển, duy trì
nguồn nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân. Tuy nhiên, trong vài thập niên trở lại đây, do tác
động của biến đổi khí hậu nên đã và đang làm biến đổi chất lƣợng nƣớc, suy thoái tài
nguyên thủy sinh vật và giảm đáng kể tính đa dạng sinh học của hệ đầm phá này. Hệ quả
là, cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nơi đây đang bị đe dọa nghiêm trọng về sinh kế, đời
sống bấp bênh và phụ thuộc phần lớn vào đầm phá (khai thác, chế biến thủy sản). Điều
này, càng làm gia tăng thêm tình trạng dễ bị tổn thƣơng của cộng đồng vùng đầm phá
Tam Giang – Cầu Hai.
31
GS.TS.Trần Thọ Đạt và Ths. Vũ Thị Hoài Thu (2012) đã chỉ rõ khả năng bị tổn
thƣơng của sinh kế ven biển trƣớc tác động của BĐKH theo bảng dƣới đây:
Các tác động
của biến đổi khí
hậu
Nguồn lực sinh kế bị ảnh hƣởng Chiến lƣợc sinh kế bị ảnh
hƣởng
Nước biển dâng - Mất đất canh tác do ngập lụt
- Đất nông nghiệp bị nhiễm mặn
- Độ mặn của nƣớc thay đổi, ảnh
hƣởng đến sinh trƣởng của các loại
thủy sản
- Cơ sở hạ tầng hiện tại
- Không thể thực hiện đƣợc hoạt
động trồng trọt trên vùng đất ngập
lụt/nhiễm mặn
- Hoạt động đánh bắt và nuôi
trồng bị ảnh hƣởng
- Các hoạt động nông nghiệp,
thủy sản, du lịch bị ảnh hƣởng
Hạn hán - Đất canh tác bị khô hạn
- Tăng độ mặn của nguồn nƣớc và
nhiệt độ
- Hoạt động trồng trọt bị ảnh
hƣởng do thiếu nƣớc tƣới
- Hoạt động đánh bắt và nuôi
trồng bị ảnh hƣởng
Lũ lụt - Đất bị ngập úng
- Sự di chuyển các loài thủy sản
- Ngọt hóa nguồn nƣớc sử dụng trong
nuôi trồng thủy sản
- Phá vỡ cơ sở hạ tầng hiện tại (đê
điều, thủy lợi, đƣờng xá)
- Hoạt động nông nghiệp, đánh
bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du
lịch bị ảnh hƣởng
Bão, triều cường - Phá vỡ hệ thống đê của các đầm
nuôi trồng thủy sản
- Sự di chuyển các loài thủy sản
- Hoạt động nuôi trồng bị ảnh
hƣởng
- Hoạt động đánh bắt bị ảnh
hƣởng
Bảng 1: Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu1
Để tìm hiểu rõ thêm những nguy cơ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu của cộng đồng
dân cƣ vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá
có sự tham gia của ngƣời dân. Công cụ đánh giá bao gồm bảng hỏi; phiếu phỏng vấn; tổ
chức thảo luận nhóm. Với phƣơng pháp này, ngƣời dân địa phƣơng tự xác định những
yếu tố dẫn đến tình trạng dễ gặp rủi ro, thiệt hại, mất mát khi có thảm họa xảy ra. Đồng
thời, chỉ ra những điểm yếu, điểm thiếu và điểm bất lợi của cộng đồng.
Dƣới đây là bảng tổng hợp những loại hình tổn thƣơng mà ngƣời dân đã và đang phải
đối mặt tại điểm nghiên cứu chúng tôi có đƣợc
Tổn thương vật chất Tổn thương tinh thần
Lụt, bão
Rét đậm, rét hại
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp
Việc đánh bắt thủy sản gần bờ không có hiệu
1
Nguồn: Tổng hợp từ MONRE, DFID và UNDP, 2010; Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2011.
32
Thủy triều lên xuống thất thƣờng, nƣớc dâng
đột ngột
Lƣợng mƣa biến đổi
Cát lấn đất liền
Xâm thực, ngập mặn
Nguồn nƣớc sinh hoạt bị nhiễm mặn và đục
Lạch phá Tam Giang chệch về hƣớng biển,
sâu hơn khoảng 15m.
quả
Nghề nuôi trồng thủy sản phụ thuộc hoàn
toàn vào tự nhiên
Chăn nuôi khó khăn vì nguồn giống không
thể chủ động và nguồn thức ăn khan hiếm
Nhiều dịch bệnh xuất hiện và phát triển
Tăng tỷ lệ hộ nghèo và lao động di cƣ.
Bảng 2: Tổn thương do biến đổi khí hậu của người dân vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Bảng trên cho thấy, những tổn thƣơng về mặt vật chất và tinh thần do BĐKH đã tác
động tiêu cực tới đời sống của cộng đồng dân cƣ vùng đầm phá Tam Giang. Để giải
quyết vấn đề này, cần thiết phải có một chiến lƣợc lâu dài cho việc ứng phó với BĐKH.
2. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của ngƣời dân vùng đầm phá Tam Giang
– Cầu Hai
Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối với toàn nhân loại, ảnh hƣởng
sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu. Là một trong những nƣớc
chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý
nghĩa sống còn (Chiến lƣợc Quốc gia về biến đổi khí hậu, 2011). Để xây dựng các giải
pháp ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả, cần phải tính đến năng lực ứng phó của
cộng đồng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của BĐKH.
Cộng đồng dân cƣ vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có cuộc sống chủ yếu lệ
thuộc vào nông và ngƣ nghiệp, với trình độ học vấn và địa vị kinh tế thấp. Trƣớc những
tác động tiêu cực của BĐKH tới cuộc sống sinh hoạt, ngƣời dân thƣờng rất lúng túng
trong việc tìm cách khắc phục. Khi các nguồn sinh kế tại địa phƣơng bị đe dọa bởi
BĐKH nhƣ đất nông nghiệp bị thu hẹp, nguồn thủy sản cạn kiệt, ô nhiễm môi
trƣờnghọ thƣờng chọn những giải pháp mang tính tạm thời để thích ứng. Có thể thấy
rõ điều này qua bảng dƣới đây:
Những biến động về sinh kế do ảnh
hưởng của BĐKH
Thay đổi để thích ứng với BĐKH
- Sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng
thủy sản không có năng suất
- Mƣa bão đột ngột
- Hạn hán, không có nƣớc để trồng
lúa
- Nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm
hạn chế
- Nguồn nƣớc sinh hoạt bị nhiễm
mặn
- Rời quê hƣơng để đi làm thêm: xuất khẩu lao
động, buôn bán nhỏ lẻ, công nhân trong các nhà
máy, giúp việc gia đình
- Thu hoạch thủy sản sớm hơn để tránh tổn thất
- Bỏ hoang hoặc chuyển sang trồng dƣa hấu ở
một số ruộng phù hợp.
- Dự trữ rơm rạ nhƣng không biết cách bảo quản
trong điều kiện thời tiết bất thƣờng
- Chƣa có cách xử lý triệt để
Bảng 2: Giải pháp thích ứng với BĐKH của người dân vùng đầm phá Tam Giang – Cầu
Hai
33
Nhận thức rõ những hạn chế của ngƣời dân trong việc thích ứng với BĐKH, trong
những năm qua, chính quyền địa phƣơng phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức
dân sự xã hội đóng trên địa bàn và ngƣời dân thực hiện các dự án nhằm tăng cƣờng năng
lực cho cộng đồng ứng phó với BĐKH. Hiệu quả từ hoạt động của các dự án có thể thấy
đƣợc qua những vƣờn cây ngập mặn đã đƣợc nhân rộng ở một số địa phƣơng của vùng
đầm phá; các khu bảo vệ thủy sản đƣợc thành lập và đi vào hoạt động; một số chi hội
nghề cá cơ sở đƣợc tập huấn và nâng cao năng lực về nghiệp vụĐiều đó cho thấy năng
lực ứng phó với BĐKH của ngƣời dân vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đang dần cải
thiện. Tuy nhiên, để ngƣời dân thật sự chủ động trong việc thích ứng với BĐKH, đòi hỏi
phải có sự tập hợp các nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, sức mạnh của cả cộng đồng.
3. Một số giải pháp nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngƣời
dân vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH là vấn đề quan trọng mà nhiều quốc
gia đang hƣớng tới hiện nay. Một trong những giải pháp đang đƣợc các nƣớc trên thế giới
áp dụng đó là xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH. Đây không chỉ là một
biện pháp hiệu quả mà còn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì cơ chế hoạt
động và định hƣớng của phƣơng pháp này phù hợp với điều kiện văn hóa của mỗi địa
phƣơng, chi phí không cao nên sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần vào sự phát
triển bền vững của cộng đồng. Để giải pháp phát huy hiệu quả tối đa, cần thiết phải nâng
cao năng lực ứng phó với BĐKH cho cộng đồng.
3.1. Nâng cao nhận thức và kỹ năng về biến đổi khí hậu
Một trong những nguyên nhân tác động đến hiện tƣợng BĐKH là do hoạt động của
con ngƣời. Những thói quen gây hại đến môi trƣờng nhƣ khai thác cạn kiệt tài nguyên, xả
rác bừa bãi, sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi trồngđã đẩy nhanh hơn quá trình biến
đổi trạng thái khí hậu. Điều này, xuất phát từ nhận thức chƣa đúng đắn về bảo vệ môi
trƣờng của ngƣời dân. Để thay đổi hành vi, trƣớc hết cần thay đổi nhận thức. Nâng cao
nhận thức về BĐKH cho ngƣời dân là yếu tố quan trọng trong việc tăng cƣờng năng lực
ứng phó với BĐKH cho cộng đồng. Đó cũng là một nhiệm vụ đƣợc nhấn mạnh trong
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Các biện pháp có thể thực hiện đó
là tuyên truyền, giáo dục, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH. Giáo dục nâng
cao nhận thức nên tập trung vào các nội dung cơ bản về BĐKH nhƣ: Sự nóng lên toàn
cầu; xâm nhập mặn; nƣớc biển dâng; ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế của
ngƣời dân; kỹ thuật nuôi trồng các giống mới phù hợp với điều kiện địa phƣơngthông
qua các hình thức tập huấn, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm. Hoạt
động tuyên truyền nên có các tờ rơi, poster, ápphích về những tác động do BĐKH tại
các nơi công cộng, đông dân cƣ nhƣ chợ, ủy ban nhân dân xã, các trƣờng họcĐƣa kiến
thức về BĐKH vào các chƣơng trình phát thanh định kỳ của xã, thôn, xóm. Bên cạnh đó,
cần tăng cƣờng thêm thông tin và khả năng dự báo về BĐKH cho ngƣời dân; diễn tập
phòng chống lụt bão; giáo dục kỹ năng ứng phó với BĐKH nhƣ kỹ năng tìm kiếm cứu
nạn, cứu hộ, kỹ năng bơi lội cho trẻ em, kỹ năng phòng chống thiên tai
Nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với BĐKH nên tập trung vào tất cả các đối
tƣợng ngƣời dân, nhất là với thế hệ trẻ.
3.2. Chuyển đổi mô hình sinh kế
34
Chuyển đổi mô hình sinh kế nhằm tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ, tăng thu nhập
cho ngƣời dân, hạn chế sự di cƣ lao động và giảm thiểu thành phần tham gia vào các
nghề mang tính hủy diệt môi trƣờng. Đồng thời, đảm bảo tính ổn định về kinh tế, bền
vững về môi trƣờng và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên của cộng đồng. Một số sinh kế
áp dụng phù hợp với vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là mô hình nuôi sinh thái:
Nuôi tôm sú kết hợp với cá kình và rong câu chỉ vàng; nuôi tôm sú kết hợp với cá rô phi;
mô hình nuôi cá lồng; mô hình chuômCác mô hình sinh kế này nhằm đa dạng hóa
ngành nghề cho ngƣời dân và giảm áp lực khai thác xuống đầm phá.
Tuy nhiên, không thể tập trung toàn bộ cộng đồng vào chung một mô hình sinh kế
mà nên đa dạng hóa các loại hình sinh kế khác nhau phù hợp với điều kiện của mỗi hộ
gia đình. Cần nhấn mạnh đến các sinh kế ngoài ngƣ nhƣ trồng nấm rơm, trồng rau xanh
trên giàn cao, trồng các cây lâm nghiệp (dƣơng, thông) hay cây công nghiệp (điển hoa
vàng, keo lá tràm), rừng ngập mặn vừa tạo ra môi trƣờng xanh tƣơi, vừa chống lại các
yếu tố bất lợi của môi trƣờng nhƣ chắn cát bay, chống nhiễm mặn, đồng thời, tạo thêm
thu nhập cho ngƣời dân.
Việc chuyển đổi mô hình sinh kế cho cộng đồng đầm phá cần phải thực hiện theo
một lộ trình cụ thể, trong đó, đặt vai trò của cộng đồng làm trung tâm. Các yếu tố quan
trọng ảnh hƣởng đến tính bền vững của các sinh kế là mức độ khả thi của mô hình, khả
năng thực hiện của địa phƣơng. Bởi vậy, cần phải cung cấp đầy đủ thông tin, tập huấn, thí
điểm thực hiện cho ngƣời dân. Song song với điều đó là các hoạt động giám sát, đánh
giá, rút kinh nghiệm của chính quyền địa phƣơng/tổ chức thực hiện.
3.3. Bổ sung chính sách an sinh xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương
Một số nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng dƣới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
bao gồm nhóm ngƣời nghèo, nhóm dân tộc thiểu số, nhóm ngƣời sinh sống phụ thuộc vào
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhóm phụ nữ và trẻ em. Những nhóm đối tƣợng này
đều thiếu những nguồn lực để tự thích ứng với BĐKH nhƣ tài chính, năng lực, kiến thức
và kỹ năngChính những yếu tố này khiến họ phải đối mặt với những khó khăn và thách
thức trong việc ứng phó với BĐKH so với những nhóm đối tƣợng khác trong xã hội. Bởi
vậy, việc xây dựng những chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tƣợng dễ bị tổn
thƣơng trƣớc vấn đề BĐKH là một nhu cầu cần thiết. Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội
của Việt Nam đã có thêm một số chính sách nhƣ bảo hiểm mùa màng, quỹ cộng đồng
nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngƣời dân khi đối mặt với các thiên tai nhƣng chủ yếu là hình
thức tự nguyện. Do đó, để đảm bảo an sinh cho nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng dƣới tác
động của BĐKH, cần khuyến khích họ tham gia vào hệ thống bảo hiểm và hơn hết tăng
cƣờng các chƣơng trình và chính sách trợ giúp xã hội dành cho nhóm đối tƣợng này.
Tóm lại, BĐKH là một vấn đề phức tạp, khó kiểm soát và không thể giải quyết trong
thời gian ngắn do những biến cố và thay đổi khó dự đoán trong tƣơng lai. Vì thế, việc
thích ứng với BĐKH là một giải pháp mang tính chiến lƣợc nhằm giảm thiểu những tác
động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc nâng cao năng lực
ứng phó với BĐKH cho cộng đồng là việc làm cần thiết để tăng tính chủ động cho ngƣời
dân trong việc thích ứng với BĐKH.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (đƣợc thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008).
2. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu, 2012, “Biến đổi khí hậu và sinh kế vùng biển”,
Diễn đàn Phát triển Việt Nam, Hà Nội.
3. Võ Văn Phú, 2000, “Tổng quan về một số yếu tố môi trường và đa dạng sinh học
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, Hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế.
4. Trƣơng Quang Học (chủ biên), 2011, “Hỏi và đáp về biến đổi khí hậu”, Trung tâm
Phát triển nông thôn bền vững, Hà Nội.
5. Fortier, Franois (2010), “Taking climate change: A procedural critique of
Vietnam’s climate change strategy”, Asia Pacific Viewpoint.