Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm lâu đời và sản lượng tạo ra từ
nghề này đã và đang mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản,
đến năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 3 triệu tấn và xuất khẩu thủy
sản đã đạt mức 6,118 tỷ USD, trong đó tôm sú xuất khẩu 1,43 tỷ USD, chiếm 59,7%; năm
2012, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam là 657.523 ha, sản lượng 476.424 tấn;
tăng 0,2% về diện tích nhưng giảm 3,9% sản lượng so với năm 2011.[19]
Bên cạnh những thành quả đạt được, nghề nuôi tôm Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Đầu tư ban đầu cho nghề nuôi tôm là rất lớn, nhưng người dân cũng gặp phải
không ít rủi ro do bệnh dịch làm chết tôm hàng loạt, chất lượng và số lượng sản phẩm đạt
được thấp, gây tổn thất lớn cho người dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là:
Một là, do người nuôi chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng nhiều loại thuốc, hóa chất
làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kháng dịch bệnh và khả năng hấp thu của tôm, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch.
3 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải
thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi
tôm huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
Lê Thị Thanh Thủy
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Mã số 60 44 03 01
Người hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn; PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Khoa học Môi trường; Môi trường; Nam Định; Hải Hậu; Môi trường nước;
nuôi tôm.
Content
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm lâu đời và sản lượng tạo ra từ
nghề này đã và đang mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản,
đến năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 3 triệu tấn và xuất khẩu thủy
sản đã đạt mức 6,118 tỷ USD, trong đó tôm sú xuất khẩu 1,43 tỷ USD, chiếm 59,7%; năm
2012, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam là 657.523 ha, sản lượng 476.424 tấn;
tăng 0,2% về diện tích nhưng giảm 3,9% sản lượng so với năm 2011.[19]
Bên cạnh những thành quả đạt được, nghề nuôi tôm Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Đầu tư ban đầu cho nghề nuôi tôm là rất lớn, nhưng người dân cũng gặp phải
không ít rủi ro do bệnh dịch làm chết tôm hàng loạt, chất lượng và số lượng sản phẩm đạt
được thấp, gây tổn thất lớn cho người dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là:
Một là, do người nuôi chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng nhiều loại thuốc, hóa chất
làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kháng dịch bệnh và khả năng hấp thu của tôm, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch.
Hai là, việc gia tăng diện tích nuôi do sự phát triển không đồng bộ và tự phát, các ao
nuôi tôm truyền thống đã dần chuyển đổi thành ao nuôi công nghiệp. Mặt khác, hệ thống cấp
và thoát nước cho các vùng nuôi tôm vẫn chưa được quy hoạch rõ ràng, không phân biệt được
kênh nước sạch, kênh thải. Chính vì vậy, lượng chất thải từ các ao nuôi được thải ra ngoài
môi trường sau mỗi vụ nuôi ngày càng tăng, làm cho môi trường nước ngày càng ô nhiễm
nặng, dịch bệnh xảy ra và lây lan khó kiểm soát.
Theo Tổng cục Thủy sản nhận định, dịch bệnh xảy ra trầm trọng trên diện rộng là
nguyên nhân chính khiến hiệu quả sản xuất năm 2012 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2012,
Việt Nam có khoảng 100.776ha diện tích tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh (trong đó tôm
sú là 91.174ha). Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi tôm là 655.255 ha, trong đó diện tích nuôi
tôm sú là 589.605 ha, tôm chân trắng là 65.620 ha. Sản lượng thu hoạch tôm là 516.378 tấn,
trong đó sản lượng tôm sú là 239.239 tấn, tôm chân trắng 277.139 tấn.[19]
Trong mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường, mầm bệnh và tôm, yếu tố môi trường
giữ vai trò hết sức quan trọng, gây tác động lên mối quan hệ giữa tôm và mầm bệnh. Do vậy,
việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển bền vững cho các vùng
nuôi tôm là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Với tính cấp bách của vấn đề ô nhiễm môi trường, đề tài đã tiến hành nhiều đợt khảo sát
để nhằm “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước
vùng nuôi tôm huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bô ̣Khoa hoc̣ Công nghê ̣ (2013), Báo cáo năm 2013 Đề tài Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ tiên tiến, phù hợp xử lý suy thoái môi trường nước nhằm sử dụng bền vững
tài nguyên cho các vùng nuôi tôm các tỉnh ven biển Bắc Bộ và vùng nuôi cá tra ở đồng
bằng sông Cửu Long.
2. Lê Văn Căn (1978), Giáo trình Nông hóa, NXB Nông nghiệp.
3. Đặng Thị Lan (2013), Nghiên cứu phân tích, xác định nhu cầu nước cho nuôi tôm ven
biển Bắc Bộ, Viện Môi trường Nông nghiệp.
4. Ong Thị Kim Ngân (2012), Thị trường tôm thế giới tổng quan 2012 & dự báo 2013,
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam.
5. Nguyễn Minh Phương (2014), Nghiên cứu một số tính chất môi trường đất, nước
trong hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định. Luận văn thạc sĩ môi
trường, Học viện Nông nghiệp Hà Nội.
6. Đặng Xuân Hiển (2009), Bài Giảng xử lí nước thải, Viện khoa học công nghệ và môi
trường.
7. Ngô Văn Quyền (2009), Giáo trình môi trường – Bệnh động vật thủy sản, Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.
8. Trần Anh Quân (2007), Nghiên cứu sự tích lũy một số kim loại nặng trong nước và
trầm tích tại một số đầm nuôi tôm vùng ven biển tỉnh Thái Bình, Luận văn tốt nghiệp
đại học Thổ nhưỡng, Trường Đaị hoc̣ Khoa hoc̣ Tư ̣nhiên Hà Nôị.
9. Sở Nông nghiêp̣ và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Điṇh (2013), Báo cáo tổng kết năm
2013 của chi cục thủy sản huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
10. Lê Mạnh Tân (2006), “Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới chất lượng nước vùng
nuôi tôm huyêṇ Cần Giờ” , Tạp chí Phát triển Khoa hoc̣ và Công nghê ̣ , tập 9(4),tr.8-
12.
11. Nguyễn Ngọc Tuấn và Lê Ngọc Chung (2006), “Xác định hàm lượng Fe và Co trong
các mẫu đất, mẫu lá, và mẫu mủ cao su tại công ty cao su Đồng Nai”, Tạp chí phân
tích hóa, lý và sinh học 2006, tập 11(3),tr.61-74.
12. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
13. Lê Thị Thủy, Phạm Quang Hà (2008), “Đánh giá thực trạng Cu, Pb, Zn, Cd trong đất
nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002-2007”, Khoa học đất 2008, tâp̣ 29, tr.74-94.
14. Andrew, R.W., Bieslnger, K.E., Glas, G.E. (1977), Effects of inorganic complexing on
the toxicity of copper to Daphniamagna. Water Res, University of California.
15. Boyd, J.H. (2003), Shrimp Farming in Asia – Pacific, Enviromental and Trade Issues
and Regional Cooperators.
16. J Honculada Primarea (1994), Enviromental Effects of Shrimp Farming, Enviromental
and Trade Issues and Regional Cooperators.
17. University of California, Los Angeles, P.O. Box 951772, CA 90095, USA (2005),
Environmental Science and Engineering Program.
18. Waste production in aquaculture (1992), Aquaculture and the Enviroment, 56-
Pacific,1990.
19.
truong-c29.tsvn
20. https://sites.google.com/site/moitruongthuysan/home
21.