1. Quan niệm truyền thống về ngành công nghiệp thông tin
Công nghiệp thông tin ngày nay đã và đang trở thành một trong những ngành công
nghiệp phát triển mạnh, dù lịch sử của ngành còn khá non trẻ. Dự báo về sự hình thành và phát
triển của ngành công nghiệp này, GS. Nick Moore đã đưa ra nhận xét khi khái quát 3 đặc trưng
cơ bản của xã hội thông tin, trong đó nhấn mạnh: “ ra đời và phát triển một ngành công
nghiệp mới ở ngay trong nền kinh tế: ngành công nghiệp thông tin. Ngành công nghiệp này làm
tăng hàm lượng thông tin trong nền kinh tế và chuyển nền kinh tế cổ điển sang nền kinh tế thâm
dụng thông tin”
Công nghiệp thông tin được quan niệm và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một trong
những quan niệm phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi là công nghiệp thông tin bao gồm 3
thành phần cơ bản: tính toán (thực hiện việc lưu trữ và xử lý thông tin), công nghệ văn phòng
(thực hiện các tác vụ tự động hoá, tạo lập và hiển thị thông tin) và viễn thông.
Các ngành công nghiệp thông tin trong quá khứ thường được xác định bằng các thuật ngữ
của dạng thông tin (như chúng ta đã biết, thông tin tồn tại dưới 5 dạng cơ bản, gồm: văn bản,
tiếng nói, hình ảnh, âm thanh và hình động, dữ liệu). Có hai lý do chính giải thích cho điều này.
Thứ nhất, các công nghệ liên quan để xử lý mỗi dạng thông tin là khác nhau, độc lập nhau. Có
thể dễ dàng nhận thấy mỗi công nghệ được sử dụng chỉ nhằm xử lý một dạng thông tin cụ thể,
không có khả năng xử lý thêm một dạng thông tin khác. Thứ hai, các cơ quan chức năng, cơ
quan quản lý cũng có những quy định nhằm hạn chế các cơ quan, tổ chức thông tin tham gia vào
các thị trường các loại thông tin khác (mỗi cơ quan tổ chức chỉ tập trung vào một dạng thông tin
cụ thể). Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng dạng thông tin cụ thể và các công nghệ tương ứng
được sử dụng đối với mỗi dạng thông tin đó
5 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngành công nghiệp thông tin trong quá khứ, hiện tại và tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÔNG TIN
TRONG QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
ThS. Đồng Đức Hùng*
1. Quan niệm truyền thống về ngành công nghiệp thông tin
Công nghiệp thông tin ngày nay đã và đang trở thành một trong những ngành công
nghiệp phát triển mạnh, dù lịch sử của ngành còn khá non trẻ. Dự báo về sự hình thành và phát
triển của ngành công nghiệp này, GS. Nick Moore đã đưa ra nhận xét khi khái quát 3 đặc trưng
cơ bản của xã hội thông tin, trong đó nhấn mạnh: “ ra đời và phát triển một ngành công
nghiệp mới ở ngay trong nền kinh tế: ngành công nghiệp thông tin. Ngành công nghiệp này làm
tăng hàm lượng thông tin trong nền kinh tế và chuyển nền kinh tế cổ điển sang nền kinh tế thâm
dụng thông tin”
Công nghiệp thông tin được quan niệm và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một trong
những quan niệm phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi là công nghiệp thông tin bao gồm 3
thành phần cơ bản: tính toán (thực hiện việc lưu trữ và xử lý thông tin), công nghệ văn phòng
(thực hiện các tác vụ tự động hoá, tạo lập và hiển thị thông tin) và viễn thông.
Các ngành công nghiệp thông tin trong quá khứ thường được xác định bằng các thuật ngữ
của dạng thông tin (như chúng ta đã biết, thông tin tồn tại dưới 5 dạng cơ bản, gồm: văn bản,
tiếng nói, hình ảnh, âm thanh và hình động, dữ liệu). Có hai lý do chính giải thích cho điều này.
Thứ nhất, các công nghệ liên quan để xử lý mỗi dạng thông tin là khác nhau, độc lập nhau. Có
thể dễ dàng nhận thấy mỗi công nghệ được sử dụng chỉ nhằm xử lý một dạng thông tin cụ thể,
không có khả năng xử lý thêm một dạng thông tin khác. Thứ hai, các cơ quan chức năng, cơ
quan quản lý cũng có những quy định nhằm hạn chế các cơ quan, tổ chức thông tin tham gia vào
các thị trường các loại thông tin khác (mỗi cơ quan tổ chức chỉ tập trung vào một dạng thông tin
cụ thể). Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng dạng thông tin cụ thể và các công nghệ tương ứng
được sử dụng đối với mỗi dạng thông tin đó.
5 dạng thông tin cơ bản bao gồm:
Văn bản - Hình ảnh - Tiếng nói (Thoại) - Âm thanh & Hình ảnh động - Dữ liệu
* Văn bản
Ngành công nghiệp thông tin đầu tiên dựa trên văn bản, bắt đầu bằng việc phát minh ra
báo in vào thế kỷ XV (năm 1455). Đối với thông tin dựa trên văn bản thì ngành công nghiệp chủ
yếu tập trung vào các tài liệu đã và đang in, xuất bản (sách, báo, tạp chí). Công nghệ cơ bản
của ngành là cơ khí và cơ điện được sử dụng trong việc in ấn, phát hành và xuất bản các tài liệu.
* Hình ảnh
Công nghiệp thông tin hình ảnh bắt đầu từ thế kỷ XIX khi Louis Jaquest Mandé Daguerre
tạo ra phép chụp hình đầu tiên trên 1 đĩa đồng phủ bạc (năm 1839), qua đó ông và máy ảnh của
mình đã ghi lại những hình ảnh tĩnh và trung thực về cuộc sống. Công nghiệp ảnh đầu tiên là
chụp ảnh, tuy nhiên ngày nay ngành công nghiệp này rất lớn và được phân nhỏ thành các nhà
sản xuất máy ảnh, in tráng, sản xuất phim, chụp ảnh ứng dụng trong công nghiệp và y tế (chụp
*
Giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
X-quang) Các chức năng quan trọng nhất trong ngành là tạo thông tin (chụp hình), lưu trữ và
hiển thị. Công nghệ liên quan trong lịch sử của ngành này phần lớn là công nghệ hoá học (sử
dụng để tráng rửa ảnh).
* Tiếng nói (Thoại)
Công nghiệp điện thoại ra đời vào thế kỷ XIX (1870) và có bước phát triển nhanh chóng.
Chức năng chính của công nghiệp điện thoại là phân phối đàm thoại, mặc dù sự tăng trưởng
trong thời gian gần đây chủ yếu dựa vào truyền fax và dữ liệu. Ngành công nghiệp này cũng
tham gia vào kinh doanh nội dung thông tin (xuất bản tài liệu “những trang vàng”) và trong kinh
doanh thông qua việc sản xuất các thiết bị điện thoại. Công nghệ chính của ngành là truyền dẫn
và chuyển mạch tín hiệu điện, tuy nhiên gần đây đã chuyển nhanh sang chuyển mạch số điều
khiển bằng phần mềm.
* Âm thanh và hình ảnh động
Loại này bao gồm thông tin âm thanh (nhạc) cũng như thông tin hình ảnh động (video).
Ngành công nghiệp giải trí sở hữu các loại hình thông tin này đầu tiên, trong đó bao gồm các đài
phát thanh, đài truyền hình, nhà hát Ngành công nghiệp này chủ yếu dựa trên việc hiển thị
thông tin, do vậy công nghệ trọng tâm của ngành phần lớn là ở dạng truyền tín hiệu, ban đầu là
tín hiệu tương tự (analog) và đang chuyển dần sang tín hiệu số (digital)
* Dữ liệu
Đây là loại mới nhất trong các ngành công nghiệp thông tin. Bản chất của ngành công
nghiệp này chính là tính toán. Đối với công việc tính toán thì trọng tâm là lưu trữ thông tin và xử
lý. Để thực hiện công việc trên, máy tính là công cụ không thể thiếu. Khởi đầu từ các máy tính
lớn (mainframe), ngành này lần lượt sử dụng các máy tính mini, máy tính cá nhân, trạm làm
việc (work station) và siêu máy tính cá nhân. Cơ sở công nghệ của dạng thông tin dữ liệu hiện
nay là công nghệ điện tử và kỹ thuật số, tiến xa so với thời kỳ đầu khi kỹ thuật tính toán mới chỉ
là kỹ thuật cơ điện đơn thuần.
Văn bản
(Xuất bản)
Tiếng nói
(Viễn thông)
Hình ảnh tĩnh
(Chụp ảnh)
Âm thanh
& Hình ảnh
động
(Giải trí)
Dữ liệu
(Tính toán)
Tạo lập
(Nội
dung)
Các tác giả, nhà
văn, nhà báo,
các công ty
quảng cáo
Xuất bản danh
bạ và “trang
vàng”
Thợ ảnh, hoạ
sỹ và các công
ty quảng cáo
Các tác giả,
nhà văn, nhạc
sỹ, ca sỹ, diễn
viên, các công
ty quảng cáo
Các dịch vụ
thông tin,
phát hành
CSDL và
giao dịch
kinh doanh
Hiển thị
(Thiết bị)
Sách, tạp chí,
báo và tờ rơi
Thiết bị điện
thoại, thiết bị
không dây
Ảnh, máy
chiếu, máy
fax, máy in,
máy
photocopy, đĩa
CD
Tivi, đài, đầu
video, đầu
VCD, DVD
Máy tính cá
nhân, PDA,
thiết bị đầu
cuối
Lưu trữ Thư viện và Máy nhắn tin, Phim, ảnh, đĩa Băng video, Đĩa, băng,
(Thiết bị
nhớ)
các cơ quan
cung cấp dịch
vụ thông tin
máy tự trả lời
và thư thoại
CD-ROM, vi
phim
băng nhạc, CD,
phim, đĩa và
băng trò chơi
usb, thẻ nhớ
Xử lý
(Các ứng
dụng)
Công nghiệp in
ấn và xuất bản,
phần mềm xử lý
văn bản
Xử lý thoại và
thiết bị mạng
viễn thông
Dịch vụ in
tráng phim
ảnh, xử lý ảnh
Sản xuất các bộ
phim, sản xuất
và biên tập các
chương trình
truyền hình
Máy tính cá
nhân, máy
tính lớn,
siêu máy
tính
Truyền
tải
(Phân
phối)
Dịch vụ bưu
chính, các hãng
chuyển phát
nhanh, fax, hệ
thống phân phối
và dịch vụ viễn
thông
Dịch vụ thoại
viễn thông,
dịch vụ truyền
thông, nhắn tin
Dịch vụ bưu
chính, các
hãng chuyển
phát nhanh,
fax và dịch vụ
viễn thông
Truyền hình,
phát thanh,
cáp, vệ tinh,
rạp, nhà hát,
dịch vụ mua
bán-cho thuê
băng đĩa
Mạng máy
tính và dịch
vụ dữ liệu
viễn thông
Bảng 1: Ví dụ về ngành công nghiệp thông tin
Nhìn vào bảng trên, chiều dọc của bảng (các cột) thể hiện các dạng thông tin. Chiều
ngang của bảng (các hàng) cho thấy các quá trình con người tác động tới thông tin: từ công đoạn
đầu tiên là tạo lập, trải qua các công đoạn khác như hiển thị, lưu trữ, xử lý cho đến công đoạn
cuối là truyền tải/phân phối thông tin. Xem xét cụ thể từng công đoạn sẽ đưa ra cái nhìn tổng
quát về những gì con người đã làm với thông tin, gồm 5 công đoạn cơ bản:
Tạo lập - Hiển thị - Lưu trữ - Xử lý - Truyền tải
* Tạo lập (Creation)
Chức năng đầu tiên của nội dung thông tin là sáng tác, tạo lập và thu thập. Thông tin
được sáng tạo ra hoặc được thu thập bao gồm tất cả các dạng như văn bản, âm thanh, hình ảnh,
dữ liệu
* Hiển thị (Display)
Chức năng thứ hai là cách thức thể hiện thông tin. thông thường mỗi dạng thông tin đều
được đặc trưng bời một dạng thể hiện riêng và tạo ra sự khác biệt cơ bản so với các dạng thông
tin khác. Có thể dễ dàng nhận thấy thông tin ở dạng văn bản thường được hiển thị trên giấy,
thông tin thoại (tiếng nói) sử dụng các thiết bị viễn thông như điện thoại..., các hình ảnh tĩnh chủ
yếu thể hiện trên giấy ảnh. Âm thanh và hình ảnh động được hiển thị trên màn hình ti vi và các
thiết bị thu phát hình. Dữ liệu được tập trung hiển thị trên màn hình máy tính và các thiết bị tin
học khác.
* Lưu trữ (Storage)
Chức năng thứ ba là lưu trữ thông tin. Do việc tạo ra và sử dụng thông tin thường phân
biệt với nhau và còn do thông tin có giá trị rất lớn, vì vậy lưu trữ thông tin là một chức năng rất
có giá trị. Lưu trữ thông tin là việc thông tin được chứa đựng trong các phương tiện lưu trữ, như
vậy phương tiện lưu trữ chính là công cụ để chứa đựng và bảo quản thông tin. Có nhiều các thiết
bị lưu trữ khác nhau, từ dạng thủ công truyền thống đến dạng điện tử với những tính năng chứa
đựng thông tin vượt trội. Mỗi loại phương tiện lưu trữ đều có những ưu và nhược điểm riêng,
tuy nhiên nếu chỉ xét riêng trong khía cạnh « chứa đựng thông tin » và « bảo quản thông tin » thì
các phương tiện lưu trữ điện tử tỏ ra có ưu thế hơn nhiều so với các phương tiện lưu trữ thông
tin truyền thống. Các thiết bị lưu trữ thông dụng hiện nay bao gồm: sách, thiết bị từ, CD-ROM,
vi phim, bộ nhớ máy tính Trong xu thế CNTT phát triển mạnh như hiện nay, dự báo các thiết
bị lưu trữ còn tiếp tục được nghiên cứu và đổi mới, hoặc sẽ xuất hiện thêm các thiết bị lưu trữ
công nghệ cao, hiện đại với nhiều tính năng ưu việt.
* Xử lý (Processing)
Chức năng thứ tư là xử lý thông tin, cho phép tạo ra thông tin mới thông qua việc xử lý,
thao tác dữ liệu. Trong quá khứ đã có hàng loạt các phương thức và công nghệ xử lý thông tin
được sử dụng, dựa trên các phương tiện chuyên dụng. Các cơ quan TT-TV, cơ quan lưu trữ, các
nhà xuất bản là những cơ quan chuyên xử lý thông tin ở dạng văn bản. Đối với những thông
tin văn bản, các cơ quan trên sử dụng các công cụ xử lý văn bản (bao gồm cả việc kiểm tra ngữ
pháp và chính tả) như các bộ từ khoá kiểm soát, từ điển từ chuẩn, các khung tiêu đề chủ đề,
khung phân loại Bên cạnh đó, các phần mềm chế bản văn phòng hoặc phần mềm chuyên dụng
cũng được sử dụng.
Đối với các thông tin thoại trong ngành viễn thông, các công ty sử dụng công nghệ xử lý
tiếng nói. Trong kinh doanh hình ảnh tĩnh, ban đầu các công ty chủ yếu sử dụng các công nghệ
xử lý hoá học nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh, tuy nhiên hiện nay phương pháp sử dụng các
phần mềm xử lý ảnh đang ngày càng trở nên quen thuộc và thông dụng hơn. Đối với thông tin
âm thanh và hình ảnh động, các hãng chủ yếu dựa trên công nghệ biên tập va ghép hình. Cuối
cùng, xử lý dữ liệu là công việc tập trung chuyên sâu nhất trong quá trình xử lý các dạng thông
tin
* Truyền tải (Transport)
Chức năng thứ năm là phân phối/truyền tải thông tin. Các ngành công nghiệp thông tin đã
phát triển các hạ tầng đa dạng để dùng trong phân phối. Thông tin văn bản trong lịch sử được
phân phối giống như những hàng hoá sản xuất khác: từ nơi sản xuất (nhà máy...) đến các trung
gian (đại lý tiêu thụ) rồi đến tay người dùng. Thông tin hình ảnh tĩnh cũng sử dụng hạ tầng
này, bao gồm hệ thống bưu điện và các hãng chuyển phát nhanh khác. Ngành công nghiệp viễn
thông tham gia vào lĩnh vực này với các máy fax. Thông tin âm thanh và hình ảnh trong quá khứ
được truyền phát thông qua sóng điện từ, tuy nhiên hiện nay công nghệ sử dụng dây cáp đang
dần chiếm ưu thế. Càng ngày truyền thông bằng vệ tinh càng đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền tải thông tin hình ảnh. Cuối cùng, đối với truyền dẫn dữ liệu, hàng loạt các giải pháp sử
dụng mạng máy tính, tiêu biểu nhất là Internet đang trở thành công cụ truyền tải dữ liệu hàng
đầu
2. Ngành công nghiệp thông tin hiện tại và tương lai
Như đã nói ở phần một, 3 thành phần cơ bản của công nghiệp thông tin theo quan điểm
truyền thống gồm: tính toán, công nghệ văn phòng và viễn thông. Quan niệm này đã tồn tại một
thời gian dài, tuy nhiên theo thời gian, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tin học, công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT), đặc biệt là sự hội tụ công nghệ đã làm cho định nghĩa truyền
thống trên bị hạn chế và bó hẹp.
Trải qua quá trình hình thành ban đầu, công nghiệp thông tin trong quá trình phát triển và
thực tiễn hoạt động của mình ngày càng bộc lộ xu thế xóa nhoà ranh giới 3 thành phần, đặc biệt
là ranh giới giữa tính toán và viễn thông. Cũng theo đó mà ranh giới dùng để phân chia các
ngành công nghiệp thông tin theo dạng thông tin đã trở nên không còn phù hợp, đồng thời các
công nghệ sử dụng cũng được mở rộng, có thể ứng dụng cho nhiều dạng thông tin chứ không bó
hẹp trong phạm vi chỉ một dạng thông tin.
Lý do căn bản cho sự thay đổi đó xuất phát từ sự thay đổi về mặt công nghệ, với đặc
trưng là xuất hiện sự hội tụ về mặt công nghệ. Sự phát triển và bùng nổ của công nghệ số đã dẫn
tới sự thay đổi cơ bản trong ngành tính toán và viễn thông. «Bằng việc số hoá, mọi dạng thông
tin đều có thể chuyển đổi lẫn nhau Nếu đó chưa phải là một cuộc cách mạng hoàn toàn,
với số hoá, nội dung đã hoàn toàn mềm dẻo - mọi thông điệp âm thanh hoặc hình ảnh có thể
được biên tập, chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác, hoặc ngược lại» (Stuart Brand)
Trong quá khứ, thông tin được tạo ra, lưu trữ, xử lý và chuyển đổi theo đúng dạng của nó.
Còn trong thế giới kỹ thuật số được đặc trưng bởi tính thuần nhất, cho dù thể hiện cái gì thì cũng
chỉ có các số 0 và 1 còn lại trong máy tính mà thôi. Và càng ngày càng có nhiều nội dung được
số hoá, đồng nghĩa với việc máy tính đã giúp thể hiện và giải phóng các dạng thông tin ra khỏi
các phương tiện trước đây của chúng. Thông tin dạng số không bị biến dạng, dễ dàng nhân bản
không hạn chế, truyền tải tức thời, tính chuyển đổi cao, dễ biên tập, dễ xử lý theo nhiều cách
khác nhau và tương thích với các dạng thông tin số khác
Trên cơ sở của công nghệ số hoá, ngành công nghiệp thông tin trong tương lai được định
hướng gồm 3 thành phần cơ bản sau:
- Ngành công nghiệp nội dung thông tin
- Ngành công nghiệp thiết bị thông tin
- Ngành công nghiệp truyền tải thông tin
3. Kết luận
Như vậy, có thể thấy sự phân nhánh trong chuyển đổi công nghệ của ngành công nghiệp
thông tin đã hứa hẹn sự phát triển mạnh của ngành công nghiêp này trong tương lai, trong đó
nền tảng dựa trên các lĩnh vực truyền thông, viễn thông và CNTT. Các bước đột phá về công
nghệ đã góp phần tạo nên xu hướng hội tụ giữa các lĩnh vực với nhau, đồng thời chính là nền
tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp thông tin trong tương lai
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hữu Hùng. Sự hình thành và phát triển của Thông tin học // Thông tin : từ lý luận đến
thực tiễn. - H. : Văn hoá Thông tin, 2005. - tr. 279-284
2. Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam. Những thách thức của sự phát triển trong xã hội
thông tin. - H. : Thông tin khoa học xã hội - chuyên đề, 2005. - 208 tr.
3. Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam. Tri thức thông tin và phát triển. - H. : Thông tin
khoa học xã hội - chuyên đề, 2005. - 208 tr.