Đề tài hoàn thành nhờ sự giúp đỡ snhiệt tình của các thầy cô khoa hóa trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội , đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Xuân Trường .
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Xuân Trường đã dành nhiều thời gian hướng dẫn , đọc bản thảo , bổ sung và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn .
Tôi xin chân thành cám ơn ban giám hiệu , ban chủ nhiệm khoa hóa , phòng quản lý khoa học và các thầy cô giáo của trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn .
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu , tập thể giáo viên và học sinh các trường THPT Hoàng Hoa Thám , trường THPT Long Thới , THPT Bình Phú , THPT An Đông đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm để hoàn thành luận văn .
154 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng, nhà nước và Bộ giáo dục – Đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN
Đề tài hoàn thành nhờ sự giúp đỡ snhiệt tình của các thầy cô khoa hóa trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội , đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Xuân Trường .
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Xuân Trường đã dành nhiều thời gian hướng dẫn , đọc bản thảo , bổ sung và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn .
Tôi xin chân thành cám ơn ban giám hiệu , ban chủ nhiệm khoa hóa , phòng quản lý khoa học và các thầy cô giáo của trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn .
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu , tập thể giáo viên và học sinh các trường THPT Hoàng Hoa Thám , trường THPT Long Thới , THPT Bình Phú , THPT An Đông đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm để hoàn thành luận văn .
Sau cùng tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình , bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm , động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn .
TP.Hồ Chí Minh , ngày tháng 11 năm 2006
Tác giả
Nguyễn Đức Chính .
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT .
% : Phần trăm
BTKL : Bảo toàn khối lượng .
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CTTQ : Công thức tổng quát
CTPT : Công thức phân tử
ĐC : Đối chứng
Đktc : Điều kiện tiêu chuẩn .
GS : Giáo sư
GV : Giáo viên
H.C : Hiđro cacbon
HS : Học sinh
HTTH : Hệ thống tuần hoàn
KLPT : Khối lượng phân tử
KT-ĐG : Kiểm tra đánh giá
m : Khối lượng chất
M : Khối lượng phân tử
p : Áp suất
PTHH : Phương trình hóa học
to : Nhiệt độ
TB : Trung bình
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
TNSP : Thực nghiệm sư phạm .
TNTL : Trắc nghiệm tự luận
V : Thể tích
PHẦN I. MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thế giới ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật , đặc biệt là công nghệ thông tin nên Đảng ta đã thấy rằng cần phải đổi mới giáo dục , coi giáo dục là quốc sách hàng đầu , giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc , là động lực để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu , vươn lên cùng với trình độ tiên tiến của thế giới .
Để thực hiện nghị quyết số : 40/2000/QH10 của quốc hội và chỉ thị số 14/2001/CT-TTG của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới nội dung chương trình , sách giáo khoa phổ thông , đổi mới phương pháp dạy học , định hướng đổi mới cách đánh giá kiểm tra môn học (có sử dụng 30à 40 % trắc nghiệm khách quan ) thì ngành giáo dục đã không ngừng phát triển về mọi mặt với mục tiêu và phương châm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học .Vì vậy ngành giáo dục đã luôn có sự đổi mới , tích lũy , cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước .
Nhưng việc nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải luôn tự trao dồi kiến thức ,nghiên cứu các phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt cho HS khối lượng kiến thức cơ bản một cách chính xác , khoa học và sâu sắc , bên cạnh đó phải đào tạo học sinh trở thành những con người có khả năng đáp ứng được những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội , biết vận dụng sáng tạo , giải quyết đựơc các vấn đề học tập mà thực tiễn đặt ra và nhất là dễ hòa nhập với cộng đồng.
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên trong những năm gần đây ,việc đánh giá kết quả học tập , thi cử của học sinh đã được ngành giáo dục thực hiện bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan ở một số bộ môn khoa học.Việc sử dụng TNKQ trong KT-ĐG và thi cử có rất nhiều ưu điểm : kiểm tra đựơc nhiều nội dung kiến thức , kĩ năng của học sinh , đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách khách quan .Đặc biệt phương pháp này còn bồi dưỡngcho học sinh năng lực tự đánh giá kết quả học tập của bản thân , tự giác chủ động tích cực học tập , tự tìm lấy kiến thức cho bản thân , biết vận dụng sáng tạo linh họat và nhanh nhạytrong mọi tình huống .
Việc sử dụng câu hỏi và bài tập TNKQ trong kiểm tra đánh giá là một trong những biện pháp thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy nên đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như Nguyễn Xuân Trường , Trần Trung Ninh , Ngô Ngọc An ... Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống các bài toán hóa học hữu cơ có thể giải nhanh để làm câu TNKQ nhiều lựa chọn thì tương đối mới nên đã tạo sự hứng thú trong bản thân tôi .
Do đó chúng tôi thấy rằng việc triển khai nghiên cứu đề tài:“Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn“ không những góp phần vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn giúp HS phát triển năng lực tư duy , khả năng suy luận nhanh với các bài tóan hóa học hữu cơ trong hệ thống các đề thi gồm các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn .
II . KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
II.1. Khách thể nghiên cứu .
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học môn hóa học ở trường phổ thông .
II.2. Đối tượng nghiên cứu .
Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn .
III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
+ Nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan , những đặc điểm cơ bản , ưu và nhược điểm của phương pháp TNKQ .
+ Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm để góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và nâng cao chất lượng học tập của học sinh .
IV.NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
+ Tập họp cơ sở các tài liệu giáo trình có liên quan đến kiểm tra đánh giá và vấn đề xây dựng trắc nghiệm khách quan .
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan .
+ Lựa chọn , xây dựng , sắp xếp hệ thống các bài toán hóa học hữu cơ có thể giải nhanh ở chương trình THPT .
+ Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan .
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra , đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng các bài tóan hóa hữu cơ trên để dùng làm câu TNKQ nhiều lựa chọn .
V. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
+ Nếu như xây dựng được hệ thống bài tập hóa học hữu cơ đa dạng phong phú và sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập trắc nghiệm khách này trong việc phối hợp chặt chẽ với các hình thức tổ chức trong quá trình trong quá trình dạy học một cách hợp lí , thường xuyên thì đáp ứng được định hướng đổi mới chủ động tích cực của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học .
+ Sử dụng bài tóan có cách giải nhanh làm câu TNKQ sẽ phát huy năng lực tư duy sáng tạo , vận dụng linh hoạt của học sinh trong quá trình giải bài tóan hóa học hữu cơ.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VI.1. Nghiên cứu lí luận
+ Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng , nhà nước và Bộ giáo dục – Đào tạo có liên quan đến đề tài .
+ Nghiên cứu các tài liệu liên quan về lí luận dạy học , tâm lí học , giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài .Đặc biệt nghiên cứu kĩ về những cơ sơ lí luận của TNKQ và các phương pháp giải nhanh một số bài toán hóa học hữu cơ trong chương trình THPT .
VI.2 . Điều tra cơ bản và trao đổi kinh nghiệm
+ Điều tra tổng hợp ý kiến các nhà nghiên cứu giáo dục , các giáo viên dạy hóa ở trường THPT về nội dung , kiến thức và kĩ năng sử dụng các bài tóan hóa học hứu cơ để làm câu TNKQ nhiều lựa chọn .
+ Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi được kiểm tra bằng các bài toán đó theo phương pháp TNKQ .
VI.3 . Thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả
+ Đánh giá chất lượng và hiệu quả của các bài toán hóa học hữu cơ có thể giải nhanh đã xây dựng .
+ Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học .
VII. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
+ Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp để giải nhanh các bài toán hóa học hữu cơ .
+ Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu TNKQ nhiều lựa chọn nhằm góp phần xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học hữu cơ dùng để kiểm tra đánh giá thi cử của học sinh bằng phương pháp TNKQ .
VIII. TÊN ĐỀ TÀI
Biên soạn các bài toán hóa học hữu cơ có phương pháp giải nhanh để làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn .
PHẦN II.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1.Cơ sở lý luận về trắc nghiệm
1.1.1.Sơ lược về lịch sử nghiên cứu .
1.1.1.1. Trên thế giới
Theo Nguyễn Phụng Hoàng , Võ Ngọc Lan các phương pháp đo lường và trắc nghiệm đầu tiên được tiến hành vào thế kỷ XVII- XVIII ở khoa tâm lý .Năm 1879 ở châu âu :phòng thí nghiệm tâm lý đầu tiên được Wichlm Weent thành lập tại Leipzig.
Đến năm 1904 Alfred Binet, nhà tâm lý học người pháp trong quá trình nghiên cứu trẻ em mắc bệnh tâm thần đã xây dựng một số bài trắc nghiệm về trí thông minh .Năm 1916 Lewis Terman đã dịch và soạn các bài trắc nghiệm này ra tiếng anh từ đó trắc nghiệm trí thông minh được gọi là trắc nghiệm Stanford-Binet.
Theo Giáo sư Trần Bá Hoành vào đầu thế kỷ XX , E.Thorm Dike là người đầu tiên đã dùng TNKQ như là phương pháp “khách quan và nhanh chóng “để đo trình độ học sinh ,bắt đầu dùng với môn số học và sau đó là một số môn khác .
Trongnhững năm gần đây trắc nghiệm là một phương tiện có giá trị trong giáo dục.Hiện nay trên thế giới trong các kỳ kiểm tra , thi tuyển một số môn đã sử dụng trắc nghiệm khá phổ biến .
Ở Mỹ , vào đầu thế kỷ XX đã bắt đầu áp dụng phương pháp trắc nghiệm vào quá trình dạy học .Năm 1940 đã xuất bản nhiều hệ thống trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh .Năm 1961 có 2126 mẫu trắc nghiệm tiêu chuẩn .Đến năm 1963 đã sử dụng máy tính điện tử thăm dò bằng trắc nghiệm trên diện rộng .
Ở Anh thành lập hội đồng toàn quốc hàng năm quyết định các mẫu trắc nghiệm tiêu chuẩn cho các trường trung học .
Ở Nga , trong những năm đầu của thế kỷ XX nhiều nhà sư phạm đã sử dụng kinh nghiệm của nước ngoài nhưng thiếu chọn lọc nên bị phê phán .Đến năm 1962 đã phục hồi khả năng sử dụng trắc nghiệm trong dạy học .
Ở Trung Quốc đã áp dụng trắc nghiệm trong kỳ thi đại học từ năm 1985 .
Ở Nhật Bản cũng đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm và có một trung tâm quốc gia tuyển sinh đại học phụ trách vấn đề này .
Ở Hàn Quốc từ những năm 1980 đã thay các kỳ tuyển sinh riêng rẽ ở từng trường bằng kỳ thi trắc nghiệm thành quả học tập trung học bậc cao toàn quốc .
1.1.1.2 . Ở Việt Nam .
Có thể nói ở Miền Nam trước những năm 1975 , TNKQ phát triển khá mạnh .Từ năm 1956 đến những năm 1960trong các trường học đã sử dụng rộng rãi hình thức thi TNKQ ở bậc trung học .Năm 1969 trắc nghiệm đo lường thành quả học tập của Giáo Sư Dương Thiệu Tống được xuất bản .Như vậy đã có tài liệu tham khảo về TNKQ cho giáo viên , học sinh và các nghiên cứu về TNKQ cũng khá phát triển lúc bấy giờ .
Năm 1974 , kỳ thi tú tài toàn phần đã được thi bằng TNKQ .Sau năm 1975 một số trường vẫn áp dụng TNKQ song có nhiều tranh luận nên không áp dụng TNKQ trong thi cử .
Những nghiên cứu đầu tiên của TNKQ ở Miền Bắc là của GS.Trần Bá Hoành .Năm 1971 , ông đã công bố : “ Dùng phương pháp test để kiềm tra nhận thức của học sinh về một số khái niệm trong chương trình sinh học đại cương lớp IX “ .Một số tác giả khác cũng đã sử dụng trắc nghiệm vào một số lĩnh vực khoa học chủ yếu là trong tâm lý học và số ngành khoa học khác chẳng hạn như tác giả Nguyễn Như Ân
( 1970 ) dùng phương pháp trắc nghiệm trong việc thực hiện đề tài “Bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của sinh viên đại học sư phạm “...
Năm 1993 trường đại học Bách Khoa Hà Nội có cuộc hội thảo khoa học “ kĩ năng test và ứng dụng ở bậc đại học “ ( 4/12/1993 ) của các tác giả Lâm Quang Hiệp , Phan Hữu Tiết , Nghiêm Xuân Nùng .Năm 1994 vụ Đại Học cho in ấn “ Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm “ ( tài liệu lưu hành nội bộ ) của tác giả Lâm Quang Hiệp .
Trên thực tế trắc nghiệm chưa được sử dụng rộng rãi ở bậc trung học phổ thông . Với bộ môn hóa học đã có nhiều luận án , luận văn nghiên cứu về đề tài trắc nghiệm . Ở các trường phổ thông , việc sử dụng các câu hỏi , bài tập trắc nghiệm mới chỉ dừng lại ở mức cho giáo viên tham khảo trong dạy học và học sinh làm quen với một dạng bài tập mà được coi là mới chứ chưa quy định bắt buộc sử dụng trong kiểm tra đánh giá của các quản lý giáo dục .
1.1.2. Khái niệm về trắc nghiệm .
Theo GS Dương Thiệu Tống : “ Một dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu hỏi : thành tích của các cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến “ .Theo GS .Trần Bá Hoành : “ Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm , là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực , trí tuệ của học sinh ( thông minh , trí nhớ , tưởng tưởng , chú ý ) hoặc để kiểm tra một số kiến thức , kĩ năng , kĩ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định .
Tới nay ,người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời .
1.1.3.Chức năng của trắc nghiệm .
Nhiều tác giả đề cặp tới chức năng của trắc nghiệm , chúng tôi chỉ tập trung tới chức năng của trắc nghiệm đối với dạy học .
Với người dạy , sử dụng trắc nghiệm nhằm cung cấp thông tin ngược chiều để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp , nắm bắt được trình độ người học và quyết định nên bắt đầu từ đâu , tìm ra khó khăn để giúp đỡ người học , tổng kết để thấy đạt mục tiệu hay chưa , có nên cải tiến phương pháp hay không và cải tiến theo hướng nào , trắc nghiệm nâng cao được hiệu quả giảng dạy .
Với người học , sử dụng trắc nghiệm có thể tăng cường tinh thần trách nhiệm trong học tập , học tập trở nên nghiêm túc . Sử dụng trắc nghiệm giúp người học tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng , phát hiện năng lực tìm ẩn của mình ( bằng hệ thống trắc nghiệm trên máy tính , nhiều chương trình tự kiểm tra và động viên khuyến khích người sử dụng tự phát hiện khả năng của họ về một lĩnh vực nào đó ) .Sử dụng trắc nghiệm giúp cho quá trình tự học có hiệu quả hơn .Mặt khác , sử dụng trắc nghiệm giúp người học phát hiện năng lực tư duy sáng tạo , linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế .
1.1.4 Phân loại câu hỏi trắc nghiệm .
Trắc nghiệm được phân loại theo sơ đồ sau :
CÁC KIỂU TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN
TỰ LUẬN
Câu điền khuyết
Câu đúng sai
Câu ghép đôi
Câu nhiều lựa chọn
Trả lời một câu
Tự trả lời
Bài toán
1.1.4.1. Trắc nghiệm tự luận
* Khái niệm
TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là câu hỏi , học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ chuyên môn của chính mình trong một khoảng thời gian đã định trước .
TNTL cho phép học sinh sự tự do tương đối nào đó để viết ra câu trả lời tương ứng với mỗi câu hỏi hay một phần của câu hỏi trong bài kiểm tra nhưng đồng thời đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức , phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác và rõ ràng .
Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan và điểm cho bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất .Một bài tự luận thường ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời , .
* Ưu nhược điểm của trắc nghiệm tự luận .
- Ưu điểm :
+Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự trả lời và diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính mình , nên nó có thể đo được nhiều mức độ tư duy , đặc biệt là có khả năng phân tích , tổng hợp ,so sánh .Nó không những kiểm tra được độ chính xác của kiến thức mà học sinh nắm được , mà còn kiểm tra được kĩ năng , kĩ xảo giải bài tập định tính cũng như định lượng của học sinh .
+Có thể kiểm tra đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ , sự hiểu biết những ý niệm, sở thích và tài diễn đạt các tư tưởng .Hình thành cho học sinh thói quen sắp đặt ý tưởng ,suy diễn , khái quát hóa , phân tích , tổng hợp .... phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo .
+ việc chuẩn bị câu hỏi dễ ít tốn thời gian so với câu hỏi TNKQ .
- Nhược điểm :
+ TNTL số lượng câu hỏi ít từ 1 đến 10 câu tùy thuộc vào thời gian .Dạng câu hỏi thiếu tính chất tiêu biểu , giá trị nội dung không cao , việc chấm điểm gặp khó khăn , tính khách quan không cao nên độ tin cậy thấp .
+ Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của người chấm nên nhiều khi cùng một bài kiểm tra , cũng một người chấm nhưng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhưng do hai người khác nhau chấm thì kết quả chấm cũng có sự khác nhau do đó phương pháp này có độ giá trị thấp .
+ Vì số lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết nội dung trong chương trình học , các mục tiêu làm cho học sinh có chiều hướng học lệch , học tủ và có tư tưởng quay cóp trong lúc kiểm tra , , .
1.1.4.2. Trắc nghiệm khách quan .
* Khái niệm :
TNKQ là phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan .Trắc nghiệm được gọi là khách quan vì cách cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như TNTL .Có thể coi kết quả chấm điểm là như nhau không phụ thuộc vào người chấm bài trắc nghiệm đó
* Ưu , nhược điểm của TNKQ .
- Ưu điểm :
+ Trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể , đi vào những khía cạnh khác nhau của kiến thức .
+ Nội dung kiến thức kiểm tra rộng có tác dụng chống lại khuynh hướng học tủ , học lệch .
+ Số lươ