Quản trị môi trường là một quy trình giảm thiểu các tác hại từ các hoạt động của tổ chức
hoặc hành vi của con người đến thiên nhiên và môi trường ở hiện tại và có ảnh hưởng đến tương
lai thông qua các giải pháp trực tiếp và gián tiếp; từ đó, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh
bền vững cho doanh nghiệp. Quản trị môi trường của một tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ được
đánh giá qua hiệu suất hoạt động bảo vệ môi trường. Bài viết này tập trung làm rõ các khái
niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến quá trình quản lý môi trường trong lĩnh vực khách sạn cũng
như quá trình áp dụng tại các nước trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết cũng xác
định những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình áp dụng, từ đó, đề xuất ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị môi trường cho ngành Khách sạn tại Việt Nam.
17 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý môi trường ngành khách sạn: Những bài học rút ra cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NGÀNH KHÁCH SẠN: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM
A STUDY ON EXPERIENCES IN ENVIRONMENT MANAGEMENT
IN HOSPITALITY: LESSONS FOR VIETNAM
ThS. Lê Cát Vi – ThS. Nguyễn Hồng Uyên
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP.HCM
vilc@uel.edu.vn
Tóm tắt
Quản trị môi trường là một quy trình giảm thiểu các tác hại từ các hoạt động của tổ chức
hoặc hành vi của con người đến thiên nhiên và môi trường ở hiện tại và có ảnh hưởng đến tương
lai thông qua các giải pháp trực tiếp và gián tiếp; từ đó, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh
bền vững cho doanh nghiệp. Quản trị môi trường của một tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ được
đánh giá qua hiệu suất hoạt động bảo vệ môi trường. Bài viết này tập trung làm rõ các khái
niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến quá trình quản lý môi trường trong lĩnh vực khách sạn cũng
như quá trình áp dụng tại các nước trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết cũng xác
định những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình áp dụng, từ đó, đề xuất ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị môi trường cho ngành Khách sạn tại Việt Nam.
Từ khoá: Quản lý Môi trường, Thực hành Quản lý Môi trường, Hệ thống Quản lý
Môi trường
Abstract
Environmental management is about decision-making - and it is especially concerned
with the process of decision-making in relation to the use of natural resources, the pollution of
habitats and the modification of ecosystems. The environmental management of an organization
or business will be assessed by its environmental performance. This article focuses on clarifying
the concepts and theoretical bases related to the process of environmental management in the
tourism industry as well as the process applied in countries around the world and in Vietnam.
Basically, the article also identifies the advantages and disadvantages encountered in the appli-
cation process, thereby, proposes some solutions to improve the efficiency of environmental man-
agement for the tourism industry in Vietnam.
Keywords: Environmental Management (EM), Environmental Management Practice
(EMP) & Environmental Management System (EMS)
1. Đặt vấn đề
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quốc tế, và Việt Nam cũng đang chú trọng phát triển
mạnh đặc biệt từ Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) - nhằm phát triển du lịch bền vững theo
1639
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
hướng thân thiện với môi trường với sự tham gia của 179 quốc gia. Đối với Việt Nam nói riêng,
từ Pháp lệnh về du lịch (1999) đã tập trung phát triển du lịch trong và ngoài nước đến quyết định
của chính phủ về chiến lược phát triển du lịch định hướng đến năm 2030, đồng thời cũng đã tạo
động lực thúc đẩy các đơn vị vận hành du lịch có những hoạt động giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường.
Hơn nữa, những vấn đề môi trường gần đây đã thu hút sự quan tâm ngày càng mạnh mẽ
bởi việc giảm thiểu sự tác động tiêu cực từ các hoạt động của con người đến môi trường tự nhiên
(Pham & Jabbour, 2019a). Về phía doanh nghiệp, quản trị môi trường (Environmental Manage-
ment – EM) là một yêu cầu quan trọng nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Đối với ngành khách sạn, xây dựng hệ thống EM
trong các cơ sở lưu trú đã và đang được sự quan tâm từ các cơ quan quản lý nhà nước, khách sạn
và các nhà khoa học. Một số các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã tiến hành phân tích mối
quan hệ tương quan giữa quản lý môi trường (Molina-Azorín, ClaverCortes, Lopez-Gamero, &
Tarí, 2009). Hay có một mối tương quan giữa quản lý môi trường và hiệu suất công ty (Gonza-
lez-Benito & Gonzalez-Benito, 2005; Leonidou, Leonidou, Fotiadis, & Zeriti, 2013; Liên kết &
Naveh, 2006; Lopez-Gamero, Molina-Azorín, & Claver-Cortes, 2011). Bên cạnh đó, một số
nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tác động giữa vấn đề quản lý chất lượng ảnh hưởng đến
lợi thế cạnh tranh và hiệu suất của công ty (Nair, 2006, Prajogo & Sohal, 2006; Sila, 2007, Alonso-
Almeida, Rodríguez-Anton, & Rubio-Andrada, 2012; Inoue & Lee, 2011; Ladhari, 2012). Hay
một nghiên cứu từ rất sớm được thực hiện bởi Curkovic, Melnyk, Handfield, &Calantone (2000)
đã tiến hành phân tích ảnh hưởng của hệ thống quản lý này đến lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá sự tác động chung của quản lý môi trường đến lợi
thế cạnh tranh trong ngành du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú tại các địa điểm du lịch.
Một trong những hoạt động nổi bật là việc áp dụng EM, Thực hành Quản lý Môi trường
(Environmental Management Practice - EMP) & Hệ thống Quản lý Môi trường (Environmental
Management System - EMS) vào quá trình kinh doanh bởi đó không chỉ là đi cùng xu hướng
hiện tại mà góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phát triển
du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch
cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu,
bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Các đề tài EM, EMP đã được áp dụng nhiều quốc gia trên thế giới thông qua các nghiên
cứu khoa học đã được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì vấn đề này còn khá mới mẻ.
Một nghiên cứu từ Le và cộng sự (2006) từ rất sớm chỉ mới đơn thuần nêu ra các yếu tố thuận
lợi và khó khăn nếu áp dụng các hoạt động thân thiện với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Việt
Nam. Tuy nhiên, quy trình, cách thức cụ thể để áp dụng EM lại chưa được xem xét. Do đó, xuất
phát từ những lý do trên, đề tài này nhằm tập trung khái quát hoá cũng như là phân biệt và làm
rõ các định nghĩa về EM, EMP & EMS để làm cơ sở cho việc áp dụng vào Việt Nam. Ngoài ra,
đề tài cũng nêu ra một số ví dụ thực tế được áp dụng EM tại các quốc gia khác, chỉ ra những
thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng. Đồng thời, đề tài cũng tổng hợp và khái quát các nghiên
1640
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
cứu về việc EM áp dụng ở một số khách sạn tại Việt Nam. Từ đó, phân tích về những thuận lợi
và khó khăn khi áp dụng EM ở Việt Nam. Như vậy, nội dung bài viết sẽ bao gồm 4 phần: (1)
Thống kê các định nghĩa EM, EMP & EMS qua các thời kì, đưa ra các mối liên hệ liên quan
thông qua sơ đồ khái niệm (conceptual framework); (2) Đưa ra một số ví dụ nổi bật của các quốc
gia áp dụng EM, EMP & EMS; (3) Khái quát và phân tích tình hình áp dụng EM, EMP & EMS
tại Việt Nam; (4) Nhận định các khó khăn, thuận lợi và đề xuất một số khuyến nghị khi Việt Nam
áp dụng EM, EMP & EMS trong các hoạt động du lịch.
2. Cở sở lý thuyết
Bắt đầu từ tháng 3 năm 1992, Tập đoàn BSI đã công bố tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi
trường (EMS) đầu tiên trên thế giới như một phần của việc giải quyết những lo ngại ngày càng
tăng cao về vấn đề bảo vệ môi trường, cụ thể được gọi là BS 7750. Bộ tiêu chuẩn này là nền tảng
và khuôn mẫu cho sự phát triển của bộ tiêu chuẩn sau như: ISO 14000 vào năm 1996, ISO 14001
vào năm 2017.
Khi tổ chức ISO chính thức đưa EMS vào bộ tiêu chuẩn 14001 và nhận được sự quan tâm
của nhiều quốc gia. Kéo theo đó, một số thuật ngữ đi kèm và liên quan được đề cập rộng rãi, ví
dụ như EM, EMP cũng là một trong những chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có rất
nhiều bài báo cũng như là các định nghĩa được đưa ra, tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan và rõ
ràng hơn giúp phân biệt giữa các khái niệm và thuật ngữ, Hình 1 sẽ trình bày các khái niệm của
các thuật ngữ các tác giả nêu ra qua các thời kì.
Hình 1: Sơ đồ mô tả các thuật ngữ liên quan đến quản lý môi trường (EM)
dựa trên các cơ sở lý thuyết từ các nguồn học thuật chính thống
Bản chất EM là một quy trình giảm thiểu các tác hại từ các hoạt động của tổ chức hoặc
hành vi của con người đến thiên nhiên, môi trường ở hiện tại và có ảnh hưởng đến tương lai
1641
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
thông qua các giải pháp trực tiếp và gián tiếp; từ đó, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh bền
vững cho doanh nghiệp. Việc áp dụng EM trong thực tiễn, còn được gọi là EMP sẽ có sự khác
biệt tuỳ thuộc vào đặc trưng của ngành. Cụ thể hơn, đối với ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch,
thì EMP, theo định nghĩa từ các nhà nghiên cứu, được đưa ra bao gồm 2 mảng chính: đó là phần
mềm và phần cứng.
Đối với phần mềm, các hoạt động sẽ liên quan đến EMS. Đây là hệ thống theo tiêu chuẩn
ISO, cơ chế tự nguyện (voluntary mechanism). Nó không tác động trực tiếp đến hiệu suất hoạt
động bảo vệ môi trường (environmental performance). Trong khi đó, phần cứng bao gồm hệ
thống sản xuất và vận hành (production & operation system) sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
suất hoạt động bảo vệ môi trường (environmental performance).
Cụ thể, theo Álvarez Gil và cộng sự (2001); González Benito và González Benito
(2006); Saha và Darnton (2005); El Dief và Font (2012); Park và cộng sự, (2012), EM bao gồm
một loạt các hoạt động nhằm giảm tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đối với môi trường
tự nhiên, và thường được phân thành hai loại, đó là thực hành vận hành hoặc kỹ thuật (operational
or technical practices) và thực hành tổ chức hoặc hệ thống (organizational or system practices).
Thực hành vận hành (operational or technical practices) là những thực hành có thể trực tiếp cải
thiện hoạt động môi trường của công ty, chẳng hạn như lắp đặt các kỹ thuật tiết kiệm nước trong
các phòng khách sạn. Đặc biệt, thực tiễn hoạt động của các khách sạn tập trung vào tiết kiệm
nước, tiết kiệm năng lượng và quản lý chất thải (Park và cộng sự, 2012; Kasim, 2007; Stipanuk,
1996). Không giống như các phương thức trong lĩnh vực vận hành, bản thân các phương thức tổ
chức (organizational or system practices) không làm giảm trực tiếp các tác động đến môi trường
của công ty. Thay vào đó, các hoạt động cụ thể về hệ thống có liên quan đến việc phát triển và
thực hiện hệ thống quản lý môi trường giám sát và hỗ trợ các hoạt động thực hành vận hành (El
Dief và Font, 2012; Álvarez Gil và cộng sự, 2001). Các hoạt động liên quan đến tổ chức hoặc hệ
thống sẽ bao gồm việc thiết lập các chính sách liên quan đến môi trường, thiết lập các mục tiêu
về bảo vệ môi trường, đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ môi trường một cách thường xuyên và
có những khoá đào tạo về việc bảo vệ môi trường cho nhân viên (Álvarez Gil và cộng sự, 2001;
Bohdanowicz, 2005; Bohdanowicz và cộng sự, 2011; González Benito và González Benito,
2006; Mensah, 2006).
Hơn nữa, theo Buffa, F., Franch, M., & Rizio, D. (2018), các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) áp dụng ba bộ EMP (truyền thông, tổ chức và vận hành) và các tác giả cũng cho biết
vai trò của chủ thể công là rất quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp hoạt động tốn
kém, dẫn đến việc chủ thể công trở thành người đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển
đổi của các DNVVN sang các mô hình kinh doanh bền vững. Việc thực hiện các EMP của các
DNVVN đưa chúng ta đến các bước nghiên cứu tiếp theo là để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa
các thực hành đó với hiệu quả kinh tế và năng lượng của khách sạn. Bên cạnh đó, theo nghiên
cứu của Han, H., Lee, J. S., Trang, H. L. T., & Kim, W. (2018), họ đã phát triển thành công một
khung lý thuyết giải thích vai trò rõ ràng của các thực hành khách sạn trong việc quản lý bảo tồn
nước và giảm thiểu chất thải, các giá trị và mối quan tâm đến môi trường trong việc xây dựng ý
định vì môi trường của khách hàng. Các thực hành của khách sạn về bảo tồn nước và quản lý
giảm thiểu chất thải là rất quan trọng trong việc tạo ra các ý định vì môi trường.
1642
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Cuối cùng, EM của một tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ được đánh giá qua hiệu suất hoạt
động bảo vệ môi trường (environmental performance). Cụ thể là từ năm 1998, Judge và Douglas
đã chỉ ra rằng mức độ tích hợp cao của quản lý môi trường của một công ty có liên quan tích cực
đến kết quả hoạt động môi trường của công ty. Họ định nghĩa hoạt động môi trường của công ty
là “hiệu quả của công ty trong việc đáp ứng và vượt quá mong đợi của xã hội liên quan đến các
mối quan tâm đến môi trường tự nhiên (trang 245).” Tương tự, Lober (1996) cũng định nghĩa
Hoạt động môi trường của một tổ chức phản ánh mức độ cam kết bảo vệ môi trường tự nhiên.
Ông cũng đưa ra một số các chỉ số như ngăn ngừa ô nhiễm, thải ra môi trường thấp, hoạt động
tái chế và giảm thiểu chất thải đánh giá hoạt động môi trường của một tổ chức nhằm đánh giá
hoạt động bảo vệ môi trường của một tổ chức. Hiệu quả này đã được nhấn mạnh trong một số
nghiên cứu đo lường tác động của tiêu chuẩn đối với hiệu suất. Một số nghiên cứu về các doanh
nghiệp được đã được chứng nhận trong bảo vệ môi trường cả lớn và nhỏ đã chỉ ra rằng tiêu chuẩn
này thực sự góp phần cải thiện hiệu quả môi trường một cách đáng kể (González-Benito và
González-Benito, 2005; Melnyk và cộng sự, 2003; Pun và Hui, 2001) hoặc quy định tuân thủ
(Kwon và cộng sự, 2002; Potoski và Prakash, 2005; Zutshi và Sohal, 2004). Cụ thể hơn, một số
nghiên cứu điển hình về các công ty được chứng nhận ISO 14001 đã chỉ ra rằng việc thực hiện
tiêu chuẩn đã giúp giảm thiểu các tác động đến môi trường, bao gồm khối lượng chất thải được
tạo ra, tiêu thụ nước và năng lượng, cũng như phát thải khí quyển (Chattopadhyay, 2001; Fielding,
1999). Các nghiên cứu khác đã nhấn mạnh những tác động tích cực của tiêu chuẩn đối với đổi
mới công nghệ, cải tiến quy trình an toàn và giảm nguy cơ rủi ro môi trường (Hanna và cộng sự,
2000; Shin và Chen, 2000), giảm sử dụng nguyên liệu thô, năng lượng, và chi phí (Chattopadhyay,
2001; Fielding, 1999; González-Benito và GonzálezBenito, 2005; Shin và Chen, 2000), và cải
tiến hình ảnh của tổ chức, lợi thế cạnh tranh và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng (Corbett và
Kirsch, 2001; Goh Eng và cộng sự, 2006; Melnyk và cộng sự, 2003; Potoski và Prakash, 2005;
Pun và Hui, 2001).
Trong thời gian gần đây, hầu hết mọi ngành công nghiệp đều thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trường và cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện thông qua việc
xử lý hiệu quả chất thải và xử lý nhanh các vật liệu độc hại (Melnyk, Sroufe, & Calantone, 2003).
Thông thường, điều này là do sự nhận thức toàn cầu về vấn đề môi trường và buộc các tổ chức
phải có trách nhiệm với môi trường (Post, Rahman, & McQuillen, 2015). Cùng với đó, ngành
công nghiệp khách sạn cũng có những nỗ lực ‘xanh’ đáng kể bao gồm bảo tồn nước, năng lượng,
giảm thiểu chất thải, giáo dục nhân viên và khách hàng về những khái niệm này (Bohdanowicz,
Zientara, & Novotna, 2011; Rahman, Reynolds & Svaren, 2012). Tương tự, một số lượng lớn
các nghiên cứu trong bối cảnh xanh hóa ngành khách sạn và du lịch đã được thực hiện trong quá
khứ (Aragon-Correa, Martin-Tapia, & Torre-Ruiz, 2015; Hsiao & Chuang, 2016; Jones, Hillier,
& Comfort, 2016; Kim & Choi, 2013; Mittal & Dhar, 2016; Novacka, Pícha, Navratil, Topaloglu,
& Švec, 2019; Robin, Pedroche, & Astorga, 2017; Gurlek & Tuna, 2018; Siyambalapitiya, Zhang,
& Liu , 2018; Zientara & Zamojska, 2018).
Một cách ngắn gọn, ảnh hưởng của quản lý môi trường đối với lợi thế cạnh tranh có thể
1643
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
được phân tích thông qua tác động của nó đối với việc giảm được tạo chi phí và sự khác biệt
(Aragon-Correa, 1998; Gonzalez-Benito & Gonzalez-Benito, 2005; Shrivastava, 1995). Quản lý
môi trường chủ động có thể cho phép công ty tiết kiệm chi phí đầu vào và tiêu thụ năng lượng,
đồng thời tái sử dụng vật liệu thông qua tái chế (Hart, 1997). Do đó, khái niệm hiệu quả các hoạt
động bảo vệ môi trường sẽ bao hàm việc sản xuất và phát triển hàng hóa đồng thời giảm tác động
môi trường và sử dụng tài nguyên hợp lý (Starik & Marcus, 2000). Trong bối cảnh này ngày nay,
ô nhiễm được coi là dấu hiệu của sự kém hiệu quả (Porter & Van der Linde, 1995) và các doanh
nghiệp phải học cách cải thiện môi trường về mặt năng suất tài nguyên. Liên quan đến lợi thế
cạnh tranh thông qua sự khác biệt, bằng cách giảm ô nhiễm, có thể tăng nhu cầu từ những người
tiêu dùng nhạy cảm với môi trường, những người quyết định mua hàng bị ảnh hưởng bởi các đặc
điểm môi trường của sản phẩm (Elkington, 1994). Ngoài ra, một công ty có các sáng kiến tốt về
môi trường có thể nâng cao danh tiếng về môi trường (Miles & Covin, 2000). Gần đây nghiên
cứu của Preziosi, M., Tourais, P., Acampora, A., Videira, N., & Merli, R. (2019) khẳng định mối
quan hệ giữa việc thực hiện các thực hành xanh và việc nâng cao nhận thức của thị trường và
lòng trung thành đối với các khách sạn xanh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về quản lý môi trường, đặc biệt trong ngành du lịch khách sạn vẫn còn hạn
chế và chưa có lý thuyết nào cho việc giải quyết vấn đề đó. Vì thế, nghiên cứu tình huống/trường
hợp (case study research) được sử dụng nhằm trả lời cho những câu hỏi “tại sao” hoặc “làm thế
nào” (Ying, 2009). Nghiên cứu tình huống ở các nước trên thế giới và một số tập đoàn điển hình
có thể mang lại một bức tranh với những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản lý môi trường
vào các hoạt động du lịch. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống, đồng nghĩa với
việc, bài viết phải phân tích các khía cạnh nổi bật trong việc ứng dựng quản lý môi trường vào
ngành khách sạn. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng vào tình hình thực tế
của Việt Nam. Đồng thời, chuyên đề còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp nhằm bổ
sung và hoàn thiện bức tranh chuyên biệt về quản lý môi trường. Cụ thể là phương pháp thu thập
và phân tích dữ liệu phát triển dựa trên việc tổng quan tài liệu theo hệ thống bao gồm năm bước:
(i) định nghĩa nghiên cứu, (ii) lựa chọn cơ sở dữ liệu, (iii) xác định các từ khóa và thuật ngữ, (iv)
lựa chọn các bài báo tương thích, và (v) trích xuất và đánh giá dữ liệu. Dựa trên câu hỏi nghiên
cứu (“Các mô hình quản lý môi trường được thực hiện ra sao?”). Chúng tôi chọn cơ sở dữ liệu
Scopus và Web of Science để lấy mẫu các bài báo. Việc lựa chọn cơ sở dữ liệu là hợp lý khi
chúng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học do khả năng tiếp cận lớn các tạp chí từ
một số lĩnh vực kiến thức. Các tìm kiếm được giới hạn trong các bài báo trên tạp chí và các đóng
góp đánh giá (nghĩa là, không bao gồm các bài báo hội nghị), và chúng tôi không thiết lập các
hạn chế liên quan đến ngày xuất bản.
4. Kinh nghiệm EM, EMP & EMS trong ngành dịch vụ khách sạn
Nhận thấy các lợi ích trong quá trình áp dụng EMP, đã có nhiều quốc gia đã có những
chương trình cụ thể nhằm giảm tải tác động đến môi trường. Bảng 1 tổng hợp một số ví dụ các
chương trình thực tiễn của các quốc gia: Đài Loan (Taiwan), Sri Lanka, Anh Quốc (UK), Penn-
sylvania, Mỹ (US) và Macao.
1644
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
Bảng 1: Một số ví dụ nổi bật về ứng dụng của EM, EMP & EMS
trong ngành dịch vụ khách sạn
1645
INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020
ICYREB 2020
STT
Một số
quốc gia
có chương
trình EMP
điển hình
Nội dung cụ thể về các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường
1 Đài Loan
(Taiwan)
Ví dụ điển hình nhất là Đài Loan đã ứng dụng EMP vào dịch vụ khách sạn
thông qua Các tiêu chuẩn đánh giá khách sạn của chính phủ (Government’s
hotel assessment standards, 2008) bao gồm nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đến
2014, Hsu đã so sánh, phân tích và phát triển, lập nên 1 sơ đồ lý thuyết (dựa
trên ISO 14000) bao gồm 10 yếu tố chính tác động đến EM tại Đài Loan.
Bên cạnh đó, tác giả đa đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ở cả 2
mảng phần cứng và phần mềm cho 10 yếu tố và 38 chỉ số.
2 Sri Lanka Ở Sri Lanka, theo nghiên cứu của Kularatne, T., Wilson, C., Månsson, J.,
Hoang, V., & Lee, B. (2019) kết luận rằng có trách nhi