tế tập thể. Từ sau năm 1986, Việt Nam xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, từ thời điểm này nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ghi nhận sự tồn tại của nhiều loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước, công ty, Doanh nghiệp tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Với tư cách là đơn vị kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp không tồn tại đơn lẻ, địa vị pháp lý của doanh nghiệp luôn được xác định trong mối quan hệ với các chủ thể khác trong sinh hoạt thị trường và đời sống xã hội. Pháp luật phải giải quyết hài hòa, hợp lý về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường để không ai có thể vì lợi ích của mình xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Dưới góc độ lý thuyết, các nghĩa vụ được coi là trách nhiệm và giới hạn quyền của doanh nghiệp trong những quan hệ giữa họ với nhà nước, với người lao động, các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng
17 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghĩa vụ của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: “ Nghĩa vụ của doanh nghiệp ”
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Văn Tuấn
Nhóm trình bày: Nhóm 5
Hà Nội 2011
Danh sách nhóm 5
TT
Họ tên
MSV
Sdt
1
Nguyễn Thị An
532840
01689995894
2
Trần Thị Thêm
541278
01674517028
3
Đới Thị Thơm
541281
01648711215
4
Đinh Ngọc Quỳnh
541262
01653084257
5
Đặng Thị Hoài Ngân
531206
01689947529
6
Phạm Thị Bích
530617
0973865062
7
Nguyễn Thị Liên
552687
01673642397
8
Mai Thị Ngọc Anh
533120
01689912025
9
Đỗ Trung Hiếu
543776
0974011088
10
Ngô Thanh Liêm
541243
0918990190
11
Vũ Thị Xá
541303
01649557236
12
Nguyễn Thế Giang
541109
01673488296
13
Nguyễn Thị Nguyên
554111
0986760518
14
Nguyễn Thị Kim Thoa
15
Nguyễn Tùng Lâm
16
Đỗ Thị Hiên
533143
01238529690
Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU
Là nội dung cơ bản cấu thành nên địa vị pháp lý của doanh nghiệp, chế định về nghĩa vụ chịu ảnh hưởng từ trình độ phát triển thị trường và nhận thức pháp lý về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế. Với đặc trưng của nền kinh tế chuyển đổi, trong giai đoạn đầu của thị trường Việt Nam, chế định này được xây dựng từ quan niệm về vai trò của từng thành phần kinh tế đối với sự phát triển của thị trường. Vì thế, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác nhau được quy định trong những văn bản pháp luật khác nhau với giới hạn quyền và nghĩa vụ khác nhau.
Phần II. NỘI DUNG
Giới thiệu về Doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp Việt nam
Trong nền kinh tế tập trung, ở Việt Nam có hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ sau năm 1986, Việt Nam xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, từ thời điểm này nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ghi nhận sự tồn tại của nhiều loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước, công ty, Doanh nghiệp tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Với tư cách là đơn vị kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp không tồn tại đơn lẻ, địa vị pháp lý của doanh nghiệp luôn được xác định trong mối quan hệ với các chủ thể khác trong sinh hoạt thị trường và đời sống xã hội. Pháp luật phải giải quyết hài hòa, hợp lý về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường để không ai có thể vì lợi ích của mình xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Dưới góc độ lý thuyết, các nghĩa vụ được coi là trách nhiệm và giới hạn quyền của doanh nghiệp trong những quan hệ giữa họ với nhà nước, với người lao động, các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng.
2. Nghĩa vụ của DN
2.1. Luật doanh nghiệp về nghĩa vụ doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
2.1.1 Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Từ khi thành lập, doanh nghiệp đã lựa chọn nghành nghề kinh doanh và được ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đúng nghành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh sẽ đảm bảo cho hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế.
Khi đăng ký kinh doanh, một số nghành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn đầu tư, trình độ người quản lý, trình độ công nghệ… doanh nghiệp đã giải trình về điều này trong bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh và được cơ quan đăng ký có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Hoạt động Karaoke
- Đối tượng được phép
(Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995)
Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam trừ những đối tượng không được phép kinh doanh tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp.
- Điều kiện kinh doanh (Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995; Điều 7 Thông tư 05/TT-PC ngày 8/1/1996 hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995):
1- Phòng Karaoke phải có diện tích từ 20m2 trở lên. Đối với các phòng Karaoke được cấp giấy phép hoạt động trước ngày ban hành Nghị định 87/CP của Chính phủ phải có diện tích từ 14m2 trở lên.
2- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux
3- Đảm bảo phòng Karaoke phải có kính, bên ngoài có thể nhìn rõ toàn bộ phòng;
4- Việc sử dụng các bài hát trong phòng Karaoke phải đúng quy định của Bộ VHTT như sau : Đối với băng đĩa nhạc, băng, đĩa hình sử dụng trong phòng Karaoke phải dán nhãn của Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Cục Điện ảnh; Trường hợp băng, đĩa không được dán nhãn phải kèm theo danh mục các bài hát và phải được Sở VHTT duyệt cho phép và đóng dấu lên từng trang.
5- Các điểm Karaoke ở nông thôn, vùng dân cư không tập trung, phải bảo đảm các điều kiện quy định về băng, đĩa nhạc, bài hát, ánh sáng trong phòng, không phải đáp ứng quy định về diện tích phòng, cửa phòng Karaoke và cách âm.
Phát hành, xuất bản ấn phẩm
Điều 22 , Điều 23 Nghị định 79/CP ngày 6-11-1993 của Chính phủ; Điều 5, Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2501-QĐ-CXB ngày 15-8-1997 của Bộ trưởng Bộ VHTT:
1. Các doanh nghiệp Nhà nước và tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm phải có :
- Trụ sở;
- Vốn và nguồn vốn có chứng nhận của cơ quan tài chính.
2. Các tổ chức xã hội và công dân Việt Nam muốn làm đại lý, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm, cửa hàng mua bán sách cũ và cho thuê sách phải là:
- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi;
- Có địa điểm kinh doanh hợp pháp.
Vũ trường
-Đối tượng được phép
Khách sạn, Nhà văn hóa, Câu lạc bộ, Trung tâm văn hóa được phép tổ chức vũ trường để kinh doanh.
-Điều kiện kinh doanh
Điều 13, Điều 21 và Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995:
1- Phòng khiêu vũ phải có diện tích 80m2 trở lên;
2- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux;
3- Chỉ được sử dụng những bản nhạc, bài hát đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép;
4- Nếu có ca sĩ, diễn viên biểu diễn phải được Sở VHTT xác nhận trình độ nghề nghiệp và cấp giấy phép hành nghề mới được hoạt động.
Ngoài ra còn nhiều ngàng nghề kinh doanh có điều kiện các. Các bạn tham khảo tại:
website luatgiapham.com
Những doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ trên sẽ bị xử phạt theo quy định.
Trên thực tế cũng không ít những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh một đằng nhưng lại kinh doanh một nẻo. ví dụ: vụ việc Đăng ký kinh doanh hoa tươi, lại sản xuất thuốc bắc của Công ty TNHH Thiên Thiên Nhiên (32 Hoàng Diệu, P.12, Q.4)
Công ty này do ông Kwon Woo Hyun (34 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) lập, thuê bà Phạm Thị Anh Tú (26 tuổi) làm giám đốc về hành vi sản xuất thuốc bắc, trong khi theo giấy đăng ký kinh doanh, công ty này kinh doanh các sản phẩm hoa tươi và quà lưu niệm.
Cơ quan chức năng đã phát hiện tại công ty này 40 hộp thuốc dạng viên, 298 bịch thuốc dạng lỏng có chữ Hàn Quốc, một số máy nấu thuốc hiệu Extractor, máy ép thuốc, cân bàn, cùng nhiều bao bì, chai lọ, nguyên liệu nấu thuốc như nấm linh chi, táo khô… sau khi bị công an Q.4 phát hiện công ty này đã được chuyển giao cho Đội 4B thuộc Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM xử lý vi phạm hành chính.
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
Kế toán là công việc quan trọng của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động này doanh nghiệp kiểm soát được tài chính, nắm bắt được tình hình và thực trạng tài chính của mình, tù đó doanh nghiệp đưa ra các giải pháp kịp thời, xây dựng các kế hoạch phương hướng…hoạt động phù hợp. Trên cơ sở các số liệu kế toán, doanh nghiệp lập và nộp báo cáo tài chính trung thực , chính xác, đúng hạn không chỉ đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa trong việc minh bạch hóa hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Ví dụ đối với hệ thống báo cáo tài chính thì có các quy định sau:
- Báo cáo phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng loại báo cáo;
- Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống nhất ở các cơ quan đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án tạo điều kiện cho công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu;
- Các chỉ tiêu trong báo cáo phải đảm bảo đồng nhất, có liên quan bổ sung cho nhau một cách có hệ thống, liên tục phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động thi hành án;
Số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và phải là số liệu được tổng hợp từ chứng từ kế toán sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ kế toán;
Báo cáo phải được lập đầy đủ, đúng kỳ hạn lập, gửi báo cáo đầy đủ theo từng nơi nhận.
* Kỳ hạn lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị
- Báo cáo tài chính lập theo kỳ quý, năm;
- Báo cáo kế toán quản trị lập theo kỳ quý hoặc theo yêu cầu quản lý;
- Khi có sự chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm có quyết định chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.
* Tời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị:
Báo cáo tài chính quý:
- Chi cục Thi hành án dân sự gửi Cục Thi hành án dân sự chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc quý;
- Cục Thi hành án dân sự gửi Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc quý;
- Tổng cục Thi hành án dân sự báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định) chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý.
Báo cáo tài chính năm:
- Chi cục Thi hành án dân sự gửi Cục Thi hành án dân sự chậm nhất là 10 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau;
- Cục Thi hành án dân sự gửi Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau;
- Tổng cục Thi hành án dân sự báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định) chậm nhất là 30 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau.
Báo cáo kế toán quản trị:
- Thời hạn nộp báo cáo kế toán quản trị theo hướng dẫn tại Phụ lục 04.
- Đối với các báo cáo kế toán quản trị do Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự hướng dẫn thì thời hạn nộp báo cáo sẽ do Tổng cục, Cục quy định.
Ví dụ:
Công ty Kinh doanh xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cái Đôi Vàm (Cadovimex).Công ty này đã lập và sử dụng cùng 1 lúc 2 báo cáo tài chính. Thực tế báo cáo tài chính năm 2004 khi thanh tra vào thanh tra thì thấy công ty lãi 432 triệu đồng nhưng công ty ngó lơ số lãi bị phát hiện này và “vin” vào báo cáo tài chính lập năm 2003 thể hiện số lỗ là 3,068 tỷ đồng.
Việc Cadovimex sử dụng báo cáo tài chính năm 2003 với số lỗ trên 3,068 tỷ đồng dẫn đến giá trị sổ sách phần vốn nhà nước tại DN giảm 3,117 tỷ đồng.
Vụ việc này là từ năm 2004 và năm ngoái (2010) Cadovimex không nộp báo cáo tài chính quý 4 năm 2010 cho Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, dù cơ quan này, nhiều lần đề nghị.
2.1.3 Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, để đảm bảo sự phân phối lại thu nhập cho các đối tượng trong xã hội nhà nước tiến hành thu thuế đối với các doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện và quản lý việc thu thuế thông qua hoạt động đăng ký mã số thuế, kê khai thuê, nộp thuế của doanh nghiệp. Các loại thuế phổ biến thường thấy là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… Ngoài ra doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí (gọi chung là Pháp luật về thuế), bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
* Thời hạn đăng ký thuế, cấp mã số thuế: Đối tượng thuộc diện đăng ký thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày:
- Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
- Bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế là tổ chức, cá nhân không kinh doanh;
- Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay của các tổ chức cá nhân;
- Bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
- Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân (ngày cá nhân nhận thu nhập);
- Phát sinh tiền thuế GTGT được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế đối với các chủ dự án (hoặc đại diện được uỷ quyền như ban quản lý công trình), nhà thầu chính nước ngoài.
* Hồ sơ đăng ký thuế nhận mã số thuế
(1) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là tổ chức kinh doanh (trừ các đơn vị trực thuộc) gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo đăng ký thuế (nếu có).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Bản sao Quyết định thành lập.
Trường hợp tổ chức kinh doanh là đơn vị chủ quản có đơn vị trực thuộc thì tổ chức kinh doanh phải kê khai các đơn vị trực thuộc vào "Bản kê các đơn vị trực thuộc". Cơ quan Thuế quản lý đơn vị chủ quản cấp mã số thuế cho đơn vị chủ quản, đồng thời cấp mã số cho từng đơn vị trực thuộc có trong “Bản kê các đơn vị trực thuộc” của đơn vị chủ quản, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho các đơn vị trực thuộc. Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc.
(2) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh hoặc giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
(3) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT, kèm theo bản kê cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh tại địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc tỉnh khác với cơ sở kinh doanh chính (nếu có).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân.
Riêng trường hợp cá nhân có cửa hàng, cửa hiệu đóng khác địa bàn (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) với cơ sở chính, kê khai đăng ký thuế với Chi cục thuế nơi có cửa hàng, cửa hiệu thì hồ sơ đăng ký nộp thuế là: Tờ khai đăng ký nộp thuế theo mẫu số 03.1-ĐK-TCT.
(4) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04-ĐK-TCT.
- Bản sao Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt “Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế” do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
- Bản kê các văn phòng điều hành dự án của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam (nếu có).
(5) Hồ sơ đăng ký thuế đối với Ban điều hành dự án thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam:
Trường hợp nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam khi thực hiện dự án đầu tư, đã đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế 10 số, nếu phát sinh các hợp đồng (thuộc dự án) tại các địa điểm khác, thì nhà thầu phải kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế 13 số cho các Ban điều hành dự án hoặc nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện từng hợp đồng theo mẫu “Tờ khai đăng ký thuế mẫu 04.3-ĐK-TCT”.
Hồ sơ Đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04.3-ĐK-TCT.
- Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).
- Giấy phép đầu tư, giấy phép thầu của Ban điều hành dự án hoặc nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện hợp đồng (nếu có)
(6) Hồ sơ đăng ký thuế đối với trường hợp nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài không trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam:
Đối với trường hợp nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài, các hợp đồng, hợp tác kinh doanh của Việt Nam với người nước ngoài, nhưng bên nước ngoài không trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam, thì bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu có trách nhiệm kê khai và nộp thuế cho bên nước ngoài. Bên Việt Nam được cấp một mã số thuế 10 số để sử dụng cho việc kê khai, nộp hộ thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài. Trường hợp bên Việt Nam ký hợp đồng là doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế thì không được sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp để kê khai, nộp thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký mã số thuế cho Bên Việt Nam ký hợp đồng nộp thuế cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 04.1-ĐK-TCT kèm theo Bản kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài mà bên Việt Nam kê khai, nộp thay thuế.
- Hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài (bản trích lục tiếng Việt).
- Bản kê danh sách các nhà thầu phụ, nhà thầu phụ nước ngoài ký hợp đồng hợp tác kinh doanh có kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam. Mỗi nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trong bản kê sẽ được cấp mã số thuế 13 số theo mã số thuế nộp hộ của Bên Việt Nam ký hợp đồng. Mã số thuế này được sử dụng để phân biệt số thuế phải nộp, đã nộp của từng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài khi Bên Việt Nam ký hợp đồng kê khai và nộp hộ thuế với cơ quan Thuế. Bên Việt Nam ký hợp đồng phải thực hiện kê khai đăng ký thuế cho từng nhà thầu, nhà thầu phụ theo “Phụ lục tờ khai đăng ký thuế - Mẫu số 04.2-ĐK-TCT”; đồng thời phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số 13 số của các nhà thầu nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng.
(7) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh, kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam gồm :
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04.2-ĐK-TCT, trên tờ khai ghi sẵn mã số thuế 13 số của các nhà thầu.
- Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt).
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt “Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế” do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
(8) Hồ sơ đăng ký thuế (đăng ký mã số thuế) đối với người nộp thuế là cá nhân nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 05-ĐK-TCT.
- Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với người nước ngoài (bản sao)
- 02 ảnh cỡ 2 x 3 của người đăng ký thuế (01 dán vào tờ khai đăng ký thuế, 01 để dán vào thẻ mã số thuế).
Cá nhân kê khai nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trực tiếp với cơ quan Thuế thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan Thuế để được cấp Thẻ mã số thuế cá nhân.
(9) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (có hoàn thuế giá trị gia tăng) là: Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 06-ĐK-TCT.
(10) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là tổ chức được ủy quyền thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các chủ dự án, các nhà thầu chính nước ngoài của các dự án ODA; tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nhưng đơn vị không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch