Đặt vấn đề. Ở người hút thuốc lá, nồng độ oxít nitơ (FeNO) thay đổi tùy theo tình trạng hút thuốc lá và bệnh lý đi kèm. Xác định ngưỡng FeNO ở người hút thuốc và nhất là ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) do thuốc lá là cần thiết trong thực hành lâm sàng. Đối tượng và phương pháp. Đối tượng tham gia nghiên cứu được chia làm các nhóm tương ứng: người khỏe mạnh không hút thuốc lá (nhóm chứng), người hút thuốc lá và ngưng thuốc lá khỏe mạnh, người hút thuốc lá và ngưng thuốc lá kèm BPTNMT. Các đặc điểm về tuổi giới, FeNO, FeCO (oxít carbon trong khí thở ra) và các thông số hô hấp được thu thập phân tích. Kết qủa. Tổng cộng có 158 đối tượng nam giới tham gia nghiên cứu. Nhóm bị BPTNMT có tuổi và tiêu thụ thuốc lá lớn hơn các nhóm khác. FeNO/nhóm chứng (N = 34): 10,5 ± 4,2 ppb: FeNO/hút thuốc lá khỏe mạnh (N = 38): 6,9 ± 2,8 ppb: FeNO/ngưng thuốc lá (N = 32): 9,2 ± 4,4 ppb: FeNO/hút thuốc lá bị BPTNMT (N = 26): 15,6 ± 5,5 ppb: FeNO/ngưng thuốc lá kèm BPTNMT (N = 28): 21± 6,3 ppb. Không có mối liên quan giữa FeNO với tiêu thụ thuốc lá, thời gian ngưng thuốc lá, FeCO và các thông số hô hấp. Có mối liên quan giữa FeNO với FEV1 ở nhóm BPTNMT đã ngưng thuốc lá (r = -0,567: P = 0,0016). Kết luận. Ngưỡng FeNO thấp ở người hút thuốc lá, trở về mức bình thường sau khi ngưng thuốc lá và tăng khi diễn tiến sang BPTNMT. Do vậy, đo FeNO là một thăm dò hữu ích ở người hút thuốc lá và người bị BPTNMT do thuốc lá.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nồng độ oxít nitơ khí thở ra ở người hút thuốc lá và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012
206
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ OXÍT NITƠ KHÍ THỞ RA
Ở NGƯỜI HÚT THUỐC LÁ VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Dương Qúy Sỹ*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề. Ở người hút thuốc lá, nồng độ oxít nitơ (FeNO) thay đổi tùy theo tình trạng hút thuốc lá và
bệnh lý đi kèm. Xác định ngưỡng FeNO ở người hút thuốc và nhất là ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BPTNMT) do thuốc lá là cần thiết trong thực hành lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp. Đối tượng tham gia nghiên cứu được chia làm các nhóm tương ứng: người
khỏe mạnh không hút thuốc lá (nhóm chứng), người hút thuốc lá và ngưng thuốc lá khỏe mạnh, người hút thuốc
lá và ngưng thuốc lá kèm BPTNMT. Các đặc điểm về tuổi giới, FeNO, FeCO (oxít carbon trong khí thở ra) và
các thông số hô hấp được thu thập phân tích.
Kết qủa. Tổng cộng có 158 đối tượng nam giới tham gia nghiên cứu. Nhóm bị BPTNMT có tuổi và tiêu
thụ thuốc lá lớn hơn các nhóm khác. FeNO/nhóm chứng (N = 34): 10,5 ± 4,2 ppb: FeNO/hút thuốc lá khỏe
mạnh (N = 38): 6,9 ± 2,8 ppb: FeNO/ngưng thuốc lá (N = 32): 9,2 ± 4,4 ppb: FeNO/hút thuốc lá bị BPTNMT (N
= 26): 15,6 ± 5,5 ppb: FeNO/ngưng thuốc lá kèm BPTNMT (N = 28): 21± 6,3 ppb. Không có mối liên quan giữa
FeNO với tiêu thụ thuốc lá, thời gian ngưng thuốc lá, FeCO và các thông số hô hấp. Có mối liên quan giữa
FeNO với FEV1 ở nhóm BPTNMT đã ngưng thuốc lá (r = -0,567: P = 0,0016).
Kết luận. Ngưỡng FeNO thấp ở người hút thuốc lá, trở về mức bình thường sau khi ngưng thuốc lá và
tăng khi diễn tiến sang BPTNMT. Do vậy, đo FeNO là một thăm dò hữu ích ở người hút thuốc lá và người bị
BPTNMT do thuốc lá.
Từ khóa: FeNO, FeCO, hút thuốc lá, ngưng thuốc lá, BPTNMT
ABSTRACT
EXHALED NITRIC OXIDE CONCENTRATION IN HEALTHY SMOKERS AND IN CHRONIC
OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE PATIENTS
Duong Quy Sy * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 206 - 211
Introduction. In smokers, the fractional nitric oxide concentration in exhaled breath (FeNO) is depended on
smoking status and smoking induced respiratory diseases. Studies about the values of FeNO in Vietnamese
smokers and especially in smokers with COPD are necessary in clinical practice.
Subjects and methods. Study subjects were divided into 5 groups: healthy non-smokers (controls), healthy
smokers and former smokers without COPD, smokers and former smokers with COPD. All clinical
characteristics, FeNO, and FeCO have been analyzed.
Results. 158 subjects were included in this study. Subjects with COPD were older and had tobacco
consumption more than other groups. FeNO/controls (N = 34): 10,5 ± 4,2 ppb: FeNO/healthy smokers (N = 38):
6,9 ± 2,8 ppb: FeNO/ex-smokers (N = 32): 9,2 ± 4,4 ppb: FeNO/smokers with COPD (N = 26): 15,6 ± 5,5 ppb:
FeNO/ex-smokers with COPD (N = 28): 21± 6,3 ppb. There were no correlations between FeNO and tobacco
consumption, duration of smoking cessation, FeCO, and respiratory functional parameters. There was a
* Trường CĐYT Lâm Đồng. Đà Lạt, Việt Nam. Hội Phổi Pháp-Việt, AFVP
Trung tâm Nghiên cứu Bệnh lý Hô hấp – UPRES 2511. Đại học Y Khoa Paris Descartes, CH Pháp
Tác giả liên lạc: TS. BS. Dương Quý Sỹ ĐT: 0918.413813 ; Email: sy.duong-quy@cch.aphp.fr
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
207
significant correlations between FeNO and FEV1 in ex-smokers with COPD (r = -0,567: P = 0,0016).
Conclusion. FeNO is low in smokers, normal in former smokers, and high in smokers with COPD.
Measure of FeNO is necessary in healthy smokers and especially in smokers with COPD.
Key-words: FeNO, FeCO, smokers, former smokers, COPD
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nồng độ oxít nitơ trong khí thở ra (FeNO)
thay đổi tùy theo nhiều tình trạng sinh bệnh lý
khác nhau. Ở người hút thuốc lá, ngưỡng FeNO
được cho là giảm hơn so với người bình thường
và sự giảm này có tính hồi phục sau khi ngưng
thuốc lá(11). Tuy nhiên, ở người hút thuốc lá bị
BPTNMT hoặc người bị BPTNMT ở người đã
ngưng hút thuốc lá, giá trị FeNO vẫn còn đang
được bàn cãi. Nghiên cứu trước đây đã chứng
minh rằng bệnh nhân BPTNMT, nhất là ở giai
đoạn không ổn định, có nồng độ FeNO cao hơn
những người hút thuốc lá không có rối loạn
thông khí tắc nghẽn(14,10). Một số nghiên cứu
khác cũng cho thấy rằng FeNO ở bệnh nhân
BPTNMT cao hơn so với người bình thường và
thấp hơn FeNO ở người bị bệnh hen(1,2,6). Các tác
giả khác đã báo cáo rằng bệnh nhân BPTNMT
mức độ nặng nhưng ổn định có nồng độ FeNO
thấp hơn so với bình thường(5).
Do vậy đo FeNO ở người hút thuốc lá giúp
đánh giá được ảnh hưởng của khói thuốc lá trên
đường hô hấp và giúp theo dõi diễn tiến sang
BPTNMT. Ngoài ra trong thực hành lâm sàng,
đo FeNO là công cụ hữu ích giúp phát hiện
những bệnh nhân BPTNMT có khả năng đáp
ứng với điều trị bằng corticoid nếu nồng độ
FeNO ở giai đoạn ổn định tăng rất cao. Theo
khuyến cáo điều trị hiện nay, corticoid hít được
chỉ định sớm cho bệnh nhân BPTNMT nhằm
giới hạn diễn tiến bệnh và sự suy giảm chức
năng hô hấp. Tuy nhiên chỉ có một số bệnh
nhân BPTNMT là có đáp ứng với corticoid,
trong khi đó một số khác thì lại không có đáp
ứng. Những bệnh nhân BPTNMT đáp ứng với
điều trị bằng corticoid thường có ngưỡng FeNO
tăng cao(3) và sẽ giảm đi khi điều trị bằng
corticoid hít(8). Ở bệnh nhân BPTNMT, sự gia
tăng nồng độ FeNO là yếu tố tiên đoán cho sự
đáp ứng với corticoid hít và sự cải thiện của
FEV1(7,12). Với những tiến bộ kỹ thuật hiện nay,
sự hiện hiện của NO ở trong đường hô hấp có
thể đánh giá được nhờ vào các loại máy đo cầm
tay sử dụng kỷ thuật cảm ứng điện học có độ
chính xác cao, việc đo FeNO trở thành một thăm
dò không xâm lấn hữu ích trong bệnh lý đường
hô hấp.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người hút thuốc lá bị
BPTNMT ngày không ngừng gia tăng liên
quan đến thói quen hút thuốc lá. Do vậy việc
nghiên cứu về ngưỡng FeNO ở người hút
thuốc lá chưa có bệnh lý hô hấp và có dấu
hiệu của BPTNMT là cần thiết. Trong thực
hành lâm sàng, đo FeNO là thăm dò giúp cho
việc đánh giá ảnh hưởng của khói thuốc lá
trên tổn thương đường hô hấp, là thông số
hữu ích trong theo dõi việc cai thuốc lá và
cũng như việc đánh giá điều trị bằng corticoid
hít trên bệnh nhân BPTNMT do thuốc lá.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định:
1) Ngưỡng FeNO ở người khỏe mạnh đang hút
thuốc lá và đã ngưng hút thuốc. 2) Ngưỡng
FeNO ở người bị BPTNMT đang hút thuốc lá và
đã ngưng thuốc lá. 3) Mối liên quan giữa FeNO
với tiêu thụ thuốc lá và các thông số hô hấp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những người trưởng thành sinh
sống trên địa bàn Tp Đà Lạt tự nguyện tham gia
nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được chia
làm các nhóm sau: người khỏe mạnh không hút
thuốc lá (nhóm chứng), người khỏe mạnh hút
thuốc lá và đã ngưng hút thuốc lá, người hút
thuốc và đã ngưng hút thuốc lá bị BPTNMT.
Đây là nghiên cứu mô tả với khảo sát cắt ngang
tại một thời điểm được ấn định và có so sánh.
Đối tượng tham gia nghiên cứu được xếp vào
nhóm tương ứng khi thỏa mãn các tiêu chuẩn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012
208
chọn lựa.
Tiêu chuẩn chọn lựa
Chung cho các nhóm nghiên cứu:
Không có bệnh lý dị ứng hô hấp: không có
tiền căn lao phổi và X quang phổi bình thường;
không sử dụng chất kích thích như rượu, bia 24
giờ và thuốc lá 4 giờ trước khi đo; không sử
dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc giàu
nitrát; thực hiện được việc đo FeNO và chức
năng hô hấp đúng phương pháp. Hút thuốc lá
được chọn khi số lượng thuốc lá tiêu thụ > 5
gói/năm. Ngưng thuốc lá được chọn khi thời
gian ngưng hút thuốc lá > 6 tháng.
Nhóm chứng, nhóm hút thuốc lá và ngưng hút
thuốc lá khỏe mạnh
Không có bệnh lý đường hô hấp đã được
chẩn đoán và điều trị < 2 tháng và hiện tại
không có triệu chứng về hô hấp (ho, khạc
đàm và khó thở khi gắng sức): không có bệnh
lý nội khoa khác đã được chẩn đoán và đang
điều trị: không có tiền căn mắc các bệnh hen,
viêm phế quản mạn.
Nhóm hút thuốc lá bị BPTNMT và nhóm
BPTNMT đã ngưng thuốc lá
Có thể có một trong các triệu chứng sau: ho,
khạc đàm, khó thở khi gắng sức.
Tiêu chuẩn phế dung ký: tỷ lệ FEV1 (thể tích
thở ra tối đa trong giây đầu) / FVC (dung tích
sống gắng sức) < 0,7 và nghiệm pháp hồi phục
với thuốc dãn phế quản âm tính: tăng FEV1 <
200 ml hoặc < 12 % so với giá trị ban đầu sau hít
400 µg Ventoline.
Phương pháp
Đo chức năng hô hấp được thực hiện bằng
máy KoKo Spirometer (Hãng nSpire, USA). Đo
FeCO (nồng độ oxít carbon) trong khí thở ra
được thực hiện bằng máy piCO Smokerlyzer
(Hãng sản xuất: Bedfont Scientific Ltd, Anh)
theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đo FeNO
được thực hiện bằng máy đo cầm tay NObreath
(Hãng sản xuất: Bedfont Scientific Ltd, Anh). Kỹ
thuật đo FeNO được thực hiện theo hướng dẫn
của hãng sản xuất để đảm bảo lưu lượng khí thở
ra là 50 ml/giây. Trung bình có 3 lần đo đúng
cách được thực hiện cho mỗi đối tượng tham gia
nghiên cứu. Giá trị trung bình các lần đo đúng
cách được ghi nhận để phân tích.
Phân tích thống kê
Phần mềm SPSS phiên bản 16.0 được sử
dụng để tính toán thống kê. Các thông số
nghiên cứu được thể hiện bằng trung bình ± độ
lệch chuẩn (SD). So sánh các thông số định
lượng được thực hiện bằng phép kiểm t-Student.
Mối liên quan giữa các thông số được đánh giá
dựa vào hệ số tương quan trên phần mềm SPSS.
Giá trị P < 0,05 được xem như có ý nghĩa thống
kê.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2012 -
06/2012 tổng cộng có 158 đối tượng tham gia
nghiên cứu và được chia làm 5 nhóm: nhóm
chứng 34/158 (21,5%), nhóm hút thuốc lá khỏe
mạnh: 38/158 (24,1%), nhóm ngưng thuốc lá
khỏe mạnh: 32/158 (20,3%), nhóm hút thuốc lá bị
BPTNMT: 26/158 (16,5%), nhóm ngưng hút
thuốc lá bị BPTNMT: 28/158 (17,6%).
Đặc điểm các nhóm nghiên cứu theo tuổi,
giới, chỉ số khối cơ thể (BMI), mức tiêu thụ
thuốc lá và thời gian ngưng thuốc lá được trình
bày tại Bảng 1. Nhóm BPTNMT có tuổi trung
bình và lượng thuốc lá tiêu thụ cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm không bị BPTNMT (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm các nhóm nghiên cứu theo tuổi, giới, BMI và lượng thuốc lá tiêu thụ
Nhóm Tuổi (năm) Giới (% nam) BMI (kg/m2) Thuốc lá (gói/năm) Ngưng hút (tháng)
Chứng (N = 34) 46 ± 11 100 23,3 ± 3,2 - -
Hút thuốc lá (N = 38) 44 ± 8§ 100 22,6 ± 2,7 18 ± 9 -
Ngưng thuốc lá (N = 32) 47 ± 12¶ 100 23,5 ± 3,8 19 ± 6¶ 14 ± 3
Hút thuốc lá bị BPTNMT (N = 26) 53 ± 11£ 100 22,3 ± 2,5 28 ± 8£ -
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
209
Nhóm Tuổi (năm) Giới (% nam) BMI (kg/m2) Thuốc lá (gói/năm) Ngưng hút (tháng)
Ngưng thuốc lá bị BPTNMT (N =
28)
55 ± 12¥ 100 22,1 ± 2,2 29 ± 10¥ 16 ± 6
Giá trị P P > 0,05§,¶
P < 0,05£,¥
- P > 0,05€ P > 0,05¶
P < 0,01£
P < 0,01¥
-
BPTNMT: bệnh phồi tắc nghẽn mạn tính: BMI (Body Mass Index): chỉ số khối cơ thể: §,¶,: khác biệt không có ý nghĩa so với
nhóm chứng: £, ¥: khác biệt có ý nghĩa so với nhóm hút thuốc lá và nhóm ngưng thuốc lá không bị BPTNMT: €: khác biệt
không có ý nghĩa giữa các nhóm.
Đặc điểm về FeNO, FeCO và phế dung ký
các nhóm nghiên cứu
Đặc điểm về FeNO, FeCO và chức năng hô
hấp các nhóm nghiên cứu được trình bày tại
Bảng 2. Ngưỡng FeNO ở nhóm hút thuốc lá
khỏe mạnh thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm
chứng. FeNO ở người bị BPTNMT cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm chứng. Không có sự khác
biệt có ý nghĩa về ngưỡng FeNO giữa nhóm
ngưng hút thuốc lá không bị BPTNMT so với
nhóm chứng (Bảng 2). FEV1, FVC, FEV1/FVC và
FEF25-75% ở nhóm hút thuốc lá và ngưng hút
thuốc lá bị BPTNMT giảm một cách có ý nghĩa
(Bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm về FeNO, FeCO và phế dung ký của các nhóm nghiên cứu
Nhóm FeNO
(ppb)
FeCO
(ppm)
FEV1
(%)
FVC
(%)
FEV1/FVC
(%)
FEF 25-75
(%)
Chứng (N = 34) 10,5 ± 4,2 3 ± 2 104 ± 12 102 ± 14 88 ± 9 108 ± 18
Hút thuốc lá (N = 38) 6,9 ± 2,8* 21 ± 6*** 98 ± 9§ 96 ± 11¶ 82 ± 14£ 102 ± 12¥
Ngưng thuốc lá (N = 32) 9,2 ± 4,4 4 ± 2 96 ± 18§ 98 ± 15¶ 78 ± 12£ 98 ± 16¥
Hút thuốc lá bị BPTNMT (N = 26) 15,6 ± 5,5* 23 ± 7*** 64 ± 14** 68 ± 11** 59 ± 10** 52 ± 14***
Ngưng thuốc lá bị BPTNMT (N = 28) 21,1 ± 6,3** 4 ± 3 62 ± 16** 66 ± 12** 60 ± 6** 54 ± 11***
Giá trị P P>0,05
P<0,01*
P< 0,001**
P>0,05
P<0,0001***
P>0,05§
P<0,001**
P>0,05¶
P<0,001**
P>0,05£
P<0,001**
P>0,05¥
P<0,001**
FeNO (fractional nitric oxide concentration in exhaled breath): nồng độ oxít nitơ trong khí thở ra: ppb: một phần tỷ thể tích:
FeCO (fractional carbon monoxide concentration in exhaled breath): nồng độ oxít carbon trong khí thở ra: ppm: một phần
triệu thể tích: FEV1 (forced expiratory volume in one second): thể tích thở ra tối đa trong giây đầu: FVC (forced vital
capacity): dung tích sống gắng sức: FEF 25-75 (forced expiratory flow at 25% to 75% point of FVC): lưu lượng thở ra gắng
sức tại thời điểm 25% và 75% của dung tích sống gắng sức: §,¶ £, ¥, : khác biệt không có ý nghĩa so với nhóm chứng: *,**: khác
biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng và nhóm ngưng hút thuốc lá: ***: khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng và nhóm ngưng
hút thuốc lá.
Mối liên quan giữa FeNO với các đặc điểm
lâm sàng và chức năng hô hấp
Mối liên quan giữa FeNO với tiêu thụ thuốc
lá, thời gian ngưng hút thuốc lá, FeCO và các
thông số hô hấp được trình bày tại Bảng 3.
Không có mối liên quan có ý nghĩa giữa FeNO
với lượng thuốc lá tiêu thụ, FeCO và thời gian
ngưng thuốc lá. Không có mối liên quan có ý
nghĩa giữa FeNO với FEV1, FEV1/FVC và
FEF25-75 ở các nhóm nghiên cứu. Có mối liên
quan có ý nghĩa giữa FeNO với FEV1 ở nhóm
BPTNMT ngưng thuốc lá (Bảng 3).
Bảng 3. Liên quan FeNO với tiêu thụ thuốc lá, ngưng hút thuốc, FeCO và thông số hô hấp
Biến số phụ thuộc Biến số độc lập
FeNO (ppb)
Nhóm
Thuốc lá
(gói/năm)
Ngưng hút
(tháng)
FeCO
(ppm)
FEV1
(%)
FEV1/FVC
(%)
FEF25-75
(%)
FeNO = 10,5 ± 4,2
Nhóm chứng
- - r = 0,054
P = 0,373
r = 0,092
P = 0,381
r = 0,033
P = 0,332
r = 0,018
P = 0,492
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012
210
Biến số phụ thuộc Biến số độc lập
FeNO (ppb)
Nhóm
Thuốc lá
(gói/năm)
Ngưng hút
(tháng)
FeCO
(ppm)
FEV1
(%)
FEV1/FVC
(%)
FEF25-75
(%)
FeNO = 6,9 ± 2,8
Nhóm hút thuốc lá
r = - 0,114
P = 0,122
- r = 0,188
P = 0,219
r = 0,081
P = 0,325
r = 0,014
P = 0,384
r = 0,068
P = 0,532
FeNO = 9,2 ± 4,4
Ngưng thuốc lá
r = 0,028
P = 0,464
r = 0,186
P = 0,317
r = 0,018
P = 0,114
r = 0,063
P = 0,226
r = 0,032
P = 0,166
r = 0,043
P = 0,187
FeNO = 15,6 ± 5,5
Hút thuốc lá bị BPTNMT
r = - 0,042
P = 0,121
- r = 0,154
P = 0,098
r = 0,184
P = 0,072
r = 0,277
P = 0,088
r = 0,118
P = 0,176
FeNO = 21,1 ± 6,3
Ngưng thuốc lá bị
BPTNMT
r = 0,112
P = 0,153
r = 0,027
P = 0,298
r = 0,077
P = 0,115
r = -0,567
P= 0,0016
r = 0,288
P = 0,097
r = 0,192
P = 0,212
FeNO: nồng độ oxít nitơ trong khí thở ra: ppb: một phần tỷ thể tích: FeCO: nồng độ oxít carbon trong khí thở ra: ppm: một
phần triệu thể tích: FEV1: thể tích thở ra tối đa trong giây đầu: FEF 25-75: lưu lượng thở ra gắng sức tại thời điểm 25% và
75% của dung tích sống gắng sức.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng FeNO
ở người hút thuốc lá thay đổi tùy theo tình trạng
bệnh lý đi kèm (Bảng 1). Ở người hút thuốc lá
không có triệu chứng hô hấp và chức năng hô
hấp bình thường, nồng độ FeNO thấp hơn một
cách có ý nghĩa so với nhóm chứng không hút
thuốc lá (6,9 ± 2,8 so với 10,5 ± 4,2 ppb). Kết qủa
này cũng tương tự với một số tác giả khác(9,13,15).
Kharitonov và cộng sự đã mô tả rằng ngưỡng
FeNO ở người hút thuốc lá giảm hơn 50% so với
người bình thường(11). Trong một nghiên cứu về
sự khuyếch tán NO, Högman và cộng sự cũng
đã cho thấy rằng lưu lượng NO ở đường dẫn
khí bị giảm đi ở người hút thuốc lá(9). Sự giảm
FeNO ở người hút thuốc lá được cho là do bởi
có liên quan đến giảm hoạt tính của men NOS
cảm ứng (inducible nitric oxide synthase) ở tế
bào biểu mô đường dẫn khí(16). Ngoài ra, sự
giảm FeNO ở người hút thuốc lá còn do bởi
nguyên nhân cơ học liên quan đến việc giảm
khả năng khuyếch tán của FeNO từ biểu mô vào
đường dẫn khí do bởi tình trạng tăng tiết nhầy
và phì đại niêm mạc phế quản(4).
Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy
rằng ngưỡng FeNO thay đổi theo tình trạng hút
thuốc lá và bệnh lý đi kèm. Kết quả nghiên cứu
chúng tôi cho thấy FeNO ở người đã ngưng hút
thuốc lá cao hơn ở người đang hút thuốc lá một
cách có ý nghĩa (Bảng 1). Tuy nhiên, ngưỡng
FeNO ở người ngưng thuốc lá không khác biệt
có ý nghĩa với nhóm chứng (thời gian ngưng
thuốc lá trung bình là 14 ± 3 tháng). Điều này
gợi ý rằng sự giảm FeNO ở người hút thuốc lá là
có hồi phục. Kết quả nghiên cứu của Högman
và cộng sự đã cho thấy rằng ngưỡng FeNO ở
người hút thuốc lá tương tự như ở người không
hút thuốc lá sau bốn tuần ngưng hút(9). Robbins
và cộng sự cũng đã báo cáo rằng ngưỡng FeNO
tăng trở lại sau một tuần ngưng hút thuốc và
tiếp tục tăng sau 8 tuần(15).
Kết qủa nghiên cứu cho thấy rằng ở người
hút thuốc lá bị BPTNMT và người bị BPTNMT
đã ngưng thuốc lá, ngưỡng FeNO cao hơn
người không hút thuốc lá và đã ngưng hút
thuốc lá một cách có ý nghĩa (Bảng 1). Ngoài ra,
ngưỡng FeNO của người bị BPTNMT đã ngưng
thuốc lá cao hơn người người bị BPTNMT đang
hút thuốc lá. Điều này gợi ý rằng sự gia tăng
FeNO ở người hút thuốc bị BPTNMT liên quan
đến tình trạng viêm của đường dẫn khí và sự
sản xuất ra NO do quá trình viêm thì ưu thế hơn
sự giảm FeNO do giảm hoạt tính của men NOS
cảm ứng và rối loạn về khuyếch tán. Tuy nhiên,
ở người hút thuốc lá bị BPTNMT, ngưỡng FeNO
sẽ thấp hơn người đã ngưng hút do giảm FeNO
có thể do cơ chế cơ học đi kèm. Do vậy, sự gia
tăng kéo dài FeNO ở người đang hút thuốc lá có
FeNO ban đầu thấp là một dấu hiệu gợi ý diễn
tiến đến bệnh lý hô hấp mạn đi kèm như
BPTNMT.
Kết qủa nghiên cứu cho thấy ở người hút
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
211
thuốc lá ngưỡng FeNO giảm một cách có ý
nghĩa so với người không hút thuốc lá nhưng
không có mối liên quan tỷ lệ nghịch có ý nghĩa
giữa lượng thuốc lá tiêu thụ và ngưỡng FeNO
(Bảng 3). Dù rằng ngưỡng FeCO ở người hút
thuốc lá khỏe mạnh và bị BPTNMT cao hơn
người không hút thuốc lá và ngưng thuốc lá,
không có mối liên quan giữa FeCO ở người hút
thuốc lá và FeNO. Điều này cho thấy ở người
hút thuốc lá, ngưỡng FeNO không phản ánh
trực tiếp mức độ tiêu thụ thuốc lá và mức độ
phụ thuộc nicotin. Ngoài ra, ở người đã ngưng
hút thuốc lá, dù rằng ngưỡng FeNO trở về mức
không khác biệt so với người không hút thuốc,
không có mối liên quan có ý nghĩa giữa thời
gian ngưng thuốc lá và ngưỡng FeNO. Khi
nghiên cứu về mối liên quan giữa FeNO với các
thông số hô hấp, kết qủa nghiên cứu cho thấy
chỉ có mối liên quan giữa FeNO với FEV1 ở
nhóm BPTNMT đã ngưng thuốc lá (Bảng 3). Do
vậy ở những bệnh nhân này, đo FeNO giúp ước
đoán mức độ nặng của tắc nghẽn đường dẫn
khí.
KẾT LUẬN
Ngưỡng FeNO giảm ở người hút thuốc lá,
hồi phục trở lại sau ngưng thuốc lá và tăng cao
khi bị BPTNMT. Có mối liên quan có ý nghĩa
giữa FeNO và mức độ nặng của rối loạn thông
khí tắc nghẽn ở người bị BPTNMT đã ngưng
thuốc lá. Việc đưa vào sử dụng thế hệ máy đo
FeNO cầm tay có độ chính xác cao rất hữu ích
khi theo dõi ngưỡng FeNO ở người hút thuốc lá
vì giúp theo dõi diễn tiến sang BPTNMT. Tuy
nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu với số
lượng bệnh nhân lớn hơn để kết qủa có được sẽ
mang tính đại diện cho dân số nghiên cứu.
Lời cám ơn. Tác giả xin chân thành cám ơn GS.TS. Đinh Xuân
Anh Tuấn, Trưởng khoa Sinh lý- Thăm dò Chức năng, Bệnh viện