Nghệ thuật viết báo

Câu thứ nhất, trả lời qua điện thoại tức là phải biết nói ngắn, nhưng trong thời gian ngắn đó phải chuyển tải những thông tin cốt lõi nhất, dễ hiểu nhất và hấp dẫn nhất cho người hỏi mình (sau này là bạn đọc), và tất nhiên, thông tin đó phải mới. Câu thứ hai, phải viết một cách giản dị, dễ hiểu, (đến bà mình ở quê cũng có thể hiểu được). Hai lời khuyên có vẻ như vô cùng đơn giản, ai cũng biết, nhưng để làm được thì hoàn toàn không dễ chút nào. Tôi có tham gia giảng dạy hai chuyên đề Kỹ năng báo chí và Kỹ năng phỏng vấn cho các lớp báo chí ở Đại học Khoa học Huế từ nhiều năm nay, đôi lúc còn tham gia nói chuyện cho các lớp tập huấn về báo chí, hầu hết, các sinh viên và học viên đều có chung một câu hỏi: “Em (tôi) đã có đủ tư lệu, nhưng mỗi khi ngồi vào bàn thì không biết nên bắt đầu từ đâu”. Tôi hỏi lại: “Câu chuyện đó là gì vậy?” Và họ kể ra. Tôi lại bảo: “Hãy viết lại y như anh/chị vừa kể với tôi, viết đi!” Và nhiều người đã thành công bắt đầu từ lời khuyên giản dị đó. Tôi đọc nhiều sách viết về thể loại phóng sự, một thể loại mà bất cứ người làm báo nào cũng mơ ước mình có cơ may thành công. Tôi cũng được nghe nhiều sinh viên và đồng nghiệp trẻ phàn nàn về sự rắc rối trong lý luận về phóng sự, rồi sau khi đã học, đã đọc chán chê, họ lại hỏi tôi một câu như thể bắt đầu: Phải viết phóng sự như thế nào? (họ hỏi thế là vì tôi cũng có in vài tập phóng sự). Tôi bèn nghĩ đến chuyện “kể cho bà tôi ở quê nghe chuyện viết phóng sự như thế nào”. Không ngờ ý kiến tôi được nhà văn, nhà báo Vĩnh Quyền ủng hộ khi anh đặt vấn đề làm tập sách nói về cách viết phóng sự do anh chủ biên. Và tôi kể. Nhưng trước khi kể, phải nói vài điều để người đọc thông cảm: Một, đây là những kinh nghiệm cá nhân nên hơi bị. “tôi”; Hai, vì “tôi” nên có thể không “ta”. Ba, sau khi đọc xong thì “quên” đi để làm nghề, đừng phụ thuộc vào nó.

pdf26 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật viết báo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết như kể chuyện Câu thứ nhất, trả lời qua điện thoại tức là phải biết nói ngắn, nhưng trong thời gian ngắn đó phải chuyển tải những thông tin cốt lõi nhất, dễ hiểu nhất và hấp dẫn nhất cho người hỏi mình (sau này là bạn đọc), và tất nhiên, thông tin đó phải mới. Câu thứ hai, phải viết một cách giản dị, dễ hiểu, (đến bà mình ở quê cũng có thể hiểu được). Hai lời khuyên có vẻ như vô cùng đơn giản, ai cũng biết, nhưng để làm được thì hoàn toàn không dễ chút nào. Tôi có tham gia giảng dạy hai chuyên đề Kỹ năng báo chí và Kỹ năng phỏng vấn cho các lớp báo chí ở Đại học Khoa học Huế từ nhiều năm nay, đôi lúc còn tham gia nói chuyện cho các lớp tập huấn về báo chí, hầu hết, các sinh viên và học viên đều có chung một câu hỏi: “Em (tôi) đã có đủ tư lệu, nhưng mỗi khi ngồi vào bàn thì không biết nên bắt đầu từ đâu”. Tôi hỏi lại: “Câu chuyện đó là gì vậy?” Và họ kể ra. Tôi lại bảo: “Hãy viết lại y như anh/chị vừa kể với tôi, viết đi!” Và nhiều người đã thành công bắt đầu từ lời khuyên giản dị đó. Tôi đọc nhiều sách viết về thể loại phóng sự, một thể loại mà bất cứ người làm báo nào cũng mơ ước mình có cơ may thành công. Tôi cũng được nghe nhiều sinh viên và đồng nghiệp trẻ phàn nàn về sự rắc rối trong lý luận về phóng sự, rồi sau khi đã học, đã đọc chán chê, họ lại hỏi tôi một câu như thể bắt đầu: Phải viết phóng sự như thế nào? (họ hỏi thế là vì tôi cũng có in vài tập phóng sự). Tôi bèn nghĩ đến chuyện “kể cho bà tôi ở quê nghe chuyện viết phóng sự như thế nào”. Không ngờ ý kiến tôi được nhà văn, nhà báo Vĩnh Quyền ủng hộ khi anh đặt vấn đề làm tập sách nói về cách viết phóng sự do anh chủ biên. Và tôi kể. Nhưng trước khi kể, phải nói vài điều để người đọc thông cảm: Một, đây là những kinh nghiệm cá nhân nên hơi bị... “tôi”; Hai, vì “tôi” nên có thể không “ta”. Ba, sau khi đọc xong thì “quên” đi để làm nghề, đừng phụ thuộc vào nó. Khó là anh buộc người ta phải nghe xong câu Chuyện tôi kể thế này: Hồi mới chân ướt chân ráo bước vào nghề làm báo, một hôm, ông trưởng phòng phóng viên (nguyên là một bác cán bộ quân đội chuyển ngành), kêu tôi vào răn dạy: “Báo có hai thể loại chính là tin và bài. Cái gì dài gọi là bài, cái gì ngắn gọi là tin, cứ thế mà viết”. Tôi hồi đó trẻ người non dạ nên rất manh động, vì không phục nên giơ tay xin có ý kiến, và nói: “Xin được bổ sung để hoàn thiện lý luận báo chí của đồng chí trưởng phòng: Tin dài gọi là bài, bài ngắn gọi là tin, xin hết!”. Nói xong đi ra cửa. Câu nói đó không ngờ đã mang đến cho tôi nhiều hệ luỵ sau này. chuyện mà vẫn còn thấy tiếc. Khó nữa, là làm sao để họ đọc xong phóng sự rồi lấy chuyện hoặc những câu nói trong đó kể lại cho mọi người. Lại kể, hồi ấy anh Chung Anh (bây giờ là Thư ký Tòa soạn báo Đà Nẵng) nộp bài, bao giờ cũng bị ông trưởng phòng phán: “Vấn đề này cậu nên cắt ngang ra chứ đừng bổ dọc”. Anh Chung Anh về “cắt ngang” mang lên nộp, ông lại phán: “Không được, vấn đề này anh phải bổ dọc chứ đừng cắt ngang”. Chung Anh bối rối. Nhưng rất nhanh, anh rút kinh nghiệm liền. Mỗi lần nộp bài, được góp ý, anh mang bài về nhưng không sửa, hôm sau lại mang lên nộp, lại góp ý, anh lại mang về nhưng vẫn không sửa, hôm sau nữa mang lên nộp tiếp, và ông trưởng phòng cười khà khà: “Thấy chưa, sửa nhiều lần bài viết khác liền!”. Và ông ký cho đăng. Vì sao tôi phải “dài dòng văn tự” chuyện này? Là vì, viết gì cũng thế, đặc biệt là phóng sự, bạn hãy nhìn vào “gu” của người biên tập và thư ký toà soạn (như người chủ bút). Vì thế, bạn hãy quan sát mà xem, cũng là phóng sự nhưng mỗi tờ báo có chất khác nhau. Nhưng không vì thế mà bạn đánh mất bản sắc của mình. Hãy bằng nhiều cách (trong đó có cả cách của anh Chung Anh) để bảo vệ chính mình, cụ thể là bài viết của mình. Tuy nhiên, bảo vệ chứ đừng bảo thủ. Xin nhắc lại, mỗi tờ báo có "gu" phóng sự của mình, và người viết phải biết tôn trọng cái “gu” đó, anh chỉ có quyền làm hay hơn mà thôi! Hồi mới vào làm báo (đang thời bao cấp), tôi viết bài nào có ghi “Phóng sự của NGUYỄN THẾ THỊNH” đều bị bỏ đi 3 chữ “Phóng sự của”, chỉ để lại cái tên. Nhiều lần nên lấy làm lạ, bèn hỏi người biên tập, họ trả lời theo kiểu “ấm ớ vịt giời”, nhưng tôi hiểu ra, đại để, phóng sự là một cái gì đó cao siêu lắm, sợ để thể loại phóng sự lại có người bắt bẻ kiểu “thế này mà là phóng sự à?”, nhưng vì sao nó không là phóng sự thì họ không nói với tôi. Mãi đến khi làm thư ký tòa soạn, tôi phát động anh em phóng viên mỗi số phải có một phóng sự, và tôi thêm vào cụm từ “Phóng sự của...”, tất nhiên là theo quan điểm của tôi. Thế rồi cho đến khi làm cho báo Lao Động - lúc bấy giờ phóng sự trên báo Lao Động được coi là số 1. Được đăng phóng sự trên tờ báo này thì sướng không có gì bằng. Vì nó được trình bày trang trọng, biên tập kỹ càng và, tất nhiên, chỉ có một tiêu chí là... hay! Tôi vẫn nhớ như in, buổi sáng khi Lao Động đăng phóng sự “Đi chợ bò” của tôi, vì ở Đồng Hới nên chưa được đọc (báo chậm), đã có hàng trăm cuộc điện thoại gọi đến chúc mừng và... khen nức nở. Đầu tiên là Dương Minh Long, khen qua điện toại chưa đủ, Long còn viết cho tôi một lá thư dài để... khen tiếp. Rồi Huỳnh Dũng Nhân, bấy giờ là cây phóng sự “khét tiếng”, cũng khen luôn. Trần Quang Đạo lại bảo: “Mày làm tao tự hào về... mày quá!”... (Nổ xí cho vui). Nhưng đầu tiên là anh Vĩnh Quyền, người biên tập phóng sự này (bấy giờ còn viết tay, ảnh thì làm ra rồi gửi kèm), biên tập xong, anh gọi điện thoại (bàn) cho tôi: “Thịnh à? Như thế này mới gọi là phóng sự chứ!”. Tôi nghe mà sướng rơn người. Vì sao mọi người khen “Đi chợ bò”?, tôi ngẫm lại và tự hỏi và rút ra mấy điểm thế này: Chợ bò ở Ba Đồn thì ai mà chả thấy, nhiều nhà báo đạp chân đến tòe loe ra rồi, nhưng sao họ không chọn đề tài này làm phóng sự, còn tôi thì lại chọn? Trước hết vì tôi thấy lạ. Chữ lạ này rất quan trọng, không tin, sau này bạn hãy áp dụng mà xem, cứ thấy cái gì lạ (bất thường, khác với quy luật tự nhiên và mình thấy... lạ) thì bạn hãy nắm lấy mà viết phóng sự. Tức là, tôi đang nói đến chuyện chọn đề tài. Vậy thì chợ bò Ba Đồn lạ ở chỗ nào? Trả lời: Đó là cái chợ sầm uất nhất khu vực Bắc miền Trung, có riêng một khu đến bán bò. Phong trào nuôi bò bấy giờ đang ào ạt, nhưng bò nuôi ra không có chỗ tiêu thụ. Có chỗ bán là tốt rồi, nhưng trăm người bán chỉ vài người mua. Việc mua bán của họ cũng rất lạ (phong tục đập tay ra giá và trả giá), lạ ở chỗ có người đập đến bầm tím cả tay mà vẫn không bán được. Không bán được thì dắt về, phiên chợ sau lại mang ra, lại đập tay và đôi khi vẫn không bán được. Người bán được thì vào hàng thịt chó trứ danh có tên Cu Loe mà nhậu, đôi khi mất cả nửa con bò. Nhưng chừng ấy thì vẫn chưa đủ cho một phóng sự. Tôi phải đi “nhặt thêm vài đồng tiền vàng” (những chi tiết hay theo cách nói của dân phóng sự) nữa để lận lưng. “Đồng tiền vàng” đó là gì? Đó là Quảng Bình vừa đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây xong Xí nghiệp Chế biến Súc sản nhằm xuất thịt đông lạnh sang các nước Đông Âu và đang không hoạt động được vì không có nguyên liệu (?), trong lúc Hội Nông dân tỉnh lại đang báo cáo thành tích bình quân đầu người có đến 2 con bò. Bò đưa ra chợ bán không được, Xí nghiệp Chế biến Súc sản thì không có nguyên liệu để làm. Vô lý chưa? Rồi tôi lục lọi và nhặt thêm được một “đồng tiền vàng” nữa: Thời bao cấp khốn khó, gia đình một anh bạn lanh trí mua men Ba Đồn mang vào Huế để nấu rượu, nhưng anh nấu mãi cũng không ra được loại rượu Ba Đồn nổi tiếng của quê anh, hóa ra, để có rượu Ba Đồn không chỉ cần men mà còn cần nước Ba Đồn và nhiệt độ, độ ẩm của vùng quê đó. Ái chà, anh ngộ ra, làm cái gì cũng phải hiểu đến ngóc ngách của vấn đề. Nuôi bò cũng thế, chế biến súc sản cũng thế. Đừng nên làm theo kiểu phong trào, nói nuôi bò thì đồng loạt nuôi bò, nuôi cá thì đồng loạt nuôi cá. Không phải cứ có nhà máy đông lạnh thì xuất khẩu được thịt ra nước ngoài... Có nhiều “đồng tiền vàng” rồi, tôi đặt số ảnh chợ bò ra trước mặt, mở băng ghi âm mặc cả giá để lấy không khí, và viết một mạch như đang kể cho bà tôi ở quê nghe chuyện lạ chợ bò mà tôi vừa chứng kiến. Thỉnh thoảng, tôi lại “đặt một đồng tiền vàng trên đường đi”, tức là ném ra một chi tiết hay sau một đoạn để dẫn dụ người đọc đi cùng mình đến hết bài viết. Khi đặt đấu chấm cuối cùng, tôi tự khen: “Hay!” (Tiếc chi không khen mình một tiếng). Nhưng bài phóng sự sẽ không thành công nếu anh không chọn được ảnh đẹp. Nhà nhiếp ảnh tiếng tăm Dương Minh Long đã khen rất nhiều về chùm ảnh của tôi (tôi mê ảnh anh này nên tin lời anh khen lắm!). Nhưng bài phóng sự vẫn chưa thành công nếu anh chưa chọn được giọng điệu cho bài viết. Nếu là một đề tài xã hội có tính khôi hài thì khác, một chuyện bi thương thì khác hơn, một vấn đề nghiêm túc lại khác nữa. Giọng điệu rất quan trọng. Nó tạo nên phong cách của cây bút. Nhưng dù kể chuyện cho bà nghe cũng phải kể sao cho hấp dẫn, ý nhị chứ không tường thuật trần trụi. Ví dụ mô tả một cô gái mặc áo dài trắng “thinh không” che ô đi dưới mưa, bạn rất “hồi hộp” vì mưa lớn, cô gái đã bị ướt đến quá đầu gối, nếu bạn viết: “Mưa mà ướt lên thắt lưng thì chiếc quần dài trắng biến thành... màu da”, nghe nó thô thiển quá, không tương xứng với chiếc áo dài. Nếu viết: “Mưa mà ướt lên tí nữa, e gay!”. Vừa phải, có sức gợi mà vẫn lịch lãm như thường. Ấy là ngôn ngữ. Người ta bảo chất văn trong phóng sự có lẽ là ở chỗ này. Suýt quên, tôi chưa nói đến điều quan trọng nhất là đặt tít. Tít của phóng sự vô cùng quan trọng. Tôi nhớ tờ “Cá Trê” - tờ báo cười lưu hành nội bộ của Lao Động một lần “bình bầu” cho cái tít phóng sự dài nhất: “Thành phố đỏ vươn năm ngón tay trước bình minh hồng”. Ui, nghe như một câu... cải lương. Không được! Không biết các đồng nghiệp khác thế nào, chứ tôi, chưa đặt xong cái tít thì tôi không thể ngồi vào bàn viết. Phóng sự mà tôi kể trên cũng thế, thoạt đầu tôi đặt: “Chợ bò ai bán, ai mua?”. Hic, nghe như câu... ca, không ổn. Nghĩ đi nghĩ lại, rồi bảo, rắc rối chữ nghĩa làm chi phiền thế, cứ nói: “Đi chợ bò” là xong! Giản dị, dễ hiểu và cũng có sức gợi đó chứ bộ (đi rồi bò (động từ), không lạ sao?) Không khí phóng sự của Lao Động lúc đó làm cho tôi “sung” lên. Viết một loạt, và nhiều bài được giải, thậm chí khi sang công tác ở Thanh Niên, phóng sự “Một lão nông tài ngang... tiến sĩ” của tôi đăng trên Lao Động còn đoạt giải nhất. Giờ đọc lại, không hiểu sao thời đó mà mình viết được như thế (Nổ xí) Nói chuyện đặt tít, tôi không thể không nhắc lại một phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân. Hồi đó rất nhiều báo viết về chợ lao động ở thủ đô, họ đặt nhiều cái tít rất kêu như Chợ người; Chợ lao động... Nhưng đến Huỳnh Dũng Nhân từ TP Hồ Chí Minh ra, anh đã chọn cách nhập cuộc để viết phóng sự “Tôi đi bán tôi” - cái tít đã quá hay nhất định bài phóng sự cúng phải hay, quả thế! Hồi ấy tôi có nói với các đồng nghiệp ở Hà Nội, rằng, phóng sự “Tôi đi bán tôi” là một cái tát vào những người làm báo ở Hà Nội. Câu này có vẻ hơi quá nhưng không sai. Năm năm ở Hà Nội làm báo Thanh Niên, tôi một mình một xe Win rong ruổi khắp các tỉnh miền Bắc để viết phóng sự, đó là thời kỳ được đi nhiều và biết nhiều nhất trong đời làm báo của tôi. Mãi đến cuối năm 2001, Ban biên tập điều động vào Đà Nẵng, làm ở Văn phòng miền Trung, vì có dính dáng chút ít đến công tác quản lý, tôi tưởng như thế là... hết đời phóng sự. Nhưng may thay, báo Thanh Niên đã ủng hộ tôi thử nghiệm một cách viết phóng sự mới để sau này có được tập “Thiên hạ man man...” (Nhà XB Văn Nghệ-2006). Tôi nói mới là vì sao? Viết phóng sự mà không được đi thì làm sao đây? Tôi trăn trở rất nhiều là vì còn rất mê phóng sự, bỗng một ngày tôi nghĩ ra, tại sao không viết về cuộc sống đang diễn ra quanh mình? Lâu nay, ai cũng biết, tìm được đề tài phóng sự rất khó vì người ta quan niệm vấn đề đặt ra trong mỗi phóng sự phải nóng bỏng và phải có tầm, và thế là đi tìm, tìm đã khó, tìm hoài cũng cạn, vậy sao không viết những gì xẩy ra quanh ta? Và tôi viết. Thoạt đầu là phóng sự “Thiên hạ man man...” nói về nạn nhậu nhẹt ở Đà Nẵng, tiếp đó là các phóng sự: Đàn ông đi chợ... đàn ông; Nỗi niềm người phải ra toà; Những nẻo đường ghen; Đi làm cao học; Bếp không đỏ lửa; Thoát khỏi thành phố; Những bí mật trên bàn nhậu; Đi dọc vỉa hè: Bọ ngạc nhiên chưa?; Ba người đi khắp nhân gian; Lệnh truy nã... Mới đọc qua cũng thấy, đề tài tôi lựa chọn ai cũng biết (nhưng chưa hẳn đã thấy), ví dụ “Bếp không đỏ lửa” là câu chuyện về các gia đình thời hiện đại không còn thời gian để chăm lo chuyện ăn uống, tất cả chuyện ăn uống đều ra phố. Vì thế mới có chuyện “sáng đưa cơm đi ăn phở, trưa đưa phở đi ăn cơm”, bình ga mua 5 năm không xài hết, con cái bỏ học đi chơi bố mẹ cũng không hay. Đó là câu chuyện “Thoát khỏi thành phố” kể về một ông bố ở quê ra thăm con ở thành phố, ở đó ông thấy cảnh chen lấn xô bồ và ông bảo: “Sống như thế này mà gọi là sống à? Phải gọi là đi chiến đấu!”. Rồi ông không ở nữa, ông trở lại quê và vào bưu điện điện thoại cho tác giả, giọng hỉ hả: “Chú Thịnh đó à, tui đã thoát khỏi thành phố rồi chú nờ!” Hay phóng sự “Những bí mật trên bàn nhậu”, đó là câu chuyện để trả lời cho các bà vợ vì sao họ có thể ngồi dăm bảy tiếng đồng hồ trên bàn nhậu, họ nói chuyện gì? Tóm lại, đề tài phóng sự của tôi đã có phần chuyển hướng, gần gũi với đời thường. Tôi rất thú vị vì mỗi buổi sáng khi báo đăng, nhiều người điện thoại cười ngặt nghẽo, họ tự nhận mình là người trong phóng sự, họ bảo vì sao tôi có thể biết được chuyện của họ (dù họ chưa gặp tác giả) - đó là một hiệu ứng tốt. Nhưng cũng không ít đồng nghiệp lại bảo: “Chuyện đó có gì lạ?” - Đúng, không lạ, nhưng anh không viết ra, tôi viết ra mới là sự lạ! Đó là tôi nghĩ thế! Rất may cho tôi, anh Hoàng Hải Vân, Tổng thư ký báo Thanh Niên họp cơ quan bao giờ cũng bảo: “Phải viết như thế!”. Thậm chí anh làm tôi “mặt mày hớn hở ngực nở đầy rôm” khi gọi tôi là cây bút phóng sự số 1. Tôi kể ra không phải để khoe mà để muốn nói một điều rằng, làm báo cũng cần có sự may mắn, may mắn của tôi là có người (mà là người chủ bút) hậu thuẫn. Nói rộng hơn, đó là tôi có môi trường làm việc tốt. Đó là điều rất quan trọng! Cho đến một ngày, tôi nhận được điện thoại của Nhà XB Văn Nghệ, họ bảo Công ty TNHH Tuổi Ngọc (TPHCM) muốn được tập hợp 20 phóng sự của tôi viết theo kiểu này để in thành tập, việc còn lại là tôi phải ký một hợp đồng cho họ giữ bản quyền 3 năm và ra giá nhuận bút. Tôi đồng ý cái rụp. 3 năm chứ 30 năm mà họ tái bản liên tục thì còn gì bằng! Điều thú vị là sách phát hành được bán hết sạch trơn. Vì thế tôi tự tin hơn về mảng đề tài mà mình khai thác, coi đó là lựa chọn đúng. Phải nói công bằng rằng, mảng đề tài này các bậc tiền bối về phóng sự trước tiền chiến đã làm, không hiểu sau đó vì lý do gì báo chí ta lại không ưa nó lắm, nên có phần không mấy mặn mà. Từ thực tế đó, tôi rút ra ba điều: Một, không nên coi đề tài phóng sự là một cái gì đó cao siêu quá, mà nó nằm ngay bên ta. Vấn đề là ta phải nhìn thấy nó. Tôi vẫn thường tự nhủ: “Nhìn chai nước bị lưng đừng nên chấp nhận là nó lưng mà phải hỏi vì sao nó lưng?”. Hai là, phải tìm được cấu tứ trong đề tài đó, không có được cấu tứ coi như bỏ đi. Ba là, phải chọn được cách thể hiện và giọng văn phù hợp. Vì sao tôi nói đến cấu tứ? Một lần dẫn sinh viên Lớp Báo K28 ĐHKH Huế đi thực tế ở Lăng Cô, chúng tôi đến bãi biển lúc 8 giờ sáng và thấy rất nhiều trẻ con, phụ nữ, người già ngồi vọng ra biển. Hỏi ra mới biết họ vừa tiễn chồng, con, cha, anh lên thuyền ra khơi (ở đó là bãi ngang nên thuyền nhỏ, dân nghèo nên 3-4 gia đình chung một thuyền). Chiều, họ lại ùa ra biển để đón chồng con về. Tôi có hỏi sinh viên nếu viết về đề tài này thì viết thế nào, rất tiếc không ai trả lời được, đúng ra là nếu trả lời như thế thì không thể viết thành bài báo. Đoạn tôi chỉ vào một chiếc thuyền và bảo: “Các em hãy mô tả cảnh ngóng đợi của người ở nhà và cuối cùng phải có chi tiết của chiếc thuyền này: Người đàn ông đứng trên thuyền vứt xuống bãi biển hai con cá, mỗi con bằng 3 ngón tay và nói: “Đây là bửa tối của 4 gia đình ta!”. Đó chính là cấu tứ của bài viết. Ở trên tôi đã nói đến chuyện nhặt cho được thật nhiều “đồng tiền vàng” lận lưng vốn trước khi viết và phải biết cách đặt nó trên đường đi để dẫn dụ người đọc. Còn một điều nữa, đó là lý thuyết “nhặt gạch vỡ để xây nhà”. Có thể hôm nay anh chứng kiến một vấn đề mà nó chưa thể ra phóng sự, hãy ghi lại nó (bây giờ có thể viết vào blog); lâu sau, anh lại thấy một vấn đề nữa (cũng thuộc đề tài này), lại ghi vào, hôm sau nữa... Và đến một ngày nào đó anh xâu chuỗi lại sẽ được một phóng sự ra trò. (Đó là cách tôi làm để có Đi dọc vỉa hè; Sống ở Đà Nẵng...) Tôi rất thích thú khi đọc “Ba người trên một con đường” của Trần Đăng (Lao Động); “Nghe rọ” (nghe rõ) của Nguyễn Quang Vinh (Lao Động); “Con đường bia bọt” của Huỳnh Dũng Nhân... Thích ở chỗ họ khai thác đề tài, thích ở chỗ là họ làm lạ vấn đề để hấp dẫn người đọc. Trong lúc đó, tôi cũng rất thích các phóng sự và bút ký của Vĩnh Quyền, tôi học được ở đây cách nhìn vấn đề ở một tầm khái quát và chiều sâu về tư liệu. Nói về tư liệu, viết phóng sự mà không có tư liệu xung quanh, bổ sung cho nó thì phóng sự không sâu, nó rất dễ biến thành một bài ghi chép. Tư liệu cũng là những đồng tiền vàng, hãy nhặt lấy và đặt nó vào bài viết, người đi đường (bạn đọc) sẽ cúi xuống nhặt những đồng tiiền đó và đi tiếp trên con đường mà người viết dẫn dụ cho đến khi kết thúc họ vẫn lấy làm tiếc. Như vậy là bạn đã thành công! Chuyện viết phóng sự có thể nói mãi không hết, tranh luận mãi không xong, nhiều đồng nghiệp vẫn nói một số bài trong tập phóng sự “Thiên hạ man man” của tôi không phải là..phóng sự. Vì sao? Tôi biết khi khai thác và viết những đề tài gần gũi như tôi vừa nói cũng rất mạo hiểm, như thể anh đang đi trên một sợi dây ranh giới giữa văn học và báo chí, giữa sáng tác và phản ánh. (Đặc biệt khi đụng đến những vấn đề nhạy cảm như ghen tuông, ly dị chẳng hạn, đôi khi anh không thể nêu tên và địa chỉ từng người, rất dễ gây ra ngộ nhận). Nhưng tôi tự tin khi được thừa nhận: Vấn đề đó là có và đang là... vấn đề. Và, nhiều người nhận mình là nhân vật trong đó. Vậy thì không phải phóng sự thì là gì? Nói như tôi thì viết phóng sự quá dễ chăng? Dễ! Vì đó là anh kể lại câu chuyện “có vấn đề”, trả lời câu hỏi: “Có chuyện gì hay?”. Dễ! Là vì anh hãy kể giản dị như đang kể cho bà nghe một câu chuyện mà anh chứng kiến. Nhưng rất khó, ở chỗ anh phải tìm được một câu chuyện hay và phải “có vấn đề”, câu chuyện càng lạ càng hay. Khó là anh buộc người ta phải nghe xong câu chuyện mà vẫn còn thấy tiếc. Khó nữa, là làm sao để họ đọc xong phóng sự rồi lấy chuyện hoặc những câu nói trong đó kể lại cho mọi người. Mà đừng bàn nhiều đến chuyện dễ-khó, hãy viết đi! Viết như đang kể chuyện. Người nghe hứng khởi là thành! Đơn giản quá, phải không?
Tài liệu liên quan