Dựa trên các nghiên cứu của Chan-Wha Kim và cộng sự về thành phần dịch chiết tụy chuột [41] và kết quả biệt hóa tế bào gốc trung mô chuột thành tế bào tiết insulin bằng dịch chiết tụy chuột [47], thử nghiệm biệt hóa tế bào gốc trung mô máu cuống rốn người thành tế bào tiết insulin bằng dịch chiết tụy chuột ở các nồng độ khác nhau được thực hiện.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biệt hóa tế bào gốc trung mô máu cuống rốn người thành tế bào tiết insulin bằng dịch chiết tụy chuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 71 -
4.1. BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MÁU CUỐNG RỐN NGƯỜI
THÀNH TẾ BÀO TIẾT INSULIN BẰNG DỊCH CHIẾT TỤY CHUỘT
Dựa trên các nghiên cứu của Chan-Wha Kim và cộng sự về thành phần dịch
chiết tụy chuột [41] và kết quả biệt hóa tế bào gốc trung mô chuột thành tế bào tiết
insulin bằng dịch chiết tụy chuột [47], thử nghiệm biệt hóa tế bào gốc trung mô máu
cuống rốn người thành tế bào tiết insulin bằng dịch chiết tụy chuột ở các nồng độ
khác nhau được thực hiện.
Tiến hành thí nghiệm trên các mẫu tế bào được nuôi trong đĩa 4 giếng. Sự
thay đổi hình dạng của tế bào khi nuôi trong môi trường biệt hóa được quan sát
dưới kính hiển vi đảo ngược. Ở ngày thứ 14 sau khi nuôi trong môi trường biệt hóa,
các mẫu được đem nhuộm với DTZ và đếm số lượng cụm tế bào bắt màu thuốc
nhuộm.
Sau 2 ngày nuôi trong môi trường biệt hóa, tế bào bắt đầu thay đổi hình thái.
Chúng không còn có dạng hình thoi đặc trưng mà co lại, chuyển sang hình tròn hay
hình hạt đậu [Hình 3.1]. Sự thay đổi hình thái tế bào xảy ra ở tất cả các lô thí
nghiệm trừ lô đối chứng. Sự thay đổi hình dạng này cho thấy có sự chuyển biến
trạng thái của tế bào. Đồng thời quan sát thấy các tế bào ngừng tăng sinh. Điều này
chứng tỏ tế bào đã bước vào giai đoạn biệt hóa. Sau đó, các tế bào gốc trung mô có
những biểu hiện khác nhau tương ứng với những nồng độ protein dịch chiết tụy
chuột khác nhau.
Nồng độ 100 µg/ml
Trong những ngày đầu biệt hóa, phần lớn các tế bào co lại, sau đó bong lên
và chết. Chỉ một số ít tế bào còn bám dính và tồn tại trong môi trường. Đến ngày
thứ 14, chỉ có rất ít cụm tế bào bám dính và bắt màu với DTZ (3±1 cụm tế bào/thị
trường). Do môi trường L-DMEM có hàm lượng glucose thấp (1g/lít), đồng thời
nồng độ dịch chiết cũng thấp, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng và chất cảm ứng cho
sự tồn tại và biệt hóa của tế bào. Như vậy, nồng độ dịch chiết 100 µg/ml chưa đủ để
cảm ứng biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tế bào tiết insulin [Hình 3.2a].
Phạm Lê Bửu Trúc
- 72 -
Nồng độ 200 µg/ml
So với nồng độ 100 µg/ml, số tế bào chết trong những ngày đầu biệt hóa ít
hơn. Do nồng độ dịch chiết cao hơn nghĩa là protein và chất cảm ứng có trong môi
trường nhiều hơn dẫn đến số lượng tế bào bám dính và biệt hóa cũng cao hơn. Tuy
nhiên, hiệu quả biệt hóa ở nồng độ dịch chiết này không cao, trung bình chỉ có 5
cụm tế bào bắt màu thuốc nhuộm trên một thị trường [Hình 3.2b].
Nồng độ 300 µg/ml
Trong thí nghiệm này, số tế bào chết giảm hẳn. Vào ngày biệt hóa thứ 9,
nhận thấy rõ các tế bào co lại và có xu hướng tập trung lại với nhau thành các cụm
giống tiểu đảo. Vào ngày thứ 14, trung bình số cụm tế bào bắt màu DTZ trong một
thị trường là 12 [Hình 3.2c].
Nồng độ 400 µg/ml
Ở nồng độ dịch chiết này, số lượng tế bào chết rất ít. Đa số tế bào đều bám
dính sau những lần thay môi trường. Ở ngày thứ 9 có thể nhìn thấy các tế bào tiểu
đảo hình thành và co cụm rõ nét. Ngày thứ 14, số cụm tế bào bắt màu thuốc nhuộm
trung bình trong một thị trường là 14 cụm tế bào. Điều này chứng tỏ nồng độ 400
µg/ml cho hiệu quả biệt hóa cao hơn các nồng độ khảo sát trước đó [Hình 3.2d].
Nồng độ 500 µg/ml
Trong thí nghiệm này, các tế bào bong lên và chết nhiều. Số cụm tế bào bắt
màu với thuốc nhuộm cũng giảm xuống, trung bình có 7 cụm tế bào/thị trường
[Hình 3.2e].
Nồng độ 600 µg/ml
Cũng tương tự như ở nồng độ 500 µg/ml, ở nồng độ này tế bào bị bong và
chết nhiều. Số tế bào biệt hóa ít, trung bình chỉ có 4 cụm tế bào trong một thị
trường. Điều này cho thấy nồng độ dịch chiết này đã vượt ngưỡng tối ưu gây ra tác
động ức chế mạnh làm giảm hiệu quả biệt hóa [Hình 3.2f].
Phạm Lê Bửu Trúc
- 73 -
Lô đối chứng
Đối chứng dương
Tiểu đảo tụy chuột bắt màu đỏ thẫm với thuốc nhuộm DTZ [Hình 3.3a].
Các cụm tế bào được biệt hóa in vitro có hình dạng giống với đảo tụy nhưng bắt
màu đỏ nhạt hơn đảo tụy khi nhuộm với DTZ [Hình 3.3b]. Điều này có thể giải
thích là do đảo tụy đang hoạt động sản xuất để đáp ứng lại lượng đường của cơ thể
nên tiết ra nhiều insulin hay tích tụ nhiều insulin hơn các cụm tế bào in vitro.
Đối chứng âm
Tế bào ở lô đối chứng được nhuộm với DTZ sau 14 ngày nuôi trong môi
trường L-DMEM 10% FBS không bổ sung dịch chiết. Kết quả cho thấy các tế bào
này không co lại, không hình thành cụm và cũng không bắt màu với thuốc nhuộm
[Hình 3.4]. Điều này chứng tỏ môi trường L-DMEM 10% FBS không chứa yếu tố
gây biệt hóa, tác động gây cảm ứng biệt hóa tế bào gốc trung mô máu cuống rốn
người thành tế bào tiết insulin là của dịch chiết tụy chuột được bổ sung vào môi
trường.
Trong nghiên cứu này, tụy của chuột 2 tuần tuổi được sử dụng để thu dịch
chiết thay vì tụy chuột 6 tuần tuổi bị cắt 60% như ở nghiên cứu của Chan-Wha Kim
và cộng sự [47] hay tụy chuột 6 tuần tuổi bị cắt 90% như ở nghiên cứu của Song-
Cheol Kim và cộng sự [39]. Bởi vì theo 2 tác giả trên khi cắt bỏ một phần tụy chuột
sẽ làm cho phần tụy còn lại tăng tiết các yếu tố tăng trưởng, các hormone giúp hồi
phục tụy trong đó có chứa yếu tố gây biệt hóa tế bào. Như vậy, tụy chuột còn non
cũng có thể được sử dụng để thu nhận các yếu tố này và việc thu nhận toàn bộ tụy
chuột trong 1 lần đơn giản hơn so với việc cắt bỏ một phần tụy, tiếp tục nuôi chuột
thêm 2 ngày và giải phẫu chuột để thu nhận phần tụy còn lại. Trong nghiên cứu của
mình, Chan-Wha Kim (2005) sử dụng dịch chiết tụy chuột để biệt hóa tế bào gốc
trung mô tủy xương chuột với các nồng độ khảo sát 50 μg/ml, 100 μg/ml, 200
μg/ml, trong đó nồng độ 200 μg/ml cho kết quả tốt nhất. Sau đó, Song-Cheol Kim
(2008) đã sử dụng nồng độ dịch chiết tụy chuột 200 μg/ml để biệt hóa tế bào gốc
mỡ người thành tế bào tiết insulin không qua khảo sát các nồng độ. Tương tự Song-
Phạm Lê Bửu Trúc
- 74 -
Cheol Kim, nghiên cứu này đã dùng dịch chiết tụy chuột để biệt hóa tế bào gốc
người thành tế bào tiết insulin. Song khác với Song-Cheol Kim, nguồn tế bào gốc
được sử dụng không phải là tế bào gốc mỡ mà là tế bào gốc trung mô máu cuống
rốn và có khảo sát qua các nồng độ dịch chiết tụy 100 μg/ml, 200 μg/ml, 300 μg/ml,
400 μg/ml, 500 μg/ml, 600 μg/ml. Kết quả cho thấy nồng độ dịch chiết 200 μg/ml
cũng giúp tế bào gốc trung mô máu cuống rốn người biệt hóa thành tế bào tiết
insulin nhưng hiệu quả không cao (5±1 cụm tế bào/thị trường), trong khi nồng độ
400 μg/ml cho hiệu quả biệt hóa cao nhất (14±3 cụm tế bào/thị trường).
4.2. BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MÁU CUỐNG RỐN NGƯỜI
THÀNH TẾ BÀO TIẾT INSULIN BẰNG HÓA CHẤT
Dựa trên tác động của các hóa chất cảm ứng biệt hóa [Mục 1.5.3], sự biệt hóa tế
bào gốc trung mô máu cuống rốn người thành tế bào tiết insulin được tiến hành theo
quy trình thuận và theo quy trình nghịch [Mục 2.2.4.2].
Ở cả 2 quy trình, sau 2 ngày biệt hóa các tế bào bắt đầu co tròn lại [Hình 3.5].
Sau 9 ngày biệt hóa các tế bào có xu hướng tập hợp thành các cụm tế bào [Hình
3.6]. Ngày thứ 14 của quy trình biệt hóa, các cụm tế bào giống tiểu đảo tụy bắt màu
đỏ khi được nhuộm với DTZ [Hình 3.7]. Điều này chứng tỏ nguồn tế bào gốc trung
mô máu cuống rốn đã biệt hóa thành tế bào tiết insulin.
Kết quả biệt hóa theo quy trình thuận tạo thành cụm tế bào tiết insulin giống như
kết quả biệt hóa của Lian Yang và cộng sự [51] nhưng khác với Yang là sử dụng
nguồn tế bào gốc trung mô máu cuống rốn thay vì tế bào gốc tủy xương chuột. Kết
quả biệt hóa theo quy trình nghịch cũng tạo thành cụm tế bào tiết insulin như kết
quả của Gao Feng và cộng sự [31] hay Wang Ke-Xin và cộng sự [75]. Tuy nhiên,
các tác giả này hoặc là biệt hóa theo quy trình thuận như Yang hoặc là biệt hóa theo
quy trình nghịch như Gao và Wang. Nghiên cứu này đã thử nghiệm biệt hóa theo cả
hai quy trình trên đối tượng tế bào gốc trung mô máu cuống rốn người nhằm tìm
hiểu xem quy trình nào sẽ cho hiệu quả biệt hóa cao hơn. Kết quả cho thấy lô tế bào
biệt hóa theo quy trình thuận có số lượng cụm tế bào nhiều hơn so với lô tế bào biệt
Phạm Lê Bửu Trúc
- 75 -
hóa theo quy trình nghịch (41±1 cụm tế bào/thị trường so với 11±1 cụm tế bào/thị
trường). Như vậy, hiệu quả biệt hóa của quy trình thuận cao hơn quy trình nghịch.
Lô đối chứng
Đối chứng dương
Tiểu đảo tụy chuột bắt màu đỏ thẫm với thuốc nhuộm DTZ [Hình 3.3a]
Đối chứng âm
Tế bào ở lô đối chứng được nhuộm với DTZ sau 14 ngày nuôi trong môi
trường L-DMEM 10% FBS. Kết quả cho thấy các tế bào này không co lại, không
hình thành cụm và cũng không bắt màu với thuốc nhuộm [Hình 3.4]. Điều này
chứng tỏ môi trường L-DMEM 10% FBS không chứa yếu tố gây biệt hóa.
Tương tự, các tế bào gốc trung mô được nuôi bằng môi trường H-DMEM
10% FBS trong 14 ngày cũng không co lại, không hình thành cụm và không bắt
màu với DTZ [Hình 3.8]. Kết quả này chứng tỏ môi trường H-DMEM 10% FBS
cũng không chứa yếu tố gây biệt hóa.
Như vậy, môi trường có nồng độ đường không đổi không gây biệt hóa tế bào
mà chính là sự thay đổi nồng độ đường trong nuôi cấy cùng sự tác động của
nicotinamide và β-Mercaptoethanol đã gây biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tế
bào tiết insulin. Cả 2 quy trình thuận và nghịch đều gây biệt hóa thành công tế bào
gốc trung mô thành tế bào tiết insulin nhưng quy trình thuận cho hiệu quả biệt hóa
cao hơn (41±1 cụm tế bào/thị trường so với 11±1 cụm tế bào/thị trường). Do ở quy
trình thuận ban đầu tế bào được tiền cảm ứng với môi trường biệt hóa có nồng độ
đường thấp, sau đó, tế bào cảm ứng với môi trường biệt hóa nồng độ đường cao
giúp tế bào thích nghi tốt hơn so với quy trình nghịch.
Khi so sánh với phương pháp biệt hóa bằng dịch chiết tụy chuột, phương
pháp biệt hóa bằng hóa chất đơn giản hơn đồng thời số cụm tế bào tiết insulin cũng
nhiều hơn (41±1 cụm tế bào/thị trường so với 14±3 cụm tế bào/thị trường). Tuy
nhiên, việc dịch chiết tụy có khả năng gây biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tế bào
tiết insulin in vitro gợi ý rằng tế bào gốc trung mô có thể được biệt hóa thành tế bào
tiết insulin in vivo dưới tác động của dịch tụy và tương tác tế bào_tế bào khi được
ghép vào tụy; từ đó mở ra khả năng dùng tế bào gốc trung mô để điều trị đái tháo
Phạm Lê Bửu Trúc
- 76 -
đường. Do đó, thí nghiệm tiếp theo đã thử nghiệm điều trị bệnh đái tháo đường
bằng cách ghép tế bào gốc trung mô lên mô hình chuột. Đồng thời, tế bào tiết
insulin cũng được thử nghiệm ghép lên mô hình chuột đái tháo đường để đánh giá
hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường của loại tế bào này.
4.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA TẾ BÀO GỐC
TRUNG MÔ MÁU CUỐNG RỐN NGƯỜI VÀ TẾ BÀO TIẾT INSULIN KHI
ĐƯỢC GHÉP LÊN MÔ HÌNH CHUỘT
Các con chuột đái tháo đường được ghép tế bào gốc trung mô máu cuống rốn
hoặc tế bào tiết insulin nhằm khảo sát khả năng điều trị bệnh đái tháo đường của 2
lọai tế bào này. Thí nghiệm được bố trí như sau:
− Lô chuột bình thường (BT) (n=3): chuột không được cảm ứng STZ
− Lô chuột đối chứng (ĐC) (n=3): chuột đã được cảm ứng đái tháo đường
bằng STZ, vào ngày N0 tiêm PBS vào vùng tụy
− Lô chuột ghép tế bào gốc trung mô (TM) (n=3): chuột đã được cảm ứng đái
tháo đường bằng STZ, vào ngày N0 tiêm tế bào gốc trung mô vào vùng tụy
− Lô chuột ghép tế bào tiết insulin (TI) (n=3): chuột đã được cảm ứng đái tháo
đường bằng STZ, vào ngày N0 tiêm tế bào tiết insulin vào vùng tụy
4.3.1. Sự thay đổi trọng lượng
Số liệu trọng lượng trung bình của cơ thể chuột qua các ngày được thống kê
ở bảng 3.12 và được biểu diễn bằng biểu đồ 3.4. Lô bình thường có trọng lượng
trung bình tăng trong suốt 30 ngày thí nghiệm và luôn ở mức cao hơn so với các lô
ĐC, TM và TI [bảng 3.12]. Vì chuột bình thường có khả năng chuyển hóa, hấp thu
glucose bình thường nên tăng trọng theo thời gian. Các lô chuột còn lại đã bị cảm
ứng đái tháo đường bằng STZ nên khả năng chuyển hoá thấp, không sử hiệu quả
glucose nên hầu như không tăng trọng, thậm chí giảm thể trọng, biểu hiện rõ nhất ở
lô ĐC (N0=28,00 g so với N30=21,50± 0,71 g).
Phạm Lê Bửu Trúc
- 77 -
Lô TM vào ngày N3 tăng trọng hơn so với trước khi ghép, sau đó giữ tương
đối ổn định, luôn duy trì ở mức cao hơn so với trước khi ghép và cao hơn nhiều so
với nhóm ĐC (lô TM ngày N30 tăng trọng 9% so với N0). Trong khi nhóm ĐC
giảm thể trọng theo thời gian (ngày N30 giảm 23% so với N0). Điều này cho thấy
việc ghép tế bào gốc trung mô có hiệu quả làm tăng cân ở chuột đái tháo đường.
Lô TI có trọng lượng trung bình tăng dần và luôn giữ ở mức cao hơn nhóm
ĐC. Vào ngày N30, trọng lượng của nhóm TI tăng 5% so với N0, trong khi nhóm
ĐC giảm 23% so với N0. Điều này cho thấy việc ghép tế bào tiết insulin cũng có
hiệu quả làm tăng cân ở chuột đái tháo đường như ghép tế bào gốc trung mô.
Các kết quả trên có thể giải thích là do việc ghép tế bào giúp chuột đái tháo
đường tăng khả năng trao đổi chất, bắt đầu sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn để cung
cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống nên duy trì được thể trọng ổn định hơn so
với chuột đái tháo đường không được ghép tế bào.
Tóm lại
Việc ghép tế bào tuy chưa thể giúp chuột hồi phục đến mức như chuột bình
thường(N30TM=30,50 ± 0,71g; N30TI=29,33 ± 3,21g so với N30BT= 43,67 ± 0,58g)
nhưng có thể làm tăng hiệu quả trao đổi chất, giúp ổn định cân nặng hơn so với
chuột đối chứng (N30ĐC=21,50 ± 0,71g).
4.3.2. Sự thay đổi nồng độ đường huyết
Số liệu nồng độ đường huyết trung bình của cơ thể chuột qua các ngày được
thống kê ở bảng 3.15 và được biểu diễn bằng biểu đồ 3.5.
Lô chuột BT có mức đường huyết trung bình thấp hơn nhiều so với mức
đường huyết trung bình của các lô ĐC, TM, TI [bảng 3.15]. Do các lô chuột ĐC,
TM, TI bị cảm ứng bởi STZ làm cho các tế bào β trong đảo tụy bị hư hoại, dẫn đến
sự thiếu hụt insulin. Insulin một khi bị thiếu thì glucose không được vận chuyển vào
trong tế bào, do đó làm cho lượng đường trong máu cao hơn nhiều so với mức bình
thường.
Phạm Lê Bửu Trúc
- 78 -
Ở lô TM nhìn chung có sự giảm đường huyết so với lô ĐC. Cụ thể như: vào
ngày N6 lượng đường huyết của lô TM giảm so với lô ĐC (296,00 ± 19,80 mg/dL
so với 394,33 ± 83,93 mg/dL), ngày N15 có sự giảm đường huyết mạnh (261,00 ±
49,50 mg/dL so với 453,00 ± 63,93 mg/dL). Sự giảm đường huyết này cho thấy tế
bào gốc trung mô sau khi được ghép vào cơ thể chuột bị đái tháo đường có khả
năng giúp hồi phục sự chuyển hoá glucose ở chuột đái tháo đường.
Ở Lô TI cũng có sự giảm nồng độ đường huyết so với lô ĐC và lượng đường
huyết này được giữ ở mức ổn định trong khi lượng đường huyết ở lô đối chứng tiếp
tục tăng cao. Cụ thể như: Ở lô ĐC vào ngày N0 lượng đường huyết là N0ĐC=
306,00 ± 0,00 mg/dL đến ngày 30 lượng đường huyết tăng N30ĐC=577,50 ± 55,86
mg/dL trong khi ở lô TI vào ngày N0 lượng đường huyết là N0TI= 306,00 ± 0,00
mg/dL đến ngày 30 lượng đường huyết là N30TI=342,67 ± 58,53 mg/dL. Điều này
cho thấy các tế bào tiết insulin sau khi ghép vào chuột đái tháo đường đã phát huy
khả năng tiết insulin cung cấp cho chuột.
Tóm lại
Sau 30 ngày cấy ghép, lượng đường huyết ở các lô chuột được ghép tế bào
tuy không giảm về mức bình thường nhưng cũng không tiếp tục tăng cao như ở lô
ĐC mà vẫn giữ ở mức ổn định. Điều này có thể do trong quá trình thu nhận các tế
bào tiết insulin từ các cụm tế bào tiết insulin bằng trypsin 25% và quá trình ly tâm
thu tế bào đã làm phá vỡ các liên kết giữa các tế bào trong cụm do đó làm giảm khả
năng tiết insulin của tế bào tiết insulin. Thêm vào đó số lượng tế bào đem ghép có
thể là còn thấp nên khả năng tác động điều trị đái tháo đường ở chuột là chưa lớn,
cần khảo sát các mật độ tế bào ghép cao hơn. Ngoài ra, biểu đồ 3.4 cũng cho thấy
đường huyết ở lô TI có sự ổn định cao hơn so với lô TM. Có thể do ban đầu tế bào
tiết insulin vốn có khả năng tiết insulin ngay nên phát huy tác dụng sớm, trong khi
tế bào gốc trung mô cần có thời gian để thích nghi với môi trường in vivo, để tăng
sinh, hay hỗ trợ tế bào tụy nội tại phục hồi, cũng như biệt hoá thành tế bào tiết
insulin.
Phạm Lê Bửu Trúc
- 79 -
4.3.3. Sức sống và sự tử vong
Trong 4 lô làm thí nghiệm (12 con chuột) có 2 con chuột bị chết. 1 con trong
lô ĐC chết vào ngày N24 với trọng lượng là 20 g và đường huyết là 317 mg/dL.
Con còn lại là trong lô TM, chết vào ngày N3 với trọng lượng là 25 g và đường
huyết là 345 mg/dL. Hai con này bị chết có thể là do sau khi cảm ứng STZ , cơ thể
không hấp thu được glucose làm cho mức đường huyết tăng quá cao, cơ thể chịu
không nổi, bị shock nặng nên chết. Đối với con bị chết trong lô TM sau 3 ngày
được ghép tế bào, nguyên nhân có thể do con chuột này yếu nên với mức đường
huyết quá cao (345 mg/dL) khiến cơ thể không đủ sức chịu đựng cho đến khi tế bào
gốc trung mô phát huy tác dụng vì đây là tế bào gốc nên khi ghép vào cơ thể cần có
thời gian để thích nghi, tăng sinh, chuyển biệt hóa thành tế bào tiết insulin cung cấp
cho cơ thể.
Sau 30 ngày cấy ghép, nhận thấy có sự hồi phục dần về sức sống ở các con
chuột được ghép tế bào. Các con chuột được ghép tế bào này linh hoạt hơn, không
còn bị shock và bị stress, ăn uống nhiều hơn và có sự tăng cân nhẹ (N0TM=28,00 ±
0,00g và N30TM=30,50 ± 0,71g; N0TI=28,00 ± 0,00g và N30TI=29,33 ± 3,21g), lông
mướt hơn và không có hiện tượng rụng lông [Hình 3.10 và hình 3.11]. Trong khi
đó, 2 con chuột còn lại của nhóm ĐC ngày càng yếu, sụt cân, kém linh hoạt, stress
nặng, lông xù, rụng lông [Hình 3.9]. Điều này cho thấy việc ghép tế bào vào cơ thể
chuột bị đái tháo đường giúp chuột đái tháo đường hồi phục sức sống.
4.3.4. Sự hiện diện của insulin trong máu chuột
Sau 30 ngày cấy ghép, sự hiện diện của insulin trong máu chuột được xác
bằng phương pháp HPLC. Dung dịch hợp chất được bơm qua cột sắc ký với áp suất
cao trong các hệ dung môi phù hợp cho việc phân tách chất trong dung dịch mẫu.
Các hợp chất lần lượt ra khỏi cột sắc ký được đầu dò xác nhận và hiển thị tín hiệu
lên sắc ký đồ.
Kết quả chạy HPLC cho thấy có sự hiện diện của insulin trong máu chuột
bình thường [Hình 3.12], không hiện diện trong máu chuột đái tháo đường [Hình
Phạm Lê Bửu Trúc
- 80 -
3.13] và chuột ĐC [Hình 3.14] nhưng lại hiện diện trong máu chuột được cấy ghép
tế bào [Hình 3.15 và hình 3.16]. Điều này chứng tỏ việc tiêm PBS không có tác
dụng trong việc điều trị bệnh đái tháo đường nhưng việc ghép tế bào lại giúp cơ thể
chuột đái tháo đường tiết insulin trở lại.
4.3.5. Sự hồi phục tụy
Số liệu số tế bào bắt màu với DTZ có trong tụy chuột được thống kê ở bảng
3.17 và được biểu diễn bằng biểu đồ 3.6
Lô chuột bình thường có số tế bào bắt màu DTZ cao hơn so với các lô ĐC,
lô TM và lô TI (BT=32,00 ± 7,81 tế bào/mm3 so với ĐC=2,50 ± 0,71 tế bào/mm3,
TM=16,00 ± 5,66 tế bào/mm3, TI=14,33 ± 0,58 tế bào/mm3). Do tụy chuột bình
thường không bị gây hư hoại, các tế bào β trong đảo tụy hoạt động bình thường nên
số tế bào bắt màu với DTZ cao.
Lô ĐC có số tế bào bắt màu với thuốc nhuộm DTZ thấp nhất so với các lô
còn lại (ĐC=2,50 ± 0,71 tế bào/mm3 so với TM=16,00 ± 5,66 tế bào/mm3, TI=14,33
± 0,58 tế bào/mm3 và BT=32,00 ± 7,81 tế bào/mm3). Do ở lô này chuột bị đái tháo
đường nên các tế bào β trong đảo tụy bị hư hoại vì vậy hoạt động tiết insulin của nó
hầu như không có hoặc nếu có thì rất ít.
Lô TM có số tế bào bắt màu thuốc nhuộm DTZ nhiều hơn lô TI (16,00 ±
5,66 tế bào/mm3 so với 14,33 ± 0,58 tế bào/mm3). Tuy nhiên điều này không có ý
nghĩa gì về mặt thống kê (P=0,618). Nhưng nhìn chung có sự hồi phục một phần
nào đó các tế bào β ở đảo tụy vì số lượng tế bào bắt màu DTZ của cả 2 lô TM và TI
đều nhiều hơn lô ĐC (TM=16,00 ± 5,66 tế bào/mm3, TI=14,33 ± 0,58 tế bào/mm3
so với ĐC=2,50 ± 0,71 tế bào/mm3).
Khi so sánh với kết quả của Fujikawa và cộng sự [76], việc ghép tế bào tiết
insulin được biệt hóa từ tế bào gốc trung mô cho kết quả khả quan hơn việc ghép tế
bào tiết insulin được biệt hóa từ tế bào gốc phôi trong việc điều trị bệnh đái tháo
đường. Vì các con chuột được ghép tế bào trong thử nghiệm của Fujikawa trở lại
tình trạng cao đường huyết 2 đến 3 tuần sau khi c