Sơchếbảo quản quảbằng bọc màng bán thấm (coating / waxing) là một dạng bao gói, tuy
nhiên đây là dạng bao gói trực tiếp trên bềmặt quả, nơi trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên
ngoài. Đây là sựkhác biệt giữa bao gói nhằm bảo vệkhông trực tiếp tiếp xúc với bềmặt quả.
Chức năng và tác dụng của màng bán thấm là giảm sựbốc hơi nước từquảra môi trường,
giảm cường độhô hấp do giảm sựtiếp xúc của quảvới ô xy, ổn định hoạt độnước, giữgìn
được được các đặc tính trạng thái của quảvà chống lại sựlây nhiễm của vi sinh vật cho quả
[Kester. J.J and Fennema. O. 1988] [38].
Lịch sửbọc màng bán thấm đểbảo quản rau quản có từlâu đời. Cam, chanh được nhúng
trong dung dịch tạo màng bán thấm ởTrung quốc từthếkỷ12-13, người Trung quốc cho rằng
mó đã hạn chếsựmất nước và hạn chếlên men cho rau quảbảo quản [Hardenburg R.E. 1967]
[31]. ỞAnh, từthếkỷ16 đã nhúng thịt vào trong chất béo đểtránh mất nước của thịt [Labuza,
1981] [40]. ỞMỹ, dùng paraffin nóng đểbọc quảcó múi từnhững năm 1930, dùng sáp dầu cọ
và emulsion dầu trong nước đểbọc rau quảtừnhững năm 1950 [Kaplan, 1986]. Nhiều tài liệu
của nhiều tác giảtừnhững năm 1930 vềbọc màng bán thấm ăn được cho rau quảbằng
polysacharide, protein và lipid hoặc hỗn hợp của nó [Kester và Fennema, 1988) [38]. Nhiều
nghiên cứu sớm vềbọc màng bán thấm bằng paraffin, dầu và sáp emulsion cho táo và lê vào
những năm 1930-1940 cho thấy kết quảchậm chuyển màu vàng, mềm hoá và giữ được hương
vị. Quan sát và được giải thích là tăng nồng độCO2 và giảm O2 ởtrên bềmặt quả. Tất cảcác
biện pháp bọc màng bán thấm cho quảtáo có kết quảcường độhô hấp giảm 25-35% (bọc
bằng dầu) và 18% (bọc bằng emulsion) so với quảkhông bọc. Hiệu quảcủa việc bọc màng
bán thấm phụthuộc vào nhiệt độbảo quản, độdầy màng, vật liệu màng và độchín của quả
[Trout, 1953] [50].
Bất cứkỹthuật bọc màng bán thấm từvật liệu dạng chất lỏng nào cũng đều có thểdùng kỹ
thuật nhúng, phun, bôi hoặc kỹthuật khác nhưdùng bàn chải theo kỹthuật mặc áo chọn lọc
hoặc lăn tròn [Guilbert. S, 1986] [30]. Kỹthuật bọc màng bán thấm hoàn toàn có thểcạnh
tranh được với kỹthuật khí quyển điều chỉnh (CA) trong việc giảm chi phí đặc biệt là giảm
năng lượng bảo quản [Bandwin E.A. 1994] [22]
256 trang |
Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sơ chế bảo quản tập trung một số loại rau, hoa, quả tươi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN CƠ ĐIỆN NN VÀ CÔNG NGHỆ STH
Số 54/102 Đường Trường Chinh-Hà nội
Cở sở 2: Số 4 Ngô quyền-Hà nội
Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài:
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT Bị SƠ CHẾ BẢO QUẢN
TẬP TRUNG MỘT SỐ LOẠI RAU, HOA, QUẢ TƯƠI
TS. Cao Văn Hùng
7346
13/5/2009
Hà nội, 12 – 2008
Bản thảo viết xong tháng 12 năm 2008
Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ“nghiên cứu công nghệ và thiết bị sơ
chế bảo quản tập trung một số loại rau, hoa, quả tươi“
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN CƠ ĐIỆN NN VÀ CÔNG NGHỆ STH
Số 54/102 Đường Trường Chinh-Hà nội
Cở sở 2: Số 4 Ngô quyền-Hà nội
Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài:
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT Bị SƠ CHẾ BẢO QUẢN TẬP
TRUNG MỘT SỐ LOẠI RAU, HOA, QUẢ TƯƠI
TS. Cao Văn Hùng
Hà nội, 12 - 2008
Bản quyền thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch
Đơn xin sao chép toàn bộ hoặc từng phần tàI liệu này phải gửi đến Viện Trưởng Viện CĐNN&CNSTH trừ
trường hợp sử dụng với mục đích học tập và nghiên cứu
BN
N
&PTN
T
VC
§
N
N
&C
N
STH
BNN&PTNT
VC§NN&CNSTH
BN
N
&P
TN
T
VC
§
N
N
&C
N
ST
H
- i -
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT Họ và tên Cơ quan công tác Phần nội dung đóng góp
1 TS CAO VĂN HÙNG Trưởng BM Bảo quản – VIAEP Chủ nhiệm đề tài. Công nghệ, BQ, thiết kế thiết bị, xây dựng mô hình
2 TS Đậu Thế Nhu Trưởng BM Chăn nuôi - VIAEP Thiết kế chế tạo Thiết bị
3 TS. Chu Doãn Thành Trưởng Phòng BQCB - FVRI Quả Vải
4 TS. Hoàng Thị Lệ Hằng Phó phòng BQCB - FVRI Quả Vải
5 ThS Đặng Thanh Quyên NCV BM Bảo quản - VIEAP Quả Cà chua, Dưa chuột
6 KS. Mai Minh Ngọc NCV BM Bảo quản - VIEAP Quả Cà chua, Dưa chuột
7 ThS Lê Đức Thông NCV BM Bảo quản - VIEAP Quả Xoài
8 KS. Vũ Đức Hưng NCV BM Bảo quản - VIEAP Quả Xoài và xây dựng mô hình SX
9 ThS. Nguyễn Thu Huyền NCV BM Bảo quản - VIEAP Hoa cúc, hoa hồng
10 ThS. Tạ Phương Thảo NCV BM Bảo quản - VIEAP Hoa cúc, hoa hồng
11 KTV Lương Thanh Hương KTV BM Bảo quản - VIEAP Chất lượng sản phẩm
12 KS. Đinh Thị Huyền NCV BM Bảo quản - VIEAP Chất lượng sản phẩm
14 KS Cao Đăng Minh NCV BM Chăn nuôi - VIAEP Thiết kế chế tạo Thiết bị
16 Nguyễn Lam Sơn Công ty TNHH Thảo nguyên Xây dựng Mô hình sản xuất,
17 Nguyễn Văn Đức Doanh nghiệp Tư nhân Nguyễn Văn
Đức - thôn Hạ Lôi, Mê Linh, huyện
Mê Linh
Xây dựng Mô hình sản xuất
- ii -
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ CHÚ GIẢI
VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH
ANOVA Phân tich xử lý số liệu Analysic of variance
AOA Amino a xit Amino acid
BASF Công ty BASF (Mỹ, Mehico, NewDiland)
BĐ Ban đầu
BQ Bảo quản
BQE Vật liệu bọc màng bán thấm, ký hiệu BQE
BVTV Bảo vệ thực vật
C Buổi chiều
CA Khí quyển điều chỉnh Controlled atomosphere
CBZ Carbenzim Carbenzim
CFR Mã luật toàn Liên bang Code of Federal Regulations
CHC Vật liệu bọc màng bán thấm, ký hiệu CHC
CIRAD Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp
Quốc tế (Pháp)
Centre de cooperation International en
Recherche Agronomique pour le
Development
CNSTH Công nghệ sau thu hoạch
CT Công thức
DD Dung dịch
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐC Độ chín, độ tuổi, độ già
EEC Cộng đồng Kinh tế Châu Âu Euro Economic Commision
FDA Cơ quan thực phẩm-thuốc (Mỹ) Food-Drug Agency
FVRI Viện Nghiên cứu Rau quả Fruit & Vegetable Research Institute
GA3 Gibberellin Gibberellin
HICP 2-hydroxy 3-ionene chloride polymer 2-hydroxy 3-ionene chloride polymer
HL Hàm lượng
HPMC Hydroxypropyl methylcellulose Hydroxypropyl methylcellulose
ISO Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế International Standard Organization
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
LDPE Polyethylen mật độ thấp Low density polyethylene
ME Emulsion của hãng Michel Michel Emulsion
NLS Nông lâm sản
NNNT. Ngành nghề nông thôn
PE Polyethylen Polyethylene
PPO Polyphenol oxydase Polyphenol oxydase
Pt Phương trình
QĐ Quyết định
Rh Độ ẩm tương đối không khí Relative humidity
R3 Chất hấp thụ ethylene, ký hiệu R3
S Buổi sáng
- iii -
SAS Tên phần mềm kiểm tra thống kê, ký hiệu SAS
SC Sơ chế
SX Sản xuất
T Buổi trưa
TA Độ a xit Titric axit
TAL Sucrose polyesters của a xit béo và muối ăn của
carboxylmethyl cellulose
TB Trung bình
TCVN Tiêu chuẩn Việt nam
TP Polyphenol chè Tea polyphenol
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSS Chất khô hoà tan tổng số Total solid solution
TTg Thủ Tướng
v/v Nồng độ thể tích Volume / volume
VIAEP Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau
thu hoạch
Vietnam Institute of Agricultural
Enginerring and Post harvest technology
Vit. C Vitamin C Vitamin C
8 HQ 8 hydroxy quinol acetat 8 hydroxy quinol acetate
- iv -
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu công nghệ và thiết bị
sơ chế bảo quản tập trung một số loại
rau, hoa, quả tươi thuộc Bộ Nông nghiệp
và PTNT quản lý, do TS Cao Văn Hùng -
NCVC, trưởng phòng Bảo quản - Viện
Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau
thu hoạch làm chủ nhiệm đề tài. Tham
gia thực hiện đề tài có 16 cán bộ nghiên
cứu từ 4 cơ quan khác nhau: Viện Cơ
điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu
hoạch, Viện Nghiên cứu rau quả, Công
ty TNHH Thảo nguyên và Doanh nghiệp
Tư nhân Nguyễn Văn Đức
Mục tiêu chung của đề tài:
Tạo ra được các công nghệ, hệ thống
thiết bị tiên tiến qui mô tập trung để đảm
bảo và nâng cao chất lượng bảo quản
một số loại rau, quả, hoa tươi có giá trị
kinh tế hàng hóa, phù hợp yêu cầu của
nhà sản xuất, cơ chế của thị trường và
thị hiếu người tiêu dùng. Đối tượng rau,
quả hoa được chọn của đề tài là:
- Quả: Xoài, vải.
- Rau: Cà chua, dưa chuột.
- Hoa: Cúc và hồng.
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung
nghiên cứu của đề tài là:
- Tổng kết các kết quả SCBQ rau,
quả, hoa
- Nghiên cứu qui trình công nghệ
sơ chế và bảo quản rau quả hoa
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết
bị SCBQ
- Xây dựng mô hình sơ chế bảo
quản
Thời gian thực hiện: 3 măm (2006-
2008), trong đó:
Kết quả thực hiện đã tạo ra các sản
phẩm như sau:
i. Từ các kết quả nghiên cứu trong,
ngoài nước và thực tiễn sản xuất
nước ta. Có thể nói rằng thực
tiễn sản xuất nước ta hầu như
chưa ứng dụng đầy đủ các kết
quả nghiên cứu để tăng chất
lượng và hạn chế tổn thất của
rau, quả và hoa. Một trong các
nguyên nhân đó là: Qui mô sản
xuất nhỏ bé, chia cắt thành nhiều
các công đoạn độc lập và chủ sở
hữu các công đoạn đó không
giống nhau. Đa dạng về chất
lượng ban đầu, thời tiết, mùa vụ
của các đối tượng rau, quả và
hoa trên. Kỹ thuật công nghệ
tương đối phức tạp khó kiểm
soát. Kỹ thuật công nghệ mang
tính riêng lẻ, chưa khâu nối tổng
hợp lại cho từng đối tượng cụ thể
để đạt hiệu quả cao, chưa làm
chủ được kỹ thuật nên còn sai
phạm và rủi ro. Từ đó, đề xuất
các giải pháp khắc phục theo
hướng: sản xuất kinh doanh nên
theo hướng qui mô tập trung để
có thể dễ dàng đầu tư và ứng
dụng công nghệ một cách đồng
bộ. Đơn giản hoá các kỹ thuật
công nghệ nhưng vẫn đảm bảo
tính chính xác, dễ dàng kiểm soát
các thông số kỹ thuật thì mới có
khả năng ứng dụng vào sản xuất
dễ dàng
ii. Mối quan hệ của độ dầy của
màng bán thấm BQE 625 và
nhiệt độ theo quan hệ tuyến tính
thể hiện bằng phương trình L =
23,6 − 0,788 T , trong đó L là độ
dầy (µm) và T là nhiệt độ (oC).
Quan hệ này được sử dụng để
thay đổi độ dầy màng khi chọn
nhiệt độ bảo quản khác nhau
iii. Xoài bọc màng bán thấm ăn
được bằng BQE 625, độ dầy 3,9
- v -
µm cho thời gian bảo quản 15
ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương đạt
94,07%, hiệu quả kinh tế tăng
65% so với phương pháp cũ bán
ngay
iv. Xử lý quả vải bằng dung dịch a
xít loãng HCl 0,1N (tương đương
pH 3-3,5) có hiệu quả rõ rệt
trong việc giảm hoạt độ của
enzyme Polyphenol Oxidase
(PPO) trong vỏ quả vải. Sau 30
ngày bảo quản, hoạt lực PPO đo
được 1,368 đơn vị/gam. Do đó
màu sắc của vỏ quả vải được duy
trì rõ rệt so với quả không được
xử lý. Thời gian giữ mầu đỏ quả
vải 2 ngày sau khi xuất kho, tỷ lệ
quả đạt giá trị thương phẩm
96,6%. Qui trình được ứng dụng
thử nghiệm tại xã Hồng Giang -
Lục Ngạn- Bắc Giang, qui mô
1,5 tấn/mẻ (tương đương 10
tấn/ngày) cho thấy hiệu quả kinh
tế tăng hơn 24,6 % so với việc
bán tươi ngay sau khi thu hoạch
v. Cà chua được SCBQ trên hệ
thống thiết bị liên hoàn đạt năng
suất 1,5 tấn/h. Bọc màng bán
thấm BQE 625, độ dầy 3,58 µm
cho thời gian bảo quản 33 ngày
ở nhiệt độ thường, tỉ lệ đạt giá trị
thương phẩm 93,5%, hiệu quả
kinh tế tăng 95% so với phương
pháp cũ bán ngay. Thiết bị SCBQ
quả làm việc ổn định, đạt năng
suất 1,5 tấn/h (đối với cà chua),
Mức độ làm sạch 95%, Mức độ
làm khô đạt 100%, Mức độ bám
chắc của màng 100% và đạt độ
đồng đều 95% khi phân loại kích
thước. Độ bền thiết bị đảm bảo
thông qua sử dụng 1 năm mà
chưa cần sửa chữa lớn tại Công
ty TNHH Nông sản thực phẩm
Thảo nguyên (Lâm đồng).
vi. Dưa chuột bọc màng bán thấm
ăn được bằng BQE 625, độ dầy
3,7 µm cho thời gian bảo quản
20 ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương
94,5 %, hiệu quả kinh tế tăng 86
% so với phương pháp cũ bán
ngay
vii. Hoa cúc sau thu hoạch độ tuổi 3,
xử lý ngay bằng dung dịch
pullsing (6% sacaroza và pH 5)
trong 2 giờ, sau đó lựa chọn và
cắm vào trong dung dịch bảo
quản ( 2% sacaroza và pH 4) ở
10-15oC trong 24 giờ, bao gói
bằng HDPE 0,01 mm, nhiệt độ
bảo quản 3oC. Thơi gian bảo
quản 18 ngày, tỉ lệ đạt giá trị
thương phẩm trên 95%. Hoa sau
khi ra kho được cắm trong dung
dịch hưởng thụ (40 ppm
gibbrellin, 100 ppm AgNO3, 2%
sacaroza, 100 ppm 8 HQ và điều
chỉnh pH 5) trong suốt quá trình
lưu thông phân phối, thời gian
hưởng thụ 10 ngày. Chất lượng
thông qua trạng thái hoa đạt loại
tốt, tỉ lệ lá héo 20%. Hiệu quả
kinh tế tăng 56% so với phương
pháp cũ bán ngay
viii. Hoa hồng sau thu hoạch độ tuổi
2-3, xử lý ngay bằng dung dịch
pullsing (2% sacaroza và pH 3)
trong 5 giờ, sau đó lựa chọn và
cắm vào trong dung dịch bảo
quản ( 2% sacaroza và pH 3) ở
6-10oC trong 24 giờ, bao gói
bằng PE 0,01 mm, nhiệt độ bảo
quản 3oC. Thơi gian bảo quản 15
ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương
phẩm trên 97,9%. Hoa sau khi ra
kho được cắm trong dung dịch
hưởng thụ (150 ppm gibbrellin,
2% sacaroza, 250 ppm 8 HQ và
điều chỉnh pH 3) trong suốt quá
trình lưu thông phân phối, thời
gian hưởng thụ 7 ngày. Chất
- vi -
lượng thông qua trạng thái hoa
đạt loại tốt, tỉ lệ nở 100%. Hiệu
quả kinh tế tăng 104 % so với
phương pháp cũ bán ngay. Thiết
bị SCBQ hoa làm việc phù hợp
với hoa cắt, đạt năng suất 6000
cành/ngày. Hệ thống thiết bị này
đã trợ giúp cho tăng năng suất
lao động và đảm bảo chất lượng
hoa đồng đều tại Hộ Nguyễn Văn
Đức, thôn Hạ Lôi, xã Mê linh,
huyện Mê linh, Hà nội cho cả
hoa hồng và hoa cúc
ix. Các qui trình đều được ứng dụng
vào sản xuất. Điển hình là mô
hình SCBQ cà chua trên hệ thống
thiết bị liên hoàn 1,5 tấn/h tại
Công ty TNHH Nông sản thực
phẩm Thảo nguyên (Lâm đồng),
mô hình SCBQ hoa hoa cúc, hoa
hồng trên hệ thống thiết bị 6000
cành/ngày tại hộ Nguyễn Văn
Đức (Mê linh Hà nội) và mô hình
SCBQ giữ mầu đỏ quả vải 1,5
tấn/mẻ tại các hộ thu mua kinh
doanh vải (Lục ngạn Bắc giang)
đã và đang phát huy tác dụng tốt
góp phần vào tăng hiệu quả kinh
tế cao hơn so với bán ngay
Ngoài ra, đề tài đã đóng góp nhằm tăng
vị thế và tiền lực khoa học như
- 1 Bài báo về bảo quản cà chua
bằng bọc màng bán thấm ăn
được trên tạp chí KHCN Nông
nghiệp và PTNT
- 1 Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ về
bảo quản dưa chuột bằng bọc
màng bán thấm
- 1 Quyết định công nhận nội dung
sáng chế bảo quản cà chua bằng
bọc màng bán thấm
- vii -
MỞ ĐẦU
Đề tài nghiên cứu công nghệ và thiết bị sơ chế bảo quản tập trung một số loại rau, hoa,
quả tươi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, do TS Cao Văn Hùng - NCVC, trưởng
phòng Bảo quản - Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch làm chủ nhiệm
đề tài. Tham gia thực hiện đề tài có 16 cán bộ nghiên cứu từ 4 cơ quan khác nhau: Viện
Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu rau quả, Công ty
TNHH Thảo nguyên và Doanh nghiệp Tư nhân Nguyễn Văn Đức
Mục tiêu chung của đề tài:
Tạo ra được các công nghệ, hệ thống thiết bị tiên tiến qui mô tập trung để đảm bảo và
nâng cao chất lượng bảo quản một số loại rau, quả, hoa tươi có giá trị kinh tế hàng hóa,
phù hợp yêu cầu của nhà sản xuất, cơ chế của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Đối
tượng rau, quả hoa được chọn của đề tài là:
- Quả: Xoài, vải.
- Rau: Cà chua, dưa chuột.
- Hoa: Cúc và hồng.
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Tổng kết các kết quả SCBQ rau, quả, hoa
- Nghiên cứu qui trình công nghệ sơ chế và bảo quản rau quả hoa
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị SCBQ
- Xây dựng mô hình sơ chế bảo quản
Thời gian thực hiện: 3 măm (2006-2008), trong đó:
Năm 2006:
- Nghiên cứu bước đầu qui trình công nghệ sơ chế và bảo quản rau quả hoa
- Thiết kế hệ thống thiết bị quả và hoa
- Chế tạo thiêtá bị Nhúng/phun emulsion và Làm khô 2)
Năm 2007:
- Tổng kết các kết quả SCBQ rau, quả, hoa
- Nghiên cứu hoàn thiện qui trình công nghệ sơ chế và bảo quản vải, cà chua và hoa
- Chế tạo hệ thống thiết bị quả còn lại
Làm sạch (bằng nước hoặc khí thổi)
Làm khô 1
Phân lọai theo kích thước
- Khảo nghiệm hệ thống thiết bị quả
Năm 2008:
- Hoàn thiện Qui trình SCBQ xoài cát Hòa lộc
- Hoàn thiện Qui trình SCBQ dưa chuột
- Chế tạo hệ thống các thiết bị SCBQ hoa
- Xây dựng mô hình sơ chế bảo quản
- viii -
Sản phẩm cụ thể của đề tài là:
Dạng I:
- Hệ thống thiết bị liên hoàn cho quả. Model CoQL-1, năng suất1 tấn/h
- Hệ thống thiết bị SCBQ hoa hồng, model TDH-6000, năng suất 6000 cành/mẻ
- Mô hình SCBQ giữ mầu đỏ quả vải
- Mô hình SCBQ cà chua bằng thiết bị và thu công
- Mô hình SCBQ hoa cúc và hoa hồng bằng thiết bị
Dạng II và III:
- Báo cáo tổng kết kết quả SCBQ rau quả hoa giai đoạn 1995-2005
- Qui trình SCBQ xoài cát Hòa lộc bằng màng bán thấm
- Qui trình SCBQ vải bằng bằng hạn chế hoạt lực PPO trong môi trường thích hợp
- Qui trình SCBQ cà chua bằng màng bán thấm
- Qui trình SCBQ dưa chuột bằng màng bán thấm
- Qui trình SCBQ hoa cúc Đài loan
- Qui trình SCBQ hoa hồng Pháp
- 1 Bài báo về bảo quản cà chua bằng bọc màng bán thấm ăn được
- 1 Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ về bảo quản dưa chuột bằng bọc màng bán thấm
- 1 Quyết định công nhận nội dung sáng chế bảo quản cà chua bằng bọc màng bán
thấm
1
1. TỔNG QUAN
1.1. Ngoài nước
Bảo quản quả bằng bọc màng bán thấm (coating / waxing)
Sơ chế bảo quản quả bằng bọc màng bán thấm (coating / waxing) là một dạng bao gói, tuy
nhiên đây là dạng bao gói trực tiếp trên bề mặt quả, nơi trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên
ngoài. Đây là sự khác biệt giữa bao gói nhằm bảo vệ không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt quả.
Chức năng và tác dụng của màng bán thấm là giảm sự bốc hơi nước từ quả ra môi trường,
giảm cường độ hô hấp do giảm sự tiếp xúc của quả với ô xy, ổn định hoạt độ nước, giữ gìn
được được các đặc tính trạng thái của quả và chống lại sự lây nhiễm của vi sinh vật cho quả
[Kester. J.J and Fennema. O. 1988] [38].
Lịch sử bọc màng bán thấm để bảo quản rau quản có từ lâu đời. Cam, chanh được nhúng
trong dung dịch tạo màng bán thấm ở Trung quốc từ thế kỷ 12-13, người Trung quốc cho rằng
mó đã hạn chế sự mất nước và hạn chế lên men cho rau quả bảo quản [Hardenburg R.E. 1967]
[31]. Ở Anh, từ thế kỷ 16 đã nhúng thịt vào trong chất béo để tránh mất nước của thịt [Labuza,
1981] [40]. Ở Mỹ, dùng paraffin nóng để bọc quả có múi từ những năm 1930, dùng sáp dầu cọ
và emulsion dầu trong nước để bọc rau quả từ những năm 1950 [Kaplan, 1986]. Nhiều tài liệu
của nhiều tác giả từ những năm 1930 về bọc màng bán thấm ăn được cho rau quả bằng
polysacharide, protein và lipid hoặc hỗn hợp của nó [Kester và Fennema, 1988) [38]. Nhiều
nghiên cứu sớm về bọc màng bán thấm bằng paraffin, dầu và sáp emulsion cho táo và lê vào
những năm 1930-1940 cho thấy kết quả chậm chuyển màu vàng, mềm hoá và giữ được hương
vị. Quan sát và được giải thích là tăng nồng độ CO2 và giảm O2 ở trên bề mặt quả. Tất cả các
biện pháp bọc màng bán thấm cho quả táo có kết quả cường độ hô hấp giảm 25-35% (bọc
bằng dầu) và 18% (bọc bằng emulsion) so với quả không bọc. Hiệu quả của việc bọc màng
bán thấm phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản, độ dầy màng, vật liệu màng và độ chín của quả
[Trout, 1953] [50].
Bất cứ kỹ thuật bọc màng bán thấm từ vật liệu dạng chất lỏng nào cũng đều có thể dùng kỹ
thuật nhúng, phun, bôi hoặc kỹ thuật khác như dùng bàn chải theo kỹ thuật mặc áo chọn lọc
hoặc lăn tròn [Guilbert. S, 1986] [30]. Kỹ thuật bọc màng bán thấm hoàn toàn có thể cạnh
tranh được với kỹ thuật khí quyển điều chỉnh (CA) trong việc giảm chi phí đặc biệt là giảm
năng lượng bảo quản [Bandwin E.A. 1994] [22]
Một số quả có nhiều nghiên cứu về các điều kiện bảo quản và đã ứng dụng vào sản xuất
đại trà được tóm tắt như sau:
Xoài:
Vật liệu bọc màng bán thấm cho xoài lần đầu tiên được làm từ sucrose polyesters của a xit
béo và muối ăn của carboxylmethyl cellulose. Dạng này được gọi TAL (Courtaulds Group,
London). Chỉ cần bọc TAL với lượng 0,75-1,0%, bảo quản ở 25oC sẽ chậm chín, tăng thời
gian bảo quản, giảm sự mất trọng lượng so với xoài không bọc màng [Dhalla và Hans on,
1988] [28]
Xoài (Tommy Atkin) được bọc màng “BeeCoat”-từ sáp dầu cọ đã giảm sự mất trọng
lượng, giảm sự mềm hoá, giảm sự phát triển mầu sắc và giảm ô xy hoá các a xit hữu cơ, đảm
bảo thời gian bảo quản dài hơn 3 tuần (ở 12oC) và 12 ngày (ở 20oC) [Feygenberg O, 2004]
[29].
Xoài (Haden) được bọc màng bán thấm ăn được “Semperfreh” thấy rằng độ cứng và mầu
xanh cao hơn đối chứng, mất trọng lượng, TSS, vitamin C và pH giảm nhưng chậm hơn so với
2
đối chứng, kết quả không thấy có ý nghĩa khác nhau với các nồng độ bọc màng khác nhau
[Carrillo L.A, 2007] [25]
Bọc màng bán thấm bằng vật liệu sáp dầu cọ, shellac, zein và cellulose biến tính cho xoài
(Kent, Tommy Atkins và Lirfa) ở các độ chín khác nhau, sau đó bảo quản ở nhiệt độ thường
19-22oC, 56-60% Rh và nhiệt độ lạnh 12oC, 80% Rh. Kết quả cho thấy màng sáp dầu cọ tốt
nhất trong việc ngăn ngừa sự giảm trọng lượng và duy trì được độ cứng, màng shellac có tác
dụng làm giảm mức sản sinh ra ethanol mặc dầu vậy, không có ý nghĩa khác nhau về hương
thơm của quả so với đối chứng [Thai T.H, 2002] [48]
Hiệu quả bọc màng bán thấm ăn được cho xoài (Mangifera indica L. cv. Kensigton Pride)
độ chín xanh cứng bằng vật liệu sáp dầu cọ (1:1 v/v), semperfresh (0,6%), aloe vera gel (1:1
v/v). Kết quả thấy vật liệu sáp dầu cọ cho chậm quá trình chín, chậm quá trình mềm hoá và cải
thiện chất lượng quả so với các vật liệu còn lại, đặc biệt là vật liệu semperfresh và aloe vera
gel đã gây mất mùi thơm quả xoài [Dang K.T] [26]
Xoài được bọc màng chitozan và hỗn hợp chitozan với polyphenol chè (TP-chitozan), bảo
quản ở 15±1oC, 85-90% Rh trong 35 ngày. Kết quả chỉ ra mẫu dùng TP-chitozan có hiệu quả
hơn mẫu chitozan về chất lượng quả và hao hụt trọng lượng. Chất lượng cảm quan là có ý
nghĩa khác nhau đối với 2 vật liệu trên [Wang.J, 2007] [51]
Cà chua:
Sử dụng màng bán thấm ăn được hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) để bọc cà chua
độ chín xanh, bảo quản ở 20oC trong 18 ngày đã giảm sự mềm hoá và thay đổi mầu sắc ở tất
cả các mẫu thí nghiệm. HPMC có ý nghĩa kéo dài thời gian bảo quản và hạn chế tỉ lệ hỏng do
cơ học trong quá trình vận chuyển.[Zhuang R, 2003] [52]
Sử dụng vật liệu Alginate và zein (ăn được) để bọc màng bán thấm cà chua có hiệu quả
chậm chín hơn 4-6 ngày về sự mềm hoá, biến đổi mầu sắc và mất trọng lượng so với đối
chứng và có ý nghĩa khác nhau, chất lượng cảm quan cao hơn ở cuối thời gian bảo quản
[Pedro J. Z.,2008] [45]
Cà chua độ chín turning được bọc màng sáp, sucrose polyester và sorbate natri. Kết quả cả