Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định sự khác biệt về tác động giữa hai dạng đạm
urea và sulphat amon (SA) và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh
dầu của cây sả trồng trong khu vực khô hạn thuộc vùng Đông nam bộ. Giống sả thí nghiệm là giống
nằm trong bộ sưu tập của trường Đại học Nông lâm Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bón
urea ở liều lượng 90 kg N/ha cho năng suất cao nhất tương đương với 181% so với nghiệm thức đối
chứng và bằng 114% so với việc bón SA. Ở liều lượng 90 kg N/ha, cây sả đạt được chiều cao cây
cao nhất là 108,3 cm, Chỉ số diệp lục tố đạt được là 24,45, tốc độ tăng trưởng số nhánh đạt 2,05
nhánh/cây/21 ngày. Bón SA tuy không cho năng suất cao, tuy nhiên lại cho hàm lượng tinh dầu cao
hơn so với việc bón urea. Ở liều lượng 150 kg N/ha dạng SA cho hàm lượng tinh dầu là 0,29%, cao
hơn 32% so với nghiệm thức đối chứng.
4 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng đạm đến sinh trưởng, năng suất, hàm lượng diệp lục tố và tinh dầu cây sả (cymbopogon citratus) trồng trong điều kiện khô hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1120
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG DIỆP LỤC TỐ VÀ TINH DẦU CÂY SẢ
(Cymbopogon citratus) TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN
Nguyễn Trần Khánh Duy, Bùi Minh Trí -
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Email: buiminhtri@gmail.com
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định sự khác biệt về tác động giữa hai dạng đạm
urea và sulphat amon (SA) và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh
dầu của cây sả trồng trong khu vực khô hạn thuộc vùng Đông nam bộ. Giống sả thí nghiệm là giống
nằm trong bộ sưu tập của trường Đại học Nông lâm Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bón
urea ở liều lượng 90 kg N/ha cho năng suất cao nhất tương đương với 181% so với nghiệm thức đối
chứng và bằng 114% so với việc bón SA. Ở liều lượng 90 kg N/ha, cây sả đạt được chiều cao cây
cao nhất là 108,3 cm, Chỉ số diệp lục tố đạt được là 24,45, tốc độ tăng trưởng số nhánh đạt 2,05
nhánh/cây/21 ngày. Bón SA tuy không cho năng suất cao, tuy nhiên lại cho hàm lượng tinh dầu cao
hơn so với việc bón urea. Ở liều lượng 150 kg N/ha dạng SA cho hàm lượng tinh dầu là 0,29%, cao
hơn 32% so với nghiệm thức đối chứng.
Từ khóa: Cymbopogon citratus, tinh dầu, urea, sulfate amon.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây sả (Cymbopogon citratus) là cây có
tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ
thực phẩm cũng như y học cổ truyền. Ngoài
công dụng làm thực phẩm, chữa bệnh, tinh dầu
sả được sử dụng để làm đẹp như dưỡng da, hỗ
trợ giảm cân, làm mượt tóc. Đặc biệt, tinh dầu
sả chứa rất nhiều citral, một hoạt chất chống
oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp cơ thể ngăn ngừa
bệnh ung thư (Nguyễn Khang và Phạm Văn
Hiển, 2001). Sả cũng là loài cây dễ trồng, chịu
được hạn, không kén đất, thích nghi rộng với
mọi vùng khí hậu. Trồng sả vừa tận dụng được
quỹ đất thoái hóa, các vùng đất bỏ hoang, đồng
thời tận dụng được nguồn lao động nông nhàn.
Tuy nhiên, cây sả hiện nay vẫn chưa được quan
tâm ở các khía cạnh canh tác một cách thỏa
đáng. Người trồng sả chưa chú trọng chăm sóc,
sử dụng phân bón phù hợp để cây sả cho năng
suất tinh dầu cao. Phân đạm hiện đang được sử
dụng rộng rãi trong nông nghiệp, tuy nhiên với
cây sả, quá trình sinh tổng hợp tinh dầu lại rất
cần lưu huỳnh do đó các dạng đạm chứa lưu
huỳnh được cho là có vai trò quan trọng.
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định
ảnh hưởng của hai dạng đạm urea và sulphat
đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh
dầu, thành phần diệp lục tố của cây sả trồng
trong vùng có điều kiện khô hạn tại khu vực
Đông Nam bộ.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực
nghiệm của Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, từ tháng 12/2014 đếm tháng
4/2015. Đất thí nghiệm là đất xám trên phù sa
cổ, khả năng giữ nước kém. Giống sả thí
nghiệm là giống trong bộ sưu tập của trường
Đại học Nông lâm Tp.HCM. Thí nghiệm được
bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 2 yếu
tố bao gồm 10 nghiệm thức với 3 lần lặp lại,
mỗi ô cơ sở rộng 10m2. Tổng diện tích toàn
khu thí nghiệm là 600m2, trong đó diện tích các
ô thí nghiệm là 300m2và diện tích hàng cách ly,
hàng bảo vệ là 300m2. Khoảng cách giữa các ô
trong cùng lần nhắc lại là 0,5 m. Khoảng cách
giữa các khối là 1 m; Xung quanh khu thí
nghiệm có hàng bảo vệ. Mức phân đạm sử
dụng (kgN/ha) bao gồm: 0N (Đối chứng); 60N,
90N, 120N, 150N và 180N. Phân đạm sử dụng
gồm urea (60%N) hoặc SA (21%N) và chia
làm 3 lần bón.
Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện tại 5
điểm ngẫu nhiên trên ô cơ sở, mỗi điểm đo một
bụi và được đánh dấu để đo các lần tiếp theo.
Các chỉ tiêu theo dõi được đo đạc hàng tuần.
Chỉ số diệp lục tố (Chlorophyll Content Index)
được xác định trực tiếp bằng thiết bị CCM-200
(OptiSiences-USA). Riêng hàm lượng tinh dầu
(% FW) được phân tích khi thu hoạch. Kỹ
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1121
thuật tách chiết và chưng cất được tiến hành
với kỹ thuật Soxhlet. Từ kết quả thu thập được
tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu dựa trên
phần mềm Excel và MSTATC để đánh giá mức
độ biến lượng (ANOVA) và trắc nghiệm phân
hạng.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của dạng và liều lượng phân
đạm đến chỉ số diệp lục tố của cây sả
Kết quả từ bảng 1 cho thấy dạng phân
đạm có ảnh hưởng có ý nghĩa đến chỉ số diệp
lục tố tại thời điểm 126 ngày sau trồng, ở các
thời điểm còn lại, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê và chỉ số diệp lục tố cao nhất ở
nghiệm thức bón SA (25,15 CCI), cao hơn ở
nghiệm thức bón urea 1,13 lần. Tuy nhiên, liều
lượng phân đạm ở cả hai dạng lại không ảnh
hưởng có ý nghĩa đến chỉ số diệp lục tố.
Nhìn chung, chỉ số diệp lục tố của các
nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng tăng lên
sau những lần bón thúc phân đạm. Giai đoạn
đầu (42 ngày sau trồng), chỉ số diệp lục tố tăng
cao hơn ở các nghiệm thức bón urea, song tại
các thời điểm 84 và 126 ngày sau trồng , chỉ số
diệp lục tố ở các nghiệm thức bón phân SA lại
cao hơn so với bón urea. Nguyên nhân của dự
khác biệt này cần tiếp tục theo dõi và đánh giá.
Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến chỉ số diệp lục tố
(Chlorophyll Content Index - CCI) của cây sả
Giai đoạn
sinh trưởng
Dạng phân
đạm (P)
Liều lượng phân đạm (kg N/ha) Trung bình
(P) 0 90 120 150 180
42 NST
Urea 18,04 21,60 20,74 22,06 22,15 21,12
SA 18,04 21,00 21,02 20,01 20,18 21,05
Trung bình (N) 18,04 21,80 20,88 21,04 21,16
FN = 0,7886ns FP = 0,5261ns FNP = 0,1154ns CV = 19,6 %
84 NST
Urea 21,05 22,60 21,08 22,73 25,15 22,52
SA 21,05 24,00 24,02 23,01 23,18 23,05
Trung bình (N) 21,05 23,30 22,55 22,87 24,17
FN = 0,8333ns FP = 0,2233ns FNP = 0,5211ns CV = 13,50 %
126 NST
Urea 20,21 22,78 22,60 24,76 23,15 22,16B
SA 20,21 25,70 25,97 27,05 26,81 25,15A
Trung bình (N) 20,21 24,24 24,30 24,41 24,98
FN = 2,4817ns FP = 7,6854* FNP = 0,6148 CV = 12,73 %
Ghi chú: Trên cùng một cột các giá trị trung bình theo sau cùng kí tự, sai biệt không có ý nghĩa thống
kê (*: 0,01 <Pr < 0,05 có ý nghĩa, **: Pr < 0,01: rất có ý nghĩa).
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân
đạm đến năng suất của cây sả
Kết quả bảng 2 cho thấy năng suất thu
hoạch cao nhất thu được ở liều lượng bón 90
kg N/ha (9,24 kg sả/ô thí nghiệm) và năng suất
thực thu thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng
(5,1 kg sả/ô thí nghiệm). Các dạng đạm nghiên
cứu không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
đến năng suất sả.
Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến năng suất của cây sả (kg/ô thí nghiệm)
Chỉ tiêu Dạng phân đạm (P)
Lượng phân đạm (kg N/ha) Trung bình
(P) 0 90 120 150 180
Năng suất
thực thu
(kg/ô thí
nghiệm)
Urea 5,10 9,24 7,91 7,47 8,06 7,16
SA 5,10 8,11 6,79 6,23 6,55 6,56
Trung bình (N) 5,10B 8,68A 6,35AB 6,85AB 7,31AB
FN = 3,1798* FP = 0,8327ns FNP = 0,4713ns CV = 26,23 %
Ghi chú: Trên cùng một cột các giá trị trung bình theo sau cùng kí tự, sai biệt không có ý nghĩa thống
kê (*: 0,01 <Pr < 0,05 có ý nghĩa, **: Pr < 0,01: rất có ý nghĩa).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1122
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến hàm lượng tinh dầu sả
Hình 1: Hàm lượng tinh dầu trong phần thu hoạch cây sả ở các tổ hợp phân bón khác nhau.
Chú thích: A1-A5 là liều lượng N (0-180) và B1 là bón urea và B2 là bón SA.
Qua kết quả phân tích, dạng phân SA
cho hàm lượng tinh dầu cao hơn các nghiệm
thức bón phân urea ở tất cùng liều lượng bón.
Ở mức bón 150 kg N/ha cho hàm lượng tinh
dầu cao nhất với cả 2 dạng đạm. Nghiệm thức
bón 150kgN dạng SA có hàm lượng tinh dầu
cao nhất đạt 0,29% tính theo trọng lượng tươi
(FW). Nghiệm thức đối chứng có hàm lượng
tinh dầu thấp nhất (0,22% FW).
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
i) Bón phân urea ở liều lượng 90 kg
N/ha cho năng suất cao nhất tương đương với
181% so với đối chứng và bằng 114% so với
năng suất khi bón SA.
ii) Bón phân SA tuy không cho năng suất
cao, tuy nhiên lại cho hàm lượng tinh dầu cao
hơn so với việc bón urea và đạt 0,29% trọng
lượng tươi, cao hơn 32% so với nghiệm thức
đối chứng. Do vậy nếu trồng sả với mục đích
làm thực phẩm có thể bón urea, song nếu trồng
với mục đích sản xuất dược liệu hoặc chưng
cất tinh dầu thì nên bón dạng đạm SA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anand Akhila, 2010. Essential Oil –
Bearing Grasses The genus Cymbopogon.
Medicinal and Aromatic Plants – Industrial
Profiles, tr 7.
2. Gbenou Joachin D., et al., 2012.
Phytochemical composition of cymbopogon
citratus and eudealyptus citriodora essential
oil and their anti – inflammatory and
analysis properties on Wistar rats. Springer
Science and Business Media Dordrecht.
3. Jeong-Kyu Kim et al., 2005. Evaluation of
Repellency Effect of Two Natural Aroma
Mosquito Repellent Compounds, Citronella
and Citronellal Entomological Research, tr
117 – 120.
4. Kazuhiko Nakahara et al., 2003. Chemical
Composition and Antifungal Activity of
Essential Oil from Cymbopogon nardus
(Citronella Grass), tr 37.
5. Mai Văn Quyền và ctv, 2000. Những cây
rau gia vị phổ biến ở Việt Nam. Nhà xuất
bản Nông Nghiệp, tr 89 – 90.
6. Matasyoh Josphat C. et al., 2010. Chemical
coposition of Cymbopogon citratus essential
oil and its effect on mycotoxigenic
Aspergillus species. African Journal of Food
Science, tr 138 – 142.
7. Nguyễn Hữu Doanh, 2000. Kỹ thuật trồng
cây gia vị trong vườn. Nhà xuất bản Thanh
Hóa, tr 43.
8. Nguyễn Thị Thẩm và Phan Thị Sửu, 1990.
Nghiên cứu tách chiết geraniol từ tinh dầu
0.22 0.22
0.24 0.25 0.23
0.28
0.26
0.29
0.24
0.28
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
A1B1 A1B2 A2B1 A2B2 A3B1 A3B2 A4B1 A4B2 A5B1 A5B2
Hàm lượng tinh dầu (%FW)
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
1123
sả Palmarosa, Đề tài cấp nhàn nước 64C –
03 – 06. Bộ Nông nghiệp và công nghiệp
thực phẩm, Viện Công Nghiệp Thực Phẩm.
9. Nirobiyah Nitangsam, 2012. Monoghraphs
of Cymbopogon nardus (L.) Rendle anh
Citronella oil. Prince of Songkla University.
10. Purnima Jayasinha, 1999. Citronella;
Cymbopogon nardus – a literature survey.
Information Service Centre Industrial, tr 3.
11. Rauber C. et al., 2005. LC determination of
citral in Cymbopogon citratus volatile oil.
Journal of Pharmaceutical and Biomedical
Analysis, tr 597 – 601.
ABSTRACT
Comparision the influence between urea and ammonium sulfate to growth, yield, chlorophyll
and oil content of lemon grass (Cymbopogon citratus) under drought condition
Nguyen Tran Khanh Duy, Bui Minh Tri
buiminhtri@gmail.com
- Nong Lam University
The study aims at evaluating the influence between urea and ammonium sulfate (SA) on the
growth and yield as well as essential oil content of lemon grass (Cymbopogon citratus) under drought
conditions. The experiment was carried out in RCBD with 10 treatments, and three replications.
Nitrogen doses were applied as 0N (control), 60N, 90N, 120N, 150N and 180N. The results show that
the dose of urea at 90 kg N/ha obtained the highest yield, and equivalent to 181% of the control. At
the dose of 90 kg N / ha, SA does not gives the highest yield, however, the essential oil content
increased obviously. At the dose of 150 kg N / ha, the essential oil content was 0.29% and 32% higher
than that of the control.
Keywords: ammonium sulfate, Cymbopogon citratus, essential oil, urea.
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ