Tây Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, một trong những trung tâm đa
dạng thực vật trên thế giới. Việc điều tra đánh giá nguồn tài nguyên thực vật dùng làm thuốc
chữa bệnh, làm cảnh, là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Dựa
trên mẫu vật thu được thông qua các chuyến điều tra khảo sát thực địa và dựa trên các tiêu
bản lưu giữ ở các bảo tàng thực vật trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng tôi đã xác thu
thập định loại được: 5 loài Đỗ quyên phân bố tại Lâm Đồng; 13 loài Thạch tùng ở Việt
Nam; gần 400 loài Lan trong nghiên cứu: Điều tra họ Lan (Orchidaceae Juss.) tại Tây
Nguyên, nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phát triển, sử dụng có hiệu quả và bền
vững, nhóm nghiên cứu thực vật của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên kết hợp với
các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ Nga, Trung Quốc, đã phát hiện và công bố
21 loài thực vật mới cho khoa học ở khu vực Tây Nguyên và một số vùng lân cận, gồm 15
loài thuộc họ Lan, 2 loài họ Ngọc lan, 1 loài họ Thạch tùng, 1 loài họ Cà phê, 1 loài họ Hòa
thảo và 1 loài họ Đinh lăng.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đa dạng tài nguyên thực vật ở khu vực Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT
Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN
Nông Văn Duy*, Trần Thái Vinh, Vũ Kim Công, Đặng Thị Thắm,
H’Yon Nê Bing, Quách Văn Hợi
Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*Email: duynongvan@yahoo.com
Tóm tắt
Tây Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, một trong những trung tâm đa
dạng thực vật trên thế giới. Việc điều tra đánh giá nguồn tài nguyên thực vật dùng làm thuốc
chữa bệnh, làm cảnh, là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Dựa
trên mẫu vật thu được thông qua các chuyến điều tra khảo sát thực địa và dựa trên các tiêu
bản lưu giữ ở các bảo tàng thực vật trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng tôi đã xác thu
thập định loại được: 5 loài Đỗ quyên phân bố tại Lâm Đồng; 13 loài Thạch tùng ở Việt
Nam; gần 400 loài Lan trong nghiên cứu: Điều tra họ Lan (Orchidaceae Juss.) tại Tây
Nguyên, nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phát triển, sử dụng có hiệu quả và bền
vững, nhóm nghiên cứu thực vật của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên kết hợp với
các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ Nga, Trung Quốc, đã phát hiện và công bố
21 loài thực vật mới cho khoa học ở khu vực Tây Nguyên và một số vùng lân cận, gồm 15
loài thuộc họ Lan, 2 loài họ Ngọc lan, 1 loài họ Thạch tùng, 1 loài họ Cà phê, 1 loài họ Hòa
thảo và 1 loài họ Đinh lăng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có một hệ thực vật vô cùng phong phú đa dạng. Mặc dù cho đến nay chưa
có một tài liệu nào thống kê, mô tả một cách đầy đủ về các loài thực vật của nước ta, theo
số liệu của GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) thì hệ thực vật Việt Nam hiện đã thống
kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi và 378 họ của 7 ngành. Ngoài đặc điểm đa dạng loài,
hệ thực vật ở Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, có khoảng 27,7 % số loài và 3 % số chi
đặc hữu. Các loài và chi đặc hữu phân bố chủ yếu tập trung ở vùng núi Hoàng Liên Sơn,
vùng rừng ẩm ở Bắc Trung Bộ, núi cao Ngọc Linh và cao nguyên Lâm Viên.
Tây Nguyên với diện tích khoảng 5 vạn km2 nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông
Nam Á, một trong những trung tâm đa dạng thực vật trên thế giới. Do điều kiện tự nhiên,
ở đây hình thành nên thảm thực vật nguyên sinh là các loại rừng rậm ưa mưa nhiệt đới,
rừng rậm thường xanh và rừng nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới với thành phần loài rất
phong phú. Hơn nữa, do địa hình bị chia cắt tương đối mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự
bảo tồn các loài thực vật cổ cũng như hình thành nhiều loài mới, hệ thực vật khu vực này
có tính đặc hữu cao.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có độ cao trung bình từ 800-
1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2, địa hình tương đối
phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao, đồng thời cũng có những thung lũng
nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những cảnh quan với điều kiện vi môi trường khác nhau (về
DOI: 10.15625/vap.2020.00121
13
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
khí hậu, thổ nhưỡng cũng như khu hệ động - thực vật). Lâm Đồng nằm trên ba cao
nguyên và là khu vực đầu nguồn của hai hệ thống sông lớn, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là
thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành ba vùng với năm thế
mạnh: phát triển cây công nghiệp dài ngày, dược liệu, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch
- dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Với điều kiện tự nhiên phức tạp, tỉnh Lâm Đồng rất đa dạng về các loài thực vật và
động vật, trong đó có nhiều loài được dùng làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh,... Tuy
nhiên, sau nhiều năm khai thác và chịu nhiều tác động khác do phát triển kinh tế đã
ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố và trữ lượng các loài cây thuốc, cây cảnh ở Lâm
Đồng. Do đó, nhiệm vụ điều tra nguồn tài nguyên phải được tiến hành thường xuyên
để làm cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng như hướng đến mục tiêu
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội của khu vực Tây Nguyên.
Việc điều tra đánh giá nguồn tài nguyên thực vật dựa trên kết quả sàng lọc các loài có
hoạt tính là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Hướng nghiên cứu
này sẽ giúp đánh giá đúng giá trị và chủ động quản lý được tài nguyên, định hướng cho
các nghiên cứu tiếp theo nhằm tìm kiếm các hoạt chất mới có hoạt tính sinh học. Mặt khác
với những dược liệu có giá trị, việc tạo vùng nguyên liệu sẽ mang lại công ăn việc làm cho
nhiều người, đóng góp thiết thực cho chương trình xoá đói giảm nghèo.
Nhận thấy sự quan trọng của khu hệ thực vật Tây Nguyên, trong những năm vừa qua,
cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên đã thực hiện nhiều đề tài
liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học để làm cơ sở đánh giá đúng đắn nguồn tài nguyên
phong phú tại Tây Nguyên, đánh thức được tiềm năng quan trọng này nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội một cách bền vững ở khu vực Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên
nói chung.
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các loài mới phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên. Tiêu bản được
thu thập, xử lý và bảo quản tại Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên.
Để thu thập mẫu vật chúng tôi lập các tuyến để tiến hành thu mẫu (Nguyễn Nghĩa
Thìn, 1997). Định loại bằng phương pháp truyền thống trong nghiên cứu phân loại thực
vật, đó là so sánh hình thái, kết hợp với các tài liệu nghiên cứu đã công bố trong và ngoài
nước (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000) và so sánh các mẫu tiêu lưu giữ ở các bảo tàng thực
vật ở trong và ngoài nước như: Phòng Tiêu bản Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
(HN), Bảo tàng Quốc gia Pháp ở Paris (P), Vườn Thực vật Hoàng gia Kew (K), qua
hình ảnh online.
Đánh giá hiện trạng bảo tồn của các loài dựa trên tiêu chuẩn của IUCN 1994.
14
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
Hình 1. Đoàn đi khảo sát và đóng trại trong rừng để thu mẫu
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu về họ Lan (Orchidaceae Juss.)
Họ Lan là một trong những đỉnh cao tiến hoá của thực vật có hoa với khoảng 25.000
loài, có mặt khắp toàn cầu, song tập trung nhiều nhất là ở vùng nhiệt đới. Lan được ví như
loài hoa vương giả bởi màu sắc tuyệt đẹp, lâu tàn, hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng
mà quý phái. Nhiều loài Lan rừng cho hoa, màu sắc và hương thơm rất đa dạng nên được
nhiều người ưa chuộng, như các loài thuộc các chi: Aerides, Arachnis, Coelogyne,
Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum, Hoa lan là một trong những loại hoa đem lại
giá trị kinh tế rất cao. Ở một số nơi như Thái Lan, Singapore, Hawaii của Mỹ, việc
trồng hoa lan đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lên đến hàng triệu USD.
Trong những năm gần đây, ở khắp Tây Nguyên rộ lên phong trào sưu tập các loài Lan
rừng. Chính từ đó, nó đã trở thành một loại hàng hóa được buôn bán trên thị trường trong
và ngoài nước. Vì vậy, một số loài Lan rừng quý hiếm do chỉ có khai thác trong tự nhiên
mà không có kế hoạch gây trồng nên đang trong nguy cơ tuyệt chủng.
Nhận thấy tầm quan trọng của họ Lan, trong những năm qua các nhà khoa học của
Viện đã và đang thực hiện nhiều đề tài liên quan đến họ Lan như: Nghiên cứu một số giá
thể trồng địa lan (Cymbidium sp.) ở vùng Đà Lạt; Điều tra thu thập bảo tồn nguồn gen
15
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
thực vật chi Lan hài (Paphiopedilum Pfitzer) thuộc họ Lan ở Lâm Đồng; Đánh giá khả
năng thụ phấn và nảy mầm in vitro của một số phép lai thuộc chi Địa lan (Cymbidium
Sw.) và chi Lan hài (Paphiopedilum Pfitzer); Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển ex
vitro và những dị biệt về hình thái của các con lai khác loài trong chi Lan hài và Địa lan;
Nghiên cứu chọn lọc và phát triển một số loài Lan rừng có triển vọng phục vụ cho công
tác nhân giống, lai tạo và bảo tồn nguồn gen đặc hữu, quý hiếm của tỉnh Lâm Đồng; Điều
tra họ Lan (Orchidaceae Juss.) tại Tây Nguyên, nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn,
phát triển, sử dụng có hiệu quả và bền vững,...
Thông qua những đề tài trên, cán bộ nghiên cứu của Viện đã tiến hành các đợt điều tra
khảo sát thực địa và thu thập mẫu vật trên toàn vùng Tây Nguyên. Các địa điểm thu thập
mẫu trải dài từ độ cao 300 m (vùng Cát Tiên) cho đến trên 2.000 m (đỉnh núi Bidoup,
Ngọc Linh, Chư Yang Sin), từ rừng kín thường xanh đến rừng thưa rụng lá theo mùa, rừng
lùn núi cao và kết hợp mua của người dân địa phương thu hái ngoài tự nhiên. Kết quả đã
thu được gần 400 loài Lan, trong đó phát hiện 15 loài mới cho khoa học.
2.2. Những nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc và các nguồn tài nguyên khác
Ngày nay, việc tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc
là một xu thế được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Chính vì lý do đó mà cây thuốc
là một trong những loại tài nguyên đã và đang được quan tâm, khai thác trong những năm
gần đây nhằm thay thế cho các loại thuốc Tây y. Đây cũng là đối tượng rất được quan tâm
nghiên cứu tại đơn vị trong những năm qua.
Chi Thạch tùng là nhóm loài thực vật phân bố chủ yếu châu Âu và châu Mỹ, ở châu Á tập
trung chủ yếu ở Trung Quốc. Các loài thuộc chi Thạch tùng có dạng rêu thân đứng hay rêu
thân bụi. Trong chi Thạch tùng có khoảng 33 loài có giá trị dược liệu cao, với thành phần
alkaloids, chủ yếu là huperzine A có hoạt tính sinh học cao, dùng để chữa các bệnh về thần
kinh, đặc biệt là Alzheimer. Thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng chi Thạch tùng (Huperzia
Bernhardi) ở Việt Nam” nhằm mục tiêu làm sáng tỏ về đa dạng thành phần loài của chi Thạch
tùng ở Việt Nam và phân tích đa dạng di truyền trong và giữa các quần thể làm cơ sở cho việc
bảo tồn phát triển một số loài quý hiếm, nhóm nghiên cứu của Viện đã tổ chức điều tra sự
phân bố và thu thập các loài Thạch tùng ở Việt Nam, thu được 13 loài, trong đó xác định được
1 loài mới (Phlegmariurus lancifolius) đăng trên Tạp chí Adansonia.
Bên cạnh nguồn tài nguyên cây thuốc thì các loài hoa đẹp, có giá trị cũng được quan
tâm nghiên cứu, trong đó có chi Đỗ quyên. Đây là chi cho hoa đẹp, có màu sắc rực rỡ
được nhiều người ưa chuộng nên thường xuyên bị tìm kiếm khai thác để trồng làm cảnh
và thương mại hóa. Chính vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu của Viện giai đoạn 2014
- 2015 đã thống kê mô tả được 5 loài đồng thời đánh giá hiện trạng bảo tồn, đặc điểm sinh
thái và phân bố của chi Đỗ quyên ở khu vực rừng Lâm Đồng.
2.3. Những phát hiện mới cho khoa học
Trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu của Viện kết hợp với các chuyên gia trong
nước và quốc tế đến từ Nga, Trung Quốc, đã tiến hành điều tra, khảo sát thành phần loài
16
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
các loài thực vật ở khu vực Tây Nguyên và một số vùng lân cận, qua đó đã phát hiện và
công bố 21 loài mới cho khoa học. Trong đó, họ Lan chiếm đa số với 15 loài, tiếp đến là
họ Ngọc lan (2 loài), họ Thạch tùng (1 loài), họ Cà phê (1 loài), họ Hòa thảo (1 loài) và họ
Đinh lăng (1 loài) (bảng 1, hình 2-5).
Trong các loài mới được phát hiện, đáng chú ý là Sâm langbiang (Panax vietnamensis
Ha & Grushvitzky var. langbianensis N. V. Duy, V. T. Tran & L. N. Trieu). Thứ sâm này
được phát hiện ở khu vực núi Langbiang và khu vực núi Hòn Nga, nằm rải rác trong rừng
lá rộng thường xanh nguyên sinh trên các sườn dốc ở độ cao 1.879-1.900 m so với mực
nước biển, thường mọc chung với các loài Quercus langbianensis Hickel & Camus
(Fagaceae), Litsea verticillata Vidal (Lauraceae), Manglietia conifera Dandy
(Magnoliaceae) và Elaeocarpus sp. (Elaeocarpaceae). Loài này hiện chỉ phân bố hẹp, mọc
rải rác từng nhóm nhỏ với số lượng từ 100-200 cá thể.
Bảng 1. Danh mục các loài thực vật phát hiện mới cho khoa học
STT Tên khoa học Phân bố Hiện trạng
1 Bidoupia phongii Aver., Ormerod & Duy Lâm Đồng EN
2 Bulbophyllum bidoupense Aver. et N. V. Duy
Đắk Nông,
Lâm Đồng,
Ninh Thuận
DD
3 Bulbophyllum sonii Aver. & N. V. Duy Lâm Đồng DD
4 Calanthe bidoupensis N. V. Duy Lâm Đồng DD
5 Calanthe duyana Aver. Lâm Đồng DD
6 Corybas annamensis Aver. Lâm Đồng CR
7 Dendrobium thinhii Aver. Kon Tum DD
8 Hymenorchis phitamii Aver. Lâm Đồng CR
9 Magnolia lamdongensis T. V. Tien, N. V. Duy & NH Xia Lâm Đồng DD
10 Magnolia tiepii V. T. Tien, N. V. Duy & V. D. Luong Khánh Hòa CR
11 Mussaenda reflexisepala T. Chen & V. D. Nong Ninh Thuận, Khánh Hoa. DD
12 Octarrhena minuscula Aver. et N. V. Duy Đắk Nông DD
13 Panax vietnamensis Ha & Grushvitzky var. langbianensis N. V. Duy, V. T. Tran & L. N. Trieu Lâm Đồng CR
14 Phaius baolocensis N. V. Duy, T. Chen & D. X. Zhang Lâm Đồng,
Đắk Lắk CR
15 Phlegmariurus lancifolius V. T. Tran & N. V. Duy Lâm Đồng DD
16 Rhomboda langbianensis N. V. Duy, T. Chen & D. X. Zhang Lâm Đồng DD
17 Sarcoglyphis tichii Aver. Lâm Đồng DD
18 Schizostachyum langbianense V. T. Tran, N. H. Xia, H. N. Nguyen Lâm Đồng DD
19 Schoenorchis hangianae Aver. et N. V. Duy Khánh Hòa CR
20 Taeniophyllum phitamii Aver. Lâm Đồng DD
21 Trichglottis canhii Aver. Đắk Lắk DD
17
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
CÁC LOÀI MỚI ĐÃ CÔNG BỐ
Hình 2. a: Corybas annamensis Aver.,
b: Hymenorchis phitamii Aver., c: Calanthe
duyana Aver., d: Phaius baolocensis
N. V. Duy, T. Chen & D. X. Zhang
Hình 3. Rhomboda langbianensis
N. V. Duy, T. Chen & D. X. Zhang
Hình 4. Calanthe bidoupensis
N. V. Duy, T. Chen & D. X. Zhang
Hình 5. A: Sinh cảnh phân bố,
B-G: Bulbophyllum bidoupense Aver.
& N. V. Duy, H-N: Schoenorchis
hangianae Aver. & N. V. Duy
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
Hình 8. A-D: Sarcoglyphis tichii
Aver., E-F: Taeniophyllum phitamii
Aver., G-J: Trichoglottis canhii Aver.
Hình 9. Bulbophyllum sonii
Aver. & N. V. Duy
Hình 6. Dendrobium thinhii Aver.
Hình 7. Bidoupia phongii Aver.,
Ormerod & Duy
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
Hình 10. Magnolia lamdongensis
V. T. Tran, N. V. Duy & N. H. Xia
Hình 11. Magnolia tiepii
V. T. Tran & N. V. Duy
Hình 12. Panax vietnamensis Ha &
Grushvitzky var. langbianensis
N.V. Duy, V. T. Tran & L. N. Trieu
Hình 13. Schizostachyum langbianense
Tran V. T. & N. Xia
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Averyanov L. V., 1994. Identification guide to Vietnames Orchidaceae Juss. Saint
Petersburg, World & Family (tiếng Nga).
2. Chinh Vu Tien, Nianhe Xia, Khoon Meng Wong, Duy Nong Van, Phan Nguyen Huu
Toan, Hoang Nghia Nguyen, Van Tien Tran, 2016. Schizostachyum langbianense, a
new species of bamboo (Poaceae: Bambusoideae) from Langbiang Mountain,
Vietnam. Phytotaxa 257(2): 181-186.
3. Duy Nong Van, Phan Nguyen Huu Toan, Van Tien Tran, Van Dung Luong Nianhe Xia,
2015. Magnolia tiepii sp. nov. from Vietnam. Nordic Journal of Botany 33: 438-441.
4. Leonid V. Averyanov, Nong Van Duy and Phan Ke Loc, 2012. Hymenorchis phitamii
(Orchidaceae) - New genus and species in the Flora of Vietnam. Taiwania 57(4):
372-376.
5. Leonid Averyanov, Tatiana V. Maisak, Nong V. D., Nguyen T. T., Nguyen V. C.,
Nguyen P. T., Nguyen K. S., Nuraliev M. S., Nguyen T. H., Phan K. L., Truong B.
V., Phan Q. T., 2015. New data on orchid diversity of Vietnam for period 2011-2015.
Recherche Botanique en Asie Tropicale- Botanical Research in Tropical Asia. 6th-
11th December 2015, Vientiane Capital, Lao PDR: 27.
Hình 14. Phlegmariurus lancifolius
V. T. Tran & N. V. Duy
Hình 15. Mussaenda reflexisepala
T. Chen & V. D. Nong
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
6. Leonid V. Averyanov, Nong Van Duy, Tran Thai Vinh, Quach Van Hoi, Vu Kim
Cong, 2015. Four new species of orchids (Orchidaceae) in Eastern Vietnam.
Phytotaxa 238(2): 136-148.
7. Leonid V. Averyanov, Khang Sinh Nguyen, Nguyen Thien Tich, Phi Tam
Nguyen,Van Duy Nong, Van Canh Nguyen, Canh Chu Xuan, 2015. New orchids in
the flora of Vietnam. Wulfenia 22: 137-188.
8. Leonid V. Averyanov, Jan Ponert, Phi Tam Nguyen, Nong Van Duy, Nguyen Sinh
Khang, Van Canh Nguyen, 2016. A survey of Dendrobium Sw. sect. Formosae
(Benth. & Hook. f.) Hook. f. in Cambodia, Laos and Vietnam. Adansonia, série 3,
38(2): 199-217.
9. Leonid V. Averyanov, Van Duy Nong, Khang Sinh Nguyen, Tatiana V. Maisak, Van
Canh Nguyen, Quang Thinh Phan, Phi Tam Nguyen, Thien Tich Nguyen, Ba Vuong
Truong, 2016. New species of Orchids (Orchidaceae) in the Flora of Vietnam.
Taiwania 61(4): 319-354.
10. Leonid V. Averyanov, Paul A. Ormerod, Nong Van Duy, Tran Van Tien, Tao Chen,
Dianxiang Zhang, 2016. Bidoupia phongii, new orchid genus and species
(Orchidaceae, Orchidoideae, Goodyerinae) from Southern Vietnam. Phytotaxa
266(4): 289-294.
11. Leonid V. Averyanov, Van Canh Nguyen, Van Duy Nong, Tatiana V. Maisak, 2017.
Schoenorchis phitamii spec. nov. Aver., a new ornamental miniature orchid species
from Southern Vietnam. Die Orchidee 3(04): 23-32.
12. Leonid V. Averyanov, Khang Sinh Nguyen, Van Duy Nong, Van Canh Nguyen, Ba
Vuong Truong, Tatiana V. Maisak, 2017. Bulbophyllum sect. Hirtula in Eastern
Indochina. Taiwania 62(1): 1-23.
13. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang Nghiên cứu đa dạng sinh học. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
15. Nong Van Duy, Leonid V. Averyanov, 2015. Bulbophyllum bidoupense and
Schoenorchis hangianae - new species of orchids (Orchidaceae) from Southern
Vietnam. Phytotaxa 213(2): 113-121.
16. Nong Van Duy, Tran Thai Vinh, Hoang Nghia Nguyen, Tien Chinh Vu, Le Ngoc
Trieu, Hoang Viet Hau, Van Tien Tran, 2016. A new combination and a new species
in Phlegmariurus (Herter) Holub (Lycopodiaceae) from Southern Vietnam.
Adansonia, série 3, 38(2): 151-157.
17. Nong Van Duy, Le Ngoc Trieu, Nguyen Duy Chinh, Van Tien Tran, 2016. A new
variety of Panax (Araliaceae) from Lam Vien Plateau, Vietnam and its molecular
evidence. Phytotaxa 277(1): 047-058.
22
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
18. Tien Chinh Vu, Nong Van Duy, Nguyen Huu Toan Phan, Van Tien Tran, Nong Van
Tiep, Nianhe Xia, 2015. Additions to the Vietnamese species of Magnolia L., sect.
Gwillimia DC. (Magnoliaceae). Adansonia, série 3, 37(1): 13-18.
19. Van Duy Nong, Tao Chen, Dianxiang Zhang, 2012. Phaius baolocensis sp. nov.
(Orchidaceae), a new species endemicto the southern highlands of Vietnam.
Adansonia, série 3, 34(2): 251-255.
20. Van Duy Nong, Tao Chen, Dianxiang Zhang, 2013. An Inventory of Orchidaceae
from The Lam Vien Plateau, Vietnam. Journal of Fairylake Botanical Garden, vol.
13, No. 1-4.
21. Van Duy Nong, Tao Chen, 2017. Mussaenda reflexisepala a new species of
Rubiaceae from Vietnam. Harvard Papers in Botany 22(2): 127-131.
RESEARCH ON PLANT DIVERSITY AND RESOURCES
IN THE CENTRAL HIGHLANDS
Nong Van Duy, Tran Thai Vinh, Vu Kim Cong, Dang Thi Tham,
H’Yon Nei Bing, Quach Van Hoi
Tay Nguyen Institute for Scientific Research, VAST
Summary
The Central Highlands is located in the tropical monsoon region of Southeast Asia, one of
the richest centers of plant species in the world. The investigation and assessment of plant
resources for use in medicine, horticulture, etc. are urgent for their scientific significance
and practical value. Based on samples collected through field surveys and specimens kept in
herbaria in the world as well as in Vietnam, we have determined: 5 species of Ericaceae
distributed in Lam Dong; 13 species of Lycopodium in Vietnam and nearly 400 species of
orchids in the Central Highlands. These findings are a scientific basis for effective and
sustainable conservation and development. The botanical research group of the Institute
together with national and international experts from Russia, China, etc. have investigated
the composition of plant species in the Central Highlands and some neighboring areas, and
discribed 21 sp