Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ pepsinogen, gastrin huyết thanh và tổn thương mô bệnh học viêm dạ dày mạn

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ pepsinogen (PG) và gastrin huyết thanh với nhiễm HP và mô bệnh học (MBH) viêm dạ dày mạn tính (VDDM). Đối tượng và phương pháp: 270 bệnh nhân (BN) viêm dạ dày (VDD) (128 nam, 142 nữ, tuổi trung bình là 43) có chỉ định nội soi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy - TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả và bàn luận: Tỷ lệ nhiễm HP ở BN VDDM là 59,9%. So với nhóm BN không nhiễm HP, những BN nhiễm HP có nồng độ PGII tăng rõ (17,5 ± 13,5 so với 10,6 ± 10,8; p < 0,001) và tỷ lệ PGI/PGII giảm (4,6 ± 1,5 so với 6,4 ± 1,6; p < 0,001). BN VDD mức độ vừa và nặng có nồng độ PGII tăng và tỷ số tỷ số PGI/PGII giảm có ý nghĩa so với những BN bình thường hoặc chỉ viêm nhẹ. Với giá trị ngưỡng PGI/PGII ≤ 5,5, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày (NMDD) lần lượt là 80,7% và 76,3%. Với giá trị ngưỡng PGI/PGII ≤ 5,5, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán nhiễm HP lần lượt là 80,7% và 76,3%. Nồng độ gastrin huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm viêm teo toàn bộ dạ dày so với nhóm BN không viêm teo hoặc viêm teo chỉ ở thân hoặc hang vị. Nồng độ gastrin không có sự khác biệt giữa hai nhóm BN có hay không có dị sản ruột (149,2 ± 81,1 so với 146,4 ± 103,8; p > 0,05). Kết luận: Với những kết quả này có thể gợi ý rằng tình trạng nhiễm HP, mức độ VDD và viêm teo có thể được đánh giá bằng cách định lượng nồng độ PG và gastrin huyết thanh

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ pepsinogen, gastrin huyết thanh và tổn thương mô bệnh học viêm dạ dày mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 178 NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ PEPSINOGEN, GASTRIN HUYẾT THANH VÀ TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC VIÊM DẠ DÀY MẠN Hồ Đăng Quý Dũng*, Trần Đình Trí*, Hoàng Hoa Hải*, Nguyễn Lâm Tùng**, Trịnh Tuấn Dũng**, Tạ Long**, Mai Hồng Bàng**, Tomohisa Uchida***, Toshio Fujioka*** TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ pepsinogen (PG) và gastrin huyết thanh với nhiễm HP và mô bệnh học (MBH) viêm dạ dày mạn tính (VDDM). Đối tượng và phương pháp: 270 bệnh nhân (BN) viêm dạ dày (VDD) (128 nam, 142 nữ, tuổi trung bình là 43) có chỉ định nội soi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy - TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả và bàn luận: Tỷ lệ nhiễm HP ở BN VDDM là 59,9%. So với nhóm BN không nhiễm HP, những BN nhiễm HP có nồng độ PGII tăng rõ (17,5 ± 13,5 so với 10,6 ± 10,8; p < 0,001) và tỷ lệ PGI/PGII giảm (4,6 ± 1,5 so với 6,4 ± 1,6; p < 0,001). BN VDD mức độ vừa và nặng có nồng độ PGII tăng và tỷ số tỷ số PGI/PGII giảm có ý nghĩa so với những BN bình thường hoặc chỉ viêm nhẹ. Với giá trị ngưỡng PGI/PGII ≤ 5,5, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày (NMDD) lần lượt là 80,7% và 76,3%. Với giá trị ngưỡng PGI/PGII ≤ 5,5, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán nhiễm HP lần lượt là 80,7% và 76,3%. Nồng độ gastrin huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm viêm teo toàn bộ dạ dày so với nhóm BN không viêm teo hoặc viêm teo chỉ ở thân hoặc hang vị. Nồng độ gastrin không có sự khác biệt giữa hai nhóm BN có hay không có dị sản ruột (149,2 ± 81,1 so với 146,4 ± 103,8; p > 0,05). Kết luận: Với những kết quả này có thể gợi ý rằng tình trạng nhiễm HP, mức độ VDD và viêm teo có thể được đánh giá bằng cách định lượng nồng độ PG và gastrin huyết thanh. * Từ khóa: pepsinogen, gastrin, viêm dạ dày mạn tính ABSTRACT THE RELATIONSHIP BETWEEN SERUM PPEPSINOGEN, GASTRIN CONCENTRATIONS AND HISTOLOGICAL GRADE OF GASTRITIS Ho Dang Quy Dung, Tran Dinh Tri, Hoang Hoa Hai, Nguyen Lam Tung, Trinh Tuan Dung, Ta Long, Mai Hong Bang, Tomohisa Uchida,Toshio Fujioka * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: Objective: To investigate the relatioship between serum pepsinogen (PG) and gastrin concentrations with HP infection and histopathology of gastritis. Patients and Methods: 270 patients (128 men, 142 women, mean age 43 years) who underwent uper gastrointestinal endoscopy at the 108 Military Central Hospital - Hanoi and Cho Ray Hospital, Ho Chi Minh city. This is a crossing described prospective study, data analyze by SPSS 16.0 software. Five biopsy specimens were * Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, Hà Nội *** Faculty of Medicine, Oita University, Japan Tác giả liên lạc: ThS.BS. Hồ Đăng Quý Dũng, ĐT: 0903591309, Email: hodangquydung@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 179 obtained: 2 from gastric body, 2 from antrum and 1 from the angularis of small curvature for assesment of mononuclear cell and neutrophil infiltration, atrophy and intestinal metaplasia, histologic evidence of HP infection. HP was judged by 5 different methods, including: rapid urine test, serum IgG antibodies against HP, histology, immunohistochemistry and culture. Pepsinogen and gastrin concentrations were determined by radioimmunoassay method. Results and discussions: In subjects with HP infection, serum PGII concentrations were increased, and the PGI/PGII ratio was decreased. In patients with active gastritis (especially in moderate and servere grades of gastritis) and atrophy, serum PGII was increased and the PGI/PGII ratio was decreased significantly (p < 0.05). When PGI/PGII ratio ≤ 5.5 were used as the cutoff points for the diagnosis of atrophy, the sensitivity and specificity of diagnosis were 80.7% and 76,3%, respectively. When PGI/PGII ratio ≤ 5.5 were used as the cutoff points for the diagnosis of HP infection, the sensitivity and specificity of diagnosis were 80.7% and 76.3%, respectively. Gastrin concentration was only increased in patients with marked atrophy, there was no significant difference in gastrin concentration between patients with or without intestinal metaplasia (149.2 ± 81.1 vs 146.4 ± 103.8; p > 0.05). Conclusions: These results suggest that HP infection, gastritis, and glandular atrophy of the stomach can be evaluated via serum PG and gastrin concentrations, allowing the evaluation of gastric mucosal integrity. Keywords: pepsinogen, gastrin, chronic gastritis ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư dạ dày (UTDD) đã giảm rất đáng kể trong khoảng 70 năm qua. Tuy nhiên, đây vẫn là bệnh lý ung thư phổ biến đứng hàng thứ tư sau ung thư của phổi, vú, đại trực tràng và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi(7). Nếu chẩn đoán muộn, bệnh có tiên lượng xấu và tỷ lệ tử vong cao. Việc chẩn đoán, tầm soát và điều trị UTDD từ giai đoạn rất sớm đã giúp cải thiện tiên lượng bệnh lý này. Giả thuyết chuỗi bệnh sinh UTDD của Correa đã được chấp nhận rộng rãi. UTDD là hậu quả của quá trình viêm dạ dày mạn tính (VDDM), diễn tiến qua nhiều năm, bắt đầu từ quá trình viêm niêm mạc dạ dày (NMDD), nguyên nhân hàng đầu là do nhiễm Helicobacter pylori (HP). Quá trình viêm mạn tính hoạt động kéo dài dẫn đến hiện tượng phá hủy các cấu trúc tuyến niêm mạc và viêm teo, dị sản được hình thành, cuối cùng là UTDD. Sinh thiết NMDD qua nội soi, xét nghiệm mô bệnh học (MBH) vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm dạ dày (VDD) và UTDD. Tuy nhiên, có những phương pháp chẩn đoán không xâm lấn khác, ví dụ như phương pháp định lượng pepsinogen (PG) huyết thanh cũng cung cấp nhiều thông tin quan trọng về tình trạng NMDD. Việc định lượng PG, gastrin phản ánh một phần tình trạng các tuyến bài tiết ở NMDD, từ đó giúp đánh giá một cách gián tiếp tình trạng MBH của NMDD(1). Nồng độ của PGI, PGII và gastrin huyết tương đóng vai trò như là những chất chỉ điểm (marker) phản ánh chức năng bài tiết của NMDD, do đó việc định lượng những chất này có thể giúp đánh giá hình thái học NMDD. Vì vậy, định lượng PGI, PGII và gastrin huyết thanh còn được gọi là “sinh thiết huyết thanh” (serologic biopsy). Nồng độ PGI và tỉ số PGI/PGII giảm, nồng độ gastrin tăng trong viêm teo NMDD, đây là một yếu tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến UTDD, nhất là ung thư týp ruột(2). Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá mối liên quan giữa nồng độ PGI, II và gastrin với tình trạng nhiễm HP và MBH VDDM. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 180 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện ở 270 BN, lựa chọn một cách ngẫu nhiên, có chỉ định nội soi dạ dày tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy - TP. Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: phẫu thuật cắt dạ dày, đã sử dụng các thuốc tiệt trừ HP hoặc những BN có sử dụng kháng sinh, các thuốc kháng tiết acid, các thuốc có chứa Bismuth trong vòng 1 tháng trước khi tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Trước khi nội soi, tất cả BN được phỏng vấn theo mẫu phiếu nghiên cứu thống nhất đã được thiết kế sẵn. Tiến hành nội soi DD-TT và sinh thiết nhất loạt 5 mảnh, gồm: 2 mảnh ở hang vị, 2 mảnh ở thân vị và 1 mảnh ở góc bờ cong nhỏ, trong đó có 1 mảnh ở hang vị và 1 mảnh ở thân vị được sử dụng để nuôi cấy tìm HP, các mảnh còn lại được xét nghiệm MBH. Sau khi nội soi dạ dày - tá tràng, BN được lấy 10 ml nước tiểu để làm xét nghiệm tìm kháng thể (KT) kháng HP và lấy 10 ml máu để thực hiện các xét nghiệm định lượng pepsinogen I, II, gastrin và phát hiện KT kháng HP. * Phương pháp xác định nhiễm HP Chẩn đoán nhiễm HP dựa vào 5 phương pháp sau: xét nghiệm tìm KT kháng HP trong nước tiểu (sử dụng kít RAPIRUN của Otsuka Pharmaceutical Co., Tokyo, Nhật Bản) và trong huyết thanh (sử dụng ELISA E Plate kit của Eiken Chemical Co., Tokyo, Nhật Bản), MBH, hóa mô miễn dịch (sử dụng KT, các hóa chất của Dako, Đan Mạch) và nuôi cấy. Xác định nhiễm HP dựa vào kết quả nuôi cấy HP. Trong trường hợp nuôi cấy cho kết quả âm tính: xác định là có nhiễm HP khi có ít nhất 2 trong số 4 xét nghiệm còn lại cho kết quả dương tính và không nhiễm HP khi cả 5 xét nghiệm trên đều cho kết quả âm tính. Nếu chỉ có một trong số 4 xét nghiệm trên cho kết quả dương tính thì được xem như không xác định được tình trạng nhiễm HP và loại ra khỏi nhóm nghiên cứu. * Phương pháp chẩn đoán MBH Chẩn đoán MBH được đánh giá bởi Dr Tomohisa Uchida - Đại học Y Oita, Nhật Bản, với các tiêu chí: mức độ thâm nhập của bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu đơn nhân, mức độ teo NMDD, dị sản ruột (DSR) theo các tiêu chuẩn của hệ thống Sydney cập nhật. Phương pháp định lượng PG I, II và gastrin huyết thanh Định lượng PGI, PGII bằng ARCHITECT PG I.II (Abbott, Tokyo, Nhật Bản). Gastrin-17 được định lượng bằng Gastrin RIA kit (Kyowa, Tokyo, Nhật). Xử lý số liệu Bằng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng các test χ2, Ficher’s exact, ANOVA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm của nhóm BN nghiên cứu BN nghiên cứu Số BN 270 (100%) Tuổi 43,3 ± 13,4 Nhiễm HP 146/242 (59,9%) NMDD bình thường 38/270 (14,1%) Hoạt động 146/242 (60,3%) Mạn tính 96/242 (39,7%) Viêm teo 198/242 (81,8%) VDDM Dị sản ruột 28/242 (11,6%) Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 43 tuổi. Tỷ lệ nhiễm HP ở BN VDDM là 59,9%. Viêm teo gặp ở 81,8% và DSR chiếm 11,6% số BN VDDM. Bảng 2: Liên quan giữa PGI, PGII, PGI/PGII và gastrin với tình trạng nhiễm HP Tình trạng nhiễm HP PGI ng/ml X ± SD PGII ng/ml X ± SD PGI/PGII X ± SD Gastrin pg/ml X ± SD Nhiễm HP 73,1 ± 48,8 17,5 ± 13,5 4,6 ± 1,5 142,2 ± 80,9 Không nhiễm HP 64,1 ± 54,5 10,6 ± 10,8 6,4 ± 1,6 152,1 ± 121,7 P > 0,05 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 181 Nhận xét: PGI/PGII giảm ở nhóm nhiễm HP so với nhóm không nhiễm HP (p < 0,001). Bảng 3. Liên quan giữa PGI, PGII, PGI/II, gastrin với tình trạng VDD MBH NMDD PGI ng/ml X ± SD PGII ng/ml X ± SD PGI/PGII X ± SD Gastrin pg/ml X ± SD Bình thường 60,6 ± 64,7 10,2 ± 11,7 6,1 ± 1,3 114,8 ± 102,7 Viêm mạn tính 62 ± 40,4 9,5 ± 6,1 6,6 ± 1,5 154,4 ± 112,7* Viêm hoạt động 75,2 ± 53,5** 18,2 ± 14,7* 4,5 ± 1,5* 150, 1 ± 90,1* *: So sánh viêm hoạt động với bình thường, p < 0,05 **: So sánh viêm hoạt động với bình thường, p > 0,05 Bảng 4. Liên quan giữa PGI, PGII, PGI/II, gastrin với mức độ viêm NMDD Mức độ VDD PGI ng/ml X ± SD PGII ng/ml X ± SD PGI/PGII X ± SD Gastrin pg/ml X ± SD Bình thường 60,6 ± 64,7 10,2 ± 11,7 6,1 ± 1,3 114,8 ± 102,7 Viêm mức độ nhẹ 64 ± 38,1 12 ± 7,8 5,7 ± 1,8 151,3 ± 106,3 Viêm mức độ vừa 90,7 ± 74,2* 24,3 ± 20,6* 4 ± 1,1* 155,7 ± 86,3** Viêm mức độ nặng 83,9 ± 42* 21,9 ± 12,5* 4,1 ± 0,9* 133,1 ± 25,7** So sánh viêm mức độ vừa và nặng với nhóm bình thường hoặc viêm mức độ nhẹ: *: p 0,05 Nhận xét: PGI, PGII tăng và PGI/PGII giảm có ý nghĩa giữa nhóm viêm mức độ vừa và nặng so với nhóm bình thường hoặc viêm mức độ nhẹ. Bảng 5. Liên quan giữa PGI, PGII, PGI/II, gastrin với tình trạng viêm teo NMDD MBH NMDD PGI ng/ml X ± SD PGII ng/ml X ± SD PGI/PGII X ± SD Gastrin pg/ml X ± SD Có viêm teo 69,3 ± 48,4 15,3 ± 13,2 5,1 ± 1,8 150,9 ± 94,9 Không có viêm teo 68,1 ± 59,7 11,6 ± 11,2 6,2 ± 1,4 135,4 ± 117,9 P > 0,05 0,05 Nhận xét: Tỷ số PGI/PGII giảm ở nhóm BN có viêm teo NMDD (p < 0,001) Bảng 6. Liên quan giữa PGI, PGII, PGI/II, gastrin huyết thanh với định khu viêm teo NMDD MBH NMDD PGI ng/ml X ± SD PGII ng/ml X ± SD PGI/PGII X ± SD Gastrin pg/ml X ± SD Không có viêm teo 68,1 ± 59,7 11,6 ± 11,2 6,2 ± 1,4 135,4 ± 117,9 Viêm teo hang vị 63,3 ± 34,2 12,3 ± 8,6 5,6 ± 1,7 135,6 ± 78,7 Viêm teo thân vị 83,6 ± 82,6** 17,8 ± 20,6* 5,5 ± 2,1** 129,6 ± 69,6** Viêm teo toàn bộ 75,1 ± 56** 19,2 ± 15,8* 4,3 ± 1,6* 176,8 ± 113,9* So sánh với nhóm bình thường và nhóm viêm teo hang vị *: p 0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 182 Biểu đồ 1: So sánh nồng độ PGI, PGII: PGI, PGII tăng và PGI/PGII giảm có ý nghĩa ở nhóm BN viêm toàn bộ dạ dày so với BN bình thường hoặc viêm mạn tính (p < 0,05). Nhận xét: Tỷ số PGI/PGII giảm, nồng độ gastrin và PGII tăng ở nhóm BN viêm teo toàn bộ dạ dày so với nhóm bình thường và nhóm viêm teo hang vị (p < 0,05) Bảng 7. Liên quan giữa PGI, PGII, PGI/II, gastrin với DSR PGI ng/ml X ± SD PGII ng/ml X ± SD PGI/PGII X ± SD Gastrin pg/ml X ± SD Có DSR 69,9 ± 41,3 15,8 ± 10,6 5,3 ± 2,2 149,2 ± 81,1 Không DSR 69,8 ± 52,7 14,1 ± 13,0 5,4 ± 1,7 146,4 ± 103,8 P > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Nhận xét: Không có sự khác biệt về nồng độ PG và gastrin giữa BN có và không có DSR. Bảng 8. Độ nhạy và độ đặc hiệu theo giá trị ngưỡng của PGI/PGII trong viêm teo NMDD Độ nhạy Độ đặc hiệu OR Khoảng tin cậy 95% PGI/PGII ≤ 5,0 69,9% 86,6% 4,92 2,53-9,54; p < 0,001 PGI/PGII ≤ 5,5 80,7% 76,3% 4,55 2,52-8,22; p < 0,001 Bảng 9. Độ nhạy và độ đặc hiệu theo giá trị ngưỡng của PGI/PGII trong nhiễm HP Độ nhạy Độ đặc OR Khoảng tin hiệu cậy 95% PGI/PGII ≤ 5 69,9% 88,6% 13,06 6,62-25,74 PGI/PGII ≤ 5,5 80,7% 76,3% 13,44 7,2-25,08 PGI/PGII ≤ 6,5 92,4% 47,4% 10,99 5,28-22,86 BÀN LUẬN Viêm teo NMDD và DSR có vai trò quan trọng trong mối liên quan với nguy cơ UTDD. Việc chẩn đoán viêm teo và dị sản dựa vào nội soi và sinh thiết. Tuy nhiên, có tỷ lệ không nhỏ những BN này sẽ không được chẩn đoán do sinh thiết không đúng vị trí, nhất là trong những trường hợp vùng viêm teo và DSR là những đám nhỏ, nằm xen lẫn trong vùng niêm mạc bình thường, hoặc những BN có tổn thương ở giai đoạn sớm(5). Nồng độ PG thấp là dấu chỉ điểm tốt cho tình trạng teo NMDD. Bên cạnh đó, việc thay đổi nồng độ PG cũng là dấu hiệu để đánh giá tình trạng MBH của NMDD(1). Về tình trạng nhiễm HP, tỷ lệ nhiễm HP trong nghiên cứu chúng tôi là 59,9%, nhiễm HP cũng làm thay đổi nồng độ PG huyết thanh. Kết quả nghiên cứu (bảng 2) cho thấy PGII tăng và tỷ số PGI/PGII giảm có ý nghĩa ở nhóm BN có nhiễm HP so với nhóm không nhiễm HP (p<0,001). Theo nghiên cứu của Kim N. và cs, tỷ 21 .1 10 .2 9 .6 12 .5 13 .5 0 5 10 15 20 25 Bìn h t h ư ờ n g Vi êm m ạ n tín h Vi êm H Đ tr ộ i ở HV Vi êm H Đ tr ộ i ở TV Vi êm to à n b ộ D D Tu ổ i ng /m l 60 .6 62 .4 62 .7 60 .7 81 .9 40 50 60 70 80 90 Bì n h t h ư ờ n g Vi êm mạ n t ính Vi êm H Đ tr ội ở HV Vi êm H Đ tr ộ i ở TV Vi êm toà n b ộ D D Tu ổ i ng /m l 2 4 6 8 Bìn h t h ư ờ n g Vi êm mạ n t ính Vi êm H Đ tr ộ i ở HV Vi êm H Đ tr ộ i ở TV Vi êm toà n b ộ D D Tu ổ i ng /m l Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 183 số trung bình PGI/PGII ở người khỏe mạnh, không nhiễm HP là 6,0 so với những người nhiễm HP là 3,7(4). Kết quả nghiên cứu chúng tôi tương ứng là 6,4 và 4,6. Trong tiến trình VDD, PGI và PGII có mối tương quan thuận với mức độ hoạt động và tình trạng viêm mạn tính của NMDD. Tuy nhiên, tỷ PGI/PGII lại có mối tương quan nghịch do PGII tăng cao hơn so với PGI. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy PGII, gastrin tăng và tỷ số PGI/PGII giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm BN có viêm hoạt động so với BN bình thường hoặc viêm mạn tính (p < 0,05). PGI, PGII tăng và PGI/PGII giảm có ý nghĩa giữa nhóm viêm mức độ vừa và nặng so với nhóm BN bình thường hoặc viêm mức độ nhẹ. Không có sự khác biệt về nồng độ gastrin theo mức độ viêm. Nghiên cứu của Di-Mario và cs cho thấy nồng độ PGI và PGII có mối liên quan rõ rệt với mức độ viêm hoạt động(1). Có mối liên quan chặt chẽ giữa viêm teo NMDD với UTDD týp ruột, và vì vậy, PGI ≤ 70ng/mL và PGI/PGII ≤ 3 được sử dụng như là một chỉ số tầm soát UTDD ở Hàn Quốc và Nhật Bản(3,9). Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ số PGI/PGII giữa hai nhóm BN có hay không có viêm teo NMDD (5,1 ± 1,8 vs 6,2 ± 1,4; p < 0,001). Những BN có viêm teo thân vị hoặc toàn bộ dạ dày có tỷ số PGI/PGII thấp hơn và nồng độ gastrin cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN không có viêm teo hoặc viêm teo mức độ nhẹ. Điều gợi ý rằng định lượng PG và gastrin như là một phương tiện không xâm lấn giúp đánh giá chẩn đoán viêm teo NMDD. Tuy nhiên, không thấy sự khác biệt nào về nồng độ PG và gastrin giữa hai nhóm BN có và không có DSR. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Trần Khánh Hoàn(10). Định lượng gastrin (G-17) là phương pháp chẩn đoán huyết thanh đánh giá tình trạng viêm teo NMDD. Nồng độ gastrin-17 tăng đáng kể ở những BN UTDD. Một nghiêm cứu trên nhóm BN Nhật Bản cho thấy kết hợp định lượng gastrin-17, PG, chẩn đoán MBH của NMDD giúp tầm soát BN nguy cơ UTDD. Những BN có tỷ số PGI/PGII thấp, tăng gastrin-17, và có DSR ở bờ cong nhỏ thân vị là những BN có nguy cơ cao(8). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ gastrin chỉ tăng khi có viêm teo ở cả thân và hang vị so với nhóm chỉ có viêm teo xuất hiện ở thân hoặc hang vị hay không có viêm teo. Nồng độ gastrin trong huyết tương phụ thuộc vào độ acid trong dạ dày và số lượng tế bào G vùng hang vị. Vì vậy, nồng độ gastrin sẽ thấp khi BN có tăng bài tiết acid hay viêm teo vùng hang vị. Phối hợp định lượng PG và gastrin-17 có thể giúp chẩn đoán vị trí viêm teo thân vị (gastrin-17 tăng) hay viêm teo hang vị (gastrin-17 giảm). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có điểm không phù hợp với lý thuyết về gastrin, một phần, có thể do mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn. Với giá trị ngưỡng là PGI/PGII ≤ 5,5, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán viêm teo lần lượt là 80,7% và 76,3%. Với giá trị ngưỡng là PGI/PGII ≤ 5,5, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán nhiễm HP lần lượt là 80,7% và 76,3%. Tình trạng nhiễm HP, mức độ VDD và viêm teo có thể được chẩn đoán bằng cách định lượng nồng độ PG, gastrin máu(6). Nồng độ này thay đổi giữa các chủng tộc người khác nhau. Do vậy, việc xác định giá trị ngưỡng của tỷ số PGI/PGII của riêng người Việt Nam là rất quan trọng, vì đây được xem như là một phương tiện chẩn đoán không xâm lấn, có vai trò rất quan trọng trong tầm soát BN nhiễm HP, viêm teo, là những người có nguy cơ UTDD cao. Kết quả nghiên cứu bước đầu này của chúng tôi có vai trò mang tính tham khảo. Tuy nhiên, để chỉ số này được sử dụng rộng rãi hơn trong thực hành thì cần phải có những nghiên cứu dịch tễ học lớn hơn, để từ đó có thể thiết lập một giá trị ngưỡng chính xác, có ý nghĩa hơn trong thực tiễn lâm sàng. KẾT LUẬN Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ số PGI/PGII giữa hai nhóm BN có và không có nhiễm HP (4,6 ± 1,5 so với 6,4 ± 1,6; p < 0,001),
Tài liệu liên quan