1. ĐẶT VẤN ĐỀ1
Trên thế giới (Bộ NN và PTNT, 2006), bê
tông đầm lăn (BTĐL) được nghiên cứu và ứng
dụng từ năm 1960. Tại Việt Nam, việc nghiên
cứu BTĐL được bắt đầu vào những năm 1990.
Đến nay BTĐL đã được thi công hàng chục đập
tại Việt Nam, kết quả đã khẳng định được ưu
điểm vượt trội so với các công nghệ thi công
khác là thi công nhanh, tiêu tốn ít xi măng (X),
áp dụng cơ giới hóa cao, giá thành giảm.
Thành tựu về đập BTĐL ở Việt Nam là
không thể phủ nhận (Lê Minh, 1998), tính đến
nay hàng chục đập bê tông trọng lực được thi
công bằng BTĐL đã và đang được đưa vào khai
thác. Nhưng còn một số vấn đề lớn đang tồn tại
đó là hiện tượng thấm nước qua thân đập và nứt
do nhiệt, nguyên nhân là do việc lựa chọn vật
liệu, phương pháp thiết kế thành phần và thi
công bê tông chưa hợp lý. Vì vậy cần thiết phải
được nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết
một cách hợp lý nhất.
Trong nghiên cứu trình bày việc lựa chọn vật
liệu, phương pháp thiết kế (Quy phạm thiết kế
đập bê tông đầm lăn, 2005) và kết quả nghiên
cứu ảnh hưởng của phụ gia hóa học (hóa dẻo,
chậm đông kết) đến các tính chất của BTĐL:
Tính công tác, thời gian đông kết, cường độ nén,
độ chống thấm, để nâng cao chất lượng BTĐL
cho đập trong điều kiện Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia hóa dẻo, chậm đông kết đến tính chất của bê tông đầm lăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 55
BÀI BÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ GIA HÓA DẺO,
CHẬM ĐÔNG KẾT ĐẾN TÍNH CHẤT CỦA BÊ TÔNG ĐẦM LĂN
Nguyễn Quang Phú1, Nguyễn Thành Lệ2
Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phụ gia phụ gia hóa dẻo, chậm đông kết TM25 của Sika cho bê tông
đầm lăn công trình đập Nước Trong đã đạt được cường độ chịu nén ở tuổi 90 ngày R90 = 33,1MPa,
hệ số thấm Kt =50x10
-9 cm/s, tính công tác Vc = 14 giây, bê tông đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về
cường độ, tính công tác, thời gian đông kết, tính chống thấm cho công trình. Việc sử dụng phụ gia
phụ gia hóa dẻo, chậm đông kết cho BTĐL sẽ cải thiện một số tính chất kỹ thuật của BTĐL dùng
cho đập, đảm bảo thời gian thi công hợp lý trong điều kiện Việt Nam, nhằm mang lại hiệu quả cao
và khả thi.
Từ khóa: Bê tông đầm lăn; Tro bay; Phụ gia siêu dẻo; Phụ gia chậm đông kết; Cường độ nén.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1
Trên thế giới (Bộ NN và PTNT, 2006), bê
tông đầm lăn (BTĐL) được nghiên cứu và ứng
dụng từ năm 1960. Tại Việt Nam, việc nghiên
cứu BTĐL được bắt đầu vào những năm 1990.
Đến nay BTĐL đã được thi công hàng chục đập
tại Việt Nam, kết quả đã khẳng định được ưu
điểm vượt trội so với các công nghệ thi công
khác là thi công nhanh, tiêu tốn ít xi măng (X),
áp dụng cơ giới hóa cao, giá thành giảm.
Thành tựu về đập BTĐL ở Việt Nam là
không thể phủ nhận (Lê Minh, 1998), tính đến
nay hàng chục đập bê tông trọng lực được thi
công bằng BTĐL đã và đang được đưa vào khai
thác. Nhưng còn một số vấn đề lớn đang tồn tại
đó là hiện tượng thấm nước qua thân đập và nứt
do nhiệt, nguyên nhân là do việc lựa chọn vật
liệu, phương pháp thiết kế thành phần và thi
công bê tông chưa hợp lý. Vì vậy cần thiết phải
được nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết
một cách hợp lý nhất.
Trong nghiên cứu trình bày việc lựa chọn vật
liệu, phương pháp thiết kế (Quy phạm thiết kế
đập bê tông đầm lăn, 2005) và kết quả nghiên
cứu ảnh hưởng của phụ gia hóa học (hóa dẻo,
chậm đông kết) đến các tính chất của BTĐL:
Tính công tác, thời gian đông kết, cường độ nén,
độ chống thấm, để nâng cao chất lượng BTĐL
cho đập trong điều kiện Việt Nam.
1 Khoa Công trình, Đại học Thủy lợi, Việt Nam.
2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu
+ Đề tài sử dụng xi măng PC40 Kim Đỉnh có
giới hạn bền nén ở tuổi 28 ngày đạt 49,2 MPa,
các chỉ tiêu kỹ thuật khác đạt tiêu chuẩn xi
măng Pooclăng PC40 theo TCVN 2682-2009.
+ Tro bay Phả Lại được sử dụng có các chỉ
tiêu thí nghiệm đạt tiêu chuẩn TCVN 395-2007
“Phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn”.
+ Cát vàng Sông Nước Trong đưa về Phòng
nghiên cứu vật liệu - Viện Thủy công - Viện
Khoa học Thủy lợi Việt Nam thí nghiệm có các
chỉ tiêu cơ lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7570-2006.
Cát dùng chế tạo BTĐL có hàm lượng hạt
dưới sàng 0,14mm là rất ít, nhỏ hơn 1%. Theo
các tài liệu thiết kế thành phần BTĐL của Trung
Quốc và một số tài liệu thiết kế thành phần cấp
phối BTĐL khác ở Việt Nam thì hàm lượng hạt
dưới sàng 0,14mm trong cát để chế tạo BTĐL
hợp lý vào khoảng (14÷18)%, nên đối với thành
phần hạt của cát như trên cần phải bổ sung
khoảng (14÷18)% hạt lọt sàng 0,14mm. Lượng
hạt mịn bổ sung vào cát tự nhiên có thể là bột
đá có độ mịn thích hợp hoặc phụ gia khoáng
mịn (PGM) có hoạt tính thấp.
+ Đá dăm granit dùng thi công công trình
Nước Trong - Quảng Ngãi, đá dăm được phân
ra 2 cỡ hạt: 5-20mm và 20-40mm. Sau khi phối
hợp các tỷ lệ đá dăm (5-20) và (20-40) theo tỷ lệ
(45:55) được đá dăm hỗn hợp 5-40mm có đcmax
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 56
= 1,65 tấn/m3; các chỉ tiêu cơ lý đạt tiêu chuẩn
TCVN 7570-2006.
+ Phụ gia hóa: đề tài tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng của phụ gia TM25 của Hãng Sika
(phụ gia hóa dẻo, chậm đông kết) đến tính chất
của BTĐL. Phụ gia TM25 dạng lỏng, có màu
nâu, khối lượng thể tích từ 1,18 ÷1,21 kg/lít;
đóng gói: 25/200 lít (thùng).
2.2. Các tiêu chuẩn và phương pháp
nghiên cứu
Kết hợp phương pháp toán quy hoạch thực
nghiệm để thiết kế thành phần bê tông tối ưu,
tiến hành thí nghiệm trong phòng kết hợp với
ứng dụng thi công thực tế tại công trình sử dụng
các tiêu chuẩn, thiết bị thí nghiệm của các nước
trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1. Các tiêu chuẩn thí nghiệm vật liệu:
Xi măng: Thời gian bắt đầu và kết thúc đông
kết: TCVN 6017:1999; Khối lượng riêng:
TCVN 4030:2003; Độ ổn định thể tích (PP
Lơsatơlie): TCVN 6017:1999; Cường độ nén:
TCVN 6016:2011.
Tro bay: Tổng hàm lượng (SiO2 + Al2O3 +
Fe2O3): TCVN 7131:2002; Mất khi nung:
TCVN 7131 : 2002; Độ ẩm: TCVN 7572 :
2006; Khối lượng riêng, độ mịn theo phương
pháp Blaine: TCVN 4030:2003; Lượng sót trên
sàng 45 µm: TCVN 8827:2011; Hàm lượng
SO3: TCVN 7131:2002; Hoạt tính đối với XM:
TCVN 6882:2001.
Đá dăm: Thành phần hạt: AASHTO T 27;
Khối lượng thể tích xốp, độ hút nước bão hoà,
hàm lượng sét cục và hạt mềm yếu, khối lượng
riêng, độ ẩm: TCVN 7572:2006; Yêu cầu đối
với cốt liệu bê tông: TCVN 7570:2006.
Cát: Thành phần hạt: AASHTO T 27; Khối
lượng thể tích xốp, khối lượng riêng, độ hút
nước bão hoà, tạp chất hữu cơ, độ ẩm, hàm
lượng bụi, bùn sét: TCVN 7572:2006.
2.2.2. Các tiêu chuẩn thí nghiệm BTĐL:
Hỗn hợp BTĐL và BTĐL: SL48÷94; Cường độ
nén: TCVN 3118:1993; Khối lượng thể tích:
TCVN 3108:1993; Mác chống thấm: TCVN
3116:1993; Độ xốp vữa BTĐL: ASTM D 4404-84.
2.2.3. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm
Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành phần
vật liệu đến các tính chất của hỗn hợp bê tông
và bê tông đầm lăn, đề tài đã dùng phương pháp
toán quy hoạch thực nghiệm bậc 2 tâm xoay
trong nghiên cứu. Với hàm mục tiêu nghiên cứu
là trị số Vc của hỗn hợp bê tông đầm lăn; thời
gian đông kết của hỗn hợp bê tông; cường độ
kháng nén của bê tông các tuổi 90 ngày; hệ số
thấm của bê tông ở tuổi 90 ngày.
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến các tính
chất của hỗn hợp bê tông và bê tông đầm lăn là
tỷ lệ sử dụng phụ gia khoáng trên tổng chất kết
dính (PGK/CKD) được mã hóa là biến X1; tỷ lệ
nước trên tổng chất kết dính (N/CKD) được mã
hóa là biến X2; tỷ lệ phụ gia hóa trên tổng chất
kết dính (PGH/CKD) được mã hóa là biến X3.
Chất kết dính gồm xi măng và phụ gia khoáng
(CKD = XM + PGK).
3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế cấp phối BTĐL sử dụng phụ
gia hóa dẻo, chậm đông kết TM25 của Sika
Từ các cấp phối sử dụng thực tế ở công trình,
đề tài tiến hành khảo sát và lựa chọn cấp phối đã
sử dụng cho đập Định Bình làm cấp phối cơ sở
để khảo sát (bảng 1).
Bảng 1. Cấp phối cơ sở sử dụng phụ gia hóa học TM25
Tỷ lệ Lượng dùng vật liệu cho 1 m3 BTĐL, (kg)
PGK/CKD N/CKD XM TB Đ C N PGHD, CĐK
0,57 0,57 99 131 1288 806 130 1,15
Sau khi điều chỉnh cấp phối cho phù hợp và đạt được các chỉ tiêu cần thiết, đề tài đưa ra cấp phối
để làm tâm cho kế hoạch thực nghiệm như trong bảng 2.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 57
Bảng 2. Cấp phối làm tâm kế hoạch sử dụng phụ gia hóa học TM25
Tỷ lệ Lượng dùng vật liệu cho 1 m3 BTĐL, (kg)
PGK/CKD N/CKD XM TB PGM Đ C N PGHD, CĐK
0,55 0,55 99 121 98 1287 786 121 2,64
Tiến hành lựa chọn được khoảng khảo sát
mới như sau:
Tỷ lệ PGK/CKD: Theo ACERTM-08 USA -
Một số công trình đã sử dụng thay thế xi măng
75% tro bay có thể đạt cường độ 35MPa tuổi 1
năm và 49MPa trong 5 năm. Đề tài đã tiến hành
khảo sát và điều chỉnh cho phù hợp với vật liệu
tại Việt Nam nên chọn giá trị tại tâm là 0,55 và
hai giá trị biên là 0,45 và 0,65.
Tỷ lệ N/CKD: Theo phụ lục A SL48-94 - Để
thỏa mãn chất lượng công trình, tỷ lệ N/CKD
phải nhỏ hơn 0,7. Qua khảo sát chọn giá trị tại
tâm 0,55 và hai giá trị biên là 0,5 và 0,6 .
Tỷ lệ PGH/CKD: Phụ gia hóa dẻo chậm
đông kết TM25 của hãng Sika có khoảng sử
dụng khuyến cáo (0.5÷5 lít/100kg Xi măng). Đề
tài khảo sát và lựa chọn lượng dùng phù hợp với
mục tiêu đề tài và yêu cầu về thời gian đông kết,
với giá trị PGH/XM tại tâm 0,012 và hai giá trị
tại biên là 0,008 và 0,016.
X1, X2, X3: là biến mã tương ứng của các
nhân tố ảnh hưởng là: tỷ lệ PGK/CKD, tỷ lệ
N/CKD và PGH/CKD.
Hình 1. Sơ đồ kế hoạch thực nghiệm trực
giao tâm xoay bậc hai ba nhân tố
Số điểm thí nghiệm: N = 2n + 2n + N0=2
3 +
2 x 3 + 6 = 20
Tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm và xác
định thành phần vật liệu cho các điểm thực
nghiệm như trong bảng 3 và 4 dưới đây.
Bảng 3. Kế hoạch thực nghiệm sử dụng phụ gia hóa học TM25
STT
Biến mã Biến Thực
X1 X2 X3 TB/CKD N/CKD PGH/CKD
CP1 -1 -1 -1 0,45 0,5 0,016
CP2 1 -1 -1 0,65 0,5 0,016
CP3 -1 1 -1 0,45 0,6 0,016
CP4 1 1 -1 0,65 0,6 0,016
CP5 -1 -1 1 0,45 0,5 0,008
CP6 1 -1 1 0,65 0,5 0,008
CP7 -1 1 1 0,45 0,6 0,008
CP8 1 1 1 0,65 0,6 0,008
CP9 -1,682 0 0 0,425 0,55 0,012
CP10 1,682 0 0 0,689 0,55 0,012
CP11 0 -1,682 0 0,55 0,472 0,012
CP12 0 1,682 0 0,55 0,636 0,012
CP13 0 0 -1,682 0,55 0,55 0,017
CP14 0 0 1,682 0,55 0,55 0,0075
CP15 0 0 0 0,55 0,55 0,012
16 9
19
18
17
1510
11
12
13
14
56
2
4 3
1
78
X1
X3
X2
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 58
CP16 0 0 0 0,55 0,55 0,012
CP17 0 0 0 0,55 0,55 0,012
CP18 0 0 0 0,55 0,55 0,012
CP19 0 0 0 0,55 0,55 0,012
CP20 0 0 0 0,55 0,55 0,012
Bảng 4. Bảng cấp phối quy hoạch sử dụng phụ gia hóa học TM25
STT
Lượng dùng vật liệu cho 1 m3 (kg)
X TB PGM Đ Đ (0.5x2) Đ (2x4) C N PGH
CP1 121 99 99 1301 585 716 795 110 3,52
CP2 77 143 100 1308 588 719 799 110 3,52
CP3 121 99 97 1266 570 696 773 132 3,52
CP4 77 143 97 1273 573 700 777 132 3,52
CP5 121 99 99 1301 585 716 795 110 1,76
CP6 77 143 100 1308 588 719 799 110 1,76
CP7 121 99 97 1266 570 696 773 132 1,76
CP8 77 143 97 1273 573 700 778 132 1,76
CP9 127 93 98 1283 577 705 784 121 2,64
CP10 68 152 99 1292 581 710 789 121 2,64
CP11 99 121 100 1314 591 723 803 104 2,64
CP12 99 121 96 1257 566 691 768 140 2,64
CP13 99 121 98 1287 579 708 786 121 3,73
CP14 99 121 98 1287 579 708 786 121 1,66
CP15 99 121 98 1287 579 708 786 121 2,64
CP16 99 121 98 1287 579 708 786 121 2,64
CP17 99 121 98 1287 579 708 786 121 2,64
CP18 99 121 98 1287 579 708 786 121 2,64
CP19 99 121 98 1287 579 708 786 121 2,64
CP20 99 121 98 1287 579 708 786 121 2,64
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia
hóa dẻo, chậm đông kết TM25 đến tính chất
của BTĐL
Tiến hành trộn mẫu thí nghiệm: xác định chỉ
số Vebe (Vc), thời gian bắt đầu đông kết
(TBĐĐK), cường độ nén ở tuổi 90 ngày (R90) và
hệ số thấm (Kt) của các cấp phối bê tông, kết
quả cho ở bảng 5.
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm của hỗn hợp BTĐL và BTĐL sử dụng TM25
STT Vc, giây TBĐĐK, giờ R90, MPa Kt, cm/s
CP1 14 32,5 33,1 50 x 10-9
CP2 10 34,5 24 100 x 10-9
CP3 9 30,5 25,5 90 x 10-9
CP4 5 35,5 16,8 143 x 10-9
CP5 16 15,5 30,1 55 x 10-9
CP6 11 23 23,6 100 x 10-9
CP7 12 16 24,4 99 x 10-9
CP8 7 17,5 15,8 150 x 10-9
CP9 15 20,5 28,4 70 x 10-9
CP10 8 34 17 160 x 10-9
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 59
CP11 14 19,5 28,5 70 x 10-9
CP12 5 23,5 19 130 x 10-9
CP13 8 37 23 100 x 10-9
CP14 11 18 22,8 99 x 10-9
CP15 10 25 23,4 100 x 10-9
CP16 9 25,5 23,1 99 x 10-9
CP17 10 24,5 22,8 99 x 10-9
CP18 9 25,5 22,9 90 x 10-9
CP19 10 24,5 22,5 100 x 10-9
CP20 9 25 20,1 90 x 10-9
Nhận xét:
+ Tính công tác của BTĐL (Vc): tỉ lệ nghịch
với TB/CKD, N/CKD và tỉ lệ thuận với
PGH/CKD. Khi TB/CKD giảm thì Vc của hỗn
hợp tăng lên và ngược lại, điều này được lý giải
do tro bay có dạng hạt hình cầu sẽ có hiệu ứng ổ
bi nên làm tăng tính trơn trượt giữa các thành
phần trong hỗn hợp bê tông khi hàm lượng
TB/CKD tăng lên.
Khi N/CKD giảm thì Vc của hỗn hợp tăng lên
và ngược lại, điều này được lý giải do nước tăng
làm tăng màng nước hấp phụ giữa các hạt xi
măng tăng tính trơn trượt làm cho bê tông linh
động hơn.
Khi PGH/CKD tăng (hàm lượng dùng
TM25) làm tăng tính linh động của hỗn hợp
BTĐL làm tăng tính công tác, giảm Vc.
+ Khi tro bay tăng cường độ phát triển chậm
làm kéo dài thời gian đông kết, hơn nữa thêm
tác dụng của phụ gia chậm đông kết càng làm
bê tông đóng rắn chậm hơn.
+ Cường độ nén BTĐL (Rn) tỉ lệ nghịch với
TB/CKD, N/CKD và tỉ lệ thuận với PGH/CKD.
Khi TB/CKD giảm thì Rn của BTĐL tăng và
ngược lại, điều này được lý giải do tăng giảm
tro làm giảm, tăng lượng xi măng trong BTĐL
làm tăng giảm cường độ BTĐL. Khi lượng dùng
TM25 tăng (PGH/CKD tăng) làm giảm N/CKD
làm tăng cường độ BTĐL.
+ Hệ số thấm bị ảnh hưởng lớn bởi tỷ lệ
N/CKD và TB/CKD và khả năng thấm tăng khi
nước và tro bay tăng, cường độ giảm, khả năng
chống thấm kém. Hệ số thấm ít bị ảnh hưởng
bởi PGH TM25, vì TM25 chủ yếu làm chậm
đông kết, đặc tính giảm nước ít, do đó ảnh
hưởng ít đến cường độ và khả năng chống thấm
của BTĐL.
4. KẾT LUẬN
Khi thiết kế thành phần BTĐL thỏa mãn các
yêu cầu kỹ thuật đặt ra thì các vật liệu chế tạo
BTĐL (cốt liệu, xi măng, phụ gia khoáng và
phụ gia hóa học) phải đạt các yêu cầu kỹ thuật
theo các tiêu chuẩn hiện hành để chế tạo BTĐL.
Khảo sát, đánh giá cường độ nén BTĐL
bằng quy hoạch thực nghiệm là phương pháp
sắc xuất thống kê có ưu điểm giảm đáng kể số
lượng thí nghiệm, tiết kiệm được thời gian và
kinh phí, cho phép đánh giá được bức tranh
thực nghiệm theo các tiêu chuẩn thống kê, cho
phép xét ảnh hưởng của các thông số với mức
độ tin cậy cần thiết.
Cường độ nén BTĐL (Rn) tỉ lệ nghịch với
TB/CKD, N/CKD và tỉ lệ thuận với PGH/CKD.
Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn phụ gia hóa
dẻo, chậm đông kết để cải thiện chất lượng
BTĐL bằng quy hoạch thực nghiệm có thể đưa
ra một số kết luận sau:
+ Đề tài đã lựa chọn được phụ gia TM25 cho
BTĐL đập BTĐL đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
về tính công tác, thời gian đông kết, tính chống
thấm, v.v, cụ thể như sau:
Với phụ gia dẻo hóa chậm đông kết TM 25:
Tính công tác: Vc = 5÷14 giây; Thời gian bắt
đầu đông kết: Tbđđk = 15,5 ÷ 35,5 giờ; Cường độ
nén: R90 = 15,8 ÷ 33,1 MPa; Hệ số thấm: 50x10
-9
÷ 143x10-9 cm/s
+ Phụ gia dẻo hóa chậm đông kết TM 25 phù
hợp cho BTĐL có cường độ nén trong phạm vi
các công trình đã thi công tại Việt Nam.
Như vậy đối với BTĐL cho đập, cần căn cứ
vào yêu cầu cụ thể để lựa chọn loại phụ gia hóa
học cho phù hợp, trong đó tính công tác và thời
gian đông kết là hai yếu tố quyết định đến chất
lượng thi công BTĐL.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ACI 207.5R.99. American Concrete Institute Manual of ConcretePractice, Part 1-2002, Roller
Compacted Concrete
ACI 211.3R. Standard Practice for Selecting Proportions for Normal, Heavyweight and Mass
concrete.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Quy trình thí nghiệm bê tông đầm lăn, Dịch từ
tiếng Trung Quốc.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Bê tông đầm lăn dùng cho đập, dịch từ tiếng Anh
tài liệu Dự án cấp quốc gia của Pháp 1988-1996.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Chỉ dẫn cho kỹ sư thiết kế và thi công bê tông đầm
lăn EM 1110-2-2006, Dịch từ tiếng Anh tài liệu của Hiệp hội kỹ sư quân đội Mỹ năm 2000.
Cannon, R. W. (1991), Quality Control for RCC Dams, International Symposium on Roller-
Compacted Concrete for Dams, Beijing, Nov. 1991, pp. 440-447.
Lê Minh (1998), Nghiên cứu các nguồn phụ gia khoáng Việt Nam để làm chất độn mịn cho bê tông
đầm lăn - Báo cáo đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học thủy lợi, 1998.
Nguyễn Quang Phú, Nguyễn Thành Lệ (2011), Ảnh hưởng của phụ gia khoáng tro bay nhiệt điện
và puzơlan thiên nhiên đến một số tính chất cơ lý của bê tông đầm lăn (RCC), Tạp chí Khoa học
Công nghệ xây dựng, Vol.2, No.155, p.40-46, 2011.
Phương pháp thi công đập Bê tông đầm lăn (1997), Tài liệu từ tiếng Trung Quốc. Tác giả Hoàng
Tự Cẩn, Vương Cảnh Hải, Dương Tú Lan. Người dịch Võ Công Quang, 1997.
Quy phạm thi công bê tông đầm lăn thủy công DL/T5112 (2005), Tài liệu dịch từ tiếng Trung Quốc tiêu
chuẩn ngành của Trung Quốc. Người dịch Giả Kim Hùng, Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi 1, 2005.
Quy phạm thiết kế đập bê tông đầm lăn (2005), Dịch từ tiếng Trung tiêu chuẩn SL 314- 2004 của
Trung Quốc. Người dịch Nguyễn Ngọc Bách, Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi 1, 2005.
Abstract:
RESEARCH THE EFFECTS OF SUPER-PLASTICIZER, RETARDING ADMIXTURE
ON PROPERTIES OF ROLLER COMPACTED CONCRETE
The studying used Super-plasticizer, retarding additives TM25 of Sika Company for the Roller
Compacted Concrete of Nuoc Trong dam has achieved the compressive strength at 90 days of
age 33,1MPa, permeability coefficient Kt = 50 x 10
-9 cm/s, workability Vc = 14 sec, the RCC
ensure the technical requirements of strength, workability, setting time, impermeability for
constructions. Using the Super-plasticizer, retarding admixture for RCC will improve some
technical properties of RCC dam, ensure reasonable construction period, its highly effective
and feasible in Vietnam condition.
Keywords: Roller Compacted Concrete; Fly Ash; Super-plasticizer admixture; Retarding
admixture; Compressive strength.
BBT nhận bài: 16/11/2015
Phản biện xong: 08/12/2015