Nghiên cứu các giải pháp quản lý và kỹ thuật hướng đến phát triển bền vững cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường (QLMT) đối với nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường (ÔNMT) và hướng đến sự phát triển bền vững (PTBV). Các phương pháp điều tra khảo sát, lấy và phân tích mẫu, phân tích SWOT đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã tìm hiểu hiện trạng sản xuất (quy mô, quy trình, nguyên vật liệu ) và đánh giá hiện trạng môi trường nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo trên địa bàn huyện. Cụ thể, lượng nước thải phát sinh trung bình của CSSX bún, hủ tiếu, bánh phở lần lượt là 5,27; 1,84 và 5,33 m3/ngày; hàm lượng coliform, COD, BOD5 rất cao; khí thải từ lò hơi do sử dụng than và củi nên CSSX bún (bụi gấp 3 lần và CO gấp 2 lần), CSSX hủ tiếu (CO2 gấp 1,05 lần và CO gấp 4,3 lần) và CSSX phở (CO2 gấp 1,04 lần và CO gấp 3,5 lần); lượng CTR ước tính trung bình cho 01 CSSX là 36,65 kg/ngày.đêm chủ yếu là xỉ than và chất thải chăn nuôi. Phân tích SWOT hiện trạng nghề sản xuất đã xác định được: 3S, 7W, 7O, 5T và vạch ra các chiến lược (2 S-O, 2 S-T, 5 O-W và 2 W-T) nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất các sản phẩm từ gạo; Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường (BVMT) ngành nghề sản xuất: nhóm giải pháp quản lý (quy hoạch, giáo dục nâng cao nhận thức, áp dụng chế tài kinh tế và hỗ trợ kinh tế) và kỹ thuật – công nghệ (xử lý khí thải, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và mô hình sản xuất sạch hơn).

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các giải pháp quản lý và kỹ thuật hướng đến phát triển bền vững cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
974 NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT HƢỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ BỘT GẠO TẠI HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thái Văn Nam1, Phạm Ngọc Hiệu2, Trịnh Trọng Nguyễn1 1 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM 2 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hóc Môn, Tp.HCM TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường (QLMT) đối với nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường (ÔNMT) và hướng đến sự phát triển bền vững (PTBV). Các phương pháp điều tra khảo sát, lấy và phân tích mẫu, phân tích SWOT đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã tìm hiểu hiện trạng sản xuất (quy mô, quy trình, nguyên vật liệu) và đánh giá hiện trạng môi trường nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo trên địa bàn huyện. Cụ thể, lượng nước thải phát sinh trung bình của CSSX bún, hủ tiếu, bánh phở lần lượt là 5,27; 1,84 và 5,33 m3/ngày; hàm lượng coliform, COD, BOD5 rất cao; khí thải từ lò hơi do sử dụng than và củi nên CSSX bún (bụi gấp 3 lần và CO gấp 2 lần), CSSX hủ tiếu (CO2 gấp 1,05 lần và CO gấp 4,3 lần) và CSSX phở (CO2 gấp 1,04 lần và CO gấp 3,5 lần); lượng CTR ước tính trung bình cho 01 CSSX là 36,65 kg/ngày.đêm chủ yếu là xỉ than và chất thải chăn nuôi. Phân tích SWOT hiện trạng nghề sản xuất đã xác định được: 3S, 7W, 7O, 5T và vạch ra các chiến lược (2 S-O, 2 S-T, 5 O-W và 2 W-T) nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất các sản phẩm từ gạo; Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường (BVMT) ngành nghề sản xuất: nhóm giải pháp quản lý (quy hoạch, giáo dục nâng cao nhận thức, áp dụng chế tài kinh tế và hỗ trợ kinh tế) và kỹ thuật – công nghệ (xử lý khí thải, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và mô hình sản xuất sạch hơn). Keywords: Bột gạo, giải pháp quản lý, huyện Hóc Môn, phát triển bền vững, sản xuất bún. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong suốt tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, hướng đến phát triển ngành nghề quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tích hợp cổ truyền với hiện đại là hướng chiến lược phát triển quan trọng [1]. Ngành nghề nông thôn phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn [2]. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng kinh tế mới được hình thành, và tất nhiên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến của lương thực cũng tăng lên. Bên cạnh việc xây dựng những nhà máy chế biến lương thực hiện đại thì tồn tại song song là các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. 975 Bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những bất cập, đặc biệt là nguy cơ gây ÔNMT, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Mức độ ÔNMT trong các làng nghề truyền thống và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày nay đang ngày càng gia tăng. Bởi ý thức bảo vệ môi trường còn thấp của con người trong quá trình sản xuất, kinh doanh các ngành nghề đã xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng ở các ngành nghề truyền thống ở Việt Nam [1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9]. Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có nhiều ngành nghề nông thôn đang tồn tại và phát triển, trong đó có ngành nghề sản xuất các sản phẩm từ bột gạo như: bún, bánh phở, hủ tiếu... là những ngành nghề đã tồn tại từ rất lâu, tuy nhiên chỉ tồn tại dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ. Hầu hết các cơ sở chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất mà không hoặc rất ít quan tâm đến việc xử lý chất thải. Hiện tượng xả chất thải trực tiếp không qua xử lý đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm tại khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của huyện này. Vì vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, việc giải quyết các vấn đề môi trường của các ngành nghề nông thôn là một trong những tiêu chí để xây dựng làng nghề truyền thống trong tương lai. Vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề sản xuất các sản phẩm từ bột gạo đến môi trường, sức khỏe của người dân hiện nay thực sự là cần thiết. Nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết 02 mục tiêu: (1) - Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT đối với nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM; và (2) - Phân tích lựa chọn và đề xuất một số giải pháp QLMT nhằm giảm thiểu ô nhiễm hướng đến phát triển bền vững tại các CSSX sản phẩm từ bột gạo tại huyện Hóc Môn. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1: Thu thập các thông tin về tình hình sản xuất của các cơ sở. Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng môi trường và xác định những vấn đề môi trường của các CSSX. Nội dung 3: Phân tích SWOT lựa chọn các chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT). Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững (PTBV). 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phƣơng pháp phỏng vấn Lập phiếu phỏng vấn trực tiếp của 30 CSSX và phỏng vấn trực tiếp 90 hộ gia đình nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức quản lý, xử lý chất thải của các CSSX và quan điểm cũng như các ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống xung quanh các cơ sở. Nội dung phòng vấn bao gồm các thông tin của CSSX (số nhân công trực tiếp lao động, số lượng nước sử dụng - lượng sản phẩm thành phẩm được tạo ra - nhiên liệu sử dụng trong 01 ngày; phương pháp xử lý đối với từng loại chất thải rắn đang áp dụng, gia đình có chăn nuôi, trồng trọt kết hợp, lượng chất thải tận dụng cho chăn nuôi, tình hình bệnh tật....) và hộ dân sinh sống khu vực gần xung quanh các CSSX (nhu cầu sử dụng nước, ý thức bảo vệ môi trường, tình hình ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất sinh ra, tình hình bệnh tật). 976 3.2. Phƣơng pháp phân tích SWOT Thực hiện phân tích SWOT nhằm xác định điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) của nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo tại Huyện Hóc Môn từ đó đề xuất các chiến lược nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất các sản phẩm từ gạo tại khu vực này. 3.3. Phƣơng pháp lấy mẫu Mẫu nước được lấy theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-10:2011 (ISO 5667-11:2009), nước ngầm lấy theo TCVN 6663-11:2011 ISO 5667-11:2009 và được bảo quản theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663- 3:2011 (ISO 5667-3:2009). Phương pháp lấy mẫu khí thải: theo thông tư 40/2015/TT-BTNMT – Quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải. 3.4. Phƣơng pháp phân tích mẫu Bảng 1. Phương pháp phân tích mẫu Mẫu Chỉ tiêu Đơn vị tính Phƣơng pháp phân tích Khí thải lò hơi Lưu lượng m3/h US EPA METHOD 2 Bụi mg/Nm3 US EPA METHOD 5 SO2 mg/Nm 3 HD – NB 05 NOx mg/Nm 3 CO mg/Nm 3 Nước thải pH - TCVN 6492:2011 SS mg/l TCVN 6625:2000 BOD5 mg/l TCVN 6001-1:2008 COD mg/l SMEWW 5220C:2012 TN mg/l TCVN 6638:2000 TP mg/l TCVN 6202:2008 Coliform MPN/100ml TCVN 6187-2:1996 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đánh giá hiện trạng môi trƣờng nghề tại huyện Hóc Môn 4.1.1. Môi trường nước Nước thải phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt và sản xuất. Trong đó, nước thải sản xuất chiếm số lượng lớn với tổng lượng nước thải ước tính khoảng 373,2 m3/ngày, trung bình mỗi CSSX bún, hủ tiếu, bánh phở lần lượt thải ra: 6,653; 2,452 và 6,934 m3/ngày. Chất lượng nước thải của các cơ sở hầu hết đều vượt chuẩn (ngoại trừ pH), cao nhất là BOD5 (8,1 – 8,9 lần) và COD (4,7 – 5,7 lần). Chỉ tiêu Coliform ở các mẫu nước có hàm lượng gấp hàng trăm lần so với GHCP. Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất có nhận định là chất lượng nước giếng hiện nay đang có chiều hướng xấu đi. Bên cạnh đó, hệ thống XLNT của một số ít cơ sở sản xuất hiện nay đang rất đơn giản. 977 4.1.2. Môi trường không khí Hiện các cơ sở vẫn còn sử dụng than và củi trong quá trình sản xuất dẫn đến ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi và CO. Điều này được minh chứng trong kết quả phân tích khí thải lò hơi trung bình của các cơ sở sản xuất cho thấy một số chỉ tiêu vượt GHCP tại cột B của QCVN 19:2009/BTNMT. Cụ thể, CSSX bún (bụi gấp 3 lần và CO gấp 2 lần), CSSX hủ tiếu (CO2 gấp 1,05 lần và CO gấp 4,3 lần) và CSSX phở (CO2 gấp 1,04 lần và CO gấp 3,5 lần). 4.1.3. Chất thải rắn Tổng lượng rác thải phát sinh của các cơ sở sản xuất ước tính khoảng 11.110,84 kg/ngày.đêm chủ yếu là xỉ than và chất thải chăn nuôi. Trong đó, rác thải sản xuất (70 – 80%) tận dụng làm thức ăn gia súc, phần còn lại chất đống ven đường hoặc đổ ra sau nhà; rác thải sinh hoạt phần lớn được thu gom ra bãi rác; rác thải chăn nuôi được tận dụng làm phân bón hoặc thải ra hệ thống cống rãnh. 4.2. Đánh giá ảnh hƣởng từ hoạt động sản xuất đến sức khỏe 4.2.1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ Qua kết quả khảo sát tại các hộ sản xuất cho thấy hầu hết cho biết bị viêm da (CSSX hủ tiếu: 87,5%; CSSX phở: 75% và CSSX bún: 35,71%). Nguyên nhân do người lao động thời xuyên phải tiếp xúc với nước trong quá trình sản xuất nên gây ra các vấn đề về da. Ngoài ra, một số khác trả lời bị viêm mũi, đau đầu, chóng mặt. 4.2.2. Hoạt động BVMT tại cơ sở sản xuất Hầu hết các cơ sở sản xuất (CSSX bún 8/14 cơ sở; CSSX hủ tiếu: 6/8 cơ sở và CSSX phở: 5/8 cơ sở) chưa xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Giải pháp chính của những cơ sở này là đưa chất thải chảy tràn ra ao, hồ, kênh mương sau nhà (6/14 CSSX bún; 5/8 CSSX hủ tiếu/phở) hoặc đưa trực tiếp chất thải không qua xử lý vào hệ thống thu gom (8/14 CSSX bún). 4.2.3. Quan điểm của các doanh nghiệp về quy hoạch cụm sản xuất Có 63,33% số cơ sở được khảo sát không muốn được quy hoạch tập trung thành một khu vực sản xuất mà chỉ muốn hoạt động sản xuất theo hình thức riêng lẻ quy mô theo hộ gia đình để giảm thiểu chi phí (thuê mặt bằng, nhà xưởng). 4.3. Phân tích lựa chọn các chiến lƣợc BVMT Kết quả phân tích lựa chọn các chiến lược BVMT đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm từ bột gạo được trình bày trong Bảng 2. 4.4. Đề xuất giải pháp về bảo vệ môi trƣờng ngành nghề sản xuất các sản phẩm từ bột gạo 4.4.1. Giải pháp quản lý a. Giải pháp quy hoạch (O7W2) Quy hoạch, xây dựng các khu, cụm sản xuất tập trung cách xa khu dân cư. Tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống quy hoạch, các cơ sở gây ô nhiễm nặng tách rời khỏi khu vực dân cư. Tổ chức phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. b. Giáo dục môi trường nâng cao nhận thức cộng đồng (W4T5 và S3T3) 978 Nâng cao ý thức của người dân về môi trường, bảo vệ môi trường. Trang bị cho người dân các kiến thức về môi trường và các giải pháp liên quan. c. Áp dụng chế tài kinh tế: Người gây ô nhiễm phải trả tiền (O5W1 và O5W3) Phải thực hiện việc thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất. Hàng tháng, mỗi hộ phải nộp số tiền nhất định theo khối lượng chất thải, thải ra môi trường. d. Giải pháp hỗ trợ tài chính (O2T2 và S1O2 và S2O2) Tăng cường hỗ trợ, đầu tư tài chính cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ, chuyên gia môi trường. Hỗ trợ, đầu tư tài chính cho các cơ sở sản xuất để thực hiện sản xuất sạch hơn, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị và các công nghệ. 4.4.2. Giải pháp kỹ thuật - công nghệ (S1O4) và (O6W7) a Đề uất co ng nghẹ ử l chất thải Sau khi xem xét tính chất của các nguồn thải và các co ng nghẹ thì co ng nghẹ xử lý theo mẻ SBR là phù hợp vì các thiết bị kho ng cần phải vạ n hành lie n tục ne n kho ng cần thiết bị dự phòng, co ng nghẹ SBR có đầy đủ các quá trình theo ye u cầu. Ngoài ra co ng nghẹ SBR có thể điều chỉnh chế đọ vạ n hành mọ t cách đo n giản để đáp ứng đầu ra (xử lý mọ t phần khi có các co ng trình phía sau hoạ c xử lý đạt tie u chuẩn xả thải). Hình 1. Quy trình XLNT cho nghề sản xuất sản phẩm từ bột gạo. 979 Bảng 2. Phân tích SWOT và chiến lược Điểm mạnh (S) 1. Bắt đầu sử dụng máy móc thay cho phương thức sản xuất thủ công. 2. Dễ áp dụng mô hình SXSH. 3. Nhiều CSSX là thành viên của các tổ chức đoàn thể. Điểm yếu (W) 1. Xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống cống rãnh. 2. Khu vực sản xuất nằm xen kẽ khu dân cư gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trong thời gian dài. 3. Rất ít cơ sở có hoặc hoàn thiện HTXLNT. 4. Nhiều hộ kinh doanh không nắm được nội dung cơ bản của Luật BVMT. 5. Máy móc thiết bị chưa được bảo trì định kỳ, chỉ sửa chữa khi bị hư hỏng. 6. Công nhân chưa được đào tạo bài bản, chỉ thực hiện theo kinh nghiệm. 7. Sử dụng các lò than, củi trong quá trình sản xuất. Cơ hội (O) 1. Nhận được quan tâm của chính quyền địa phương về vấn đề môi trường. 2. Nhận được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư tài chính của nhà nước. 3. Có nhiều đề án, dự án, chương trình hành động BVMT. 4. Tiếp cận nhiều nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường. 5. Thể chế và hệ thống pháp các văn bản pháp luật về BVMT đang hoàn thiện. 6. Phát triển và ứng dụng rộng rãi mô hình biogas. 7. Thành phố đã có phương án quy hoạch khu sản xuất cho các CSSX bún tươi truyền thống trên địa bàn. Thách thức (T) 1. Công tác thu gom chất thải của huyện chưa thực sự tốt. 2. Nguồn nhân lực về cán bộ, chuyên gia môi trường còn hạn chế. 3. Công tác QLMT và công tác truyền thông về môi trường chưa thực có hiệu quả. 4. Chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. 5. Sự quan tâm của truyền thông. S + O S1O2 và S2O2: Hỗ trợ, đầu tư tài chính cho các CSSX để thực hiện SXSH, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị và công nghệ thông qua các quỹ tài trợ xoay vòng. S1O4: Tiếp thu các nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các thành tựu về KHMT trong việc cải tiến công nghệ sản xuất. S + T S2T4: Áp dụng mô hình SXSH để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. S3T3: Thông qua các đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.... tổ chức các buổi sinh hoạt, ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về môi trường địa phương. O - W O1W1: Chú trọng nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về KHMT, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường. O2W3: Tổ chức phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau và phối hợp với các hộ gia đình xây dựng HTXLNT còn dang dở do chậm huy động vốn trong dân, thực hiện cải thiện môi trường tại chỗ. O5W1 và O5W3: Thực hiện thu phí môi trường đối với CSSX. O6W7: Sử dụng bể biogas cho tất cả các CSSX nhằm thu hồi khí thải cấp nhiệt cho quá trình sản xuất và sinh hoạt. O7W2: Quy hoạch khu sản xuất cho các CSSX sản phẩm từ bột gạo truyền thống trên địa bàn. - W - T W4T5: Trang bị cho người dân các kiến thức về môi trường, các giải pháp liên quan để nâng cao ý thức và thói quen cần thiết trong BVMT thông qua các kênh truyền thông môi trường như báo chí, phát thanh, truyền hình. W5T4: Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo trì định kỳ máy móc sản xuất để đảm bảo sản phẩm đầu ra đảm bảo về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC PHÂN TÍCH SWOT 980 b. Giải pháp sản xuất sạch hơn (S2O2 và S2T4) Từ việc phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm của CSSX sản phẩm từ bột gạo đã đề xuất các giải pháp SXSH tại các CSSX bún (7 dòng thải, 12 nguyên nhân gây ô nhiễm và 13 giải pháp SXSH); CSSX hủ tiếu (10 dòng thải, 16 nguyên nhân gây ô nhiễm và 20 giải pháp SXSH) và CSSX phở (11 dòng thải, 18 nguyên nhân và 21 giải pháp SXSH). Trong đó, hầu hết các giải pháp (17/21) đều được đề nghị thực hiện ngay và chỉ có 4 giải pháp đòi hỏi phải được phân tích thêm: (1) Tái sử dụng nu ớc sau khi rửa rulo, ba ng tải cho quá trình trọ n tinh bọ t nếu du sử dụng cho quá trình nga m hoạ c vo gạo; (2) Thu hồi nhiẹ t để gia nhiẹ t nu ớc cấp cho lò ho i; (3) Đầu tu hẹ thống sản xuất khí sinh học từ pha n bò để cấp cho lò ho i và (4) Tái sử dụng nhiẹ t từ khói thải để gia nhiẹ t nu ớc cấp. 5. KẾT LUẬN Tổng lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất sản phẩm từ bột gạo trên địa bàn huyện là 373,2 m3/ngày, hầu hết các chỉ tiêu trung bình trong nước thải đều vượt so với GHCP tại cột B của QCVN 40:2011/BTNMT ngoại trừ thông số pH nằm trong khoảng từ 5,5 – 9,0. Trong đó, hai chỉ số BOD5 và COD có số lần vượt chuẩn cao nhất, lần lượt là 8,1 – 8,9 lần và 4,7 – 5,7 lần. Các CSSX vẫn còn sử dụng than và củi trong quá trình sản xuất dẫn đến sự ô nhiễm bụi và đặc biệt là CO trong khí thải lò hơi. Cụ thể, thông số bụi của cơ sở sản xuất bún cao gấp hơn 3 lần so với GHCP, chỉ tiêu SO2 (cơ sở sản xuất hủ tiếu và bánh phở) cao gấp 1,04 – 1,05 lần và đặc biệt là chỉ tiêu CO vượt GHCP cao gấp 1,9 – 4,3 lần so với GHCP. Phân tích SWOT hiện trạng nghề sản xuất đã xác định được: 3S, 7W, 7O, 5T và đề xuất 11 chiến lược (2 S+O, 2 S-T, 5 O-W và 2 -W-T) nhằm phát triển bền vững nghề sản xuất các sản phẩm từ gạo; Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường (BVMT) ngành nghề sản xuất: nhóm giải pháp quản lý (quy hoạch, giáo dục nâng cao nhận thức, áp dụng chế tài kinh tế và hỗ trợ kinh tế) và kỹ thuật – công nghệ (xử lý khí thải, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và mô hình sản xuất sạch hơn). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Kim Chi (2005) Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam. [2] Chính phủ (2018) Nghị định số 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. [3] Nguyễn Đức Hiếu (2005) Hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún Khắc Niệm, Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. [4] Nguyễn Thị Huế (2011) Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nấu rượu Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất giải pháp cải thiện. Luận văn Thạc sĩ ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường. Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên [5] Hoàng Thị Thùy Linh (2012) Nghie n cứu đề xuất các giải pháp cải thiẹ n chất lu ợng nu ớc của khu vực làng nghề sản xuất tinh bọ t của Huyẹ n Hoài Đức – Hà Nọ i. Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. [6] Đinh Xuân Nghiêm và cộng sự (2010). Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam Viẹ n Nghie n cứu Quản lý Kinh tế Trung Ưo ng, Bọ Kế hoạch và Đầu tu . [7] Khổng Va n Thắng (2013) Mo i tru ờng làng nghề no ng tho n tỉnh Bắc Ninh . Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Số 10, pp. 52-56. 981 [8] Nguyễn Văn Thành (2001 – 2004) Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và các giải pháp nhầm cải thiện chất lượng môi trường của các làng nghề ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại Học Bách Khoa Hà Nội. [9] Lê Đức Thọ (2008) Nghie n cứu thực trạng mo i tru ờng sức khoẻ ở làng nghề làm bún Phú Đo , huyẹ n Từ Lie m, thành phố Hà Nọ i. Đề xuất mọ t số giải pháp cần thiết, Luạ n án Tiến sỹ Y học, Học Viẹ n Qua n y.