Nghiên cứu bước đầu về thành phần loài rết Centipedes (Chilopoda) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình

Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của rết (Chilopoda) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình được tiến hành vào tháng 3 và tháng 8 năm 2019. Mẫu vật được thu thập từ các sinh cảnh bao gồm: khu dân cư + đất nông nghiệp và rừng Phi lao. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 6 loài thuộc 5 giống, 4 họ của 4 bộ. Đây là những số liệu đầu tiên về thành phần loài rết cho khu vực nghiên cứu. Loài Rhysida longipes chiếm ưu thế ở khu vực nghiên cứu với số cá thể chiếm 55,56% tổng số cá thể thu được. Sinh cảnh rừng phi lao có đa dạng về rết đạt mức trung bình với 6 loài và chỉ số đa dạng H’ = 1,216; khu dân cư + đất nông nghiệp chỉ có 2 loài, đa dạng về rết ở mức nghèo nàn với chỉ số đa dạng H’= 0,410.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bước đầu về thành phần loài rết Centipedes (Chilopoda) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00040 NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI RẾT CENTIPEDES (Chilopoda) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TIỀN HẢI, THÁI BÌNH Trần Thị Thanh Bình, Cao Thị Phương, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Đức Hùng* Tóm tắt: Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài của rết (Chilopoda) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình được tiến hành vào tháng 3 và tháng 8 năm 2019. Mẫu vật được thu thập từ các sinh cảnh bao gồm: khu dân cư + đất nông nghiệp và rừng Phi lao. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 6 loài thuộc 5 giống, 4 họ của 4 bộ. Đây là những số liệu đầu tiên về thành phần loài rết cho khu vực nghiên cứu. Loài Rhysida longipes chiếm ưu thế ở khu vực nghiên cứu với số cá thể chiếm 55,56% tổng số cá thể thu được. Sinh cảnh rừng phi lao có đa dạng về rết đạt mức trung bình với 6 loài và chỉ số đa dạng H’ = 1,216; khu dân cư + đất nông nghiệp chỉ có 2 loài, đa dạng về rết ở mức nghèo nàn với chỉ số đa dạng H’= 0,410. Từ khóa: Centipedes, Chilopoda, đa dạng, đất ngập nước, Tiền Hải. 1. MỞ ĐẦU Rết là nhóm động vật đất có ý nghĩa quan trọng trong khoa học cũng như trong thực tiễn. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, là thiên địch của một số nhóm côn trùng gây hại hoặc mang mầm bệnh, như gián, mối Rết còn được biết đến như là một vị thuốc dân gian, chữa một số bệnh như trĩ, đau nhức, sang nhọt... Nghiên cứu gần đây cho thấy nọc rết có tác dụng như một loại thuốc giảm đau, có thể được sử dụng thay thế moorphin giảm đau trong y học (Yang et al., 2013). Đây là nhóm đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam thì còn rất ít các nghiên cứu về nhóm này. Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được UBND tỉnh Thái Bình công nhận theo Quyết định số 2159, ngày 26/9/2014. Đây cũng là khu bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập nước, sinh cảnh một số loài chim di cư theo Quyết định số 1976/QĐ-Ttg của Thủ tướng chính phủ ngày 30/10/2014. Khu Bảo tồn có diện tích 12.500,00 ha với nhiều kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là sinh cảnh bãi cát ngập triều, tràng sậy và rừng ngập mặn. Phi lao Casuarina equisetifolia được trồng trên các cồn cát với mục đích chắn gió, chắn cát. Khu Bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã xác định được 652 loài thuộc các nhóm thực vật nổi, thực vật bậc cao, côn trùng, cá, bò sát lưỡng cư và chim. Nhiều loài thuộc ưu tiên bảo tồn bao gồm 6 loài bò sát lưỡng cư và 7 loài chim. Trong 215 loài chim đã phát hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, có 150 chim di cư. Nhiều loài chim có giá trị bảo tồn không những tại Việt Nam mà còn được cộng đồng thế giới quan tâm như Cò Thìa mặt đen (Nguyễn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội *Email: hungnd@hnue.edu.vn PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 319 Công Minh, Phạm Thị Thủy, 2018). Tuy nhiên, chưa có ghi nhận loài rết nào ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền hải, Thái Bình trong các nghiên cứu trước đây (Tran et al., 2013, 2018, 2019). Vì vậy trong bài báo này chúng tôi giới thiệu các kết quả nghiên cứu về đa dạng của rết ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình. Đồng thời cũng xem xét mức độ tương đồng về thành phần loài cũng như các chỉ số đa dạng của rết ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu là 72 mẫu rết được thu tại 2 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu bao gồm: khu dân cư + đất nông nghiệp và rừng phi lao. Mẫu được thu tại các sinh cảnh trên tuyến nghiên cứu bắt đầu từ rừng phi lao Cồn Vành có tọa độ N: 20o 16’ 24,9”; E: 106o 36’ 18,8” đến điểm cuối có tọa độ là N: 20o 16’ 06,2”; E: 106o 36’ 10,9” (hình 1). Hình 1. Tuyến thu mẫu rết ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình Mẫu được thu vào tháng 3 và 8 năm 2019. Thu mẫu bằng nhiều cách khác nhau như lật đá; vạch thảm mục, cây mục; đào đất và phương pháp rây đất của Ghiliarov M. S., (1976). Mỗi cá thể rết định hình và lưu giữ riêng trong từng lọ đựng mẫu có chứa cồn 70o. Định loại rết theo phương pháp so sánh hình thái, như các đặc điểm râu, tấm ngực, tấm hàm, chân cuối, lỗ thở, cơ quan sinh dục với sự hỗ trợ của các thiết bị quan sát, vẽ mô tả và chụp hình. Định loại rết theo các tài liệu của Bonato L. (2004, 2010, 2012), Minelli A. (2011), Attem (1929, 1930, 1937, 1953), Schileyko (1992, 1995, 1998, 2007), Shinohara K. (1981) và Uliana M. (2007). Các chỉ số đa dạng được tính toán theo phần mềm Primer Ver.5.2.4 bao gồm các chỉ số về số loài, sự phong phú về cá thể của các loài, chỉ số đa dạng Shanon-Wever (H’ = (Sum ni/N*Log(ni/N))), chỉ số đa dạng loài Margaless (d = (s-1/Log(N)), chỉ số đa dạng Fisher (α) và chỉ số đồng đều (J= (H’/LogS)). Các chỉ số này cũng được tính toán cho từng loại sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu [Primer-E Ltd. (2001) - Version 5.2.4]. 320 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu đa dạng rết ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình đã phát hiện 6 loài thuộc 5 giống, 4 họ (Scolopendridae, Lithobiidae, Mecistocephalidae và Scutigeridae), 4 bộ. Họ Scolopendridae gặp 2 giống, 3 loài, các họ còn lại mỗi họ chỉ gặp 1 giống, 1 loài. Đây là dữ liệu rết đầu tiên của khu vực nghiên cứu. Hai loài Rhysida longipes và Australobius scabrior là hai loài chiếm ưu thế ở khu vực nghiên cứu. Loài Rhysida longipes chiếm ưu thế nhất về số lượng cá thể với 40 cá thể chiếm 55,56% tổng số cá thể thu được ở khu vực nghiên cứu. tiếp theo là loài Australobius scabrior với 17 cá thể chiếm 23,61% tổng số cá thể thu được (Bảng 1). Sinh cảnh rừng phi lao có đủ 6 loài thuộc 5 giống, 4 họ, 4 bộ; hai loài ưu thế là Rhysida longipes với 39 cá thể (chiếm 60% tổng số cá thể rết thu được trong sinh cảnh) và Australobius scabrior với 11 cá thể (chiếm 16,91%). Sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp chỉ gặp 2 loài là Rhysida longipes và Australobius scabrior trong đó loài Australobius scabrior chiếm ưu thế với 6 cá thể (chiếm 85,71% tổng số cá thể rết thu được trong sinh cảnh). Sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp thường xuyên bị tác động của con người trong việc đào bới chăm sóc cây trồng, loài Australobius scabrior thích nghi và chiếm ưu thế bởi kích thước của chúng rất ngắn (5-8 mm) (Bảng 2), dễ dàng chui luồn, lẩn trốn khi bị tác động. Bảng 1. Thành phần loài rết trong các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu TT Tên loài Rừng phi lao (N) Khu dân cư + đất nông nghiệp (N) N % BỘ SCOLOPENDROMORPHA HỌ SCOLOPENDRIDAE POCOCK, 1895 Giống Otostimus Porat, 1876 1 Otostigmus aculeatus Haase, 1887 5 6,94 Giống Rhysida Wood, 1862 2 Rhysida longipes (Newport, 1845) 39 1 55,56 3 Rhysida nuda (Newport, 1845) 7 9,72 BỘ LITHOBIOMORPHA HỌ LITHOBIIDAE POCOCK, 1895 Giống Australobius Chamberlin, 1920 4 Australobius scabrior Chamberlin, 1920 11 6 23,61 BỘ GEOPHILOMORPHA HỌ MECISTOCEPHALIDAE BOLLMAN, 1893 Giống Tygarrup Chamberlin, 1914 5 Tygarrup javanicus Attems, 1929 2 2,78 BỘ SCUTIGEROMORPHA HỌ SCUTIGERIDAE LEACH, 1814 Giống Thereuopoda Verhoeff, 1904 6 Thereuopoda longicornis (Fabricius, 1793) 1 1,39 S 6 2 N 65 7 Ghi chú. S: số loài; N: số cá thể; N% : % số cá thể của loài trên tổng số các thể của khu vực nghiên cứu PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 321 Các đặc điểm nhận biết các loài rết ở khu vực nghiên cứu và hình chụp các phần mang đặc điểm này được trình bày ở bảng 2 và hình 2. Bảng 2. Đặc điểm phân biệt các loài rết ở khu vực nghiên cứu Số TT Đặc điểm phân biệt Otostigmus aculeatus Haase, 1887 (a) Rhysida longipes (Newport, 1845) (b) Rhysida nuda (Newport, 1845) (c) Australobius scabrior Chamberlin, 1920 (d) Tygarrup javanicus Attems, 1929 (e) Thereuopoda longicornis (Fabricius, 1793) (f) 1 Chiều dài cơ thể 30-35mm 60-80mm 60-80mm 5-8mm 20-22mm 25mm 2 Số đốt mang chân 21 21 21 15 45 15 3 Lỗ thở Mặt bên, hình ô van Mặt bên, hình gần ô van Mặt bên, hình gần ô van Mặt bên, hẹp dài Mặt bên, hình ô van Mặt lưng, dạng vòm 4 Mắt 4, hình cầu 4, hình cầu 4, hình cầu 1+6, hình cầu, mắt sau cùng lớn hơn các mắt khác Không có Rất nhiều 5 Số đốt râu 17-18 18-22 18-22 20 14 Hơn 200 6 Răng đốt háng chân hàm mỗi bên 4(2) mấu răng rõ 4 mấu răng rõ 4 mấu răng rõ 6 nhỏ, nhọn 1 không rõ 4, dạng tơ cứng 7 Viền tấm lưng Có hầu hết các tấm lưng Có hầu hết các tấm lưng Chỉ có tấm lưng cuối có Có hầu hết các tấm lưng Không có Có hầu hết các tấm lưng Về độ tương đồng thành phần loài giữa các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu (bảng 3) cho thấy: giữa các sinh cảnh có độ tương đồng về thành phần loài thấp chỉ đạt 33,97%. Bảng 3. Độ tương đồng về thành phần loài của các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu RPL KDC RPL 0 0 KDC 33,97 0 Ghi chú: RPL: rừng phi lao; KDC: Khu dân cư + đất nông nghiệp Kết quả về chỉ số đa dạng cho thấy sinh cảnh rừng phi lao có đa dạng về rết đạt mức trung bình (1<H’<3) còn khu dân cư + đất nông nghiệp có đa dạng về rết ở mức đa dạng thấp (H’< 1). Các chỉ số đa dạng khác như d, α cũng thể hiện điều này Bảng 4). Độ đồng đều J’về số cá thể của các loài trong các sinh cảnh nghiên cứu đạt mức thấp (Bảng 4). Bảng 4. Chỉ số đa dạng về rết ở các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu Số loài (S) Số cá thể (N) J' H' d Fisher (α) Rừng phi lao 6 65 0,676 1,216 1,198 1,612 Khu dân cư + đất nông nghiệp 2 7 0,592 0,410 0,514 0,935 322 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Otostigmus aculeatus (a) Rhysida longipes (b) Rhysida nuda (c) Australobius scabrior (d) Tygarrup javanicus (e) Thereuopoda longicornis (f) 2a 2b 2c 3a 3b 3c 4a 4b 4c 5a 5b 5c 6a 6b 6c 7a 7b 7c 2d 2e 2f 3d 3e 3f PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 323 Hình 2. Các đặc điểm phân biệt các loài rết ở Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình Ghi chú: Các số dưới hình tương ứng với các đặc điểm được đánh theo số thư tự ở bảng 2, các chữ cái dưới hình tương ứng với các loài đã được ghi cạnh tên loài ở bảng 2 và hình 2. 4. KẾT LUẬN Đã ghi nhận ở khu vực nghiên cứu 6 loài rết thuộc 5 giống, 4 họ, 4 bộ. Đây cũng là những số liệu đầu tiên về thành phần loài rết của Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, Thái Bình. Sinh cảnh rừng phi lao gặp cả 6 loài còn ở ở sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp chỉ gặp 2 loài. Loài Rhysida longipes chiếm ưu thế ở sinh cảnh rừng phi lao còn loài Australobius scabrior chiếm ưu thế ở sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp. Đa dạng về rết ở sinh cảnh rừng phi lao của khu vực nghiên cứu đạt mức đa dạng trung bình, còn ở sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp chỉ ở mức nghèo nàn. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ kinh phí bởi đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số: B2019-SPH-05. TÀI LIỆU THAM KHẢO Attems C., 1929. Myriapoda. 1. Geophilomorpha. Das Tierreich, 52: 1-388. Attems C., 1930. Myriopoda. 2. Scolopendromorpha. Das Tierreich, 54: 1-308. 4d 4e 4f 5d 5e 5f 6d 6e 6f 7d 7e 7f 324 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Attems C., 1938. Die von Dr. C. Dawydoff in französisch-Indochina gesammelten Myriopoden.Mémoires du Muséum National d’Histoire Naturelle, (N.S.) 6:187-353. Attems C., 1953. Myriopoden von Indochina. Expedition von Dr. C Dawydoff (1938-1939). Mémoires du Muséum National d’Histoire Naturelle, (Nouvelle Serie, Série A, Zoologie) 5(3) : 133-230. Bonato, L., Danyi L., Socci A. and Minelli A., 2012. Species diversity of Strigamia Gray, 1843 (Chilopoda: Linotaeniidae): a preliminary synthesis - Zootaxa, 3593: 1-39, see p. 19. Bonato, L. & Minelli A., 2010. The geophilomorph centipedes of the Seychelles (Chilopoda: Geophilomorpha). Phelsuma 18 (2010); 9-38. Bonato, L. & Minelli A., 2004. The centipede genus Mecistocephalus Newport 1843 in the Indian Peninsula (Chilopoda Geophilomorpha Mecistocephalidae), Tropical Zoology, 17:1, 15-63. Do Tat Loi, 2004. Viet Nam medicinal plants and medicine. Medical Publishing House, 85 (1274 pages). Ghiliarov, M.S., 1976. Method for studying on Mesofauna. Moscow Science Publishing House, 12-29 (in Rusian). Minelli, A., 2011. Chapter 2 The Chilopoda - Introduction. In: Minelli A. (ed.) The Myriapoda, Volume 1: 21-42.Treatise on Zoology - Anatomy, Taxonomy, Biology. Brill Publisher. Nguyễn Công Minh, Phạm Thị Thủy, 2018. Xác định các khu vực cần thiết lậphành lang bảo vệ bờ biển tại vùng bờ tỉnh Thái Bình và vai trò bảo vệ hệ sinh thái, Dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên vùng bờ của hành lang bảo vệ bờ biển. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 691, 52-61. Primer-E Ltd., 2001. Primer 5 for Windows. Version 5.2.4. Quyết định số 2159/QĐ-UBND, ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt Đề án và Xác lập Khu rừng đặc dụng tại ba xã ven biển Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Schileyko A. A., 2007. The scolopendromorph centipedes (Chilopoda) of Vietnam, with contributions to the faunas of Cambodia and Laos. Part 3. Arthropoda Selecta, 16(2):71-95 Schileyko A. A., 1998. Some Chilopoda from Sa Pa and Muong Cha, North Vietnam. Biological diversity of Vietnam. Data on zoological and botanical studies in Fansipan Mountains (North Vietnam), 262-270 [in Russian]. Schileyko A. A., 1995. The scolopendromorph centipedes of Vietnam (Chilopoda: Scolopendromorpha). Part 2. Arthropoda Selecta, 4, 73–87. Schileyko A. A., 1992. Scolopenders of Viet-Nam and some aspects of the system of Scolopendromorpha (Chilopoda: Epimorpha). Part 1. Arthropoda Selecta, 1, 5-19. Shinohara, K., 1981. Two new species of the genus Strigamia (Chilopoda: Geophilidae) from Japan - Acta Arachnologica, 30: 41-48, see p. 45. Tran, T. T. Binh, Tran T. X. Hoa and Lucio Bonato, 2019. A new soil centipede from South-East Asia with a unique arrangement of ventral glands, and a revised synopsis of Gonibregmatidae (Chilopoda, Geophilomorpha), zookeys, 838: 111-132. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 325 Tran, T. T. B, Nguyen D. Hung, Ha K. Loan and Vu T. Ha, 2018. Preliminary data on Centipedes (Chilopoda: Scolopendromorpha and Scutigeromorpha) in Ta Xua Nature Reserve, Son La province, Vietnam. Journal of Biology, 40 (1): 1–8. Tran, T. T. B., Le X. S. and Nguyen A. D., 2013. An annotated checklist of centipedes (Chilopoda) of Vietnam. Zootaxa, 3722 (2): 219–244. Uliana, M., Bonato L., Minelli A., 2007. The Mecistocephalidae of the Japanese and Taiwanese islands (Chilopoda: Geophilomorpha). Zootaxa 1396: 1–84. Yang, S., Xiao Y., Kang D., Liu J., Li Y., Undheim EA., Klint JK., Rong M., Lai R. and King GF., 2013. Discovery of a selective NaV1.7 inhibitors from centipede venom with analgesic efficacy exceeding morphine in rodent pain models. PNAS, 110 (43): 17534–17539. PRELIMINARY DATA ON CENTIPEDES (Chilopoda) IN TIEN HAI WETLAND NATURE RESERVE, THAI BINH Tran Thi Thanh Binh, Cao Thi Phuong, Nguyen Thi Thanh Huyen, Nguyen Duc Hung * Abstract: A study was conducted on Centipedes (Chilopoda) in Tien Hai Wetland Nature Reserve, Thai Binh in March and August of 2019. Samples were collected in two typical habitats: casuarina forests and residential areas. As a result, a total of 6 species were identified, belonging to 5 genera, 4 families, 4 order. The study results also contributed new records of 6 species to the centipedes fauna of Con Vanh, Tien Hai, Thai Binh. Among habitats, diversity of the casuarina forests is higher than that of agro-residential areas. Diversity of Chilopoda in the casuarina forests is medium and diversity in the residential areas is very poor. Keywords: Centipedes, Chilopoda, diversity, wetland, Tien Hai. Hanoi National University of Education *Email: hungnd@hnue.edu.vn
Tài liệu liên quan