Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa và cấu trúc của polysaccharide tách chế từ nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus (Berk. Et Curt.) Teng)

Hoạt tính kháng oxy hóa củ po y cc r c c ế nấm T ượng hoàng (Phellinus linteus (Berk. et Curt.) Teng) đã được nghiên cứu. PS sau khi chiết xuất và tinh chế được hòa tan lạ vào nước và được kết tủa lần ượt trong ethanol 32o, 48o và 68o, thu được c c p ân đoạn ương ứng là - , - , - oạ n ng oxy củ cao PS, PS-E32, PS-E48, PS- , c o no và c o nước được đ n g o khả năng cho electron và ả năng g c do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Kết quả cho thấy, so với curcumin, hoạt tính kháng oxy hóa o cơ c ế cho electron của PS chiết xuất t nấm T ượng hoàng thấp ơn, n ưng hoạt tính thể hiện qua b t g c t do DPPH thì cao ơn Kết quả khảo sát cấ r c po y cc r rong p ân đoạn no oxác nhận PSE48được tạo thành t D-mannose, D-glucose, D-xylose, D-galactose, D-arabinose với tỷ lệ mo ương ứng là 1,00: 0,29: 0,12: 0,08: 0,06. PS-E48 c ng c n à m nn n, chứ c ủ yế à n ế 1 6-D-mannoside, mạch nhánh có chứa các liên kết 1 6-D-glucoside và 1 6-D-galactoside.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa và cấu trúc của polysaccharide tách chế từ nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus (Berk. Et Curt.) Teng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 67 NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA Ấ CỦA POLYSACCHARIDE NẤM ƢỢNG HOÀNG (Phellinus linteus (Berk. Et Curt.) Teng) Trần Thị ăn hi*, Lê Lâm Sơn, Trần ăn Khoa, Hồ Minh Tùng Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế * Email: tranthivanthi@gmail.com TÓM TẮT Hoạt tính kháng oxy hóa củ po y cc r c c ế nấm T ượng hoàng (Phellinus linteus (Berk. et Curt.) Teng) đã được nghiên cứu. PS sau khi chiết xuất và tinh chế được hòa tan lạ vào nước và được kết tủa lần ượt trong ethanol 32o, 48o và 68o, thu được c c p ân đoạn ương ứng là - , - , - oạ n ng oxy củ cao PS, PS-E32, PS-E48, PS- , c o no và c o nước được đ n g o khả năng cho electron và ả năng g c do 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH). Kết quả cho thấy, so với curcumin, hoạt tính kháng oxy hóa o cơ c ế cho electron của PS chiết xuất t nấm T ượng hoàng thấp ơn, n ưng hoạt tính thể hiện qua b t g c t do DPPH thì cao ơn Kết quả khảo sát cấ r c po y cc r rong p ân đoạn no oxác nhận PS- E48được tạo thành t D-mannose, D-glucose, D-xylose, D-galactose, D-arabinose với tỷ lệ mo ương ứng là 1,00: 0,29: 0,12: 0,08: 0,06. PS-E48 c ng c n à m nn n, chứ c ủ yế à n ế 1 6-D-mannoside, mạch nhánh có chứa các liên kết 1 6-D-glucoside và 1 6-D-galactoside. Từ khóa:cấu trúc polysaccharide,hoạt tính kháng oxy hóa,Phellinus lintues. 1. MỞ ĐẦU Nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus(Berk. et Curt.) Teng) là loài nấm gỗ tự nhiên, hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt do có nhiều hoạt tính sinh họcquý, hứa hẹn vượt trội hơn cả các loài Linh chi: kháng khối u, ức chế tế bào ung thư, tăng cường kháng thể, kháng oxyhóa [1-10].Ngày nay, người ta đãphân lập giống, thuần dưỡng và nuôi trồng thành công. Hiện nay, nấm được trồng tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và bước đầu đã được trồng ở Việt Nam.Cùng một loài nhưng được nuôi trồng trong điều kiện khác nhau,thành phần và hàm lượng các hoạt chất trong nấm có thể thay đổi. Do đó, các mẫu nấm Thượng hoàng có nguồn gốc khác nhau có thểcó hoạt tính sinh học khác nhau. Polysaccharide (PS) là thành phần hoạt chấtquan trọng trong nấm Thượng hoàng. PS là các polymer thiên nhiên có cấu trúcđa dạng, phức tạp và đã được nghiên cứu rộng rãi trong y học do các hoạt tính sinh học đa dạng của Nghiên cứu hoạ n ng r của polysaccharide ế n m T ượng ng 68 chúng [11].Trong bài báo này, chúng tôi thông báo những kết quả khảo sát đầu tiên về hoạt tính kháng oxy hóa của cao ethanol, cao nước, cao polysaccharide, đồng thời ác đ nh cấu trúc của polysaccharide trong cao phân đoạn ethanol 48otừ mẫu nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus(Berk. et Curt.) Teng) trồng tại miền NamViệt Nam. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ P ƢƠNG P P NG ÊN ỨU 2.1. Nguyên liệu - Nấm Thượng hoàng được mua từ trang trại sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minhở dạng quả thể đã sấy khô và đóng gói theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Tên loài đã được nhà cung cấp giống và nhà sản xuất xác nhận là Phellinus linteus(Berk. et Curt.) Teng. - Nấm Đùi gà (Pleurotus eryngii): gồm mẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc và mẫu được trồng tại Đà Lạt. 2.2. Chiết xuất cao ethanol, cao nƣớc, cao PS, tinh chế PS và phân đoạn - Chiết xuất cao ethanol và cao nước: Mẫu các loài nấm đượcxay nhỏ,ngâm chiết với ethanol (EtOH) 96 o trong hai tuần để tách loại các hợp chất tan trong ethanol, cô đuổi dung môi, thu được cao ethanol. Sau đó, mẫu tiếp tục được chiết bằng nước ở 100oC trong 4 giờ. Quá trình chiết được lặp đi lặp lại cho đến khi d ch chiết cuốikhông còn polysaccharide (đ nh tính bằng phenol-acid sulfuric [12]).Cô loạidung môi, thu được cao nước. - Tách chiết và tinh chế cao polysaccharide (PS): Hòa tan với nước cất vùa đủ, kết tủa với ethanol96o theo tỷ lệ 1:5 (v/v), để qua đêm ở-4oC rồi tiến hành ly tâm thu lấy PS thô. PS thô được tinh chế bằng phương pháp chiết với hỗn hợp thuốc thử Sevage (CHCl3:BuOH = 4:1, v/v) trong 30 phút để loại protein tự do.Quá trình tinh chế loại protein này được lặp lại năm lần đến khi khối lượng cao thu được gần như không đổi. Sau khi ly tâm, phần tủa lần lượt được rửa sạch với ethanol tuyệt đối và acetone trước khi sấy khô, thu được cao PSđãtinh chế. - Phân đoạn PS: Hòa tan polysaccharide (PS) đã tinh chế vào nước cất vừa đủ, kết tủa lại bằng ethanol 960 với các tỷ lệ thể tích d ch nước:ethanol là 1:0,5, 1:1, 1:2,5 tương ứng với nồng độ ethanol khác nhau 32o, 48o, 68o để có các phân đoạn polysaccharide khác nhau, ký hiệu lần lượt là PS-E32, PS-E48, PS-E68. 2.3. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa 2.3.1. Xác đ nh khả năng cho eletron theo lực kháng oxy hoá tổng (total antioxydant capacity) trong mô hình phosphomolybdenum Lực kháng oxy hoá tổng của các cao ethanol, cao nước, cao PS và các phân đoạn PS-E32, PS- E48, PS-E68 tách chiết từ nấm Thượng hoàng được đánh giá theo phương pháp phosphomolybdenum của Prieto [2]. Phương pháp này dựa trên sự khử Mo (VI) về Mo (V) bởi các hợp chất có khả năng kháng oxy hóa trong môi trường acid, tạo thành phức phosphate/Mo TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 69 (V) có màu xanh lá cây. Lấy 0,3 mL d ch mẫu khảo sát, thêm vào 3 mL dung d ch thuốc thử (0,6 M acid sulfuric, 28 mM sodium phosphate và 4 mM ammoni molybdate), đậy kín và ủ ở 95 oC trong 90 phút. Sau đó, mẫu được làm lạnh về nhiệt độ phòng. Độ hấp thụ của dung d ch sau phản ứng được đo ở bước sóng 695 nm trên máy quét phổ tử ngoại - khả kiến UV-Vis DR Jacos V630.Trong mẫu trắng, dung d ch cần phân tích được thay bằng nước cất. Lực kháng oxy hoá tổng được biểu diễn theo độ hấp thụ của mẫu, độ hấp thụ càng lớn thì lực kháng oxy hóa tổng càng cao. 2.3.2. Đánh giá lực kháng o y hóa qua khả năng bắt gốc tự do DPP Dựa vào khả năng các chất kháng hóa chuyển hóa gốc tự do 1,1-diphenyl-2- picrylhydrazyl (DPPH) thành sản phẩm phân tử làm cho dung d ch chuyển từ màu tím sang vàng. Pha dung d ch DPPH nồng độ 100 µM trong methanol ngay trước khi dùng. Hỗn hợp phản ứng có thể tích 3000 µL, gồm 1500 µL mẫu khảo sát ở các nồng độ 100 µg/mL; 20 µg/mL; 4 µg/mL; 0,8 µg/mL và 1500 µL dung d ch DPPH nồng độ 100 µM. Các hỗn hợp phản ứng được lắc trong 1 phút và ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút, rồi tiến hành đo quang ở bước sóng 517 nm [9]. Công thức tính: SADPPH (%) = [(AC –AS)/AC] x 100 Trong đó: SA DPPH (%): tác dụng bắt gốc tự do (Scavenging Activity) DPPH của mẫu. AS : mật độ quang của mẫu khảo sát AC: mật độ quang của mẫu trắng Tất cả thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Tác dụng bắt gốc tự do được đánh giá qua giá tr IC50.Mẫu nấm Đùi gà (Pleurotus eryngii) gồm mẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc và mẫu được trồng tại Đà Lạt cũng được khảo sát để so sánh. 2.3.3. Xác đ nh cấu trúc polysaccharide - Methyl hóa: Cân 30 mg mẫu hòa tan trong 2 mL dimethyl sulfoxide (DMSO) cho vào bình cầu hai cổ có lắp hệ thống hồi lưu, khuấy từ trong 3 giờ. Sau đó thêm 30 mg NaO tiếp tục khuấy từ trong 10 phút, làm lạnh ở 50C, thêm tiếp 17 mL (CH3)2SO4 vào và tiếp tục khuấy trong 16 giờ. Chiết PS đã methyl hóa bằng hốn hợp CHCl3: H2O= 2:1 (v/v). - Thủy phân: Lấy 5 mg mẫu PS đã methyl hóa thủy phân với 3-4 mL dung d ch acid CF3COOH 4M tại 120 o C trong 2 giờ. Sau đó, hỗn hợp được làm mát về nhiệt độ phòng, rửa bằng CH3OH và làm khô bằng khí N2. - Khử hóa: Thêm 4 mL NaBH4 0,25M pha trong dung d ch NH4OH1Mvào mẫu sau khi thủy phân, giữ ở nhiệt độ phòng trong 30 phút. Sau đó thêm 5 mL dung d chacidCH3COOH 10% trong CH3OH vào để trung hoà lượng NaBH4 dư. ỗn hợp được thổi khô bằng dòng khí N2. Nghiên cứu hoạ n ng r của polysaccharide ế n m T ượng ng 70 - Acetyl hóa: sản phẩm đã b khử hóa được acetyl hóa với 1 mL hỗn hợp (CH3CO)2O: C5H5N (pyridine) = 1:2 (v/v) tại 100 o C trong 2 giờ. Để nguội hỗn hợp, thêm 5 mL CH3OHvàlàm khô bằng dòng N2. Chiết sản phẩm đã acetyl hóa bằng ethyl acetate [13]. Mẫu được phân tích trên thiết b sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS Agilent 7890A sử dụng cột tách HP-5MS (30 m x 0,25 mm x 0,25µm), khí mang He với tốc độ dòng 1 mL/phút. Chương trình nhiệt độ: từ 120 0C nâng nhiệt độ lên đến 150 0C với tốc độ 10 0C/phút, tiếp tục nâng nhiệt độ lên đến 220 0C với tốc độ 3 0C/phút, sau đó nâng nhiệt độ đến 280 0C với tốc độ 10 0 C/phút. Detector MS sử dụng nguồn ion hóa EI, nhiệt độ nguồn ở 230 0C, với chế độ phân tích scan. 3. K T QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khả năng kháng oxy hóa của poly accha i e tách chiết t nấm hƣợng hoàng 3.1.1. Khả năng cho electron theo lực kháng oxy hóa tổng trong mô hình phosphomolybdenum Kết quả ác đ nh lực kháng oxy hoá tổng của cao PS được trình bày trong hình 1. Hình 1. Lực kháng oxy hóa tổng của cao PS các mẫu nấmvà curcumin Từ hình 1, cho thấy lực kháng oxy hóa tổng của cao PS chiết từ các mẫu nấm đều tăng theo chiều tăng nồng độ khảo sát. Trong phương pháp ác đ nh khả năng cho electron thông qua lực kháng oxy hóa tổng theo mô hình này, so với curcumin-một loại dược liệu có hoạt tính kháng o y hóa tốt thì PS nấm Thượng hoàng có lực kháng o y hóa tổng thấp hơn. Tuy nhiên so với mẫu nấm thực phẩm như nấm Đùi gà (Pleurotus eryngii) từ Trung Quốc và nấm Đùi gà (Pleurotus eryngii) trồng tại Việt 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 Độ hấp thụ (A) Nấm Thượng hoàng Nấm Đùi gà Việt Nam Nấm Đùi gà Trung Quốc Curcumine Nồng độ (µg/mL) TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 71 Namthì PS nấm Thượng hoàng có lực kháng oxy hóa tổng cao hơn rất nhiều, đặc biệt là ở nồng độ cao. 3.1.2. Khả năng bắt gốc tự do DPP hả năng bắt gốc tự do DPP của cao PS nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus) được đánh giá qua tỷ lệ bắt gốc tự do DPPH và giá tr C50, kết quả trình bày tại hình 2. . Tỷ lệ phần trăm bắt gốc tự do và giá tr C50của cao PS các mẫu nấm và curcumin Số liệu từ hình 2 cho thấy, tỷ lệ bắt gốc tự do DPPH của cao PS từ nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus) tăng khi tăng nồng độ, tuy nhiên ở nồng độ thấp thì sự biến đổi là không đáng kể. Giá tr C50của cao PS từ nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus) không nhữngthấp hơn so với các cao PS từ nấm Đùi gà (Pleurotus eryngii) từ Trung Quốc và Việt Nam mà còn thấp hơn hẳn so với curcumin. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy tiềm năng ứng dụng làm dược liệu của nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus). Cho đến nay, chúng tôi chỉ tìm được công bố [1] sử dụng phương pháp DPP để xác đ nh khả năng bắt gốc tự do của polysaccharide trong nấm Thượng hoàng với EC50 là 7,11 mg/mL so với chất chuẩn acid ascorbic cho tín hiệu hoạt động tốt tại EC50 có giá tr nồng độ 1,64 mg/ mL. Như vậy, kết quả khảo sát của chúng tôi theo mô hình phosphomolybdenum và kết quả khảo sát theo mô hình DPPH của công trình [1] đều cho kết quả đáng khích lệ về khả năng hoạt động kháng oxy hóa của polysaccharide từ nấm Thượng hoàng(Phellinus linteus). 3.1.3. Khả năng kháng o y hóa của các cao PS phân đoạn Kết quả ác đ nh lực kháng oxy hoá tổng của các cao phân đoạn polysaccharide được thể hiện trên hình 3. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0.8 4 20 100 IC50 % Nấm Thượng hoàng Nấm Đùi gà Việt Nam Nấm Đùi gà Trung Quốc Curcumine Nồng độ (µg/mL) Nghiên cứu hoạ n ng r của polysaccharide ế n m T ượng ng 72 Hình 3.Lực kháng oxy hóa tổng của các phân đoạn cao PS, cao Pl-E và cao Pl-W tại các nồng độ khác nhau. Từ kết quả ở hình 3cho thấy rằng, hoạt tính kháng oxy hóa của các phân đoạn đều tăng theo nồng độ. Hoạt tính kháng oxy hóa của cao ethanol (Pl-E) và cao nước (Pl-W)luôn luôn cao hơn các cao phân đoạn PS, trong đó lực kháng oxy hóa mạnh nhất là cao ethanolvà sau đó là cao nước. Từ kết quả này chúng tôi cho rằng, cao ethanol chứa nhiều các hợp chất có khả năng kháng oxy mạnh như các hợp chất phenolic, flavonoid, cao nước không những chứa polysaccharide mà còn chứa một lượng các chất kháng oxy hóa mạnh khác, chúng đã đóng góp một phần trong hoạt tính kháng oxy hóa này. . . ấ t c của poly accha i e t ong phân đoạn PS-E48 Dựa vào sắc ký đồ GC-MS, chúng tôi ác đ nh được các dẫn xuất monosaccharide. Thông số của các dẫn xuất monosaccharide được chỉ ra trong bảng 1 và 2. Bảng 1. Các dẫn xuất mononsaccharide của PS-E48 thể hiện trên sắc đồ GC-MS Hợp chất Thời gian lƣ (phút) Diện tích peak Loại liên kết của monosaccharide trong PS 1,3,4,6-tetra-O-acetyl-2,5-di-O-methyl- D-mannitol 11,092 2936700 1 3,6- D-mannofuranoside 1,5,6-tri-O-acetyl-2,3,4-tri-O-methyl- D-glucitol 25,173 1202748 1 6- D-glucopyranoside 5,6-di-O-acetyl-2,3,4-tri-O-methyl- D-mannonitrile 23,652 756432 1 6- D-mannopyranoside 2,3,4-tri-O-methyl-D-xylopyranose 22,551 496907 -D-xylopyranoside 1,5,6-tri–O-acetyl-2,3,4-tri-O-methyl-D- galactitol 24,237 436343 1 6- D-galactopyranoside 2,3,4,6-tetra-O-methyl- D-mannopyranose 21,644 353855 1-D-mannopyranoside TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 73 2,3,4,5-tetra-O-acetyl- D-arabinononitrile 27,600 282635 1 2,3,4- D-arabinopyranoside Hoặc 1 2,3,5- D-arabinofuranoside Từ kết quả phân tích các dẫn xuất của monosaccharide bằng GC-MC cho thấy thành phần monosaccharide có trong PS-E48 của nấm Thượng hoàng gồm D-mannose, D-galactose, D-glucose, D-xylose và D-arabinose. Liên kết 1 6 glycoside chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ bảng 1, chúng tôi ác đ nh được tỷ lệ thành phần các monosaccharide trong PS-E48, số liệu được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Tỷ lệ thành phần các monosaccharide của PS-E48 Thành phần Tỷ lệ mol Tỷ lệ (%) D-mannose 1,00 62,59 D-glucose 0,29 18,60 D-xylose 0,12 7,68 D-galactose 0,08 6,74 D-arabinose 0,06 4,37 Số liệu từ bảng 1 và 2 cho thấy, thành phần chính của polysaccharide trong PS-E48 của nấm Thương hoàng là D-mannose với bộ khung chính của PS-E48 là mannan, theo tỷ lệ D- mannose: D-glucose: D-xylose: D-galactose: D-arabinose = 1: 0,29: 0,12: 0,08: 0,06. Mạch chính chứa chủ yếu là liên kết 1 6-D-mannoside, các mạch nhánh chứa liên kết chủ yếu là 1 6-D-glucoside và 1 6-D-galactoside. Nghiên cứu của Juan-Juan Pei và cộng sự [13] đã tách được polysaccharide (PL-N1) từ nấm Thượng hoàng ở dạng sợi (hay dạng tơ chưa hình thành quả thể được trồng trong môi trường nhân tạo), PL-N1 sau khi phân tích có thành phần monosacharide là arabinose, xylose, glucose và galactose với tỷ lệ: 4,0: 6,7: 1,3: 1,0. Bộ khung PL-N1 là liên kết (1 4)- -D-xylopyranoside. Theo tác giả John R. Baker, lấy d ch chiết nước nấm Thượng hoàng phân đoạn bằng (NH4)2SO4, thẩm tách, qua cột DEAE-trisacryl (20 cm x20 cm) thì polysaccharide có cấu trúc bộ khung chính là glucomannan, liên kết -(1 3)- mannopyranoside là liên kết trong mạch chính và liên kết trong mạch nhánh là liên kết (1 6). 4. K T LUẬN Trong nghiên cứu này, khả năng kháng o y hóa của cao polysaccharide tách chiết từ nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus) trồng tại Việt Nam và cáccao phân đoạnđã được khảo sát khả năng cho electron theo phương pháp phosphomolybdenum (Prieto, 1999) và khả năng bắt gốc tự do DPP .Polysaccharide tách chiết từ nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus) trồng tại Việt Nam thể hiện khả năng cho electron cao hơn nhiều so với các loài nấm thực phẩm Đùi gà (Pleurotus eryngii)từ Trung Quốc và Việt Nam nhưng thấp hơn so với curcumin. Đặc biệt khả năng cho hydro của cao polysaccharide của nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus) còn cao hơn hẳn curcumin. Phân đoạn PS-E4 có bộ khung D- mannan, với tỷ lệ mol D-mannose: D- glucose: D-xylose: D-galactose: D-arabinose = 1: 0,29: 0,12: 0,08: 0,06, có mạch chính chứa Nghiên cứu hoạ n ng r của polysaccharide ế n m T ượng ng 74 chủ yếu là liên kết 1 6-D-mannoside, các mạch nhánh chứa chủ yếu là liên kết 1 6-D- glucoside và 1 6-D-galactoside. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn òng ng ệm Hóa học các Hợp chất thiên nhiên,khoa Hóa học, rường Đại học Khoa học Huế đã ỗ trợmọi đ ều kiện thuận lợi để c được nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. K. Maja, A. Klaus, M. Niksic, D. Jakovljevic, J. P. F. G. Helsper, L. J. L. D. Griensven(2011). Antoxidant and immunomodulating activities of polysaccharide extract of the medicinal mushroom Agaricus bisporus, Agaricus brasiliensis,Ganoderma lucidum and Phellinus linteus, Food Chem., Vol. 129, pp. 1667-1675. [2]. P. Prieto, M. Pineda, M. Anguilar (1999). Spectrophotometric quantitation of antioxydant capacity through the formation of a Phosphomolybdenum Complex: Specific application to the determination of Vitamin E, Anal. Biochem., Vol. 269, pp. 337-341. [3]. R. Y. Gan, R. X. Xiang, L. S. Feng, K. Lei, L. H. Bin (2010). Antioxidant acitivity and total phenolic content of medicinal plants associated with prevention and treatment of cardiovascular and cerebrovascular diseases, J. Med. Pla. Res, Vol.4, Iss. 22, pp. 2438–2444. [4]. S. Samchai, P. Seephonkai, A. Sangdee, A. Puntumchai, U. Klinhom (2009). Antioxydant, Cytotoxyc and Antimalarial activitive from crude extracts of Mushroom Phellinus Linteus, J. Biol. Sci., Vol. 9, Iss. 7, pp. 778-783. [5]. P. K. Soon, G. Y. Kim, J. Y. Lim, J. Y. Kwak, Y. S. Bae, J. D. Lee, Y. H. Oh, S. C. Ahn, Y. M. Park(2003). Acidic polysaccharides isolated from Phellinus linteus induce phenotypic and functional maturation of murine dernitic cells, Biochem. Biophys. Res. Commun., Vol. 312, pp. 449- 458. [6].S. Sorasak, S. Prapairat, K. Chattai (2011). Two Indole Devatives and Phenolic Compound Isolate from Mushroom Phellinus linteus, Chin. J. Nat. Med., Vol. 9, Iss. 3, pp. 0173-0175. [7]. T. Sasaki, Y. Aria, T. Ikekawa, G. Chihara, F. Fukuoka (1971). Antitumor polysaccharides from some polyproraceae, Ganoderma applanatum (Pers.) PAT and Phellinus linteus (Berk.Et Curt) Aoshima, Chem. Pharm. Bull., Vol. 19, Iss. 4, pp. 821-826. [8]. Y. Yang, J. Zhang, Y. Liu, Q. Tang, Z. Zhao, W. Xia(2007). Structural elucidation of a 3-O-methyl- D-galactose containing neutral polysaccharide from the fruiting bodies of Phellinus igniarius,Carb. Res., Vol. 342, pp. 1063-1070. [9]. T. L. C. Oldoni, S. M. D. Alencar, A. Reis, A. D. Loguercio, R. H. M. Grande (2012). Antioxidant activity by DPPH assay of potential solutions to be applied on bleached teeth, Braz. Dent. J., Vol. 23, Iss. 1, pp. 22-27. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 75 [10].T. Zhu, K. S. H. Kim, C. Y. Chen (2008). A Medicinal Mushroom: Phellinus Lintues, Current Med. Chem., Vol.15, pp. 1330-1335. [11]. C. Gui-tang, M. Xue-mei (2012). Isolation, purification and antioxydant activities of polysaccharides from Grifola frondosa, Carb. Pol., Vol. 89, pp. 61-66. [12]. M. Dubois, K. A. Gilles, J. K. Hamiton, P. Rebers, F. Smith (1956). Colorimetric method for determination of sugars and related substances, Anal. Chem, Vol. 28, pp. 350-356. [13]. J. J. Pei, Z. B. Wang (2015). Structural features and antitumor activity of a novel polysaccharide from alkaline extract of Phellinus linteus mycelia, Carb. Pol., Vol. 115, pp. 472-477. STUDY ON ANTIOXIDANT ACTIVITY AND STRUCTURE OF POLYSACCHARIDE EXTRACTED FROM THUONG HOANG MUSHROOM (Phellinus linteus (Berk. Et Curt.) Teng) Tran Thi Van Thi*, Le Lam Son, Tran Van Khoa, Ho Minh Tung Department of Chemistry, Hue University College of Sciences * Email: tranthivanthi@gmail.com ABSTRACT Antioxidant activities of polysaccharide extracted from Thuong hoang mushroom (Phellinus linteus (Berk. Et Curt.) Teng) were studied. The polysaccharide (PS) was extracted and purified to remove free protein. The PS was resolved in water and precipitated by 32 o , 48 o và 68 o ethanol solutions, yield PS-E32, PS-E48, PS-E-68 fractions respectively.The antioxidant capacity of PS, PS-E32, PS-E48, PS-E68, ethanol and water extract were evaluated by phosphomolybdenum method (Prieto, 1999) and DPPH free radical scavenging capacity. Th