Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu cho thấy nạo hạch chậu rộng trong ung thư bàng quang giúp tăng tỉ lệ sống còn trên những bệnh nhân ung thư bàng quang. Mục tiêu: Trình bày kinh nghiệm ban đầu về nạo hạch chậu rộng trong cắt bàng quang tận gốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tất cả những ca nạo hạch chậu rộng khi cắt bàng quang tận gốc tại khoa niệu A bệnh viện Bình Dân. Ranh giới trên của nạo hạch chậu rộng là nơi chia đôi của động mạch chủ bụng, ranh giới bên là dây thần kinh sinh dục đùi, ranh giới dưới là động mạch mũ đùi, ranh giới sau là bó mạch hạ vị cùng với hố bịt và những hạch trước xương cùng. Chúng tôi cố gắng nạo và đánh giá mô học tất cả những hạch theo chín nhóm phân theo vị trí giải phẫu. Kết quả và bàn luận: Từ tháng 12/2011 đến 05/2012, chúng tôi đã thực hiện chín trường hợp cắt bàng quang kèm nạo hạch chậu rộng. Tám bệnh nhân thực hiện thành công, thời gian nạo hạch trung bình 95 phút (80 – 120), máu mất trung bình trong lúc nạo hạch 85mL (50 – 150). Có một bệnh nhân phải truyền máu và ngưng nạo hạch do chảy máu. Kết luận: Chúng tôi nghĩ nạo hạch chậu rộng nên được thực hiện trên tất cả những bệnh nhân cắt bàng quang tận gốc do ung thư bàng quang nhằm cải thiện tỉ lệ sống còn sau mổ. Phẫu thuật có thể được thực hiện rộng rãi bởi những phẫu thuật viên kinh nghiệm trong cắt bàng quang tận gốc.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nạo hạch chậu rộng trong cắt bàng quang tận gốc - Những kinh nghiệm ban đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 146
NẠO HẠCH CHẬU RỘNG TRONG CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC -
NHỮNG KINH NGHIỆM BAN ĐẦU
Nguyễn Văn Ân*, Phạm Hữu Đoàn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu cho thấy nạo hạch chậu rộng trong ung thư bàng quang giúp tăng tỉ lệ sống
còn trên những bệnh nhân ung thư bàng quang.
Mục tiêu: Trình bày kinh nghiệm ban đầu về nạo hạch chậu rộng trong cắt bàng quang tận gốc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tất cả những ca nạo hạch chậu rộng khi cắt
bàng quang tận gốc tại khoa niệu A bệnh viện Bình Dân. Ranh giới trên của nạo hạch chậu rộng là nơi chia đôi
của động mạch chủ bụng, ranh giới bên là dây thần kinh sinh dục đùi, ranh giới dưới là động mạch mũ đùi, ranh
giới sau là bó mạch hạ vị cùng với hố bịt và những hạch trước xương cùng. Chúng tôi cố gắng nạo và đánh giá
mô học tất cả những hạch theo chín nhóm phân theo vị trí giải phẫu.
Kết quả và bàn luận: Từ tháng 12/2011 đến 05/2012, chúng tôi đã thực hiện chín trường hợp cắt bàng
quang kèm nạo hạch chậu rộng. Tám bệnh nhân thực hiện thành công, thời gian nạo hạch trung bình 95 phút (80
– 120), máu mất trung bình trong lúc nạo hạch 85mL (50 – 150). Có một bệnh nhân phải truyền máu và ngưng
nạo hạch do chảy máu.
Kết luận: Chúng tôi nghĩ nạo hạch chậu rộng nên được thực hiện trên tất cả những bệnh nhân cắt bàng
quang tận gốc do ung thư bàng quang nhằm cải thiện tỉ lệ sống còn sau mổ. Phẫu thuật có thể được thực hiện
rộng rãi bởi những phẫu thuật viên kinh nghiệm trong cắt bàng quang tận gốc.
Từ khóa: Nạo hạch chậu rộng; Ung thư bàng quang; Cắt bàng quang tận gốc.
ABTRACT
EXTENDED PELVIC LYMPHADENECTOMY IN RADICAL CYSTECTOMY – OUR INITIAL
EXPERIENCES
Nguyen Van An, Pham Huu Doan
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 146 - 150
Background: Previous studies demonstrated positive correlation between postoperative survival and the
extent of pelvic lymphadenectomies in patients with bladder cancer.
Purpose: This study is aimed to present initial experiences of the authors about extended pelvic
lymphadenectomy in radical cystectomy.
Objective and method: This is a retrospective study of all cases extended pelvic lymphadenectomy at the
Department of Urology A of Binh Dan hospital. Cranial border of the extended lymphadenectomy was the level of
the aortic bifurcation, lateral borders were the genitofemoral nerve (both sides), and caudal borders were
circumflex iliac veins, posterior borders were hypogastric vessels including obturator fossa as well as presacral
lymph nodes. We made effort to excise and examine microscopically all lymph nodes from 9 well-defined
anatomical locations.
Result and discussion: Between December 2011 and May 2012, we performed 9 radical cystectomies with
extended pelvic lymphadenectomies. Eight patients were successfully performed: mean operative time was 95
* Khoa Niệu A, bệnh viện Bình Dân Tp.HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Ân. ĐT: 0908163284. Email: vanan63@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 147
minutes (80 – 120), mean blood loss during lymphadenectomy was 85 mL (50 – 150). One patient need to get
blood transfusion and had to stop lymp dissection because of bleeding.
Conclusion: We recommend extended pelvic lymphadenectomy to all patients undergoing radical
cystectomy for bladder cancer to improve postoperative survival. The operation can be routinely conducted in
clinical practice by expert urologists for radical cystectomy.
Keyword: Extended pelvic lymphadenectomy; Bladder cancer; Radical cystectomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư bàng quang là một trong những
ung thư thường gặp nhất của hệ tiết niệu, 20 –
40% trường hợp đã hoặc sẽ xâm lấn lớp cơ(12).
Cắt bàng quang và nạo hạch là điều trị tiêu
chuẩn của ung thư bàng quang xâm lấn lớp cơ
chưa di căn xa(4,13). Đã có nhiều nghiên cứu cho
thấy nạo hạch chậu rộng trong ung thư bàng
quang giúp tăng tỉ lệ sống còn trên những bệnh
nhân ung thư bàng quang, nếu so sánh với các
bệnh nhân chỉ nạo hạch chậu bịt(5,11).
Di căn hạch được tìm thấy trong 20 – 25%
những bệnh nhân cắt bàng quang tận gốc và nạo
hạch chậu, nó là yếu tố tiên lượng quan trọng
nhất trên những bệnh nhân này, tiên đoán sự
giảm có ý nghĩa thống kê tỉ lệ sống không tái
phát bệnh và tỉ lệ sống còn toàn bộ so với những
bệnh nhân không di căn hạch(10). Trên những
bệnh nhân hạch âm tính, tổng số hạch bạch
huyết được nạo và sự mở rộng giải phẫu của
việc nạo hạch đều là thước đo hữu ích trong
việc đánh giá sự mở rộng thích hợp của phẫu
thuật và kết quả tiên lượng. Trên những bệnh
nhân hạch dương tính, số lượng hạch lấy đi và tỉ
lệ hạch dương tính đều là những yếu tố tiên
lượng độc lập cho sự tái phát và sống còn [4].
MỤC TIÊU
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên tiền cứu
gần đây về hiệu quả lâm sàng của hóa trị tân hỗ
trợ cùng cắt bàng quang(3) cho thấy yếu tố phẫu
thuật bao gồm nạo hạch và kinh nghiệm của
phẫu thuật viên có vai trò quan trọng lên kết
quả điều trị và tỉ lệ sống còn(7). Chúng tôi thực
hiện nghiên cứu nhằm trình bày kinh nghiệm
ban đầu về nạo hạch chậu rộng trong cắt bàng
quang tận gốc tại khoa niệu A bệnh viện Bình
Dân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả những bệnh nhân ung thư bàng
quang có chỉ định cắt bàng quang tận gốc tại
khoa Niệu A bệnh viện Bình Dân từ tháng
12/2011 đến 05/2012.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu tất cả những ca nạo
hạch chậu rộng khi cắt bàng quang tận gốc tại
khoa niệu A bệnh viện Bình Dân. Ranh giới trên
của nạo hạch chậu rộng là nơi chia đôi của động
mạch chủ bụng, ranh giới bên là dây thần kinh
sinh dục đùi, ranh giới dưới là động mạch mũ
đùi, ranh giới sau là bó mạch hạ vị cùng với hố
bịt và những hạch trước xương cùng. Chúng tôi
cố gắng nạo và đánh giá mô học tất cả những
hạch theo chín nhóm phân chia theo vị trí giải
phẫu.
Hạch chậu ngoài: Giới hạn bởi nơi chia của
động mạch chậu chung – sàn chậu – thần kinh
sinh dục đùi và động mạch chậu ngoài.
Hạch bịt: Giới hạn bởi nơi chia của động
mạch chậu chung – sàn chậu – động mạch chậu
ngoài và dây thần kinh bịt.
Hạch chậu trong: Giới hạn bởi thần kinh bịt
– sàn chậu – thành bàng quang – vách chậu bên,
kể cả tam giác Marcile và bó mạch chậu trong.
Hạch chậu chung: Nơi chia của động mạch
chủ bụng – nguyên ủy của động mạch chậu
trong, động mạch chậu ngoài – dây thần kinh
sinh dục đùi.
Hạch trước xương cùng: Gồm những hạch
nằm trong giới hạn nơi chia của động mạch chủ
- động mạch chậu chung – những nhánh trong
của động mạch chậu trong.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 148
Chúng tôi đánh giá thời gian nạo hạch,
lượng máu mất trong thời gian nạo hạch, những
biến chứng trong lúc nạo hạch và những biến
chứng nạo hạch hậu phẫu, kết quả di căn hạch
giữa nạo hạch bịt, nạo hạch chậu tiêu chuẩn,
nạo hạch chậu rộng.
Hình 1: Sơ đồ chín nhóm hạch.
Hình 2: Vùng chậu sau nạo hạch chậu rộng
KẾT QUẢ
Chín trường hợp nạo hạch chậu rộng trong
khi thực hiện phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc
do ung thư bàng quang.
Tám bệnh nhân đã được thực hiện thành
công (nạo đủ 9 nhóm hạch) , một trường hợp
thất bại.
Tuổi trung bình = 60,11 (53 – 79).
Tỉ lệ nam/nữ = 2/7.
Thời gian nạo hạch trung bình ~ 95 phút (80
– 120).
Máu mất trung bình trong lúc nạo hạch ~
85mL (50 – 150).
Có một bệnh nhân phải truyền máu trong
lúc mổ và ngưng nạo hạch do chảy máu.
Trường hợp này là một bệnh nhân nữ 78 tuổi, là
ca thứ hai trong loạt ca của chúng tôi, vì bệnh
nhân mất máu nhiều trong giai đoạn cắt bàng
quang nên chúng tôi chỉ nạo hạch chậu tiêu
chuẩn mà không nạo hạch chậu rộng trọn vẹn.
Bảng 1: Đặc điểm của bướu bàng quang.
Đặc điểm bướu bàng quang Số bệnh nhân
Một bướu 2 Số lượng bướu
Nhiều bướu 7
< 3 cm 6 Kích thước bướu
≥ 3 cm 3
Grade 1 5
Grade 2 2
Độ biệt hóa tế bào bướu
trước phẫu thuật
Grade 3 2
Mới xuất hiện 6 Tình trạng bướu
Tái phát 3
Bảng 2: Phân độ ung thư bàng quang (staging và
grading) và kết quả giải phẫu bệnh của nạo hạch chậu
rộng.
Đặc điểm Kết quả sau mổ của bệnh nhân
Bệnh nhân 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Giai đoạn ung thư T2a T2b T2b T2b T2b T2b T2a T2b T2a
Độ biệt hóa tế bào
sau mổ
G3 G3 G2 G3 G3 G3 G1 G2 G1
Kết quả giải phẫu bệnh từng nhóm hạch ở từng bệnh nhân
Bịt phải + +
Bịt trái + +
Chậu ngoài phải + + +
Chậu trong phải
Chậu ngoài trái + +
Chậu trong trái
Trước xương cùng
Chậu chung phải +
Chậu chung trái
BÀN LUẬN
Sự thay đổi rộng rãi về số hạch được nạo ở
những báo cáo khác nhau phản ánh sự thiếu
tiêu chuẩn hóa của nạo hạch rộng, những kỹ
thuật lấy mẫu khác nhau, sự khác nhau trong xử
lý mô của nhà bệnh học (nạo thành một khối
hay nạo hạch từng vùng). Bochner và cộng sự
đã chứng minh rằng nạo hạch từng vùng làm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 149
tăng số lượng hạch nạo được so với nạo hạch
cùng một khối với bàng quang (1).
Mills và cộng sự đã miêu tả nạo hạch chậu
tiêu chuẩn là lấy đi tất cả những mô hạch lên
đến nơi chia của động mạch chậu chung bao
gồm hạch chậu trong (cả hạch trước xương
cùng), hạch chậu ngoài, hố bịt, phần xa hạch
chậu chung (10).
Stein và cộng sự định nghĩa nạo hạch chậu
rộng là tất cả những mô hạch giới hạn trên bởi
nơi chia của động mạch chủ và bó mạch chậu
chung, giới hạn ngoài là dây thần kinh sinh dục
đùi, giới hạn dưới là tĩnh mạch mũ đùi và nhóm
hạch Cloquet, giới hạn sau là bó mạch hạ vị, bao
gồm hạch bịt và hạch trước xương cùng (14).
Trong 9 trường hợp của chúng tôi có 5
trường hợp di căn hạch (55,5 %), chứng tỏ tỉ lệ di
căn hạch trên những bệnh nhân cắt bàng quang
tân gốc do ung thư bàng quang khá cao so với tỉ
lệ 20 – 25% của nhiều tác giả khác(9). Tuy nhiên
do số lượng bệnh nhân của chúng tôi ít nên sự
so sánh chỉ là tham khảo.
Nếu chỉ nạo hạch bịt, chúng tôi sẽ bỏ sót hai
trường hợp di căn hạch:
-Bệnh nhân số 5 có hạch chậu ngoài bên phải
(+), bệnh nhân số 6 có hạch chậu ngoài trái (+),
cả hai trường hợp này đều có hạch chậu bịt (-),
nghĩa là nếu chỉ nạo hạch chậu bịt thì sẽ nghĩ là
chưa di căn hạch.
-Mặt khác, các trường hợp số 1, 2 và 8, nếu
chỉ nạo hạch chậu bịt và có kết quả hạch (+) thì
chỉ có khái niệm di căn hạch cạnh bàng quang,
nhưng 3 trường hợp này còn có di căn xa hơn:
hạch chậu ngoài (+) với trường hợp 1 và 2, thậm
chí trường hợp 8 có di căn xa hơn tới hạch trước
xương cùng.
Leissner và cộng sự nghiên cứu trên 290
bệnh nhân cắt bàng quang và nạo hạch chậu
rộng nhận thấy rằng 74% hạch di căn sẽ bị bỏ
sót lại, và khoảng 7% bệnh nhân bị đánh giá sai
là chưa di căn hạch(9). Leissner và cộng sự cũng
cho thấy rằng những bệnh nhân được nạo hạch
chậu rộng có tỉ lệ sống còn cải thiện ở nhóm
hạch cả âm tính và dương tính, tỉ lệ tái phát tại
chỗ càng giảm khi số lượng hạch được nạo càng
nhiều. Nếu lượng hạch được nạo trên 16 hạch, tỉ
lệ sống trên 5 năm không tái phát tăng từ 63%
lên 85% ở những ca ung thư còn khu trú, tăng từ
40% lên 55% ở những ung thư giai đoạn pT3(8).
Poulsen và cộng sự chứng minh rằng nạo
hạch chậu rộng mang lại lợi ích cho những bệnh
nhân ung thư còn khu trú trong cơ quan và
chưa di căn hạch, tỉ lệ sống còn sau 5 năm
không tái phát là 90% so với 71% ở nhóm nạo
hạch chậu tiêu chuẩn(11).
Mặc dù nạo hạch chậu rộng mang đến nhiều
lợi ích trong điều trị ung, nguy cơ của nạo hạch
chậu rộng cần được tính đến cẩn thận. Nhắc lại
là loạt bệnh của chúng tôi có 1 trường hợp chảy
máu nặng trong lúc mổ khiến phải bỏ ý định
nạo hạch chậu rộng. Nguy cơ trên những bệnh
nhân lớn tuổi và những bệnh nhân có bệnh kèm
theo cần được tính toán trong mọi quyết định
điều trị. Chúng ta cần cân nhắc vì nạo hạch chậu
rộng sẽ có trung bình thời gian ~ 95 phút (hơn
một tiếng rưỡi), nên sẽ làm cho cuộc mổ cắt
bàng quang tận gốc và đặc biết là nếu có tạo
hình bàng quang bằng ruột sau đó thì thời gian
cuộc mổ có thể rất dài. Trường hợp kéo dài nhất
trong loạt bệnh của chúng tôi có thời gian phẫu
thuật 8 giờ 30 phút. Tuy nhiên Broessner so sánh
giữa 46 bệnh nhân nạo hạch chậu rộng và 46
bệnh nhân nạo hạch tiêu chuẩn cho thấy nhóm
nạo hạch chậu rộng có làm kéo dài thời gian
phẫu thuật nhưng không có sự khác nhau có ý
nghĩa thống kê về biến chứng sớm và tỉ lệ
truyền máu giữa hai nhóm(2).
KẾT LUẬN
Nạo hạch chậu rộng nên được thực hiện trên
tất cả những bệnh nhân cắt bàng quang tận gốc
do ung thư bàng quang, nhằm cải thiện tỉ lệ
sống còn sau mổ. Phẫu thuật có thể được thực
hiện rộng rãi bởi những phẫu thuật viên kinh
nghiệm trong cắt bàng quang tận gốc. Mặc dù
có nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác
biệt về biến chứng giữa nạo hạch chậu rộng và
nạo hạch tiêu chuẩn, tuy nhiên thời gian phẫu
thuật kéo dài và những biến chứng có thể xảy ra
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Chuyên Đề Thận Niệu 150
cần được cân nhắc trên những bệnh nhân lớn
tuổi hoặc có bệnh kèm theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bochner BH, Herr HW, Reuter VE (2001). Impact of separate
versus en bloc pelvic lymph node dissection on the number of
lymph nodes retrieved in cystectomy specimens. J
Urol;166(6):2295–6.
2. Brossner C, Pycha A, Toth A, Mian C, Kuber W (2004). Does
extended lymphadenectomy increase the morbidity of radical
cystectomy? BJU Int;93:64–6.
3. Grossmann HB, Natale RB, Tangen CM, et al (2003). Neoadjuvant
chemotherapy plus cystectomy compared with cystectomy alone
for locally advanced bladder cancer. N Engl J Med;349:859–66
4. Hautmann RE, Abol - Enein H, Hafez K, Haro I, Mansson W, Mills
RD, Montie JD, Sagalowsky AI, Stein JP, Stenzl A, Studer UE,
Volkmer BG (2007). World Health Organization (WHO)
Consensus Conference in Bladder Cancer, Urinary diversion.
Urology; 69(1 Suppl):17-49.
5. Herr HW, Bochner BH, Dalbagni G, et al (2002). Impact of the
number of lymph nodes retrieved on outcome in patients with
muscle invasive bladder cancer. J Urol;167(3):1295-8.
6. Herr HW (2003). Superiority of ratio based lymph node staging for
bladder cancer.J Urol; 169:943–5.
7. Herr HW, Faulkner JR, Grossman HB, et al (2004). Surgical factors
influence bladder cancer outcomes: a cooperative group report. J
Clin Oncol;22:2781–9.
8. Leissner J, Hohenfellner R, Thuroff JW,Wolf HK (2000).
Lymphadenectomy in patients with transitional cell carcinoma of
the urinary bladder; significance for staging and prognosis. BJU Int;
85:817–23.
9. Leissner J, Ghoneim MA, bol-Enein H, et al (2004). Extended
radical lymphadenectomy in patients with urothelial bladder
cancer: results of a prospectivemulticenter study. J Urol; 171:139–
44.
10. Mills RD, Fleischmann A, Studer UE (2007). Radical cystectomy
with an extended pelvic lymphadenectomy: rationale and results.
Surg Oncol Clin N Am; 16:233–45.
11. Poulsen AL, Horn T, Steven K (1998). Radical cystectomy:
extending the limits of pelvic lymph node dissection improves
survival for patients with bladder cancer confined to the bladder
wall. J Urol; 160(6 Pt 1):2015-9.
12. Prout G, Marshall VF (1956). The prognosis with untreated bladder
tumors. Cancer; 9:551–8.
13. Stein JP, Lieskovsky G, Cote R, et al (2001). Radical cystectomy in
the treatment of invasive bladder cancer: long-term results in 1,054
patients. J Clin Oncol;19(3):666–75
14. Stein JP (2007). The role of lymphadenectomy in patients
undergoing radical cystectomy for bladder cancer. Curr Oncol Rep;
9:213–21.