Rối loạn đông cầm máu trong sản khoa là biến chứng thường gặp. Nghiên cứu hoạt tính các yếu tố đông
máu trong quá trình mang thai là cần thiết, góp phần có biện pháp dự phòng chảy máu hay huyết khối khi sinh.
Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi hoạt tính một số yếu tố đông máu ở phụ nữ mang thai và mối liên quan với
tuổi thai.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả ‐ cắt ngang, 273 thai phụ khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ
5/2011 đến 11/2012.
Kết quả: Ở thai phụ 3 tháng đầu thì hoạt tính các yếu tố đông máu II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII là
94,91%; 73,99%; 87,86%; 68,30%; 74,95%; 96,89%; 82,5%; 56,38%. Tỉ lệ thai phụ có hoạt tính yếu tố V, VIII,
XI, XII giảm, lần lượt là 12,1 %, 26,4%; 12,1% và 54,9%. Ở thai phụ 3 tháng giữa thì hoạt tính các yếu tố đông
máu II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII là 98,55%; 66,12%; 133,94%; 88,33%; 79,26%; 114,46%; 80,21%; 81,56%.
Tỉ lệ thai phụ có hoạt tính yếu tố VII, X tăng là 28,8% và 11,2%. Hoạt tính yếu tố V, XI và XII giảm lần lượt là:
31,2 %; 25% và 21,6 %. Ở thai phụ 3 tháng cuối thì hoạt tính các yếu tố đông máu II, V, VII, VIII, IX, X, XI,
XII là 93,41%; 79,36%; 155,93%; 123,75%; 108,64%; 136,45%; 87,36%; 121,93%. Tỉ lệ thai phụ có hoạt tính
yếu tố VII, X, VIII và XII tăng lần lượt là: 36,3%; 25,5%; 27,5% và 17,6%. Thai phụ có hoạt tính yếu tố V giảm
là 13,7 %. Thời kì đầu mang thai có tỉ lệ đáng kể thai phụ giảm hoạt tính các yếu tố V, VIII, XI. Tuổi thai càng
lớn thì hoạt tính yếu tố đông máu nội sinh VIII, IX, XI, XII và yếu tố đông máu ngoại sinh VII, X càng tăng.
Kết luận: Có xu hướng tăng đông ở phụ nữ mang thai, tuổi thai càng lớn thì số thai phụ có biểu hiện tăng
đông càng nhiều.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hoạt tính một số yếu tố đông máu ở thai phụ qua từng thời kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 277
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HOẠT TÍNH MỘT SỐ YẾU TỐ ĐÔNG MÁU
Ở THAI PHỤ QUA TỪNG THỜI KÌ
Phạm Quang Vinh*, Nguyễn Huy Bạo**, Nguyễn Tuấn Tùng*, Đỗ Tiến Dũng*
TÓM TẮT
Rối loạn đông cầm máu trong sản khoa là biến chứng thường gặp. Nghiên cứu hoạt tính các yếu tố đông
máu trong quá trình mang thai là cần thiết, góp phần có biện pháp dự phòng chảy máu hay huyết khối khi sinh.
Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi hoạt tính một số yếu tố đông máu ở phụ nữ mang thai và mối liên quan với
tuổi thai.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả ‐ cắt ngang, 273 thai phụ khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ
5/2011 đến 11/2012.
Kết quả: Ở thai phụ 3 tháng đầu thì hoạt tính các yếu tố đông máu II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII là
94,91%; 73,99%; 87,86%; 68,30%; 74,95%; 96,89%; 82,5%; 56,38%. Tỉ lệ thai phụ có hoạt tính yếu tố V, VIII,
XI, XII giảm, lần lượt là 12,1 %, 26,4%; 12,1% và 54,9%. Ở thai phụ 3 tháng giữa thì hoạt tính các yếu tố đông
máu II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII là 98,55%; 66,12%; 133,94%; 88,33%; 79,26%; 114,46%; 80,21%; 81,56%.
Tỉ lệ thai phụ có hoạt tính yếu tố VII, X tăng là 28,8% và 11,2%. Hoạt tính yếu tố V, XI và XII giảm lần lượt là:
31,2 %; 25% và 21,6 %. Ở thai phụ 3 tháng cuối thì hoạt tính các yếu tố đông máu II, V, VII, VIII, IX, X, XI,
XII là 93,41%; 79,36%; 155,93%; 123,75%; 108,64%; 136,45%; 87,36%; 121,93%. Tỉ lệ thai phụ có hoạt tính
yếu tố VII, X, VIII và XII tăng lần lượt là: 36,3%; 25,5%; 27,5% và 17,6%. Thai phụ có hoạt tính yếu tố V giảm
là 13,7 %. Thời kì đầu mang thai có tỉ lệ đáng kể thai phụ giảm hoạt tính các yếu tố V, VIII, XI. Tuổi thai càng
lớn thì hoạt tính yếu tố đông máu nội sinh VIII, IX, XI, XII và yếu tố đông máu ngoại sinh VII, X càng tăng.
Kết luận: Có xu hướng tăng đông ở phụ nữ mang thai, tuổi thai càng lớn thì số thai phụ có biểu hiện tăng
đông càng nhiều.
Từ khóa: yếu tố đông máu, thai phụ, tuổi thai
ABSTRACT
STUDY ON ACTIVATED CLOTTING FACTORS IN WOMEN WITH PREGNANCY
Pham Quang Vinh, Nguyen Huy Bao, Nguyen Tuan Tung, Do Tien Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 277 ‐ 283
Hemostatic coagulation disorders in obstetrics are common. Research activity of clotting factors during
pregnancy is necessary to take measures to prevent bleeding or thrombosis in the childbirth process.
Objective: Describe some changes activity of clotting factors in pregnant women and the relationship with
gestational age.
Subjects and methods: 273 pregnant women at Hanoi obstetrics and gynecology hospital from
January 5/2012 of May 12/2012; studies have cross‐sectional, descriptive.
Results: In the first quarter pregnancy, the activity of clotting factors II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII
is 94.91%, 73.99%, 87.86%, 68.3%, 74.95%, 96.89%, 82.5%, 56.38%. Pregnant women rate decreased
activity factors V, VIII, XI, XII is respective 12.1%, 26.4%, 12.1% and 54.9%. 2nd quarter pregnancy:
* Bệnh viện Bạch Mai ** Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Tuấn Tùng ĐT: 0912 110 905 Email: tunghhbm@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 278
the activity of clotting factors II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII is 98.55%, 66.12%, 133.94%, 88.33%;
79.26%, 114.46%, 80.21%, 81.56%. Percentage of pregnant women with factor VII, X increased
activity is 28.8% and 11.2%. The activity factors V, XI and XII respectively reduced: 31.2%, 25% and
21.6%. 3rd quarter pregnancy: the activity of clotting factors II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII is 93.41%,
79.36%, 155.93%, 123.75%; 108.64%, 136.45%, 87.36%, 121.93%. Percentage of pregnant women who
have activity of factors VII, X, VIII and XII increase respectively: 36.3%, 25.5%, 27.5% and 17.6%.
13.7% pregnant women with activity of factor V was reduced. The greater gestational age, the more
increased the activity of endogenous clotting factors VIII, IX, XI, XII and exogenous VII, X.
Conclusion: There is increased clotting tendency in pregnant women, the greater gestational age,
the number of pregnant women more increased clotting.
Keywords: clotting factors, pregnancy, gestational age.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn đông cầm máu là biến chứng gặp
trong nhiều bệnh thuộc các chuyên khoa khác
nhau. Bình thường, cơ thể luôn có khả năng tự
điều hòa hệ thống đông cầm máu nhằm giữ cho
hệ thống này ở trạng thái cân bằng động. Khi
trạng thái này bị phá vỡ, rối loạn đông máu sẽ
xảy ra với các biểu hiện như chảy máu, huyết
khối, hoặc vừa chảy máu vừa huyết khối,
trong đó chảy máu đe dọa trực tiếp đến tính
mạng người bệnh(6,5).
Trong quá trình thai nghén có sự thay đổi
trong cơ thể người mẹ để phù hợp với sự xuất
hiện của thai nhi và hỗ trợ cho thai nhi phát
triển, trong đó hệ thống đông cầm máu cũng
thay đổi. Tuy nhiên sự thay đổi này có thể gây
ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai.
Chảy máu là một biến chứng rất nguy hiểm khi
sinh đẻ, là một trong những nguyên nhân đe
dọa đến tính mạng sản phụ trong khi mang thai
và giai đoạn hậu sản. Trong sản khoa, cầm máu
tốt đóng vai trò quan trọng trong thành công
của một cuộc sinh nở. Việc hiểu biết rõ hơn về
tình trạng đông cầm máu trong khi mang thai là
cần thiết, giúp cho việc chẩn đoán sớm nguy cơ
chảy máu trong và sau khi sinh(3,2,7).
Nghiên cứu về hoạt tính các yếu tố đông
máu trong quá trình mang thai là một trong
những thăm dò góp phần hiểu biết rõ hơn về
quá trình đông cầm máu ở thai phụ từ đó có
những cảnh báo cần thiết khi sinh đẻ, làm giảm
thiểu những tai biến sản khoa.
Vì vậy để góp phần đánh giá tình trạng
đông cầm máu ở phụ nữ có thai. Chúng tôi thực
hiện đề tài này với các mục tiêu sau:
Mô tả đặc điểm hoạt tính một số yếu tố đông
máu ở phụ nữ có thai khám tại Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội.
Tìm hiểu mối liên quan giữa sự thay đổi
hoạt tính các yếu tố đông máu với tuổi thai.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm thai phụ
Gồm 273 thai phụ, trong đó 91 thai phụ
mang thai 3 tháng đầu, 80 thai phụ mang thai 3
tháng giữa và 102 thai phụ mang thai 3 tháng
cuối đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ
tháng 5 năm 2011 đến tháng 11 năm 2012 đủ
tiêu chuẩn nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn phân chia tuổi thai (1): Quý 1 (ba
tháng đầu): tuần đầu tiên ‐ hết tuần 13. Quý 2
(ba tháng giữa): tuần thứ 14 đến hết tuần 27.
Quý 3 (ba tháng cuối): từ tuần thứ 28 trở lên.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ khỏi nhóm
nghiên cứu các thai phụ: có tiền sử rối loạn
đông máu, dùng các thuốc có thể ảnh hưởng
đến đông máu.
Nhóm chứng
Gồm 45 phụ nữ khoẻ mạnh: không mang
thai, có độ tuổi tương đương với nhóm thai phụ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 279
nghiên cứu, không có tiền sử rối loạn đông máu,
không dùng các thuốc có thể ảnh hưởng đến
đông máu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng.
Mỗi thai phụ có một phiếu nghiên cứu theo mẫu
thống nhất.
Các biến số nghiên cứu
‐ Thông tin chung: Tuổi mẹ, tuổi thai, thứ tự
lần sinh.
‐ Thông số đông máu:
+ Định lượng hoạt tính các yếu tố đông máu
(YTĐM): II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII
+ So sánh hoạt tính các yếu tố đông máu
giữa nhóm thai phụ và nhóm chứng.
+ Tính tỉ lệ bất thường các yếu tố đông máu
+ So sánh và tính tỉ lệ bất thường hoạt tính
các yếu tố đông máu theo tuổi thai.
Vật liệu nghiên cứu
2ml máu tĩnh mạch buổi sáng, lúc đói vào
ống nghiệm có sẵn chất chống đông natri citrate
3,8% với tỷ lệ chất chống đông với máu là 1:9.
Các kỹ thuật xét nghiệm và tiêu chuẩn đánh
giá
‐ Các kỹ thuật xét nghiệm được thực hiện
theo quy trình đang được áp dụng tại Khoa
Huyết học‐Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai.
‐ Thực hiện định lượng hoạt tính các yếu tố
II, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII trên máy CA‐1500
của Sysmex Nhật Bản và hóa chất hãng
Siemems của Đức.
‐ Đánh giá kết quả: Giá trị bình thường hoạt
tính các yếu tố đông máu: 50% ‐150%. Tăng khi
> 150%, giảm khi < 50%.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu 273 thai phụ, tuổi trung bình là
28,83. Chủ yếu mang thai lần 1 và 2 (39,6% lần 1
và 44,0% lần 2), mang thai lần 3 và trên 3 lần chỉ
chiếm 11,3 % và 5,1 %.
Đặc điểm hoạt tính các yếu tố đông máu ở
từng thai kỳ
Đặc điểm hoạt tính yếu tố đông máu của thai
phụ 3 tháng đầu
Hoạt tính yếu tố đông máu ở 91 thai phụ
mang thai 3 tháng đầu được trình bày ở bảng 1,
bảng 2:
Bảng 1. So sánh hoạt tính YTĐM giữa nhóm thai
phụ 3 tháng đầu với nhóm chứng
Nhóm
YTĐM (%)
Nhóm thai phụ Nhóm chứng
p
n SDx n SDx
II 91 94,9120,08 45 111,60 11,94 < 0,01
V 91 73,9919,96 45 103,92 15,29 < 0,01
VII 91 87,8622,53 45 95,85 16,83 > 0,05
X 91 96,8921,10 45 95,25 20,04 > 0,05
VIII 91 68,3025,94 45 90,64 48,88 < 0,01
IX 91 74,9518,35 45 67,5817,63 < 0,05
XI 91 82,5031,33 45 95,4517,41 < 0,05
XII 91 56,3827,90 45 60,8425,79 > 0,05
Nhận xét: hoạt tính của yếu tố II, V, VIII, XI giảm và hoạt
tính yếu tố IX tăng rõ rệt so với nhóm chứng có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 2. Tỷ lệ bất thường hoạt tính YTĐM ở thai
phụ 3 tháng đầu
YTĐM (%) Giảm Bình thường Tăng
n % n % n %
II 0 0 91 100 0 0
V 11 12,1 80 87,9 0 0
VII 1 1,1 88 96,7 2 2,2
X 1 1,1 88 96,7 2 2,2
VIII 24 26,4 66 72,5 1 1,1
IX 7 7,7 84 92,3 0 0
XI 11 12,1 75 82,4 5 5,5
XII 50 54,9 39 42,9 2 2,2
Nhận xét: hoạt tính yếu tố V, VIII, XI, XII giảm chiếm tỉ
lệ khá cao 12,1%; 26,4%; 12,1% và 54,9%. 100% trường
hợp có hoạt tính yếu tố II trong giới hạn bình thường.
Đặc điểm hoạt tính yếu tố đông máu của thai
phụ 3 tháng giữa
Qua nghiên cứu hoạt tính yếu tố đông máu
ở 80 thai phụ mang thai 3 tháng giữa, chúng tôi
thu được kết quả như sau:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 280
Bảng 3. So sánh hoạt tính YTĐM giữa nhóm thai
phụ 3 tháng giữa với nhóm chứng
Nhóm
YTĐM (%)
Nhóm thai phụ Nhóm chứng
p
n SDx n SDx
II 80 98,5518,80 45 111,6011,94 <0,01
V 80 66,1228,05 45 103,9215,29 <0,01
VII 80 133,9437,33 45 95,85 16,83 <0,01
X 80 114,4629,17 45 95,25 20,04 <0,05
VIII 80 88,3334,49 45 90,64 48,88 >0,05
IX 80 79,2622,42 45 67,5817,63 <0,05
XI 80 80,2128,13 45 95,4517,41 <0,01
XII 80 81,5639,24 45 60,8425,79 <0,05
Nhận xét: hoạt tính yếu tố II, V, XI giảm có
ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng với
p<0,01. Hoạt tính yếu tố VII, X, IX và XII tăng
rõ rệt so với nhóm chứng với p<0,05.
Bảng 4. Tỷ lệ bất thường hoạt tính YTĐM ở thai
phụ 3 tháng giữa
YTĐM (%) Giảm Bình thường Tăng
n % n % n %
II 0 0 80 100 0 0
V 25 31,2 54 67,5 1 1,2
VII 0 0 57 71,3 23 28,7
X 1 1,2 70 87,5 9 11,2
VIII 6 7,5 68 85,0 6 7,5
IX 4 5,0 76 95,0 0 0
XI 20 25,0 56 70,0 4 5,0
XII 13 21,6 63 78,8 4 5,0
Nhận xét: Hoạt tính yếu tố V, XI, XII giảm
gặp tỉ lệ khá cao: 31,2%, 25%, 21,6%. Tỉ lệ thai
phụ có hoạt tính yếu tố VII, X tăng là: 28,7% và
11,2%.
Đặc điểm hoạt tính yếu tố đông máu của thai
phụ 3 tháng cuối
Nghiên cứu hoạt tính yếu tố đông máu ở 102
thai phụ mang thai 3 tháng cuối, chúng tôi thu
được kết quả như sau:
Bảng 5. So sánh hoạt tính YTĐM giữa nhóm thai
phụ 3 tháng cuối với nhóm chứng
Nhóm
YTĐM (%)
Nhóm thai phụ Nhóm chứng
p
n SDx n SDx
II 102 93,4118,66 45 111,6011,94 <0,01
V 102 79,3630,22 45 103,9215,29 <0,01
VII 102 155,9354,12 45 95,85 16,83 <0,01
Nhóm
YTĐM (%)
Nhóm thai phụ Nhóm chứng
p
n SDx n SDx
X 102 136,4548,23 45 95,25 20,04 <0,01
VIII 102 123,7545,35 45 90,64 48,88 <0,01
IX 102 108,6425,03 45 67,5817,63 <0,01
XI 102 87,3623,90 45 95,4517,41 >0,05
XII 102 121,9364,33 45 60,8425,79 <0,01
Nhận xét: Hoạt tính yếu tố II, V giảm có ý
nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Ngược lại,
hoạt tính yếu tố VII, X, VIII, IX và XII cao hơn
nhóm chứng rõ rệt (p<0,01).
Bảng 6. Tỷ lệ bất thường về hoạt tính YTĐM ở thai
phụ 3 tháng cuối
YTĐM (%) Giảm Bình thường Tăng
n % n % n %
II 0 0 102 100 0 0
V 14 13,7 85 83,3 3 2,9
VII 0 0 65 63,7 37 36,3
X 0 0 76 74,5 26 25,5
VIII 4 3,9 70 68,6 28 27,5
IX 0 0 99 97,1 3 2,9
XI 5 4,9 97 95,1 0 0
XII 3 2,9 81 79,4 18 17,6
Nhận xét: Tỉ lệ thai phụ có hoạt tính yếu tố V
giảm là 13,7% và tăng hoạt tính yếu tố VII, X, VIII
và XII lần lượt là: 36,3%; 25,5%; 27,5%; 17,6%.
Thay đổi hoạt tính yếu tố đông máu theo
tuổi thai
Bảng 7: So sánh hoạt tính các yếu tố đông máu theo
tuổi thai
YTĐM
(%) Quý 1 Quý 2 Quý 3 p
II 94,91 20,08
98,55
18,80
93,41
18,66
p12, p13,
p23>0,05
V 73,99 19,96
66,12
28,05
79,36
30,22
p12, p13>0,05;
p23<0,01
VII 87,86 22,53
133,94
37,33
155,93
54,12
p12, p13,
p23<0,01
X 96,89 21,10
114,46
29,17
136,45
48,23
p12, p13,
p23<0,01
VIII 68,30 25,94
88,33
34,49
123,75
45,35
p12, p13,
p23<0,01
IX 74,95 18,35
79,26
22,42
108,64
25,03
p12>0,05; p13,
p23<0,01
XI 82,5 56,24 80,21 28,21
87,36
23,90
p12>0,05; p13,
p23<0,05
XII 56,38 27,90
81,56
39,24
121,93
64,33
p12, p13,
p23<0,01
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 281
Nhận xét: hoạt tính yếu tố VII, X, VIII, IX,
XI, XII tăng theo tuổi thai và cao nhất ở quý 3
thai kì.
Bảng 8. So sánh tỷ lệ hoạt tính các yếu tố đông máu
bất thường theo tuổi thai
n
YTĐM
Bình thường Tăng Giảm
Q1 Q2 Q3 Q1 Q2 Q3 Q1 Q2 Q3
II 91 80 102 0 0 0 0 0 0
V 80 54 85 0 1 3 11 25 14
VII 88 57 65 2 23 37 1 0 0
X 88 70 76 2 9 26 1 1 0
VIII 66 68 70 1 6 28 24 6 4
IX 84 76 99 0 0 3 7 4 0
XI 75 56 97 5 4 0 11 20 5
XII 39 63 81 2 4 18 50 13 3
*Q1: quí 1; Q2: quí 2; Q3: quí 3
Nhận xét: tuổi thai càng cao thì càng nhiều
thai phụ có hoạt tính yếu tố VII, X, VIII, XII
tăng.
BÀN LUẬN
Đặc điểm hoạt tính các yếu tố đông máu ở
từng thời kì mang thai
Đặc điểm hoạt tính các yếu tố đông máu thai
phụ 3 tháng đầu
Qua kết quả nghiên cứu hoạt tính yếu tố
đông máu ở 91 thai phụ mang thai quý 1 (bảng
1 và 3.2) cho thấy hoạt tính các yếu tố đông
máu ngoại sinh: II, V là 94,91%; 73,99% giảm
rõ rệt so với nhóm chứng, Hoạt tính yếu tố VII,
X (87,86% và 96,89%) thay đổi không đáng kể
so với nhóm chứng. Tuy nhiên khi phân tích tỉ
lệ bất thường các yếu tố này chúng tôi thấy
hoạt tính yếu tố II, VII, X đa số nằm trong giới
hạn bình thường, chỉ 12,1 % có hoạt tính yếu tố
V giảm.
Nghiên cứu hoạt tính các yếu tố đông máu
nội sinh, chúng tôi thấy hoạt tính yếu tố VIII
(68,30%) và XI (82,5%) giảm, yếu tố IX (74,95%)
tăng rõ rệt, còn hoạt tính yếu tố XII (56,38%)
thay đổi không đáng kể so với nhóm chứng.
Khi phân tích tỉ lệ bất thường hoạt tính các yếu
tố này chúng tôi gặp tỉ lệ thai phụ có hoạt tính
yếu tố VIII, XI, XII giảm, lần lượt là 26,4%;
12,1% và 54,9%.
Như vậy, ở 3 tháng đầu mang thai hoạt tính
các yếu tố đông máu ngoại sinh và nội sinh ở các
thai phụ đa số là bình thường. Tuy nhiên, gặp
một tỉ lệ thai phụ có hoạt tính yếu tố II, V, VIII,
XI, XII giảm và hoạt tính yếu tố IX tăng.
Đặc điểm hoạt tính các yếu tố đông máu thai
phụ 3 tháng giữa
Nghiên cứu hoạt tính các yếu tố đông máu
ngoại sinh thai phụ 3 tháng giữa, kết quả bảng 3
và 3.4 cho thấy hoạt tính yếu tố II, V (98,55%;
66,12%) giảm, hoạt tính yếu tố VII và X (133,94%
và 114,46%) tăng cao rõ rệt so với nhóm chứng.
Khi phân tích tỉ lệ bất thường chúng tối thấy
càng rõ rệt hơn những thay đổi của các yếu tố
này, đó là gặp 31,2 % thai phụ có hoạt tính yếu
tố V thấp hơn bình thường. 28,8% và 11,2% thai
phụ có hoạt tính yếu tố VII và X cao hơn bình
thường. Tuy nhiên không gặp thai phụ nào có
hoạt tính yếu tố II thấp hơn giá trị bình thường.
Hoạt tính các yếu tố thuộc đường đông máu
nội sinh IX, XII (79,26%; 81,56%) tăng cao, yếu tố
XI (80,21%) giảm, yếu tố VIII thay đổi không
đáng kể so với nhóm chứng. Khi phân tích tỉ lệ
bất thường, chúng tôi thấy đa số hoạt tính các
yếu tố đông máu nội sinh ở thai phụ 3 tháng
giữa nằm trong giới hạn bình thường, tuy nhiên
cũng gặp 25% và 21,6 % thai phụ có hoạt tính
yếu tố XI và XII thấp hơn giá trị bình thường.
Nghiên cứu của Domenico (2005) cho thấy trong
quá trình mang thai hoạt tính yếu tố VII, X tăng,
yếu tố VIII tăng ở những tháng cuối mang thai,
hoạt tính yếu tố XI giảm, yếu tố II, V thay đổi
không đáng kể(8).
Như vậy, thai phụ 3 tháng giữa có giá trị
trung bình hoạt tính yếu tố II, V giảm, hoạt tính
yếu tố VII, X, IX, XII tăng, trong đó có 31,2%,
25% và 21,6% thai phụ có hoạt tính yếu tố V, XI
và XII giảm, 11,2% thai phụ có hoạt tính yếu tố X
tăng.
Đặc điểm hoạt tính các yếu tố đông máu thai
phụ 3 tháng cuối
Nghiên cứu kết quả bảng 5 và 3.6 hoạt tính
các yếu tố đông máu ngoại sinh ở thai phụ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 282
mang thai 3 tháng cuối, cho thấy tương tự như
kết quả nghiên cứu ở 3 tháng giữa, đó là hoạt
tính yếu tố II, V (93,41%; 79,36%) giảm, hoạt tính
yếu tố VII và X (155,93% và 136,45%) tăng cao rõ
rệt so với nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu của
Uchikova (2004) và nghiên cứu của Hoàng
Hương Huyền (2010) cũng cho thấy hoạt tính
các yếu tố VII, X ở thai phụ 3 tháng cuối tăng cao
rõ rệt so với nhóm chứng (p<0,01)(4,10). Khi phân
tích tỉ lệ bất thường chúng tối thấy càng rõ rệt
hơn những thay đổi của các yếu tố này, đó là
gặp 13,7 % thai phụ có hoạt tính yếu tố V thấp
hơn bình thường. 36,3% và 25,5% thai phụ có
hoạt tính yếu tố VII và X cao hơn bình thường.
Tuy nhiên không gặp thai phụ nào có hoạt tính
yếu tố II bất thường.
Hoạt tính các yếu tố thuộc đường đông máu
nội sinh VIII, IX, XII (123,75%; 108,64%; 121,93%)
tăng cao, yếu tố XI (87,36%) thay đổi không
đáng kể so với nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu
của Hoàng Hương Huyền cũng cho thấy hoạt
tính các yếu tố VIII, IX ở thai phụ 3 tháng cuối
tăng cao rõ rệt so với nhóm chứng (p<0,01)(4).
Khi phân tích tỉ lệ bất thường, chúng tôi thấy
hoạt tính các yếu tố đông máu VIII, XII cao hơn
bình thường là 27,5% và 17,6%. Kết quả này
càng thể hiện rõ hơn biểu hiện tăng đông của
con đường đông máu nội sinh.
Như vậy ở thai phụ 3 tháng cuối có hiện
tượng tăng hoạt tính các yếu tố VII, X, VIII, XI và
XII. Đồng thời có hiện tượng giảm hoạt tính yếu
tố II và V. Trong đó tỉ lệ thai phụ có hoạt tính
yếu tố VII, X, VIII và XII cao hơn bình thường
lần lượt là: 36,3%; 25,5%; 27,5% và 17,6%. 13,7 %
thai phụ có hoạt tính yếu tố V thấp hơn bình
thường.
Mối liên quan giữa sự thay đổi hoạt tính
các yếu tố đông máu với tuổi thai
Kết quả bảng 7 hoạt tính các yếu tố đông
máu ngoại sinh VII, X tăng theo tuổi thai rõ rệt,
cụ thể là: hoạt tính yếu tố VII, X ở quí 1 là 87,86%
và 96,89%, quí 3 tăng lên là 155,93% và 136,45%.
Hoạt tính yếu tố V cao nhất ở quí 3 so với 2 quí
còn lại (79,36% so với 73,99% và 66,12%). Hoạt
tính các yếu tố đông máu nội sinh VIII, IX, XI,
XII tăng theo tuổi thai và cao nhất ở quý 3 thai
kì. Hoạt tính yếu tố VIII, IX, XI, XII ở quí