Dự toán là một trong các công cụ KTQT quan trọng và cần thiết giúp
doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình. Bài viết này nghiên cứu về thực
trạng vận dụng công cụ dự toán ở các DN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có qui mô,
thời gian hoạt động và lĩnh vực hoạt động khác nhau; đồng thời đề xuất số giải pháp
giúp đẩy mạnh việc vận dụng công cụ dự toán vào hoạt động kinh doanh trong các DN,
từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mức độ vận dụng công cụ dự toán trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
110
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CÔNG CỤ
DỰ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở ĐÀ NẴNG
Lê Thị Quyên1
Tóm tắt: Dự toán là một trong các công cụ KTQT quan trọng và cần thiết giúp
doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình. Bài viết này nghiên cứu về thực
trạng vận dụng công cụ dự toán ở các DN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có qui mô,
thời gian hoạt động và lĩnh vực hoạt động khác nhau; đồng thời đề xuất số giải pháp
giúp đẩy mạnh việc vận dụng công cụ dự toán vào hoạt động kinh doanh trong các DN,
từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường.
Từ khóa: Dự toán, mức độ vận dụng, doanh nghiệp, Đà Nẵng, kế toán quản trị
1. Mở đầu
Dự toán là công cụ quản trị quan trọng, giúp doanh nghiệp liên kết các mục tiêu
cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời dự tính kết quả thực hiện trên cơ
sở các kỹ thuật dự báo (Horngren & cộng sự, 2006). Nhóm công cụ dự toán được vận
dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất,
dự toán chi phí sản xuất, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý DN, dự toán chi phí tài chính, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Các nghiên cứu về lập dự toán trước đây thường là dự toán tổng thể tại một DN
cụ thể, chưa khái quát được trong một khu vực cụ thể, lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Vì
giữa các khu vực, ngành nghề khác nhau thì đặc điểm kinh tế khác nhau, nên việc
nghiên cứu các vấn đề về lập dự toán cũng khác nhau.
Xét theo khía cạnh khu vực thì chưa có một nghiên cứu nào về lập dự toán của
các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả tiến
hành nghiên cứu thống kê mô tả về thực trạng vận dụng công cụ dự toán của các DN
trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tác giả xác định và đo lường mức độ vận dụng các công
cụ dự toán ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tạo tiền đề cho các
nghiên cứu tiếp theo có thể đánh giá sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng nhóm công cụ dự toán, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh
việc vận dụng công cụ này ở các DN giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên
thị trường.
2. Nội dung
2.1. Các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu
2.1.1. Mối quan hệ giữa qui mô DN và dự toán
DN lớn thường có những thuận lợi cả về tiềm lực tài chính, nhân sự trong việc
_______________
1. ThS, Khoa kinh tế, trường Đại học Quảng Nam
111
LÊ THỊ QUYÊN
vận dụng các công cụ quản lý hiện đại, trong đó có cả công cụ KTQT nhằm nâng cao
năng lực quản lý của đơn vị. Các DN lớn thường có cấu trúc phức tạp, vì vậy một hệ
thống thông tin tốt là rất quan trọng. Ngược lại, các DN có qui mô nhỏ thường có
nguồn lực giới hạn, nên việc vận dụng các công cụ quản trị nói chung và công cụ dự
toán nói riêng thường có những khó khăn nhất định. Kết quả các nghiên cứu trước đây
của Firth (1996) ở Trung Quốc cho thấy tỉ lệ vận dụng công cụ dự toán ở các DN lớn
cao hơn so với các DN nhỏ. Để xem xét mối quan hệ giữa qui mô DN và mức độ vận
dụng công cụ dự toán trong các DN ở Đà Nẵng, giả thuyết được đưa ra ở đây là:
H1: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán có sự khác biệt ở các qui mô DN.
2.1.2. Mối quan hệ giữa thời gian hoạt động và dự toán
Các DN có thời gian hoạt động lâu dài thường có nhiều cơ hội để xem xét vận
dụng các công cụ KTQT vì các công cụ KTQT cần thời gian để xem xét, áp dụng
thử nghiệm. Mặt khác cũng có thể thấy rằng nhà quản trị của các DN mới hoạt động
thường có nhiều ý tưởng mới và sẵn sàng áp dụng những công cụ quản lý mới để phục
vụ cho DN. Nếu xu hướng sau lấn át thì sẽ có quan hệ nghịch chiều giữa thời gian hoạt
động của DN với việc áp dụng các công cụ KTQT. Những nghiên cứu trước đây cho
thấy kết quả không đồng nhất quan hệ giữa thời gian hoạt động và tỉ lệ áp dụng công
cụ dự toán. Firth (1996) tìm thấy không có mối quan hệ giữa thời gian hoạt động của
DN và sự vận dụng công cụ dự toán. Trong khi đó o’Conner và cộng sự (2004) lại tìm
thấy rằng tỉ lệ vận dụng công cụ dự toán trong các DN hoạt động lâu năm cao hơn so
với các DN mới hoạt động.
Trong nghiên cứu này giả thuyết được đưa ra để xem xét sự tác động này ở ngữ
cảnh nghiên cứu như sau:
H2: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán ở các doanh nghiệp mới hoạt động
nhỏ hơn các doanh nghiệp lâu năm
2.1.3. Mối quan hệ giữa lĩnh vực hoạt động và dự toán
Các nghiệp vụ trong DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường đơn giản
hơn so với các DN sản xuất hoặc dịch vụ. Mặt khác, một số công cụ dự toán như dự
toán sản xuất, chi phí sản xuất rất hữu ích cho các DN sản xuất hoặc dịch vụ nhưng
thường không có nhiều ý nghĩa đối với DN thương mại. Phadoongsitthi (2003) trong
nghiên cứu của mình cũng thấy rằng tỉ lệ áp dụng công cụ dự toán trong các DN sản
xuất cao hơn so với các DN phi sản xuất.
Từ kết quả ở các nghiên này, giả thuyết tiếp theo được đưa ra để nghiên cứu trong
ngữ cảnh TP Đà Nẵng như sau:
H3: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán có sự khác biệt trong các lĩnh vực
hoạt động của DN
112
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CôNG CỤ Dự ToáN...
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi
Dựa vào các tài liệu tham khảo tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ sau đó
phỏng vấn chuyên gia nhằm thu thập thêm thông tin và kiểm tra tính xác thực của bảng
câu hỏi, điều chỉnh những câu hỏi còn gây khó hiểu cho người trả lời.
Để kiểm tra tính dễ hiểu của các câu hỏi, bảng câu hỏi này được phát thử cho một
số người để kiểm tra lần nữa từ ngữ, ý nghĩa các câu hỏi.
Bảng câu hỏi gồm 3 phần: phần 1- thông tin chung, phần 2- mức độ sử dụng
các công cụ dự toán, phần 3 - các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng các công
cụ dự toán. Nội dung trình bày ở nghiên cứu này sử dụng đến câu hỏi ở phần thứ hai,
câu hỏi ở phần thứ ba dùng cho nghiên cứu để đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng công cụ dự toán.
Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo danh nghĩa và thang
đo điểm. Thang đo danh nghĩa dùng để đánh giá về thông tin của DN. Sử dụng thang
điểm Likert dùng để đánh giá mức độ sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng công cụ dự toán của DN.
2.2.2. Dữ liệu
Với mục đích lấy mẫu ngẫu nhiên, nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát ở các
DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu được thu thập từ các doanh nghiệp với
quy mô, lĩnh vực hoạt động khác nhau, không bao gồm các doanh nghiệp bảo hiểm, tài
chính và ngân hàng. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi khảo sát này là kế toán trưởng hoặc
kế toán tổng hợp. Trong tổng số 200 bảng câu hỏi gửi đi, có 4 bảng gửi về với kết quả
trả lời còn bỏ trống nhiều mục, còn 126 bảng hợp lệ
Bảng 1: Tóm tắt kết quả khảo sát DN
Tiêu chí
Số lượng
(đơn vị)
%
Thời gian hoạt động
<=10 năm 48 38.1
Trên 10 năm 78 61.9
Tổng cộng 126 100
Quy mô doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ 75 59.5
Doanh nghiệp vừa 39 31.0
Doanh nghiệp lớn 12 9.5
Tổng cộng 126 100
Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất 54 42.9
Thương mại 36 28.6
Dịch vụ 30 23.8
Khác 6 4.8
Tổng cộng 126 100
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ khảo sát)
113
LÊ THỊ QUYÊN
2.2.3. Đo lường các biến nghiên cứu
2.2.3.1. Mức độ vận dụng công cụ dự toán
Thang đo Likert được dùng để đánh giá mức độ vận dụng công cụ lập dự toán.
(quy ước 0 - không bao giờ, 1- rất ít, 5- rất thường xuyên)
2.2.3.2. Qui mô của DN
Qui mô của DN có thể được đo lường thông qua tổng doanh thu, tổng tài sản
hoặc số lượng nhân viên. Theo Chenhall (2003), việc sử dụng khía cạnh tài chính để
đánh giá có thể khó so sánh giữa các DN, vì DN có thể sử dụng các phương pháp kế
toán khác nhau. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực KTQT chọn số lượng
nhân viên để đo lường qui mô.
Các DN trong nghiên cứu này được phân loại theo qui mô được chia thành 3
nhóm: DN nhỏ (và siêu nhỏ), DN vừa, DN lớn. Người trả lời sẽ chọn quy mô của DN
mình theo như quy định (khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) ở một trong ba
lựa chọn tương ứng với ba quy mô đã được đưa vào bảng câu hỏi.
2.2.3.3. Thời gian hoạt động của DN
Thời gian hoạt động của DN được xác định từ khi DN được thành lập đến nay.
Tác giả chọn thời điểm làm mốc là thời gian Việt Nam gia nhập tổ chức WTo, và giả
sử các doanh nghiệp được thành lập trước là doanh nghiệp cũ và sau thời điểm này
là doanh nghiệp mới. Các DN được phân loại thành 2 nhóm: các DN mới (DN được
thành lập dưới 10 năm) và các DN cũ (DN được thành lập 10 năm trở lên).
2.2.3.4. Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng công cụ lập dự toán.
Lĩnh vực hoạt động khác nhau có thể sẽ áp dụng hệ thống dự toán phù hợp với ngành
nghề mà DN hoạt động. Do đó nhân tố này sẽ được kiểm tra xem có mối liên hệ nào
giữa lĩnh vực hoạt động và việc vận dụng công cụ lập dự toán ở các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này, các DN được chia theo lĩnh vực
hoạt động gồm: sản xuất, thương mại, dịch vụ và các hoạt động khác. Người trả lời
bảng câu hỏi sẽ chọn vào lĩnh vực hoạt động theo đúng qui định pháp luật đối với công
ty đó. Không tiến hành đo lường định lượng nhân tố này.
2.3. Phương pháp phân tích
Thống kê mô tả được sử dụng để so sánh mức độ vận dụng các công cụ dự toán
cũng như mức độ hữu ích của các công cụ dự toán. Kiểm định T-test và ANoVA được
sử dụng để kiểm định sự khác biệt trong việc vận dụng công cụ lập dự toán của các
nhóm đối tượng khác nhau.
Theo quy mô DN: sử dụng giá trị trung bình (Mean) về mức độ vận dụng (thang
đo likert 5 mức độ với 1 đến 5) và giá trị Sig để kiểm định đánh giá công cụ dự toán
114
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CôNG CỤ Dự ToáN...
nào có mức độ vận dụng cao, công cụ dự toán nào ít được vận dụng ở 3 nhóm DN lớn,
DN vừa, DN nhỏ.
Theo thời gian hoạt động: sử dụng giá trị trung bình (Mean) về mức độ vận dụng
(thang đo likert 5 mức độ với 1 đến 5) và giá trị Sig để kiểm định đánh giá công cụ dự
toán nào có mức độ vận dụng cao, công cụ dự toán nào ít được vận dụng ở 2 nhóm DN
mới hoạt động, DN hoạt động lâu năm.
Theo lĩnh vực hoạt động: sử dụng giá trị trung bình về mức độ sử dụng (thang đo
likert 5 mức độ với 1 đến 5) để đánh giá công cụ dự toán nào có mức độ vận dụng cao,
công cụ dự toán nào ít được vận dụng ở 4 nhóm lĩnh vực hoạt động: sản xuất, thương
mại, dịch vụ, khác.
2. 4. Phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu
2.4.1. Mức độ vận dụng công cụ dự toán xét theo qui mô DN
Kết quả trong Bảng 2 so sánh mức độ vận dụng các công cụ dự toán ở các DN
theo đặc tính quy mô DN.
Bảng 2: Mức độ vận dụng công cụ dự toán theo quy mô DN
DN nhỏ DN vừa DN lớn
Mean SD Mean SD Mean SD
Dự toán tiêu thụ 3.2400 0.9129 4.3076 0.4675 4.4000 0.0000
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán sản xuất 2.0400 1.1905 4.1538 1.0396 4.2500 0.4522
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán chi phí sản xuất 2.0000 1.1740 3.8461 1.1130 4.5000 0.5222
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán giá vốn hàng bán 1.9600 1.0835 4.0769 1.0854 3.7500 0.4522
Giá trị Sig kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý DN
3.3200 0.8408 4.2308 0.8098 2.7500 0.4522
Giá trị Sig kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán chi phí tài chính 2.9600 0.9218 3.8461 1.0396 3.5000 0.9045
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
3.2400 0.9978 4.3076 0.6136 3.0000 0.7385
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán vốn bằng tiền 2.8800 1.0392 3.9231 1.0101 3.5000 0.5222
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán bảng cân đối kế toán 2.9600 1.0454 3.6154 1.0161 2.7500 0.8660
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.003
Dự toán linh hoạt 2.1600 0.6786 3.3077 1.0798 2.2500 0.4522
Giá trị Sig (kiểm định Anova) = 0.000
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ khảo sát)
115
LÊ THỊ QUYÊN
Tác giả tiến hành so sánh giá trị trung bình (Mean) để xem xét nhóm nào (nhóm
DN xét theo quy mô: DN nhỏ, DN vừa, DN lớn) có mức độ vận dụng cao hơn, đồng
thời căn cứ vào giá trị Sig trong kiểm định Anova để xem xét sự khác biệt giữa 3 nhóm
nghiên cứu có ý nghĩa thống kê hay không, với mức ý nghĩa 5%. Kết quả Bảng 2 cho
thấy giá trị trung bình về mức độ vận dụng công cụ lập dự toán ở các DN theo quy mô nhỏ,
vừa và lớn là khác nhau.
Chẳng hạn dự toán tiêu thụ có mức vận dụng trung bình ở DN vừa và lớn rất cao với
điểm số lần lượt là 4,3 và 4,4; ở DN nhỏ thì nó có mức vận dụng trung bình với điểm số là
3,2. Và giá trị Sig <0,05 (ở kiểm định ANoVA), điều này cho thấy sự khác biệt trên là có
ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa là dự toán tiêu thụ được sử dụng
phổ biến trong các DN, và mức độ vận dụng công cụ dự toán này ở các DN lớn cao hơn
các DN nhỏ. Tương tự như vậy, tiến hành so sánh giá trị trung bình mức độ vận dụng các
công cụ dự toán còn lại theo quy mô DN và kiểm định thì thấy có sự khác biệt và sự khác
biệt này có ý nhĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Giả thiết H1 được chấp nhận. ở một số
loại dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí sản xuất thì DN lớn
có mức độ vận dụng cao hơn; tuy nhiên một số loại dự toán khác như dự toán chi phí bán
hàng và chi phí quản lý DN thì kết quả cho ra ngược lại, ở DN lớn mức độ vận dụng loại
dự toán này nhỏ hơn. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả không giống như một số nhận định
cho rằng DN lớn thì mức độ vận dụng công cụ lập dự toán sẽ cao hơn DN nhỏ. ở DN lớn
hoạt động kinh doanh rộng lớn hơn DN nhỏ, điều này kéo theo dự toán về tiêu thụ và sản
xuất sẽ lớn hơn, DN lớn sẽ có lợi thế hơn trong việc khai thác và nắm bắt thị trường. Do
đó, các DN nhỏ cần linh động để tìm kiếm thị trường còn lại, nên sẽ phải quan tâm đến
hoạt động quản lý bán hàng hơn nữa, hay nói cách khác sẽ phải vận dụng công cụ dự toán
chi phí bán hàng nhiều hơn.
2.4.2. Mức độ vận dụng công cụ dự toán xét theo thời gian hoạt động của DN
Bảng 3: Mức độ vận dụng các công cụ lập dự toán xét theo thời gian hoạt động
của các DN
Công cụ dự toán
DN mới hoạt động
DN hoạt động lâu
năm
Mean SD Mean SD
Dự toán tiêu thụ 3.3750 0.6058 3.8077 1.0072
Giá trị Sig ( kiểm định Independent T test) = 0.008
Dự toán sản xuất 1.7500 1.1577 3.6154 1.2507
Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) =0.000
Dự toán chi phí sản xuất 1.7500 1.1577 3.4615 1.2862
Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) =0.000
Dự toán giá vốn hàng bán 1.6250 0.9368 3.5000 1.2247
Giá trị Sig ( kiểm định Independent T test) =0.000
116
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CôNG CỤ Dự ToáN...
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN 3.3125 0.5891 3.6923 1.0727
Giá trị Sig (kiểm định Independent T test ) =0.012
Dự toán chi phí tài chính 2.8750 0.7033 3.5385 1.1246
Giá trị Sig ( kiểm định Independent T test) =0.000
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3.1250 0.8660 3.8077 1.0072
Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) =0.000
Dự toán vốn bằng tiền 2.9375 0.8355 3.4615 1.1918
Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) = 0.004
Dự toán bảng cân đối kế toán 3.0625 0.9087 3.1923 1.1516
Giá trị Sig( kiểm định Independent T test )= 0.508
Dự toán linh hoạt 2.4375 0.5013 2.5769 1.1567
Giá trị Sig (kiểm định Independent T test) = 0.353
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ khảo sát)
Kết quả trong các Bảng 3 so sánh mức độ vận dụng các công cụ dự toán ở DN theo
đặc tính thời gian hoạt động của DN. Để đưa ra kết quả nghiên cứu giả thiết H
2
, tác giả tiến
hành so sánh giá trị trung bình (Mean) và xem xét nhóm nào (nhóm DN xét theo thời gian
hoạt động: DN mới hoạt động, DN hoạt động lâu năm) có mức độ vận dụng lớn hơn, đồng
thời căn cứ vào giá trị Sig trong kiểm định T-test để xem xét sự khác biệt giữa 2 nhóm
nghiên cứu có ý nghĩa thống kê hay không.
ở DN mới hoạt động, các công cụ dự toán bao gồm: tiêu thụ, sản xuất, chi phí
sản xuất, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý DN, chi phí tài chính, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, vốn bằng tiền có giá trị trung bình (Mean) về mức độ
vận dụng thấp hơn so với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, kiểm định T-Test cho
thấy giá trị sig nhỏ hơn 0.05, tức là sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Riêng đối với
các loại dự toán: bảng cân đối kế toán, dự toán linh hoạt mức độ vận dụng ở các DN lâu
năm có giá trị trung bình lớn hơn so với DN mới hoạt động, tuy nhiên giá trị Sig >0.05,
tức là với mức ý nghĩa 5% thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Vì thế, kết
quả khảo sát không hỗ trợ giả thiết H
2
(mức độ vận dụng công cụ lập dự toán ở các DN
mới hoạt động nhỏ hơn các DN hoạt động lâu năm). Điều này cho thấy thời gian hoạt
động của DN không phải là một trở ngại để các DN vận dụng công cụ lập dự toán.
2.4.3. Mức độ vận dụng công cụ dự toán xét theo lĩnh vực hoạt động của DN
Bảng 4: mức độ vận dụng công cụ lập dự toán theo lĩnh vực hoạt động của DN
Công cụ
dự toán
DN thương mại DN hoạt động
sản xuất
DN dịch vụ Khác
Mean SD Mean SD Mean SD Mean SD
Dự toán tiêu thụ 3.5000 0.5071 3.7778 0.6344 3.5000 1.4562 4.0000 1.0954
117
LÊ THỊ QUYÊN
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.282
Dự toán sản xuất 1.1667 0.3779 4.1111 0.4624 2.6000 1.5222 4.0000 1.0954
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán chi phí
sản xuất
1.1667 0.3779 4.0000 0.7523 2.4000 1.3025 4.0000 1.0954
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán giá vốn
hàng bán
1.1667 0.3779 3.7778 0.7181 2.7000 1.5120 4.0000 1.0954
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.000
Dự toán chi phí
bán hàng và chi
phí quản lý DN
3.3333 0.4781 3.5000 0.8411 3.7000 1.3683 4.5000 0.5477
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.027
Dự toán chi phí tài
chính
2.8333 .69693 3.3889 .95989 3.7000 1.36836 3.0000 0.0000
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.004
Dự toán báo cáo
kết quả hoạt động
kinh doanh
3.0833 0.8742 3.7222 0.7375 3.7000 1.3683 4.0000 1.0954
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.010
Dự toán vốn bằng
tiền
2.9167 0.7699 3.2778 1.0536 3.6000 1.4527 3.5000 0.5477
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.080
Dự toán bảng cân
đối kế toán
3.0833 0.8742 2.8333 0.9059 3.7000 1.3683 3.5000 0.5477
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.003
Dự toán linh hoạt 2.5000 0.5070 2.6111 1.0171 2.2000 1.1861 3.5000 0.5477
Giá trị Sig ( kiểm định Anova) = 0.016
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ khảo sát)
Kết quả Bảng 4 cho thấy mức độ vận dụng trung bình công cụ lập dự toán có
điểm số khác nhau giữa các lĩnh vực hoạt động của DN, tuy nhiên xét đến giá trị Sig
trong kiểm định ANoVA thì ở các dự toán : dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí bán hàng
và quản lý DN, dự toán vốn bằng tiền và dự toán linh hoạt có Sig >0,05; điều này cho
thấy rằng sự khác biệt về mức độ vận dụng các công cụ dự toán vừa kể trên giữa các
3 nhóm lĩnh vực hoạt động là không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Những
loại dự toán này là những dự toán cơ bản, ở bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng cần
thiết phải lập; điều này phù hợp với thực tế để giúp cho việc xác định KQKD ở DN. ở
dự toán sản xuất, dự toán chi phí sản xuất là những dự toán đặc thù ở DNSX, số liệu
qua xử lý cũng đã đưa ra kết quả phù hợp: có sự khác biệt về mức độ vận dụng các
118
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CôNG CỤ Dự ToáN...
công cụ này giữa các lĩnh vực hoạt động của DN và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với mức ý nghĩa 5%. Giả thuyết H
3
được chấp nhận.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở trên cho thấy dự toán đóng một vai trò quan
trọng trong các DN, không chỉ ở các DN lớn mà còn ở các DN nhỏ và vừa. Điều này
hoàn toàn trái ngược với quan điểm truyền thống cho rằng chỉ những DN quy mô lớn
mớ áp dụng. ở Việt Nam, trong điều kiện sức ép cạnh tranh ngày càng tăng, kết quả
này là một gợi ý quan trọng về mặt chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo cho các DN.
Mặt khác, luận điểm này cũng là một gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai. Các nhà
nghiên cứu có thể thực hiện nghiên cứu chi tiết hơn để đánh giá về mối quan hệ giữa
sử dụng công cụ dự toán nói riêng và các công cụ KTQT nói chung với kết quả hoạt
động của DN. Nghiên cứu đã đi vào nghiên cứu thực nghiệm công tác vận dụng các
công cụ dự toán ở