Phu Vang District has a big number of poor farmers, especially in the mountain regions.
Eradicating famine and reducing poverty is a big policy of the Party and Government. It is also an important content of the strategy of socio-economical development of Phu Vang District.
In order to implement well the policy and gradually eradicate famine and reduce poverty, the farmers have to change their way of thinking and acting. First, the economic, crop and animal production structures have to be transmuted. The proportion of the services provided should be increased and the production of commodities should be more focused on. Simultaneously, the technical and scientific standards must be improved and technical progress better applied.
6 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đói, nghèo của các nông hộ huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005
NGHIÊN CỨU ĐÓI, NGHÈO CỦA CÁC NÔNG HỘ
HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ
Trịnh Văn Sơn
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
1. Đặt vấn đề:
Trong những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo đã trở thành một phong trào rộng lớn trên khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn. Vì vậy, tỷ lệ đói, nghèo đã giảm xuống rõ rệt, mỗi năm cả nước giảm trên 2%. Tuy nhiên, vấn đề đói, nghèo vẫn còn là một thách thức lớn, đặc biệt là đối với các nông hộ trong khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Huyện Phú Vang là một huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế, chịu ảnh hưởng rất lớn về sự khắc nghiệt của khí hậu thời tiết, của tàn dư chiến tranh để lại. Do vậy, thực trạng đời sống nông dân trong huyện vẫn còn ở mức thấp; tình trạng đói, nghèo vẫn còn khá phổ biến.
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế” sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của huyện.
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở các số liệu điều tra về đời sống, kinh tế, xã hội và tình hình sản xuất của các nông hộ, kết hợp sử dụng các phương pháp thích hợp để nhằm đánh giá đúng thực trạng nghèo, đói; từ đó đề xuất các giải pháp khả thi góp phần thực hiện xóa đói và giảm nghèo.
2. Thực trạng đói, nghèo của các nông hộ huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
Kết quả nghiên cứu về tình trạng đói, nghèo chung của toàn huyện được chỉ ra trên bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình đói nghèo của huyện Phú Vang 2001 - 2003
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh (hộ)
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
02-01
03-02
1. Tổng số hộ toàn Huyện
33.316
100
34.028
100
34.219
100
+712
+191
Trong đó: Hộ đói nghèo
6.159
18,49
5.424
15,94
4.385
12,81
-735
-1039
2. Hộ đói nghèo theo vùng
- Vùng đồng bằng
- Vùng đầm phá
- Vùng ven biển
1.820
2.478
1.861
29,55
40,23
30,22
1.590
2.239
1.595
29,31
41,28
29,41
1.343
1.821
1.221
30,63
41,53
27,84
-230
-239
-266
-247
-418
-319
(Nguồn: Phòng Thống kê Phú Vang)
Năm 2003, toàn huyện còn 12,81% hộ thuộc diện nghèo đói, so với năm 2002 giảm 1.039 hộ. Tuy nhiên, nếu xem xét giữa các vùng, thì tỷ lệ này ở khu vực đồng bằng là 30,63%, Vùng đầm phá 41,53% và Vùng biển 27,84% (năm 2003 tính trên tổng số hộ nghèo đói). Đặc biệt, số hộ nghèo đói giảm nhanh qua các năm.
Số liệu Bảng 2 cho thấy hộ nghèo đói chủ yếu tập trung ở hộ thuần nông (58,38%), hộ dịch vụ hay ngành nghề chiếm một tỷ lệ thấp. Vì thế, trong hướng phát triển để từng bước xóa đói, giảm nghèo là cần phải thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành nghề, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.
Bảng 2: Cơ cấu hộ đói, nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội - năm 2003
Chỉ tiêu
Tổng số
Trong đó
Hộ nghèo
Hộ đói
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Tổng hộ nghèo, đói ở Huyện
4.385
100
3.530
80,50
855
19,50
1.Phân theo loại hình kinh tế
Hộ thuần nông
Hộ nông kiêm ngành nghề
Hộ thuần ngư
Hộ ngành nghề, dịch vụ
Hộ khác
2.560
680
510
457
178
58,38
15,50
11,63
10,42
4,07
2.120
500
380
400
130
60,05
14,16
10,76
11,33
3,70
440
180
130
57
48
51,46
21,05
15,20
6,66
5,63
2. Phân theo đối tượng xã hội
Hộ gia đình chính sách
Hộ hưu trí và mất sức
Hộ già cả, neo đơn
Hộ đối tượng khác
239
19
449
3.678
5,46
0,44
10,23
83,87
200
15
350
2965
5,66
0,44
9,91
83,99
39
4
99
713
4,56
0,46
11,58
83,40
Kết quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ, được phản ánh trên số liệu Bảng 3:
Bảng 3: Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo, đói năm 2003 - theo ngành nghề
(Tính bình quân trên hộ) DDVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Vùng Đ. bằng
Vùng đầm phá
Vùng ven biển
Bình quân
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Tổng thu bình quân/hộ
11.278
100
10.471
100
9.621
100
10.456
100
1.Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
9.890
7.457
2.433
87,7
75,4
24,6
8.241
6.032
2.209
78,7
73,2
26,8
4.762
3.290
1.472
49,5
69,1
30,9
7.631
5.593
2.038
72,9
73,3
26,7
2. Nuôi trồng thuỷ sản
0
0
366
3,5
2.020
21,0
796
7,6
3. Sản xuất lâm nghiệp
0
0
356
3,4
358
5,6
298
2,9
4. Ngành nghề, dịch vụ
428
3,8
303
2,9
452
4,7
394
3,8
5. Từ hoạt động khác
960
8,5
1.205
11,5
2.029
19,2
1.337
12,8
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2003)
Trong cơ cấu tổng thu của các nông hộ nghèo, đói chủ yếu cho thấy nguồn thu chính là từ sản xuất nông nghiệp, mà trong đó chủ yếu từ sàn xuất trồng trọt; tổng thu từ ngành nghề dịch vụ chiếm một tỷ trọng quá thấp. Điều đó cũng có thể nói một trong những nguyên nhân nghèo đói là chưa thoát ra khỏi thế thuần nông, vấn đề này đòi hỏi cần có chính sách và giải pháp để đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm.
Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của một số cây, con chủ yếu của các nông hộ đói, nghèo(2003)
Chỉ tiêu
ĐVT
Cây trồng chính tính 1ha
Gia súc (Bq hộ)
Lúa
Lạc
Rau
Khoai
Lợn
Gia cầm
1.Tổng giá trị sản xuất (GO)
2. Chi phí trung gian (IC)
3.Giá trị gia tăng (VA)
1000 đ
“
“
4.318
3.022
1.296
5.115
2.025
3.090
11.591
3.956
7.635
2.224
1.281
943
859
573
286
389
119
270
4. VA/IC
5. GO/IC
lần
“
0,43
1,43
1,53
2,53
1,93
2,93
0,74
1,74
0,50
1,50
2,26
3,26
(Nguồn: Số liệu điều tra 2003)
Số liệu điều tra về hiệu quả kinh tế của một số cây trồng, con gia súc chính (Bảng 4) của các nông hộ nghèo đói là rất thấp. Cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu về 0,43 đồng giá trị gia tăng và 1,43 đồng giá trị tổng sản xuất (cây lúa).
Bảng 5, chỉ rõ rằng trong cơ cấu thu nhập của nông hộ đói, nghèo các vùng, nếu tính bình quân chung thì thu nhập từ trồng trọt chiếm 48,70%; riêng đối với ngành nghề, dịch vụ chỉ chiếm 1 tỷ trọng quá nhỏ (6,10%). Điều này cũng cho thấy rõ thêm, nguồn thu chủ yếu của các nông hộ là từ sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là từ trồng trọt.
Bảng 5: Cơ cấu thu nhập của các nông hộ đói, nghèo năm 2003
Chỉ tiêu
Đồng bằng
Đầm phá
Ven biển
Bình quân
1.Thu nhập BQ lao động/tháng (1000đ)
181,63
187,14
183,65
184,32
2.Thu nhập BQ khẩu/tháng (1000 đ)
76,90
72,44
64,26
70,74
3.Cơ cấu thu nhập (%)
Thu từ trồng trọt
Thu từ chăn nuôi
Từ lâm nghiệp
Từ nuôi trồng thuỷ sản
Từ ngành nghề, dịch vụ
- Từ nguồn khác
100,00
61,80
22,00
0
0
5,90
10,30
100,00
53,90
21,40
4,00
8,50
4,20
8,00
100,00
30,60.
18,60
5,00
22,20
8,10
15,50
100,00
48,70
20,70
4,50
15,10
6,10
11,03
Để thấy được khả năng tích lũy của các nông hộ này, chúng ta có thể xem xét về chi tiêu của các nông hộ nghèo đói, số liệu được phản ánh trên Bảng 6.
Bảng 6: Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ đói, nghèo (năm 2003)
Chỉ tiêu
ĐVT
Hộ đói, nghèo
Hộ trung bình
Hộ khá, giàu
1. Thu nhập BQ hộ /tháng
1000đ
462,65
675,23
1.353,89
2. Chi tiêu BQ hộ/tháng
1000đ
624,54
594,00
999,75
3. Chi tiêu BQ khẩu/tháng
1000đ
95,50
110,00
215,00
4. Tích luỹ BQ hộ/tháng
1000đ
-161,92
81,23
354,14
5. Cơ cấu chi tiêu
Chi cho ăn uống
Chi cho sinh hoạt
Chi cho giáo dục, văn hóa
Chi cho y tế
Chi khác
%
%
%
%
%
%
100,00
80,80
8,20
2,50
4,50
4,00
100,00
69,20
12,50
6,30
2,60
9,40
100,00
59,10
18,70
10,50
1,40
10,30
Chi tiêu chủ yếu của nhóm hộ đói, nghèo tập trung chủ yếu cho nhu cầu ăn uống (80,80%), trong khi đó chi cho văn hóa, giáo dục lại quá thấp (2,50%); ngược lại nhóm hộ khá, giàu chi cho ăn uống 59,10% và cho văn hóa, giáo dục đến 10,50%. Điều này đã thể hiện, những hộ đói, nghèo vừa đói nghèo về vật chất, vừa nghèo cả văn hóa, giáo dục.
3. Một số giải pháp chủ yếu góp phần xóa đói, giảm nghèo:
Xuất phát từ thực trạng của các nông hộ đói, nghèo đã được phân tích ở trên, chúng tôi xin đề xuất 1 số giải pháp nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Vang:
- Cần có kế hoạch để khai thác các tiềm năng và thế mạnh của huyện, đặc biệt là thế mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; thực hiện tốt các chính sách thuế, đất đai... giúp đỡ hộ nghèo
- Huy động tối đa các nguồn vốn từ Nhà nước, từ ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho các nông hộ nghèo đói vay.
- Huyện và các ban ngành cần có chính sách hỗ trợ và đào tạo, nâng cao trình độ và sự hiểu biết cho các nông hộ nghèo đói để họ có khả năng kinh doanh có hiệu quả.
- Tăng cường công tác văn hóa, giáo dục và y tế; xây dựng mới các trường học, bệnh viện và huy động con em đến trường, miễn giảm các khoản phí cho hộ nghèo.
- Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội nông thôn, mở rộng mạng lưới giao thông, thông tin, điện và nước, các công trình thủy lợi, thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Bằng các hoạt động (thông qua truyền hình, cổ động, vận động..) để thu hút sự đóng góp theo tinh thần "lá lành đùm lá rách" của mọi tầng lớp nhằm giúp đỡ hộ nghèo, đói.
4. Kết luận:
Đối với huyện Phú Vang, số hộ nghèo, đói trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay vẫn còn chiếm 1 tỷ lệ khá lớn, đặc biệt là vùng đầm phá. Xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của huyện.
Nguyên nhân đói, nghèo chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân về vốn, về tri thức và một số nguyên nhân khác như cơ sở hạ tầng nông thôn còn quá yếu kém, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt cơ cấu về nông - lâm - ngư và cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Để thực hiện tốt và từng bước tiến tới xóa đói, giảm nghèo; vấn đề quan trọng là ngoài những nỗ lực của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đòi hỏi các nông hộ phải thay đổi cách nghĩ, cách làm. Trước hết, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng tỷ trọng ngành nghề, dịch vụ; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật; áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo 3 năm (1996-1999). Tạp chí con số và sự kiện, số 5 - Bộ LĐTB&XH
Các tài liệu liên quan đói nghèo huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế
Đánh giá sự nghèo đói và chiến lược đói nghèo - Nghiên cứu kinh tế số 9 - Ngân hàng Thế giới (1995)
Nguyễn Văn Vượng. Thực trạng nghèo, đói ở Huyện Phú Vang,. Đề tài cấp Bộ (2004)
Vâïn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay - NXB Chính trị quốc gia (1997)
A STUDY OF THE STATE OF FAMINE AND POVERTY OF THE FARMING HOUSEHOLDS IN PHU VANG DISTRICT
OF THUA THIEN-HUE PROVINCE
Trịnh Văn Sơn
College of Economics, Hue University
SUMMARY
Phu Vang District has a big number of poor farmers, especially in the mountain regions.
Eradicating famine and reducing poverty is a big policy of the Party and Government. It is also an important content of the strategy of socio-economical development of Phu Vang District.
In order to implement well the policy and gradually eradicate famine and reduce poverty, the farmers have to change their way of thinking and acting. First, the economic, crop and animal production structures have to be transmuted. The proportion of the services provided should be increased and the production of commodities should be more focused on. Simultaneously, the technical and scientific standards must be improved and technical progress better applied.