Ranitidin được dùng qua đường uống hoặc tiêm, có tác dụng ức
chế cạnh tranh với histamin ở các thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm
giảm lượng acid dạ dày tiết ra. Vật liệu Cellulose vi khuẩn (Bacterial
Cellulose) với những tính chất độc đáo và vượt trội đã trở thành một vật
liệu sinh học cho các ứng dụng y sinh và dược phẩm. Nghiên cứu đã thu
được vật liệu Bacterial Cellulose tinh khiết có bề dày 0,5 cm và 1 cm. Với
kích thước 7,7 x 3,7 cm; 5,7 x 2,7 cm, vật liệu bề dày 0,5 cm có khả năng
hấp thu ranitidin nhiều hơn vật liệu dày 1 cm (p < 0,05). Vật liệu BC sau
khi nạp ranitidin có khả năng thấm hút nước tốt, có độ thông thoáng cao,
có khả năng cản khuẩn tốt.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc tính của hệ vật liệu Bacterial cellulose hấp thụ Ranitidin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.00090
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA HỆ VẬT LIỆU BACTERIAL CELLULOSE
HẤP THỤ RANITIDIN
*Phạm Thị Kim Dung
Tóm tắt: Ranitidin được dùng qua đường uống hoặc tiêm, có tác dụng ức
chế cạnh tranh với histamin ở các thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm
giảm lượng acid dạ dày tiết ra. Vật liệu Cellulose vi khuẩn (Bacterial
Cellulose) với những tính chất độc đáo và vượt trội đã trở thành một vật
liệu sinh học cho các ứng dụng y sinh và dược phẩm. Nghiên cứu đã thu
được vật liệu Bacterial Cellulose tinh khiết có bề dày 0,5 cm và 1 cm. Với
kích thước 7,7 x 3,7 cm; 5,7 x 2,7 cm, vật liệu bề dày 0,5 cm có khả năng
hấp thu ranitidin nhiều hơn vật liệu dày 1 cm (p < 0,05). Vật liệu BC sau
khi nạp ranitidin có khả năng thấm hút nước tốt, có độ thông thoáng cao,
có khả năng cản khuẩn tốt.
Từ khóa: Bacterial cellulose, ranitidin, hấp thụ.
1. MỞ ĐẦU
Cellulose vi khuẩn (Bacterial Cellulose - BC) là dạng tinh khiết của cellulose và có
một số đặc tính tốt như: Mạng lưới sợi siêu mịn, có khả năng giữ nước cao, có độ bền kéo
cao, độ xốp cao hơn, tính phân hủy sinh học, tính chất an toàn và không độc hại, tương
thích sinh học cao với các tế bào nguyên bào sợi cơ thể, dễ dàng chế tạo thành một hình
dạng mong muốn Dương Minh Lam và nnk. (2013), Czaja W và et al., (2006), Ullah H et
al., (2016) Hiện nay, BC là nguồn vật liệu mới được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh
vực khác nhau như: Thực phẩm chức năng, miếng thấm, vật liệu băng vết thương, giàn
giáo mô - kĩ thuật trong y sinh học, da nhân tạo, ghép mạch máu, vận chuyển protein và hệ
thống giao thuốc có kiểm soát theo Ullah H et al., (2016).
Viêm loét dạ dày là bệnh lí mãn tính đang rất phổ biến. Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân bị
viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26%, đứng đầu trong các bệnh ung thư liên quan đến
đường tiêu hóa và khuynh hướng bệnh ngày càng gia tăng nhanh. Theo Hội Khoa học
Tiêu hóa Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 70% dân số Việt có nguy cơ bị
đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Đây được xem là căn bệnh hiện đại, có thể xảy ra ở mọi lứa
tuổi khác nhau, trong đó bệnh tập trung ở những nhóm bệnh trẻ tuổi, người thường xuyên
chịu áp lực, căng thẳng, stress, lối sống không khoa học tạp chí y học cổ truyền đã thống
kê. Theo Dược thư quốc gia (2018): Ranitidin có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin
ở thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra. Sinh khả dụng
của ranitidin sau khi uống đạt khoảng 50%. Nghiên cứu của Arun B. et al., (2016) cho
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Email: kimdunghpu2@gmail.com
PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 729
rằng polyme tổng hợp cho thấy nhiều bất lợi khác nhau như chi phí cao, không tương
thích sinh học và độc tính. Thiết kế polymer tự nhiên mới có tính an toàn sinh học được sử
dụng như một ma trận trong các hệ thống giao thuốc đã trở thành một phần không thể tách
rời trong việc phát triển và xây dựng các loại thuốc mới. Cho đến nay ở Việt Nam vẫn
chưa có báo cáo khoa học nào về việc sử dụng BC làm vật liệu nạp thuốc và giao thuốc
ranitidin có kiểm soát. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu nghiên cứu đặc tính lí hóa và khả
năng hấp thụ ranitidin của vật liệu dễ kiếm, giá thành thấp là vật liệu Bacterial cellulose
lên men từ dịch trà xanh trong môi trường nước vo gạo, nước dừa già và môi trường chuẩn
nhằm mục tiêu tăng lượng ranitidin hấp thụ vào vật liệu BC, tránh những hao phí không
cần thiết và tăng sinh khả dụng của ranitidin.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu và trang thiết bị
Chủng vi sinh: Chủng vi khuẩn Acetobacter xylinum tạo cellulose từ dịch trà xanh
lên men, được nuôi cấy tại phòng sạch Vi sinh - Động vật, Viện Nghiên cứu khoa học và
Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Hóa chất: Ranitidin (99,5%; Sigma - Mỹ); Cao nấm men (Mỹ); Peptone (European
Union); các hóa chất sử dụng khác đảm bảo tiêu chuẩn phân tích.
Môi trường nuôi cấy: Môi trường chuẩn (MTC) theo Hestrin & Schramm, (1954) gồm
Glucose: 20 g; Pepton: 5 g; Dinatri phosphat: 2,7 g; axit citric: 1,15 g; Cao nấm men: 5 g; Nước
cất 2 lần: 1000 mL. Môi trường nước dừa già (MTD) gồm Glucose: 20 g; Pepton: 10 g; Diamoni
photphat: 0,3 g; Amoni sulfat:0,5 g; Nước dừa già: 1000 mL; Axit acetic (2%) Dịch giống (10%).
Môi trường nước vo gạo (MTG) gồm Glucose: 20 g; Pepton: 10 g; Diamoni photphat: 0,3 g;
Amoni sulfat:0,5 g; Nước vo gạo: 1000 mL; Axit acetic (2%) Dịch giống (10%).
Trang thiết bị: Máy đo quang phổ UV- Vis 2450 (Shimadru - Nhật Bản); Cân phân
tích (Sartorius - Thụy Sỹ); Cân kỹ thuật Sartorius TE 3102 S (Đức); Khuấy từ gia nhiệt
(IKA - Đức); Máy lắc tròn tốc độ chậm (Orbital Shakergallenkump - Anh); Máy lắc (Lab
companion, SKF - 2075, Hàn Quốc); Tủ sấy, tủ ấm (Binder - Đức); Buồng cấy vô trùng
(Haraeus - Đức); Nồi hấp khử trùng (HV-110/HIRAIAMA - Nhật Bản); Máy cất nước hai
lần (Anh); Tủ lạnh bảo quản mẫu (Ý); Bể rửa siêu âm (Thụy Sỹ); Tủ lạnh Daewoo - tủ lạnh
sâu của Nhật Bản.
2.1.2. Phương pháp xác định lượng ranitidin được nạp vào vật liệu BC
Sử dụng vật liệu BC được tạo ra từ 3 loại môi trường nuôi cấy (MTC, MTD, MTG)
độ rộng 5,7 x 2,7 cm; 7,7 x 3,7 cm với độ dày 0,5 cm và 1 cm.
Để tính được lượng thuốc ranitidin đã được nạp vào BC được thực hiện theo một số
nghiên cứu của Huang L. et al., (2013), Phan Thị Huyền Vy và nnk. (2018): Lấy 10 µl
dung dịch trong mỗi bình thí nghiệm (TN) đã chuẩn bị, pha loãng bằng dung dịch HCl
0,1 N với tỉ lệ hợp lí, đo mật độ quang (OD1). Từ phương trình đường chuẩn đã xây dựng
tính lượng ranitidin ban đầu (m1). Sau khoảng thời gian nạp tối đa là 120 phút, tiến hành
730 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
rút mẫu dung dịch ra và đo mật độ quang (OD2) từ đó tính được lượng ranitidin còn lại
trong dung dịch tại thời điểm lấy mẫu (m2). Khối lượng ranitidin được nạp vào các vật liệu
BC (mht) được tính theo công thức : mht (mg) = m1 - m2 (mg) (2.1). Trong đó: mht : Lượng
ranitidin đã được nạp vào BC, m1: Lượng ranitidin ban đầu trong dung dịch, m2: Lượng
ranitidin còn lại trong dung dịch sau khoảng thời gian nhất định vật liệu nạp ranitidin.
Hiệu suất nạp ranitidin vào vật liệu BC được tính theo công thức: EE (%) = mht/m1 x
100% (2.2) Trong đó EE (%) là phần trăm ranitidin nạp vào vật liệu.
2.1.3. Khảo sát khả năng hút nước của vật liệu BC nạp ranitidin
Tiến hành khảo sát đối với vật liệu BC đã nạp ranitidin có bề dày 0,5 cm và 1 cm. Vật
liệu BC chứa ranitidin được làm khô và tạo vật liệu ở những độ ẩm khác nhau bằng cách sấy
vật liệu trong tủ sấy và xác định độ ẩm. Sau đó khảo sát khả năng hút nước của vật liệu BC
chứa ranitidin trên những bản thạch bán lỏng gồm 0,2% thạch agar. Ở nồng độ này bản thạch
chứa hàm lượng nước lớn (99,8%) và có một bề mặt rất ẩm ướt, tương tự bề mặt của da.
Vật liệu BC chứa ranitidin thử nghiệm được cân sau đó vật liệu được đặt trên đĩa
petri chứa bản thạch bán lỏng, BC có thể hút nước từ bản thạch dễ dàng. Sau khoảng thời
gian: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ vật liệu được lấy ra khỏi đĩa petri bằng kẹp, giữ vật
liệu BC cho đến khi nước trên vật liệu không còn chảy xuống nữa, cân lại vật liệu để xác
định lượng nước đã được hút vào vật liệu sau những khoảng thời gian thử nghiệm theo
Huỳnh Thị Ngọc Lan (2010), Nguyễn Văn Thanh (2006) đã mô tả.
2.1.4. Khảo sát tính thông thoáng của vật liệu BC nạp ranitidin
Độ thông thoáng của vật liệu BC thể hiện ở khả năng cho nước bay hơi khi phủ vật
liệu BC đã nạp ranitidin trên một bề mặt ẩm ướt theo Nguyễn Văn Thanh (2006).
Vật liệu BC nạp ranitidin dùng thử nghiệm được đặt trên bản thạch bán lỏng trong
12 giờ để vật liệu hút nước và có độ ẩm tối đa. Lấy các vật liệu BC và cân, ghi trọng
lượng ban đầu, sau đó đặt vật liệu thử nghiệm vào những hộp nhựa không đậy nắp, để hộp
ở nhiệt độ 37 oC. Sau khoảng thời gian: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ cân lại trọng lượng
vật liệu BC. Tính lượng nước đã bay hơi và tốc độ thoát hơi nước của vật liệu theo thời
gian trong tình trạng đã hút nước như Huỳnh Thị Ngọc Lan (2010), Nguyễn Văn Thanh
(2006) đã mô tả.
2.1.5. Khảo sát khả năng cản vi khuẩn của vật liệu BC nạp ranitidin
Để khảo sát khả năng cản khuẩn của vật liệu BC nạp ranitidin được thực hiện theo
một số nghiên cứu khác Huỳnh Thị Ngọc Lan (2010), Nguyễn Văn Thanh (2006): Cân
chính xác các thành phần môi trường thạch dinh dưỡng. Cho các thành phần vào bình tam
giác, đem rung siêu âm để cho các thành phần của môi trường thạch dinh dưỡng tan đều.
Sau đó đem hấp môi trường và đổ thạch dinh dưỡng ra các hộp petri đã chuẩn bị.
Thành phần môi trường thạch dinh dưỡng: Nước cất 2 lần đem đun sôi (250 mL);
Glucozo (5 g); MgSO4.7H2O (0,5 g); Pepton (1,25 g); (NH4)2SO4 (0,75 g); Thạch Agar
(5 g); KH2PO4
(0,5 g).
Sử dụng vật liệu BC nạp ranitidin và vải gạc y tế vô trùng dùng thử nghiệm để che
phủ lên các bản thạch dinh dưỡng, sau đó tiến hành 2 mô hình thử nghiệm như sau:
PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 731
Mô hình thử nghiệm 1: Sử dụng vi khuẩn Streptococus faecalis, cấy vi khuẩn này lên
trên bề mặt của các màng thử nghiệm và đưa vào trong tủ ấm 37 oC trong thời gian 2 ngày.
Sau thời gian thử nghiệm, lật màng che phủ và quan sát bề mặt bản thạch dinh dưỡng.
Mô hình thử nghiệm 2: Cho các hộp thạch dinh dưỡng được phủ bởi các loại vật liệu
thử nghiệm ở ngoài không khí trong thời gian 1 ngày. Sau đó đem một nửa số hộp thạch
để ở điều kiện nhiệt độ phòng trong thời gian 5 ngày, một nửa số hộp còn lại cho vào
trong tủ ấm 37 oC ủ trong 2 ngày. Sau các thời gian thử nghiệm, lật vật liệu che phủ và
quan sát bề mặt bản thạch dinh dưỡng.
2.1.7. Xử lí thống kê
Số liệu thí nghiệm thu được sẽ được phân tích, xử lí bằng phần mềm Microsoft
Excel 2013. Kết quả được biểu diễn dưới dạng số trung bình ± SD (độ lệch chuẩn).
Những khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Kết quả quét phổ hấp thụ và xây dựng đường chuẩn của ranitidin
Tiến hành quét phổ dung dịch ranitidin có nồng độ 10 (µg/mL) trong khoảng bước
sóng từ 200-600nm, bước sóng tại đó ranitidin đạt cực đại (λmax) là 314 nm (Hình 1).
Hình 1. Kết quả đo phổ hấp thụ của ranitidin
Phương trình đường chuẩn của ranitidin trong dung môi HCl 0,1N đo ở bước sóng
314 nm: y = 0,0037x + 0,0146 với hệ số tương quan R² = 0,9996; x: Nồng độ của dung
dịch ranitidin (µg/mL); y là giá trị OD tương ứng.
Hình 2. Xây dựng phương trình đường chuẩn của ranitidin
nm.
300.00 320.00 340.00 360.00 380.00 400.00
A
bs
.
0.255
0.200
0.100
0.000
-0.019
y = 0,0037x + 0,0146
R² = 0,9996
0
1
2
0 100 200 300 400
G
iá
t
rị
m
ậ
t
đ
ộ
q
u
a
n
g
O
D
Nồng độ Ran µg/mL
OD 314 nm
Series1
732 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
2.2.2. Xác định khối lượng ranitidin được nạp vào BC
Kết quả lượng ranitidin và hiệu suất nạp ranitidin được nêu trong Bảng 1, Bảng 2.
Các thí nghiệm được thực hiện lặp lại 03 lần, tính giá trị trung bình.
Với kích thước là 7,7 x 3,7 cm, bề dày 0,5 cm và 1 cm, trong cùng một loại vật liệu
BC (BC - MTC, BC - MTD, BC - MTG) thì lượng ranitidin nạp vào vật liệu dày 0,5 cm
nhiều hơn so với vật liệu BC dày 1 cm. Lượng ranitidin nạp vào vật liệu BC nhiều nhất là
152,43 ± 0,020 mg ở vật liệu BC-MTC dày 0,5 cm; ranitidin được nạp vào vật liệu BC ít
nhất ở vật liệu BC-MTD dày 1 cm là 110,29 ± 0,097 mg. Trong cùng một bề dày 0,5 cm
hoặc 1 cm ở các loại vật liệu BC khác nhau, lượng ranitidin được nạp vào vật liệu BC-MTC
cao nhất đạt 152,43 ± 0,020 mg hoặc 121,90 ± 0,099 mg và thấp nhất đạt 141,6 ± 0,030 mg
hoặc 110,29 ± 0,097 mg ở vật liệu BC - MTD.
Bảng 1. Kết quả lượng ranitidin và hiệu suất nạp ranitidin vào vật liệu BC kích thước 7,7 x 3,7 cm
Các loại
vật liệu BC
Lượng ranitidin nạp vào 1
vật liệu BC (mg)
p Hiệu suất nạp ranitidin
(%)
MTC
1 cm 121,90 ± 0,049
p < 0,05
65,44
0,5 cm 152,43 ± 0,020 82,97
MTD
1 cm 110,29 ± 0,097
p < 0,05
59,35
0,5 cm 141,62 ± 0,030 76,23
MTG
1 cm 115,13 ± 0,005
p < 0,05
62,17
0,5 cm 145,94 ± 0,081 78,25
Bảng 2. Kết quả lượng ranitidin và hiệu suất nạp ranitidin vào vật liệu BC kích thước 5,7 x 2,7 cm
Các loại
vật liệu BC
Lượng ranitidin nạp vào 1
vật liệu BC (mg)
p
Hiệu suất nạp ranitidin
(%)
MTC
1 cm 118,78 ± 0,014
p < 0,05
64,10
0,5 cm 148,18 ± 0,021 80,09
MTD
1 cm 106,72 ± 0,017
p < 0,05
57,45
0,5 cm 140,56 ± 0,087 75,23
MTG
1 cm 110,45 ± 0,032
p < 0,05
59,00
0,5 cm 143,94 ± 0,013 78,09
Với kích thước là 5,7 x 2,7 cm, bề dày 0,5 cm và 1 cm, trong cùng một loại vật liệu
BC (BC - MTC, BC - MTD, BC - MTG) thì vật liệu dày 1 cm có lượng ranitidin nạp vào
ít hơn so với vật liệu BC dày 0,5 cm. Lượng ranitidin nạp vào vật liệu BC nhiều nhất là
148,18 ± 0,021 mg ở vật liệu BC - MTC dày 0,5 cm; ranitidin được nạp vào vật liệu BC ít
nhất ở vật liệu BC-MTD dày 1cm là 106,72 ± 0,017 mg. Trong cùng một bề dày 0,5 cm
hoặc 1 cm, lượng ranitidin được nạp vào vật liệu BC-MTC cao nhất đạt 148,18 ± 0,021
mg hoặc 118,78 ± 0,014 mg và thấp nhất đạt 140,56 ± 0,087 mg hoặc 106,72 ± 0,017 mg ở
vật liệu BC - MTD.
Kết luận: Khi tiến hành nạp ranitidin vào các loại vật liệu BC với các kích thước
nghiên cứu. Với vật liệu BC có kích thước 7,7 x 3,7 cm; 5,7 x 2,7 cm, lượng ranitidin
được nạp vào của vật liệu dày 0,5 cm nhiều hơn vật liệu dày 1 cm. Nguyên nhân có thể do
diện tích bề mặt BC rộng, bề dày lớn nên các phân tử ranitidin ít có khả năng xâm lấn vào
sâu bên trong các sợi cellulose. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu đánh giá sự hấp
PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 733
thụ famotidine của cellulose được tạo ra từ Acetobacter xylinum trong một số môi trường
nuôi cấy của tác giả Nguyễn Xuân Thành (2018).
2.2.3. Kết quả khảo sát khả năng thấm hút nước của hệ vật liệu BC - MTC nạp
ranitidin
Điều kiện thử nghiệm (Hình 3) và kết quả khảo sát lượng nước được hút vào của hệ vật
liệu BC lên men trong môi trường chuẩn (BC - MTC) nạp ranitidin được nêu trong Bảng 3.
Hình 3. Thử nghiệm khả hút nước của vật liệu BC- MTC nạp ranititdin
Ở điều kiện ban đầu có độ ẩm cao thì tốc độ hút nước ở các loại vật liệu BC nạp
ranitidin đều nhanh. Sau 1 giờ thì tốc độ hút nước ở vật liệu dày 0,5 cm 12,24 ± 0,01g/giờ và ở
vật liệu dày 1 cm là 14,78 ± 0,02 g/giờ. Ở khoảng thời gian từ 2 giờ trở đi thì tốc độ hút nước
chậm hơn. Như vậy, vật liệu BC nạp ranitidin có khả năng hút nước tốt, vật liệu BC dày 1 cm
có khả năng thấm hút nước nhiều hơn vật liệu có bề dày 0,5 cm. Kết quả này tương tự với kết
quả nghiên cứu một số đặc tính của mạng lưới 3D-nano-cellulose nạp curcumin được sản
xuất từ vi khuẩn Acetobacter xylinum của tác giả Nguyễn Xuân Thành (2018).
Bảng 3. Lượng nước hút được của vật liệu BC- MTC nạp ranitidin
Vật liệu BC nạp Ran dày 0,5 cm (khối
lượng ban đầu 17,81 g)
Vật liệu BC nạp Ran dày 1cm
(khối lượng ban đầu 24,34 g)
1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ
Khối lượng vật
liệu (g)
30,05 36,47 40,13 43,66 44,73 39,12 46,42 50,18 53,12 55,03
Lượng nước
hấp thụ (g)
12,24
±0,03
18,66
±0,02
22,32
±0,01
25,85
±0,06
26,92
±0,02
14,78
±0,05
20,08
±0,01
24,84
±0,02
28,78
±0,04
30,69
±0,01
Tốc độ hút
nước (g/giờ)
12,24
±0,01
9,33
±0,02
7,44
±0,02
6,46
±0,04
5,38
±0,03
14,78
±0,02
11,04
±0,05
8,61
±0,03
7,19
±0,04
6,13
±0,02
2.2.4. Khảo sát tính thông thoáng của vật liệu BC - MTC nạp ranitidin
Kết quả xác định tốc độ bay hơi hơi nước của hệ vật liệu BC nạp ranitidin được nêu
trong Bảng 4.
Ở điều kiện ban đầu có độ ẩm cao, tốc độ nước bay hơi ở các loại vật liệu BC nạp
ranitidin đều chậm. Sau 1 giờ thì tốc độ nước bay hơi ở vật liệu BC dày 0,5 cm là 3,24 ±
0,01 g/giờ và ở vật liệu BC dày 1 cm là 5,58 ± 0,02 g/giờ. Ở thời điểm 2 giờ thì tốc độ
nước bay hơi diễn ra nhanh hơn và sau 3 giờ thì tốc độ nước bay hơi giảm dần. Vật liệu
BC nạp ranitidin bề dày 1 cm có tốc độ nước bay hơi nhanh hơn vật liệu BC bề dày 0,5
cm. Như vậy, vật liệu BC nạp ranitidin có tính thông thoáng tốt. Kết quả này tương tự với
kết quả nghiên cứu một số đặc tính của mạng lưới 3D-nano-cellulose nạp curcumin được
sản xuất từ vi khuẩn Acetobacter xylinum của tác giả Nguyễn Xuân Thành (2018).
734 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Bảng 4. Tốc độ thoát hơi nước của vật liệu BC - MTC nạp ranitidin
Vật liệu BC nạp Ran dày 0,5 cm Vật liệu BC nạp Ran dày 1 cm
1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ
Lượng nước
đã mất (g)
3,24
±0,021
12,45
±0,01
16,80
±0,04
21,56
±0,02
23,14
±0,03
5,58
±0,02
19,64
±0,04
23,16
±0,01
27,64
±0,01
29,20
±0,03
Tốc độ thoát
hơi nước
(g/giờ)
3,24
±0,01
6,22
±0,04
5,60
±0,02
5,39
±0,04
4,62
±0,03
5,58
±0,02
9,82
±0,05
7,72
±0,03
6,91
±0,04
5,84
±0,02
2.2.5. Khảo sát khả năng cản khuẩn của vật liệu BC - MTC nạp ranitidin
Kết quả khảo sát khả năng cản khuẩn của hệ vật liệu BC nạp ranitidin và so sánh với
vải gạc y tế vô trùng trong các điều kiện thử nghiệm (Hình 4 và Hình 5). Khi tiến hành các
thử nghiệm đã thiết kế, quan sát trên bề mặt các bản thạch dinh dưỡng được phủ vật liệu
BC - MTC nạp ranitidin không thấy xuất hiện vi khuẩn và nấm mốc. Quan sát bề mặt các
bản thạch dinh dưỡng được phủ bằng vải gạc vô trùng thấy có nhiều vi khuẩn, nấm mốc
xuất hiện. Như vậy vật liệu BC nạp ranitidin có khả năng cản khuẩn tốt.
4a. Che phủ 1 nửa bản thạch bằng vật liệu BC nạp
ranitidin. 4b. Cấy vi khuẩn trên bề mặt bản thạch và
vật liệu BC đã nạp ranitidin để ở ngoài không khí.
4c. Quan sát bề mặt bản thạch sau 2 ngày, thấy vi
khuẩn, nấm mốc phát triển trên bề mặt vật liệu BC-
Ran. 4d. Lật lớp vật liệu BC- Ran thấy bề mặt bản
thạch phía dưới không có nấm mốc và vi khuẩn xuất
hiện. 4e. Quan sát sau 5 ngày thấy trên bề mặt vật liệu
BC nạp ranitidin có nấm mốc và vi khuẩn xuất hiện
nhiều. 4g. Lật lớp vật liệu BC- Ran thấy bề mặt bản
thạch phía dưới không có nấm mốc, vi khuẩn xuất
hiện.
Hình 4. Khả năng cản khuẩn của vật liệu
BC - MTC nạp ranitidin
5a. Che phủ 1 nửa bản thạch bằng vải gạc y tế vô trùng.
5b. Cấy vi khuẩn lên bề mặt bản thạch và gạc y tế vô
trùng để trong tủ ấm ở nhiệt độ 37oC trong 24 giờ.
5c. Bản thạch được để ở bên ngoài không khí, quan sát
sau 2 ngày thấy trên bề mặt gạc y tế và bản thạch nhiễm
vi khuẩn và nấm mốc. 5d. Quan sát bề mặt bản thạch
bằng cách lật lớp vải gạc lên thấy trên mặt bản thạch có
nhiều vi khuẩn xuất hiện. 5e. Quan sát sau 5 ngày, trên bề
mặt vải gạc y tế có nhiều vi khuẩn và nấm mốc. 5g. Lật
lớp vải gạc lên cho thấy trên bề mặt bản thạch có vi
khuẩn và nấm mốc xuất hiện.
Hình 5. Khả năng cản khuẩn của vải gạc
vô trùng
PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 735
3. KẾT LUẬN
Tạo ra được vật liệu cellulose vi khuẩn với bề dày 0,5 cm và 1 cm từ 3 môi trường: môi
trường chuẩn, môi trường nước dừa già, môi trường nước gạo. Với kích thước 7,7 x 3,7 cm
và 5,7 x 2,7 cm, vật liệu dày 0,5 cm có khả năng hấp thu ranitidin nhiều hơn vật liệu dày 1
cm (p < 0,05). Vật liệu BC sau khi nạp ranitidin có một số đặc tính: có khả năng thấm hút
nước tốt, có độ thông thoáng cao, có khả năng cản khuẩn tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế, 2018. Dược thư quốc gia, Nxb. Hà Nội.
Huỳnh Thị Ngọc Lan, 2010. Nghiên cứu chế tạo màng trị bỏng từ cellulose của Acetobacter
xylinum phối hợp với hoạt chất tái sinh mô từ dầu mù u và tinh dầu tràm. Luận án tiến sĩ, Đại
học Y