Theo tổng kết của các tác giả Garros C., Van Bortel W., Trung HD., Coosemans M., Manguin S., (2006) [50]: Muỗi Anopheles minimusđược xác định là trung gian truyền sốt rét chủ yếu ở nhiều nước Châu Á như : Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nam TrungQuốc, Nhật Bản, Taiwan, Ấn Độ, Hồng Kông.
15 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu quần thể anopheles minimus tại xã bình thạnh huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6
2.1. CÁC NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Theo tổng kết của các tác giả Garros C., Van Bortel W., Trung HD.,
Coosemans M., Manguin S., (2006) [50]: Muỗi Anopheles minimus được xác định
là trung gian truyền sốt rét chủ yếu ở nhiều nước Châu Á như : Campuchia, Lào,
Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Taiwan, Ấn Độ,
Hồng Kông.
Tỉ lệ nhiễm KSTSR của muỗi Anopheles minimus được các tác giả ở
nhiều nước nghiên cứu, Dev V., (1996) [48] cho biết: Năm 1990, ở Assam, Aán
Độ, Anopheles minimus nhiễm thoa trùng quanh năm, ngoại trừ tháng 8 và
tháng 9, tỉ lệ nhiễm thấp nhất 0,7% vào tháng 3 và cao nhất 8,5% vào tháng 10.
Theo Dong, (1997)[50] ở tỉnh Yunnan, miền Nam Trung Quốc, Anopheles
minimus là véc tơ truyền sốt rét chính với tỉ lệ nhiễm thoa trùng trung bình là
7,05%.
Các tác giả Trung HD.,Van Bortel W., Sochantha T. và cộng sự ,(2004)
[59]xác định: Ở Campuchia, Anopheles minimus có phản ứng dương tính trong
test ELISA phát hiện protein thoa trùng với 3 chủng Plasmodium falciparum,
Plasmodium vivax 210, Plasmodium vivax 247.
Nghiên cứu mùa truyền bệnh của véc tơ các tác giả Ratanatham S.,
Upatham ES., Prasittisuk W. 1988) [56] chỉ ra rằng Anopheles minimus ở Thái
Lan có hai đỉnh hoạt động trong năm, đỉnh thứ nhất trước mùa mưa (từ tháng 3
đến tháng 5) và đỉnh thứ hai vào cuối mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 11).
Các tác giả Garros C., Van Bortel W., Trung HD., Coosemans M., Manguin
S. (2006) [50] tổng kết: Anopheles minimus hoạt động đốt máu suốt đêm nhưng
đỉnh hoạt động đốt máu của chúng thay đổi theo mùa và theo vùng điạ lý. Tại
7
Lào, Myanmar ghi nhận một đỉnh cao từ 22 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Ở Thái Lan,
đỉnh hoạt động sớm hơn từ 21 giờ đến 22 giờ.
Nghiên cứu về tính ưa thích vật chủ và lựa chọn nơi đốt người của
Anopheles minimus tại các vùng sinh thái khác nhau, Harrison B.A. và cộng sự,
(1980) [52] cho biết: Anopheles minimus có đặc điểm là loài muỗi thích đốt máu
người. Kết quả của nhóm nghiên cứu Dev V., Bhattacharyya PC., Talukdar R.,
(2003) [49]: Tại Bangladesh, Nepal Anopheles minimus được xác định là loài ưa
đốt máu người (anthropophilic), với mật độ 5,82 con đốt máu người trong một
đêm, ở Ấn Độ, Anopheles minimus là loài muỗi chủ yếu đốt người trong nhà
(endophagic). Nhưng nghiên cứu tại Thái Lan Rattanarithikul R.,Konishi E.,
Linthicum K. (1996) [57] xác định Anopheles minimus là loài đốt máu gia súc với
tỉ lệ muỗi đốt máu người : súc vật là 1 : 2,6, ở miền Tây và Cao nguyên Trung
tâm Thái Lan Anopheles minimus bị thu hút bằng người ngoài nhà (exophagic)
3,27 cá thể/người/đêm so với 1,15 cá thể/người/đêm trong nhà. Garros C., Van
Bortel W., Trung HD., Coosemans M., Manguin S.,(2006) [50] kết luận là:
Anopheles minimus thể hiện các tập tính khác nhau về sự lựa chọn vật chủ và
nơi đốt mồi.
Các nghiên cứu ở Đông Nam Á của các tác giả Van Bortel W., Trung H.D.,
Manh N.D., Roelants P.,Verle P., Coosemans M.(1999) [61] nhận định: Một
trong những nguyên nhân gây ra sự khác nhau về lựa chọn nơi đốt người của
Anopheles minimus có thể do sự khác nhau về cấu trúc nhà ở giữa các điểm
nghiên cứu.
Bruce-Chwatt, (1966) [50] nghiên cứu về sự liên quan giữa người - vật
nuôi - bệnh sốt rét, nhận xét: Sự thay đổi tỉ lệ vật nuôi và con người sẽ ảnh
8
hưởng đến sự lan truyền sốt rét, công trình nghiên cứu từ 1955-1964 về sự lựa
chọn vật chủ của Anopheles minimus cho thấy khi tăng số lượng vật nuôi trong
khu dân cư sẽ làm giảm tỉ lệ người mắc sốt rét.
Các tác giả Parajuli,(1981); Lien,(1991); Chen,(2002) [50] cũng thừa nhận
rằng một số vụ dịch sốt rét xảy ra ở Guyana là hậu quả của việc giảm mạnh số
lượng vật nuôi làm cho muỗi chuyển từ đốt động vật sang đốt người.
Bên cạnh sự đa dạng về tập tính, sự đa hình của Anopheles minimus cũng
được các tác giả quan tâm. Harrison B.A. và cộng sự (1980) [52] nhận định :
Phức hợp Anopheles minimus có nhiều biến dị phức tạp, đã tổng kết có 22 dạng
hình thái trong phức hợp này. Hầu hết các loài của phức hợp này cùng phân bố ở
Đông Nam Aù và khó phân biệt chúng bằng hình thái ngoài ở cả hai giai đoạn ấu
trùng và trưởng thành.
Sucharit S., Komalamisra N., Leemingsawat S., Apiwathnasorn C.,
Thongrungkiat S., (1988) [58] nghiên cứu Anopheles minimus từ 7 địa phương ở
Thái Lan bằng phương pháp điện di 7 hệ enzyme, đã nhận thấy có sự đa hình
trong các hệ enzyme nghiên cứu. Các tác giả này đã căn cứ vào sự có mặt hay
không của các điểm đen trên costa của cánh muỗi để phân biệt hai loài
Anopheles minimus A và C. Loài A có một gián đoạn gốc cánh tại điểm
presector trên gân costa. Loài C có hai gián đoạn gốc cánh ở cả 2 điểm
presector và humeral trên gân costa.
Các tác giả Van Bortel W., Trung H.D., Manh N.D., Roelants P.,Verle P.,
Coosemans M.(1999) [6] cho rằng : Việc căn cứ vào sự có mặt hay không các
điểm đen trên costa của cánh muỗi để phân biệt hai loài Anopheles minimus A
9
và C sẽ bị nhầm lẫn trong phân loại vì các đặc điểm này có thay đổi theo thời
gian và không gian.
Green C.A., Gass R.F., Munstermann L.E., Baimai V. (1990) [51] tiến hành
điện di isozyme của phức hợp Minimus ở Thái Lan và chứng minh rằng có ít nhất
hai loài trong các quần thể này, đặc trưng bằng allele Octanol dehydrogennase:
Odh 100 và allele Odh 134, không tìm thấy các dị hợp tử của hai allele nói trên.
Các loài này được đặt tên không chính thức là loài A và C.
Khi nghiên cứu sinh cảnh đặc trưng của bọ gậy Anopheles minimus, Harrison
B.A., (1980) [52] cho biết đó là các suối nước sạch, chảy chậm và có cỏ mọc
ven bờ
Nhóm nghiên cứu Overgaard HJ., Tsuda Y., Suwonkerd W., Takagi M.
(2002) [55] khẳng định : yếu tố ảnh hưởng đến mật độ của bọ gậy Anopheles
minimus là tốc độ của dòng chảy.
Miller T.A., Stryker R.G., Wilkinson R.N.(1970) [54] nghiên cứu tại Thái
Lan trong 6 tháng, ở điều kiện nhiệt độ 28-300C và ẩm độ 65-83% đã không thấy
có sự ảnh hưởng của môi trường đến mật độ của các loài muỗi tại đây.
10
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Nguyễn Hữu Đức, Hồ Văn Hựu (1973) [8] khảo sát sự phân bố của
Anopheles minimus ghi nhận: Muỗi Anopheles minimus có mặt trên hầu hết
các vùng ở miền Bắc Việt Nam. Sinh cảnh đặc trưng của loài muỗi này là
các vùng bìa rừng, trảng cỏ. Ở độ cao 200 - 800m, vùng núi rừng có nhiều
khe suối, tốc độ nước chảy không quá mạnh, Anopheles minimus có mật độ
cao. Ở độ cao 100m và trên 800m Anopheles minimus có mật độ thấp hơn.
Ở khu vực Việt Bắc, mùa truyền bệnh của Anopheles minimus bắt đầu từ
tháng 4, 5, 6 và sau đó vào các tháng 9,10 với đỉnh truyền bệnh thấp hơn.
Khảo sát khu hệ Anophelinae ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, các tác giả Vũ
Thị Phan, Lê văn Ước, Trần Đức Hinh (1973) [25] nhận xét: Muỗi
Anopheles minimus ở Quỳnh Lưu, Nghệ An sống ngoài trời, khác hẳn với
những vùng sốt rét khác, thường chỉ trú ẩn trong nhà. Bọ gậy sống ở suối
quang có ánh mặt trời.
GS. Đặng Văn Ngữ (1973) [23] khi nghiên cứu các vụ dịch sốt rét ở
đồng bằng sông Hồng, nhận định : nước lũ mang trứng Anopheles minimus
theo các bè gỗ nứa về vùng đồng bằng, kết hợp với sự có mặt của KSTSR
tại đây, đã gây ra các vụ dịch sốt rét. Anopheles minimus thích nghi với
sinh cảnh đồng bằng trở thành các quần thể địa phương, các phương pháp
điều tra thu thập được bọ gậy từ tuổi 1 đến tuổi 4, quăng và muỗi ở đây.
Nghiên cứu về sự thay đổi sinh thái của Anopheles minimus trong quá
trình tiêu diệt sốt rét, các tác giả : Vũ Thị Phan, Nguyễn Thọ Viễn, Phạm
Huy Tiến (1975) [26] cho biết: Trước khi phun DDT (năm 1962),
Anopheles minimus có mật độ cao trong nhà. Trong quá trình phun DDT
(1962 - 1966) các phương pháp điều tra không phát hiện Anopheles minimus
11
sống trong nhà, nhưng mật độ Anopheles minimus trong chuồng gia súc có
chiều hướng tăng lên. Sau khi ngừng phun DDT từ 3 - 4 năm Anopheles
minimus xuất hiện lại trong nhà với mật độ cao (4,92 c/g/n), muỗi vào nhà
đốt máu người sau đó trú tiêu máu ngoài nhà.
Đồng thời Phạm Huy Tiến và ctv (1975) [36] cũng nhận xét: Mật độ
Anopheles minimus sau khi ngừng phun DDT thấp hơn rất nhiều so với trước
khi phun (18 - 48 lần). Tỉ lệ Anopheles minimus đốt máu người ngoài nhà
cao hơn trong nhà .
Theo dõi thí điểm nghiên cứu bệnh sốt rét tại Vân Canh, Nghĩa Bình,
các tác giả Nguyễn Thọ Viễn, Bùi Đình Bái, Nguyễn Tuyên Quang,
(1980) [42] nhận định: Trước khi phun DDT, mật độ Anopheles minimus
vào nhà đốt máu người là 0,526 c/n/đ, Anopheles minimus đốt máu người
suốt đêm, mật độ cao nhất từ 22 giờ đến 4 giờ sáng. Anopheles minimus trú
tiêu sinh trong nhà, mật độ muỗi soi trong nhà ban ngày là 1,625 c/g/n. Sau
khi phun DDT mật độ Anopheles minimus đốt máu người ngoài nhà không
thay đổi, nhưng mật độ muỗi vào nhà đốt máu giảm, không còn bắt được
muỗi trong nhà ban ngày, quan hệ muỗi với người giảm đi rõ rệt nên ảnh
hưởng nhiều đến khả năng lan truyền sốt rét .
Ở Miền Bắc nghiên cứu muỗi Anopheles minimus từ năm 1971-
1973,Vũ Đức Hương và ctv (1975) [18] cho biết: Sự biến thiên của mật độ
muỗi Anopheles minimus phụ thuộc vào nhiệt độ và lượng mưa. Lượng mưa
là nguyên nhân gây nên hai đỉnh cao vào tháng 3 và tháng 9, 10. Anopheles
minimus thích hút máu người, ít đốt máu súc vật. Số lượng muỗi Anopheles
minimus chiếm 50% tổng số muỗi đốt máu người. Anopheles minimus đốt
máu người suốt đêm, mật độ cao từ 21 giờ đến 2-3 giờ sáng. Anopheles
12
minimus trú tiêu máu trong nhà : đậu trên quần áo, chăn màn, phên vách,
độ cao dưới 2m, ở nơi tối và kín gió. Tỉ lệ nhiễm KSTSR của Anopheles
minimus là 2,1%.
Nghiên cứu ở Tây Nguyên, Nguyễn Đức Mạnh và ctv (1980) [20]
nhận xét: Muỗi Anopheles minimus phát triển quanh năm và phát triển
mạnh vào cuối mùa mưa, muỗi có mật độ cao vào tháng 10 và 11. Mùa
phát triển của Anopheles minimus ở Tây Nguyên khác với mùa phát triển
của loài này ở miền Bắc.
Ở miền Trung, Lê Khánh Thuận và ctv (1980) [33] ghi nhận một số
đặc điểm sinh lý, sinh thái và vai trò dịch tễ muỗi Anopheles Nam Trường
Sơn: Anopheles minimus thích đốt máu người trong nhà (mật độ
2,137c/g/n), trú tiêu máu trong nhà (mật độ 3,889c/g/n) và thích nghi dần
vào nhà theo tình ổn định của dân cư ở vùng định canh, định cư, khai
hoang, kinh tế mới. Anopheles minimus tìm mồi đốt máu suốt đêm, hoạt
động mạnh nhất từ 23 giờ đến 4 giờ sáng.
Nghiên cứu về sự đa hình của Anopheles minimus, Nguyễn Thọ Viễn,
Nguyễn Đức Mạnh, Trần Đức Hinh (1992) [44] đã phân tích các đặc điểm
hình thái muỗi trưởng thành cho thấy: Trên tất cả các dấu hiệu hình thái
muỗi trưởng thành đều có sự sai khác giữa con cái và bố mẹ. Từ một kiểu
hình thái của mẹ có thể cho ra nhiều kiểu con cái khác nhau về các đặc
điểm hình thái. Chỉ có khoảng 10% muỗi mẹ có con cái hoàn toàn giống
mình. Tại thí điểm nghiên cứu sốt rét Vân Canh Bình Định, Anopheles
minimus được phân tích các đặc điểm hình thái và sinh học: Trước khi phun
DDT (tháng 3/78), Anopheles minimus có 2 đỉnh phát triển : tháng 3, 4 và
tháng 10, 11, 12. Tỉ lệ nhiễm thoa trùng là 2,548%. Muỗi trú tiêu máu trong
13
nhà (mật độ muỗi thu thập bằng phương pháp soi trong nhà ngày 1,625
c/g/n, soi chuồng gia súc 0,399 c/g/n). Tỉ lệ muỗi cánh A : cánh C là 86,49 :
9,46. Sau khi ngừng phun DDT, muỗi trú tiêu máu ngoài nhà (mật độ muỗi
thu thập bằng phương pháp soi ngoài nhà ngày 0,543c/g/n, soi chuồng gia
súc 0,662c/g/n). Tỉ lệ muỗi cánh A : cánh C là 66,03 : 32,05. Các tác giả
trên cho rằng có thể tại Vân Canh tồn tại 2 quần thể Anopheles minimus :
quần thể Anopheles minimus A trú ẩn tiêu máu trong nhà, có khả năng lan
truyền KSTSR, có đỉnh phát triển cao vào các tháng 10,11,12. Quần thể
Anopheles minimus C trú ẩn tiêu máu ngoài nhà, ít có khả năng lan truyền
KSTSR, có đỉnh phát triển cao vào các tháng 4, 5.
Nguyễn Thọ Viễn, Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Tuyên Quang (1997)
[46] đã có một số nhận xét về tập tính muỗi Anopheles minimus truyền sốt
rét chủ yếu ở xã Khánh Phú, tỉnh Khánh Hoà, miền Trung Việt Nam: Muỗi
Anopheles minimus phát triển quanh năm ở Khánh Phú với 2 đỉnh cao: đỉnh
mùa khô cao và kéo dài (từ tháng 2-6) đỉnh mùa mưa thấp và ngắn (các
tháng 9-10). Muỗi sinh đẻ gần khu vực cư trú của người. Anopheles
minimus vào nhà đốt người suốt đêm với số lượng lớn, đỉnh cao từ 21 giờ
đến 3 giờ sáng. Mật độ đốt người nửa cuối đêm cao hơn nửa đầu đêm.
Anopheles minimus trú đậu tiêu máu trong nhà khi có điều kiện thuận lợi,
song do điều kiện cấu trúc nhà cửa trống trải của người dân Khánh Phú nên
một số lượng lớn muỗi trú ẩn thực hiện chu kỳ tiêu sinh ngoài nhà.
Tập tính đốt mồi của Anopheles minimus được các tác giả Hồ Đình
Trung, Wim Van Bortel, Tho Sochantha (2002) [38] nghiên cứu xác định
Anopheles minimus có hoạt động đốt người muộn từ 21 giờ đến 3 giờ. Tại
Láng Nhớt (Khánh Hoà), một trong các nguyên nhân làm cho Anopheles
14
minimus không trú đậu ban ngày trong nhà ban ngày do nhà của dân không
kín đáo. Hầu hết nhà ở đây có diện tích nhỏ, có vách làm bằng tre hoặc
gỗ sơ sài, trống trải nên có nhiều ánh sáng trong nhà không thích hợp cho
muỗi tìm nơi trú đậu.
Nghiên cứu về mùa truyền bệnh của quần thể Anopheles minimus ở
tỉnh Hoà Bình, các tác giả Trần Đức Hinh, Nguyễn Đức Mạnh, Hồ Đình
Trung, (1997) [12] nhận xét Anopheles minimus có mặt quanh năm với 2
đỉnh phát triển : đỉnh thứ nhất vào tháng 3 và đỉnh thứ hai (cao hơn đỉnh thứ
nhất) vào tháng 6,7. Anopheles minimus tìm mồi đốt máu suốt đêm, từ 6 giờ
tối hôm trước cho đến 6 giờ sáng hôm sau với đỉnh đốt mồi từ 22 giờ đến 2
giờ sáng. Chỉ số máu người xác định bằng kỹ thuật ELISA ở Anopheles
minimus bắt bằng phương pháp soi trong nhà ngày chung cho 4 điểm nghiên
cứu là 4,94%
Tỉ lệ nhiễm KSTSR của Anopheles minimus cũng được xác định ở Tây
Nguyên, theo các tác giả Trịnh Trọng Phụng, Lê Bách Quang (1997) [28]: Kết
quả mổ muỗi xác định có 1,8 % Anopheles minimus nhiễm KSTSR. Mật độ
Anopheles minimus cao nhất vào tháng 10 -11, có 62,5 % muỗi trú tiêu máu
trong nhà và 37,5 % muỗi trú tiêu máu ngoài nhà. Anopheles minimus hoạt
động đốt máu từ 18 giờ tối 5 giờ sáng, mật độ cao nhất từ 21 giờ đến 2 giờ
sáng.
Theo Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có nghiên cứu ở khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên (1997) [34] : Anopheles minimus phát triển quanh năm,
phân bố rộng từ vùng bìa rừng, phát tán ra vùng savan cỏ bụi, véc tơ này có
ưu thế ở vùng bìa rừng, mật độ giảm ở vùng rừng và rừng rậm. Anopheles
minimus hoạt động đốt máu suốt đêm và có mật độ cao nhất từ 22 giờ đến 4
15
giờ sáng. Tỉ lệ Anopheles minimus nhiễm thoa trùng tại xã Iakor, huyện Chư
Sê, tỉnh Gia Lai năm 1994 là 2,58%.
Ở 2 thí điểm nghiên cứu sốt rét Vân Canh (Bình Định) và Iakor ( Gia
Lai), các tác giả Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có (2001) [35] cho biết, tại
Vân Canh mùa sốt rét tháng 4, 5 do quần thể An.minimus đóng vai trò
chính, còn tháng 10,11 do quần thể An.dirus đóng vai trò quan trọng. Ở
Tây Nguyên, mùa truyền bệnh sốt rét hầu như quanh năm, Anopheles
minimus là véc tơ truyền bệnh rất quan trọng, có đỉnh phát triển thứ nhất
vào tháng 4 - 5, đỉnh phát triển thứ hai vào tháng 9 - 11. Tỉ lệ đẻ của
Anopheles minimus ở Iakor là 72,8 %. Tỉ lệ nhiễm KSTSR của Anopheles
minimus là 3,46%.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu lên quần thể Anopheles
minimus tại Khánh Phú, các tác giả Nguyễn Tuyên Quang, Marchand R.P,
Nguyễn Thọ Viễn (2002) [30] nhận định : Khoảng nhiệt độ để quần thể
Anopheles minimus tồn tại và phát triển từ 18 - 330C cùng với khoảng độ
ẩm tương ứng là 81- 90%.
Trong điều kiện của phòng thí nghiệm, các tác giả Vũ Đình Chử,
Nguyễn Thị Hoà, Lương Xuân Dũng (2001) [1] tiến hành nuôi giữ chủng
Anopheles minimus cho biết: Quần thể Anopheles minimus ở Hoà Sơn,
(Lương Sơn, Hoà Bình) được đưa về tạo dòng trong phòng thí nghiệm bằng
kỹ thuật giao phối nhân tạo. Từ tháng 11 năm 1997 đến tháng 9 năm 2000
đã duy trì được 40 thế hệ trong điều kiện phòng nuôi được chiếu sáng 10
giờ / 24 giờ, nhiệt độ 25 ± 30C, ẩm độ tương đối 60 - 85% . Cường độ ánh
sáng thích hợp đối với giai đoạn ấu trùng là 200 - 220 lux (Vũ Đình Chử,
2006) [2].
16
Từ những năm 1990 ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu sự liên quan
giữa các đặc điểm hình thái với di truyền, tập tính của Anopheles minimus.
Các tác giả Trịnh Đình Đạt, Trương Quang Học, Ngô Giang Liên,(1992)
[7] đã tiến hành điện di một số hệ isozyme và ứng dụng chúng trong phân
loại phức hợp loài Anopheles minimus, khẳng định có ít nhất 2 loài trong
phức hợp Anopheles minimus ở Việt Nam. Anopheles minimus loài A có 2
allele Mpi100, Mpi 105, Odh 100. Anopheles minimus loài C có 2 allele Mpi 87,
Mpi 94 , Odh 134.
Sau đó, kỹ thuật điện di enzyme và di truyền tế bào được các tác giả
Trần Đức Hinh, Nguyễn Đức Mạnh, Lê Đình Công (1997) [13] sử dụng để
nghiên cứu 2 quần thể muỗi Anopheles minimus : Quần thể muỗi Lâm Sơn,
Lương Sơn, Hoà Bình là quần thể muỗi gần người (domestic population),
chủ yếu thu thập được bằng phương pháp soi trong nhà ban ngày, chiếm tỉ
lệ 63,52%, tỉ lệ muỗi đốt máu trong nhà gấp 1,5 lần muỗi đốt người ngoài
nhà. Muỗi bắt chuồng gia súc chỉ chiếm tỉ lệ 6,82%. Kết quả điện di men
và phân tích kiểu nhân ở metaphage cho thấy đặc trưng của quần thể này
là allele Odh 100 và nhiễm sắc thể Y cận tâm mút. Quần thể muỗi Phú
Cường, Tân Lạc, Hoà Bình là quần thể muỗi hoang dã (wild population),
chủ yếu thu thập được bằng phương pháp soi chuồng gia súc, chiếm tỉ lệ
47,6%, tỉ lệ muỗi đốt máu ngoài nhà gấp 2,8 lần muỗi đốt người trong nhà.
Muỗi soi trong nhà ban ngày chỉ chiếm tỉ lệ 21,64%. Quần thể này đặc
trưng bằng allele Odh 134 và nhiễm sắc thể Y tâm giữa.
Năm 2001, nghiên cứu này được mở rộng ra ở một số