Hiện nay bảo quản sau thu hoạch được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt là những nước có
nền nông nghiệp. Để việc bảo quản nông sản thành công con người cần phải chú trọng đến các vấn đề về
sức khỏe và cân bằng môi trường. Một trong những nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho các
nước trên thế giới đó là hoa cắt cành. Ngày nay hoa được dùng cho nhu cầu trang trí hằng ngày và trong
các dịp lễ tết, sự kiện. Hằng năm ở các nước như EU, Nhật, Hà Lan,. có lượng hoa cắt cành xuất khẩu rất
lớn, đem lại nguồn kinh tế cao cho người dân. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dung dịch được sản
xuất ra nhằm phục vụ cho nhu cầu cắm hoa hằng ngày, xong vấn đề đặt ra là chúng gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì sử dụng các chất kháng ethylene kim loại nặng như bạc,
thủy ngân , Với sự phát triển của công nghệ ngày nay các dung dịch nano đã được ứng dụng nhiều trong
các lĩnh vực y học, nông nghiệp, công nghiệp, nhưng việc ứng dụng các dung dịch nano trong bảo quản
nông sản sau thu hoạch chưa thật sự được chú trọng đặc biệt là lĩnh vực bảo quản hoa cắt cành sau thu
hoạch. Nghiên cứu này dựa trên khảo sát sự ảnh hưởng của các dung dịch nano đến quá trình bảo quản
hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành sau thu hoạch. Trong đó, các chỉ tiêu được theo dõi trong suốt quá
trình khảo sát là khối lượng tươi (g), số hoa (hoa/cành), số nụ (nụ/cành) và đường kính hoa (cm). Khảo sát
ảnh hưởng của từng loại nano đến quá trình bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành cho thấy
nano bạc nồng độ 6 ppm, nano đồng 6 ppm và nano chitosan 4 ppm cho kết quả tốt nhất sau 18 ngày bảo
quản.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các dung dịch nano (nano bạc, nano đồng và nano chitosan) đến khả năng kéo dài thời gian bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành sau thu hoạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
764
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC DUNG DỊCH NANO
(NANO BẠC, NANO ĐỒNG VÀ NANO CHITOSAN) ĐẾN KHẢ NĂNG
KÉO DÀI THỜI GIAN BẢO QUẢN HOA LAN MOKARA
BANGKHUNTIEN CẮT CÀNH SAU THU HOẠCH
Trịnh Thị Lan Anh
Viện Khoa học Ứng dụng, trường Đại học Công nghệ Tp. HCM (HUTECH)
Email: lananh0110@yahoo.com, ttl.anh@hutech.edu.vn
TÓM TẮT
Hiện nay bảo quản sau thu hoạch được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt là những nước có
nền nông nghiệp. Để việc bảo quản nông sản thành công con người cần phải chú trọng đến các vấn đề về
sức khỏe và cân bằng môi trường. Một trong những nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho các
nước trên thế giới đó là hoa cắt cành. Ngày nay hoa được dùng cho nhu cầu trang trí hằng ngày và trong
các dịp lễ tết, sự kiện. Hằng năm ở các nước như EU, Nhật, Hà Lan,... có lượng hoa cắt cành xuất khẩu rất
lớn, đem lại nguồn kinh tế cao cho người dân. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dung dịch được sản
xuất ra nhằm phục vụ cho nhu cầu cắm hoa hằng ngày, xong vấn đề đặt ra là chúng gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì sử dụng các chất kháng ethylene kim loại nặng như bạc,
thủy ngân , Với sự phát triển của công nghệ ngày nay các dung dịch nano đã được ứng dụng nhiều trong
các lĩnh vực y học, nông nghiệp, công nghiệp, nhưng việc ứng dụng các dung dịch nano trong bảo quản
nông sản sau thu hoạch chưa thật sự được chú trọng đặc biệt là lĩnh vực bảo quản hoa cắt cành sau thu
hoạch. Nghiên cứu này dựa trên khảo sát sự ảnh hưởng của các dung dịch nano đến quá trình bảo quản
hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành sau thu hoạch. Trong đó, các chỉ tiêu được theo dõi trong suốt quá
trình khảo sát là khối lượng tươi (g), số hoa (hoa/cành), số nụ (nụ/cành) và đường kính hoa (cm). Khảo sát
ảnh hưởng của từng loại nano đến quá trình bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành cho thấy
nano bạc nồng độ 6 ppm, nano đồng 6 ppm và nano chitosan 4 ppm cho kết quả tốt nhất sau 18 ngày bảo
quản.
Từ khóa: Nano bạc, nano đồng, nano chitosan, Mokara Bangkhuntien, hoa cắt cành, bảo quản sau thu
hoạch.
1. GIỚI THIỆU
Toàn cầu có 300.000 ha sản xuất hoa, phân bố trên 27 nước chủ yếu. EU chiếm 12%, trong khi các nước
châu Á và Thái Bình Dương chiếm 70% diện tích này, trong đó Trung Quốc 40% (EC, 2006), (120.000
ha, theo People‘s Daily Online, 2001) và Ấn Độ 15% (45.000 ha, theo AIC, 2006). Lượng hoa cắt cành chủ
yếu tập trung ở các nước phát triển. Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ và Nhận Bản hiện vẫn là các khu vực
tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất, mặc dù Trung Quốc cũng đang trở thành thị trường quan trọng. Chỉ riêng 25
nước thuộc EU đã chi trung bình 13,7 tỷ USD/năm (CBI, 2007) cho tiêu dùng hoa cắt cành, chiếm trên 50%
tổng mức tiêu dùng hoa thế giới. Trong đó Đức đứng đầu với khoảng 3 tỷ euro mỗi năm. Năm nước có nhu cầu
lớn tiếp theo là Anh (2,82 tỷ), Pháp (1,85 tỷ), Ý (1,62 tỷ) Tây Ban Nha (0,99 tỷ) và Hà Lan (0,89 tỷ), Nhật Bản
có nhu cầu tiêu dùng 5,4 triệu USD hoa cắt cành/năm (APEDA, 2000), Mỹ 5,5 tỷ (USDA, 2002). Theo Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Tây
765
Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, có trên 100 loài lan khác nhau. Các loại hoa lan này có thể cho doanh thu
từ 500 triệu – 1 tỷ đồng/ha/năm, chủ yếu là hoa cắt cành thuộc nhóm Dendrobium và Mokara, chiếm tỷ lệ
ít hơn là lan Cattleya và Oncidium. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu
phong lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515 nghìn USD, giảm
20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt
cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 95% lượng lan cắt cành, chủ yếu là
Dendrobium và Oncidium. Trong tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan Việt Nam lại tăng rất
mạnh, tăng 21,8% so với tháng 8/2008, đạt 61 nghìn USD. Lan Mokara là giống lan lai từ ba giống
Arachnis, Ascoentrum và Vanda; loài lan này mang các đặc tính nổi trội từ bố mẹ là: dạng hoa và màu sắc
đẹp từ Vanda, tăng trưởng nhanh từ Ascocenda (Ascocentrum x Vanda). Mokara là loài lan đơn thân, thân
hình trụ dài, không có giả hành. Là giống lan lai nhân tạo từ Singapore và được lan rộng đến Thái Lan,
Philippines, Nam Á, Hawaii. Hoa lan Mokara Bangkhuntien sau khi cắt cành có thể cho độ tươi khoảng 1
tuần nên rất được ưu chuộng trên thị trường hiện nay. Xong vấn đề đặt ra là hoa ở nước ta chưa xuất khẩu
được nhiều là do sự yếu kém của công nghệ sau thu hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa sau khi đến
tay người tiêu dùng. Nano bạc được xem là thuốc trừ sâu sinh học (Baier, 2009). Các hợp chất chứa bạc
cho thấy lợi ích gấp đôi khi dùng để diệt khuẩn và ức chế sự sản sinh ra khí ethylene trong quá trình bảo
quản. Hoa cẩm chướng cắt cành trước khi xử lý với STS đã ngăn chặn sự lão hóa và ức chế được lượng
khí ethylene sinh ra (Reid et al., 1980). Theo tác giả Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch (1993): sử
dụng bạc thiosunphate 0,5 ppm có tác dụng rõ rệt nhất đối với hoa cúc Nhật, tuổi thọ của hoa dài hơn 4
ngày so với đối chứng. Hầu hết các nghiên cứu khi sử dụng nano bạc để bảo quản đều tập trung vào đặc
điểm chống lại sự phát triển của vi khuẩn và nấm, ngăn ngừa sự tắc nghẽn mạch mô (Liu et al., 2009;
Solgi et al., 2009). Do diện tích tiếp xúc bề mặt của nano bạc cao nên hoạt tính kháng khuẩn là rất lớn, nó
có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong bình và trong các mạch mô. Nano đồng có khả năng diệt
hầu hết các loại nấm bệnh gây hại cây trồng, nó được xem như một loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị nấm
theo cách an toàn nhất, không độc hại, không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản. Trên thực tế cho
thấy nano đồng có thể phòng và đặc trị bệnh nấm hồng trên cây cao su (do nấm Corticium salmonocolor).
Yoon và cộng sự (2013) đã khẳng định ảnh hưởng kháng khuẩn của nano đồng và bạc trên E.coli trong đó
nano đồng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao hơn so với bạc. Nghiên cứu của Ghaouth (1996) cho thấy
chitosan có khả năng ức chế các loại nấm gây hại sau thu hoạch rau quả như Rhizopus, Colletotrichum,
chitosan bảo quản dâu tươi và các loại trái cây khác lâu hơn do hạn chế nấm gây hư thối và ức chế hô hấp.
Khi sử dụng chitosan đối với hoa đồng tiền, kết quả đã cho thấy chitosan giúp cho sự phát triển chiều dài
thân hoa, số lượng lá phát triển, chiều dài và chiều rộng của lá, số lượng hoa tăng lên (Wanichpongpan et
al., 2000). Chitosan cũng thúc đẩy sự phát triển của các loại cây trồng khác như bắp cải (Brassica
oleracea L. var. ‗Capitata‘) (Hirano 1988), giá đậu (Lee et al., 2005) và rau húng quế (Kim, 2005). Uddin
(2004), khi phun chitosan và một số đường monosaccharide lên hoa Cát tường Lisianthus (Eustoma
grandiflorum) kết quả cho thấy chitosan làm tăng số nụ hoa và tăng hàm lượng anthocyan, nhờ vậy màu
sắc của hoa đậm đà hơn. Vì vậy, trong nông nghiệp các loại nano bạc, nano đồng và nano chitosan cần
phải được ứng dụng nhiểu trong công nghệ trước và sau thu hoạch để hạn chế dịch bệnh phát triển, dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản của nông sản. Tuổi thọ
của hoa bị ảnh hưởng do điều kiện trước khi thu hoạch như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng
(Celikel và Karacaly, 1995; Halevy và Mayak, 1979; Holley, 1963; Rogers, 1973). Khi thu hoạch, việc cắt
khỏi thân cây mẹ đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn nước và carbohydrate tự nhiên, lúc này sẽ kích thích
các yếu tố gây lão hóa đối với hoa cắt cành). Tuổi thọ sau thu hoạch của cây trồng bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố như nước, carbohydrate, loại dung dịch bảo quản, sự cân bằng hormone và điều kiện môi trường
bảo quản (Borochov và Woodson, 1989; Halevy và Mayak, 1979; 1981; Mayak, 1987; van Doorn, 1997).
Vi sinh vật phát triển trong môi trường bảo quản làm nghẽn mô mạch trong cây nên hạn chế sự hấp thụ
766
nước lên thân nên hoa sau khi cắt cành khó có thể duy trì sự sống được lâu (Rogers, 1973; van Doorn,
1999a).
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
Hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành; dung dịch nano bạc, nano đồng và nano chitosan; nước máy.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa vào hoạt tính kháng khuẩn của các dung dịch nano để diệt khuẩn và ức chế sự sản sinh ra khí ethylene
trong quá trình bảo quản. Chủ yếu tập trung vào đặc điểm chống lại sự phát triển của vi khuẩn và nấm,
ngăn ngừa sự tắc nghẽn mạch mô, giúp hoa sau khi cắt cành có khả năng hút nước để duy trì sự sống và
tăng thời gian bảo quản. Do diện tích tiếp xúc bề mặt của các dung dịch nano cao nên hoạt tính kháng
khuẩn là rất lớn, nó có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong dịch cắm và trong các mô mạch.
Hình 1. Hoa lan Mokara Bangkhuntien lúc chưa bảo quản
2.3. Thống kê và xử lý số liệu
Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm Microsoft Excel 2016và phần mềm SAS 9.1. Tất cả các số liệu
sau khi thu thập ứng với từng chỉ tiêu theo dõi, được thống kê và biểu diễn dưới dạng các số liệu giá trị
trung bình cùng ký tự a, b, thì không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các mẫu tự khác nhau (a, b,)
chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, LSD (95%).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hƣởng của nano bạc
Sau khi tiến hành bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành bằng các dung dịch nano bạc ở các
nồng độ khác nhau (0, 2, 4, 6, 8, 10 ppm). Kết quả được ghi nhận sau mỗi 3 ngày đến ngày thứ 18, được
trình bày ở hình 2 và hình 3. Khi tiến hành bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành trong dung
dịch nano bạc, kết quả cho thấy từ ngày 0 đến ngày thứ 6 ở nghiệm thức đối chứng (0 ppm) có sự thay đổi
rõ rệt, hoa rụng nhiều và những nụ không có khả năng nở bị héo, khi hoa được cắm trong bình đến ngày
thứ 9 thân cây có hiện tượng bị vàng nâu. Ở các nghiệm thức còn lại (2, 4, 6, 8, 10 ppm) hoa có sự thay
đổi hình thái rõ rệt từ ngày thứ 9 trở đi. Hoa lan Mokara Bangkhuntien khi bảo quản ở nồng độ 6 ppm có
ít sự biến đổi nhất qua các ngày bảo quản, hoa được bảo quản ở nồng độ này đến ngày thứ 12 mới có hiện
767
tượng hoa bị rụng nhiều và đến ngày thứ 15 thân cây có hiện tượng bị hóa vàng. Điều này cho thấy hoa
lan Mokara Bangkhuntien cắt cành thích hợp bảo quản ở nồng độ nano bạc 6 ppm, vì ở các nồng độ thấp
(2, 4 ppm) hay nồng độ cao (8, 10 ppm) hoa không có khả năng thích ứng với điều kiện sống sau khi cắt
cành. Sử dụng nano bạc ở nồng độ 6 ppm giúp kéo dài thời gian bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien
thêm được 7 ngày so với đối chứng (Hình 2 và Hình 3). Trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, hiện nay
trên thị trường có nhiều chế phẩm dung dịch nano bạc sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản phòng bệnh cho
tôm, cá; hoặc trong trồng trọt phòng ngừa sâu bệnh cho cây trồng. Đối với công nghệ sinh học thực vật,
chưa có nhiều báo cáo hoặc nghiên cứu đi sâu về ảnh hưởng của nano kim loại lên bảo quản hoa cắt cành
sau khi thu hoạch. Chủ yếu là các hợp chất chứa bạc cho thấy lợi ích gấp đôi khi dùng để diệt khuẩn và ức
chế sự sản sinh ra khí ethylene trong quá trình bảo quản. Hoa cẩm chướng cắt cành trước khi xử lý với
STS đã ngăn chặn sự lão hóa và ức chế được lượng khí ethylene sinh ra (Reid et al., 1980). Vì vậy sử
dụng nano bạc trong bảo quản hoa là một hướng nghiên cứu mới có nhiều triển vọng, thân thiện với môi
trường. Nồng độ nano bạc thích hợp cho bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien là 6 ppm.
Hình 2. Biểu đồ ảnh hưởng của nano bạc đến khối lượng, số lượng hoa và đường kính hoa lan Mokara Bangkhuntien
cắt cành sau 18 ngày bảo quản
Hình 3. Sự biến đổi của hoa lan Mokara Bangkhuntien sau 18 ngày bảo quản bằng dung dịch nano bạc:
a) Nồng độ nano bạc 0 ppm (đối chứng); b) Nồng độ nano bạc 6 ppm (kết quả tốt nhất)
3.2. Ảnh hƣởng của nano đồng
Kết quả khảo sát của nano bạc cho thấy nano bạc giúp kéo dài thời gian bảo quản lan Mokara
Bangkhuntien vì vậy, chúng tôi tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của nano đồng.
Sau khi tiến hành bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành bằng các dung dịch nano đồng ở các
nồng độ khác nhau (0, 2, 4, 6, 8, 10 ppm). Kết quả được ghi nhận sau mỗi 3 ngày đến ngày thứ 18, được
trình bày ở Hình 4 và Hình 5. Khi tiến hành bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành trong dung
0
50
0 3 6 9 12 15 18
(g)
(Ngày)
Biểu đồ khối lƣợng hoa Mokara
Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
0
20
0 3 6 9 12 15 18
(Số
hoa)
(Ngày)
Biểu đồ số lƣợng hoa Mokara
Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
0
10
0 3 6 9 12 15 18
(cm)
(Ngày)
Biểu đồ đƣờng kính hoa Mokara
Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày
12 ngày 15 ngày 9 ngày 18 ngày
a
)
b
768
dịch nano đồng, kết quả cho thấy từ ngày 0 đến ngày thứ 6 ở nghiệm thức đối chứng (0 ppm) có sự thay
đổi rõ rệt, hoa rụng nhiều và những nụ không có khả năng nở bị héo, khi hoa được cắm trong bình đến
ngày thứ 9 thì 2/3 thân cây có hiện tượng bị hóa vàng nâu và đến ngày thứ 12 trên toàn bộ thân cây đã bị
hóa vàng nâu. Hoa ở các nghiệm thức còn lại (2, 4, 6, 8, 10 ppm) cuống hoa tươi và có sự thay đổi hình
thái rõ rệt từ ngày thứ 9 trở đi. Hoa lan Mokara Bangkhuntien khi bảo quản ở nồng độ 6 ppm có ít biến đổi
nhất qua các ngày bảo quản, hoa được bảo quản ở nồng độ này đến ngày thứ 12 mới có hiện tượng hoa bị
rụng nhiều và đến ngày thứ 15 2/3 thân cây có hiện tượng bị hóa vàng. Điều này cho thấy hoa lan Mokara
Bangkhuntien cắt cành thích hợp bảo quản ở nồng độ nano đồng 6 ppm. Hoa sau khi cắt cành chủ yếu
sống dựa vào nguồn carbohydrate dự trữ trong thân và lượng nước cung cấp từ bên ngoài nhưng ở các
nồng độ nano đồng thấp (2, 4 ppm) sẽ không ức chế được sự phát triển của vi sinh vật làm tắc nghẽn mạch
mô, cây không thể hút nước để sống hay ở nồng độ quá cao (8, 10 ppm) cây cũng khó hút nước do nồng
độ trong dịch cắm quá cao gây tăng áp suất thẩm thấu, cản trở sự hút nước của cây. Trong nghiên cứu bảo
quản hoa sau thu hoạch có một số dung dịch được sử dụng, tuy nhiên chưa có công bố nào về bảo quản
hoa lan Mokara Bangkhuntien sử dụng nano đồng. Nano đồng chủ yếu được sử dụng cho mục đích bảo vệ
và kích thích sự sinh trưởng của thực vật trong nông nghiệp. Vì vậy, sử dụng nano đồng trong bảo quản
hoa sau thu hoạch cũng là một hướng nghiên cứu mới có nhiều triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao và
thân thiện với môi trường. Việc bổ sung 6 ppm nano đồng vào dung dịch bảo quản giúp lan Mokara
Bangkhuntien cắt cành có thể tươi thêm được 7 ngày so với đối chứng (Hình 4 và Hình 5).
Hình 4. Biểu đồ ảnh hưởng của nano đồng đến khối lượng, số lượng hoa và đường kính hoa lan Mokara
Bangkhuntien cắt cành sau 18 ngày bảo quản
Hình 5. Sự biến đổi của hoa lan Mokara Bangkhuntien sau 18 ngày bảo quản bằng dung dịch nano đồng:
a) Nồng độ nano đồng 0 ppm (đối chứng); b) Nồng độ nano đồng 6 ppm (kết quả tốt nhất)
0
10
20
30
40
0 3 6 9 12 15 18
(g)
(Ngày)
Biểu đồ khối lƣợng của hoa lan
Mokara Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
0
5
10
15
0 3 6 9 12 15 18
(số hoa)
(Ngày)
Biểu đồ số lƣợng hoa Mokara
Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
0
5
10
0 3 6 9 12 15 18
(cm)
(Ngày)
Biểu đồ đƣờng kính của hoa lan
Mokara Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày
9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày
b
a
769
3.3. Ảnh hƣởng của nano chitosan
Nano chitosan đã được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để phòng bệnh và kích thích sự tăng trưởng của
cây trồng. Từ kết qủa của 2 thí nghiệm trên cho thấy các dung dịch nano rất thích hợp cho quá trình bảo
quản hoa lan Mokara Bangkhuntien. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục sử dụng nano chitosan cho mục đích bảo
quản loài hoa cắt cành có giá trị kinh tế cao. Sau khi tiến hành bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt
cành bằng các dung dịch nano chitosan ở các nồng độ khác nhau (0, 2, 4, 6, 8, 10 ppm). Kết quả được ghi
nhận sau mỗi 3 ngày đến ngày thứ 18, được trình bày ở Hình 6 và Hình 7. Khi tiến hành bảo quản hoa lan
Mokara Bangkhuntien cắt cành trong dung dịch nano chitosan, kết quả cho thấy từ ngày 0 đến ngày thứ 6
ở nghiệm thức đối chứng (0 ppm) có sự thay đổi rõ rệt, hoa rụng nhiều và những nụ không có khả năng nở
bị héo, hoa được cắm trong bình đến ngày thứ 9 thì 2/3 thân cây có hiện tượng bị hóa vàng nâu và đến
ngày thứ 12 toàn bộ thân cây đã bị hóa vàng nâu. Hoa ở các nghiệm thức còn lại (2, 4, 6, 8, 10 ppm) cánh
hoa tươi và có sự thay đổi hình thái rõ rệt từ ngày thứ 9, hoa rụng nhiều, nụ hoa bị héo. Hoa lan Mokara
Bangkhuntien khi bảo quản bằng nano chitosan ở nồng độ 4 ppm có ít sự biến đổi nhất qua các ngày bảo
quản, hoa được bảo quản ở nồng độ này đến ngày thứ 12 mới có hiện tượng hoa bị rụng nhiều, trên thân
hóa vàng từng khoảng không rõ rệt, đến ngày thứ 15 2/3 thân cây có hiện tượng bị hóa vàng, phần thân
trong dịch cắm bị úng và thối. Nano chitosan cũng là một chất có ảnh hưởng tích cực đến quá trình kéo dài
thời gian bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien. Đây cũng là hướng nghiên cứu mới có nhiều triển vọng
trong lĩnh vực bảo quản hoa sau thu hoạch hoa lan Mokara Bangkhuntien nói riêng và hoa nói chung. Kết
quả cho thấy việc bổ sung nano chitosan với nồng độ thích hợp giúp hoa lan Mokara Bangkhuntien kéo
dài sự sống hơn so với đối chứng được 7 ngày (Hình 6 và Hình 7). Nồng độ nano chitosan thích hợp cho
bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien là 4 ppm.
Hình 6. Biểu đồ ảnh hưởng của nano chitosan đến khối lượng, số lượng hoa và đường kính hoa lan Mokara
Bangkhuntien cắt cành sau 18 ngày bảo quản
0
10
20
30
40
0 3 6 9 12 15 18
(g)
(Ngày)
Biểu đồ khối lƣợng của hoa lan
Mokara Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
0
2
4
6
8
10
12
0 3 6 9 12 15 18
(Số hoa)
(Ngày)
Biểu đồ số lƣợng hoa Mokara
Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
0
2
4
6
8
10
0 3 6 9 12 15 18
(cm)
(Ngày)
Biểu đồ đƣờng kính hoa lan
Mokara Bangkhuntien
Nồng độ 0 ppm Nồng độ 2 ppm
Nồng độ 4 ppm Nồng độ 6 ppm
Nồng độ 8 ppm Nồng độ 10 ppm
770
Hình 7. Sự biến đổi của hoa lan Mokara Bangkhuntien sau 18 ngày bảo quản bằng dung dịch nano chitosan:
a) Nồng độ nano chitosan 0 ppm (đối chứng); b) Nồng độ nano chitosan 4 ppm (kết quả tốt nhất)
4. KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát ảnh hưởng của các dung dịch nano đơn lẻ và kết hợp đến quá trình bảo quản hoa lan
Mokara Bangkhutien sau thu hoạch cho thấy, nano bạc nồng độ 6 ppm, nano đồng nồng độ 6 ppm và nano
chitosan nồng độ 4 ppm thích hợp nhất cho việc kéo dài thời gian bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien
cắt cành sau thu hoạch làm kéo dài tuổi thọ của hoa thêm 7 ngày so với đối chứng.
Nghiên cứu này là bước đầu tạo ra được dung dịch thương phẩm có tính kháng khuẩn tốt, ổn định và thân
thiện với môi trường giúp tăng thời gian bảo quản hoa lan Mokara Bangkhuntien cắt cành sau thu hoạch
nói riêng và tiến đến bảo quản các loại hoa khác nói chung. Cần ứng dụng các dung dịch nano trong
nghiên cứu bảo quản các loại nông sản sau thu hoạch để tăng giá trị thương mại cho nông sản, hướng tới
nhu cầu sử dụng trong và ngoài nước. Sau đó, tiến tới tạo dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trên thế
giới, hướng tới xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Accati, E.G. and Jona, R. (1989). Parameters influencing Gerbera cut flower longevity. Acta Hort.
261:63-68.
[2] Bektaş E, Cüce M., Atalay S. (2013). In vitro germination, protocorm formation, and plantlet
development of Orchis coriophora (Orchidaceae),