Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP WTO  DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DNNN CỦA VIỆT NAM CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VỊ THẾ DNNN CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP WTO

doc20 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay toàn kinh tế đang trở thành xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập và gia nhập tổ chức thương mại WTO nói riêng sẽ tạo cho nền kinh tế nước ta có xu hướng mở, để đón nhận sự cạnh tranh gay gắt, bên cạnh thuận lợi thì chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là yêu cầu phát triển để cạnh tranh đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là rất lớn. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào, như thế nào để nang cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình ra nhập tổ chức thế giới WTO. Đó chính là nguyên nhân mình chọn đề tài: "Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO". CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP WTO ( DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1. Khái niệm hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế theo quan điểm thông thường được hiểu là quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương và đa phương toàn cầu ngày nay đa dạng hơn cao hơn, đồng bộ hơn trong các lĩnh vực kinh tế quốc gia và kinh tế quốc tế. Theo quan điểm rộng rãi thì hội nhập kinh tế là: sự gắn kết của một nước và các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo quy định chung của khối. 2. Tính tất yếu của hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có sự tự do hoá thương mại được xem là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho mỗi quốc gia, đa số các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh nền kinh tế của mình theo hướng mở cửa, giảm và hơn nữa là tháo rỡ các rào cản thương mại làm cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá và lưu thông các nhân tố sản xuất ngày càng thuận lợi hơn, để tránh bị rơi vào tình trạng tụt hậu hầu hết các nước trên thế giới ngày càng nỗ lực hội nhập vào xu thế chung để tăng cường sức mạnh kinh tế. Hiện nay xu thế hoà bình, hợp tác để cùng phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và các nước trên thế giới, các nước này đều có môi trường hoà bình, ổn định và thực hiện chính sách mở cửa các nền kinh tế ngày càng gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các thể chế đa phương trên thế giới và khu vực có vai trò ngày càng tăng cùng với sự phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự lực của các dân tộc. Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại, cuộc cách mạng KTKT đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ những tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là lĩnh vực thông tin đã đưa các quốc gia tiến lại gần nhau hơn dần đến sự hình thành của mạng lưới toàn cầu, trước biến đổi to lớn về khoa học công nghiệp này, tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và dỡ bỏ hàng rào thuế quan làm cho việc trao đổi hàng hoá, di chuyển vốn, lao động và các kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế mở rộng và phát triển. 3. Mục tiêu của WTO Tiếp tục kế thừa những mục tiêu nêu ra trong lời nói đầu của CĐTT là: nâng cao đời sống nhân dân ở các nước thành viên đảm bảo việc làm và tăng trưởng kinh tế, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Đồng thời WTO còn thực hiện thêm 3 mục tiêu sau: - Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá, dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, đảm bảo cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém phát triển được hưởng lợi ích thực sự từ tăng trưởng thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nâng cao mức sống tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. 4. Chức năng của WTO Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương, giám sát, tạo thuận lợi, kể cả việc định giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế. - Tạo điều kiện cho việc tiến hành các vòng đàm phán đa phương trong khuôn khổ WTO hoặc theo quyết định của hội nghị cấp bộ trưởng. - Thực hiện giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương. - Là cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên, thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO. - Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ngân hàng thế giới (WB) trong việc hoạch định chính sách, dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu. 5. Cơ cấu tổ chức của WTO WTO được điều hành bởi các nước thành viên, tất cả các quyết định đều do các nước thành viên đưa ra thông qua nguyên tắc đồng thuận, về vấn đề này quyền hạn của WTO còn do ban giá đốc hoặc 1bộ phận đứng đầu như ở tổ chức quốc tế khác như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay ngân hàng thế giới (WB), do vậy khi có quyết định với chính sách của 1 quốc gia thì đó là kết quả của quá trình đàm phán giữa các nước thành viên, lợi ích của nguyên tắc này hiển nhiên là các quyết định sẽ đảm bảo lợi ích cho tất cả các nước thành viên, nhưng việc đạt được nhất trí của 148 nước là 1 quá trình lâu dài. 6. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân Nếu nhìn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và những đóng góp của doanh nghiệp nhà nước hiện nay thì rõ ràng doanh nghiệp nhà nước đang có vai trò hết sức quan trọng trọng trong nền kinh tế nước ta. Thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau: - Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch, hầu hết các doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhà nước trong các ngành xây dựng (giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng) cơ khí, chế tạo, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, phát dầu điện, dầu khí, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô… sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản xuất khẩu chiếm thị trường áp đảo trong huy động vốn và cho vay. Phần của doanh nghiệp nhà nước trong GDP chiếm tỷ trọng năm 1992: 40,2%, năm 1996: 39,9%, năm 1998: 41,2%, năm 2000: 39,5%. Cụ thể tỷ trọng phần doanh nghiệp nhà nước trong số ngành như sau:80% công nghiệp khai thác, trên 60% công nghiệp chế biến, 99% công nghiệp điện - gaz - dầu khí, cung cấp nước, trên 82% vân chuyển hàng hoá, 50% vận chuyển hành khách,…74% thị phần đối với nền kinh tế. - Các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc điều tiết cung cầu, ổn định giá cả, chống lạm phát, ổn định tỷ giá, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường. - Doanh nghiệp nhà nước chiếm 1 phần rất quan trọng trong XNK, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ tỷ trọng tuyệt đối trong hoạt động XNK, riêng công nghiệp năm 1999 đã xuất khẩu được 6,17 tỷ USD (chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước) chiếm gần 54% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế tổng công ty lương thực miền Nam xuất khẩu, gạo chiếm tỷ trọng 60 - 70% so với cả nước, năm 2000 doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 50 % kim ngạch xuất khẩu. - Doanh nghiệp nhà nước đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước. - Trong khi nhà nước không dư vốn, ngân sáchcấp vốn lưu động cho kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo quy định thì nhiều doanh nghiệp đã tiết kiệm, hình thành vốn tự bổ sung, năng động tìm nguồn vốn bên ngoài, bao gồm vốn vay của các tổ chức tín dụng và vay cùng nhân viên doanh nghiệp. - Trong lúc các thành phần kinh tế chưa vươn lên được thì doanh nghiệp nhà nước là đối tác chính trong liên doanh liên kết với bên nước ngoài, chiếm 98% dự án liên doanh với nước ngoài, đồng thời doanh nghiệp nhà nước cũng thực hiện được các hạ tầng kỹ thuật cần thiết đẻ thu hút các doanh nghiệp có vốn trong nước và nước ngoài đầu tư. - Doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật, là một trong những nhân tố có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chuyển từ thiếu sang đáp ứng được nhu cầu cơ bản nông sản, thực phẩm chất lượng ngày càng cao của nhân dân và có phần xuất khẩu chủ yếu thông qua xây dựng các đường giao thông huyết mạch, cung cấp giống cây con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển công nghiệp chế biến… 5. Những thuận lợi khi Việt Nam trở thành thành viên WTO 5.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam được hưởng ưu đãi trong hoạt động thương mại quốc tế: trong quá trình tồn tại GAT/WTO đã thực hiện các vòng đàm phán nhằm tạo điều kiện cho tự do hoá thương mại trên cơ sở quy chế tối hậu giữa các quốc gia thành viên. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi và công nhân dồi dào, Việt Nam có cơ hội tận dụng những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh đặc biệtlà các ngành nông nghiệp dệt may, theo hiệp định dệt may của WTO (ACT) đến đầu 2005 các nhà nước thành viên phải hoàn toàn xoá bỏ các hạn chế nghạch đối với hàng dệt may. Nếu vào thời điểm đó Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì triển vọng xuất khẩu dệt may là rất lớn. Tiến hành thương mại không có phân biệt đối xử: nguyên tắc không phân biệt đối xử còn biết đến dưới tên gọi "nguyên tắc đãi ngộ quốc gia". Hiện nay do Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên trong buôn bán với các nước là thành viên của WTO, các nước này có thể giành quy chế đối xử gây bất lợi đối với Việt Nam. Cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương, một số mặt hàng của Việt Nam đã có năng lực cạnh tranh trên một số thị trường như gạo, cà phê, thuỷ sản, dệt may. Khi đó các quốc gia thành viên WTO như Hoa kỳ, EU, Ca na đa… đưa ra lý do phân biệt đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như các vụ kiện bán phá giá với cá basa ở Hoa kỳ và bán bật lửa ở Châu âu. Trong việc giải quyết các vụ tranh chấp này Việt Nam không được hưởng quy chế tranh chấp như các quốc gia thành viên WTO. Gia nhập WTO là do động lực cho các cải cách môi trường kinh doanh trong nước. Để trở thành thành viên của WTO, thì các quốc gia nộp đơn xin gia nhập đều phải minh bạch hoá các chính sách kinh tế, đặc biệt là: Chính sách thương mại . Kể từ khi Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành một số biện pháp cải cách như: - Mở rộng quyền kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nếu như trước năm 1998, chỉ có các doanh nghiệp có giấy phép xuất nhập khẩu mới được tham gia ngoại thương thì bỏ từ ngày 1-9-2001 bất kỳ doanh nghiệp nào có đăng ký kinh doanh thì đều có quyền xuất nhập khẩu. Chính phủ ban hành quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2005, trong đó bãi bỏ hạn ngạch và quản lý nhập khẩu thông qua đầu mối đối với gạo và phân bón, bãi bỏ giấy phép nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng như xi măng, thép, dầu thực vật… - Về đầu tư nước ngoài: đây là lĩnh vực đang được hoàn thiện với các cải cách về thủ tục cấp giấy phép đầu tư, giảm yêu cầu về tỉ lệ kết hối ngoại tệ, tăng cường ưu đãi. Ngày 17/5/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 62/2002/QĐ-TTg ban hành dự án danh mục quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001-2005 với muc tiêu thu hút vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp vàonăm 2002. - Về quyền sở hữu trí tuệ: Việt Nam đã cam kết về chương trình hành động thực hiện hiệp định về vấn đề thương mại có liên quan đến sở hữu trítệ (TRíP) và tham gia vào công ước quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ như: công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Hiệp ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, công ước thành lập tổ chức sở hữu trí tuệ. Tham gia WTO khuyến khích năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, khi thực hiện cam kết giảm hàng rào thuế quan và các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, doanh nghiệp trong nước sẽ phải nỗ lực cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất để cạnh tranh với doanh nghiệp và sản phẩm từ nước mà không còn gặp phải thuế quan bảo hộ. Đối với toàn bộ nền kinh tế, khi tham gia sâu hơn vào hoạt động thương mại quốc tế, những ngành lợi thế cạnh tranh dựa trên khai thác các nguồn lực tự nhiên sẽ giảm dần vai trò mà thay thế vào đó là các ngành dựa trên vốn, công nghệ để tạo ra giá trị gia tăng. 5.2. Đối với doanh nghiệp Tăng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam: Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO cho phép các doanh nghiệp đưa sản phẩm tới thị trường của khoảng 150 quốc gia trên thế giới với mức thuế suất thấp và không có biến động. Thêm nữa các quy chế trong thương mại quốc tế WTO ngày càng trở nên ưu đãi cho các quốc gia thành viên là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Việc tiếp cận các nhà cung cấp nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho phát triển trong nước. Xét dưới góc độ nhập khẩu các doanh nghiệp trong nước không chỉ nhận được nguồn nguyên liệu với giá rẻ hơn mà điều quan trọng là các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận với nhiều đối tác từ nhiều quốc gia do đó có cơ hội lựa chọn yếu tố đầu vào với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó một số nhà cung cấp dịch vụ hỗ trrợ kinh doanh như bảo hiểm, vận tải, tư vấn pháp luật. 6. Những thách thức Việt Nam trở thành viên WTO 6.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế Bảo vệ các ngành trong nước: Đối với bất kì nền kinh tế nào, việc duy trì các ngành sản xuất trong nước có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế cũng như xã hội. Về mặt kinh tế: sự phát triển các ngành tạo điều kiện duy trì sự phát triển cân đối giữa vùng, lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Về mặt xã hội: các ngành sản xuất trong nước là cơ sở duy trì việc làm cho nhân dân, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nên khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp trong nước còn hết sức thấp. Trong khi đó việc gia nhập WTO là thực hiện cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tạo điều kiện cho tự do hoá thương mại và đầu tư. - Các điều kiện mở cửa thị trường, ngày càng chặt chẽ hơn nên nền kinh tế chịu nhiều sức ép hơn. Kinh nghiệm cho thấy các quốc gia mới gia nhập WTO thường chịu những điều kiện cao hơn so với các quốc gia đã là thành viên ở cùng trình độ phát triển. Trung Quốc phải duy trì mức trợ cấp cho nông sản dưới 8,5% tổng sản lượng nông nghiệp. Mức thuế cam kết của các mới gia nhập ngày càng thấp hơn so với mức thuế mới cam kết của các quốc gia thành viên. Ngoài ra sau vòng đô-ha một số nội dung mở cũng được đưa vào đàm phán gia nhập như: vấn đề thương mại với môi trường. Vấn đề thương mại với điều kiện lao động, vấn đề sở hữu trí tuệ với liên quan tới sức khoẻ cọng đồng như thuốc chữa bệnh. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DNNN CỦA VIỆT NAM 1. Những tồn tại yếu kém về hoạt động của DNNN DNNN đang có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhưng hiệu quả hoạt động của DNNN còn thấp, một số mặt còn có phần giảm sút, đang là một vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay khu vực doanh nghiệp nhà nước được gao sử dụng một khối lượng lớn tài sản cố định của nền kinh tế, được giao khai thác sử dụng 100% các tài nguyên tập trung có quy mô lớn và hầu hết các tài nguyên quý thuận lợi về địa điểm, nhất là ở các đô thị. Sử dụng 85% vốn tín dụng ưu đãi trong nước, khoảng 80% dư nợ cho vay của ngân hàng ngoại thương, xấp xỉ 80% dư nợ cho vay của ngân hàng đầu tư và 62% của ngân hàng công thương, một bộ phận lớn vốn ODA ch phát triển ngành điện và một số lĩnh vực sản xuất, sử dụng phần lớn lực lượng lao động do nhà nước đào tạo, gồm các cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao và các cơ sở nghiên cứu ứng dụng lớn của đất nước, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, nhà nước và các đoàn thể, một số trường hợp được miễn giảm thuế, khoanh nợ, giảm nợ, xoá nợ khi gặp khó khăn. Nhưng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp và một số mặt có phần giảm sút ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của doanh nghiệp và hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước những năm 1996-1999 giảm: năm 1996: 11,2%; năm 1997: 9,7%; năm 1998: 9,1%; năm 1999: 9,2%. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của DNNN địa phương rất thấp (năm 1998 của DNNN trung ương là 13% của DNNN địa phương là 6,4%). Năm 1999 tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty máy động lực và máy nông nghiệp 3%/năm, của ngành dệt, sợi 1,57%/năm của công ty công nghiệp tàu thuỷ năm 1998 là 3,9%; năm 1999 là 1,9%; của DNNN thuộc thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 là 9,3%; năm 1999 là 7,13%; của DNNN thuộc thành phố Hải Phòng năm 1998 là 7,8%; năm 1999 là 4,74%. Số DNNN thua lỗ còn lớn và ngày một tăng, hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, mặc dù nhà nước đã có các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như cấp bổ xung vốn, chuyển nợ thành vốn ngân sách cấp, cho giảm khấu hao tài sản cố định, hỗ trợ lãi suất, cho khoanh nợ. Theo tổng hợp của Bộ Tài chính từ các doanh nghiệp, số doanh nghiệp nhà nước có lãi năm 1996 là 78%; năm 1997 là 77%; năm 1998 và năm 1999 là 70%. Số doanh nghiệp nhà nước bị lỗ năm 1996 là 21%; năm 1997 là 17%; năm 1998 là 25%; năm 1999 là 17% tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước địa phương. - Phần lớn các cơ sở có công nghệ lạc hậu, 805 công nghệ lạc hậu so với các nước, vài ba chục năm thậm chí là50 năm, đổi mới thiết bị rất chậm. Riêng trong công nghiệp 10 năm qua đầu tư đổi mới công nghệ từ 15-18% giá trị tài sản cố định, nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước lại tiếp tục nhận thiết bị, công nghệ lạc hậu, đến giữa năm 1999 chỉ có 70 DNNN được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO-9000. Đến tháng 5 năm 2001 có 236 DNNN được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000 trong tổng số 400 doanh nghiệp được cấp. Nhìn chung chất lượng và giá cả của nhiều hàng hoá sản xuất trong nước còn kém sức cạnh tranh, nguy cơ trên thị trường trong nước, các mặt hàng thường có giá thành cao hơn mặt hàng nhập khẩu cùng loại. Sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại quốc doanh yếu hơn và có chiều giảm sút so với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khả năng cạnh tranh trong ngành du lịch thấp. Tình trạng nợ nần khó trả rất lớn, đang là một gánh nặng đối với DNNN, hạn chế sức cạnh tranh, ảnh hưởng xấu đến phát triển và việc cổ phần hoá doanh nghiệp. Số lao động dôi dư lớn đang là vấn đề hết sức khó khăn, hạn chế hiệu quả và quá trình sắp xếp cổ phần hoá DNNN. Trong số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động bình thường có lãi, số biên chế ở nhiều nơi còn cao so với nhu cầu. Biên chế của DNNN thường cao hơn hẳn so với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng ngành nghề, cùng công suất, mặt khác DNNN còn thiếu lao động trẻ có trình độ lành nghề và kĩ thuật cao. Việc sắp xếp lại các DNN chưa thực sự triệt để, nhiều DNNN yếu kém, thua lỗ triển miên, mất hết vốn vẫn không xử lý, chủ yếu là sát nhập hợp nhất. Quy mô của các doanh nghiệp hiện nay còn nhỏ bé, bình quân mỗi doanh nghiệp có 22 tỷ đồng vốn nhà nước. DNNN chưa thực sự được cơ cấu để tập trung hơn vào những ngành và lĩnh vực then chốt, nhất là những ngành công nghiệp cơ bản, vẫn còn dàn trải trong hầu hết các ngành và lĩnh vực kể cả những hoạt động sản xuất,kinh doanh nên để cho nhân dân đầu tư. 2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm 2.1. Giá thành sản phẩm cao Giá thành sản phẩm cao là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng cạnh tranh của các DNNN và khiến cho các doanh nghiệp mất dần lợi thế trong những nhóm mặt hàng vốn có lợi thế so sánh như trong
Tài liệu liên quan