Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên
1.448 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều
cao đứng của học sinh nam tăng từ 158,19 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17
tuổi, tăng 3,85 cm/năm, của nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc
17 tuổi, tăng 1,33 cm/năm. Cân nặng của nam tăng từ 49,06 kg lúc 15 tuổi lên
56,92 kg lúc 17 tuổi, tăng 3,73 kg/năm và của nữ lúc tuổi 15 là 45,42 kg đến 17
tuổi đạt 48,28 kg, tăng 1,43 kg/năm. Chiều cao đứng, cân nặng và mức tăng hai
chỉ số này của nam đều lớn hơn so với của nữ. Số học sinh có chiều cao đạt so với
tiêu chuẩn của WHO năm 2007 chiếm 49,86% ở nam và 52,79% ở nữ, tỉ lệ học
sinh thấp và thấp còi là 50,14% ở nam và 47,21% ở nữ. Số học sinh có BMI bình
thường chiếm tỉ lệ từ 70,76% đến 79,51%, tỉ lệ học sinh thiếu cân ở nữ là 24% ở
nam là 15,47% và tỉ lệ thừa cân ở nữ là 4,33% và ở nam là 5,05%. Tỉ lệ thiếu cân
ở nữ cao hơn so với tỉ lệ này ở nam và tỉ lệ học sinh có chiều cao thấp còi cao hơn
so với tỉ lệ học sinh có BMI thiếu cân độ 1 và độ 2.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.00043
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT NGÔ GIA TỰ, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC
*Nguyễn Thị Bích Ngọc
Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên
1.448 học sinh trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chiều
cao đứng của học sinh nam tăng từ 158,19 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17
tuổi, tăng 3,85 cm/năm, của nữ tăng từ 153,43 cm lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc
17 tuổi, tăng 1,33 cm/năm. Cân nặng của nam tăng từ 49,06 kg lúc 15 tuổi lên
56,92 kg lúc 17 tuổi, tăng 3,73 kg/năm và của nữ lúc tuổi 15 là 45,42 kg đến 17
tuổi đạt 48,28 kg, tăng 1,43 kg/năm. Chiều cao đứng, cân nặng và mức tăng hai
chỉ số này của nam đều lớn hơn so với của nữ. Số học sinh có chiều cao đạt so với
tiêu chuẩn của WHO năm 2007 chiếm 49,86% ở nam và 52,79% ở nữ, tỉ lệ học
sinh thấp và thấp còi là 50,14% ở nam và 47,21% ở nữ. Số học sinh có BMI bình
thường chiếm tỉ lệ từ 70,76% đến 79,51%, tỉ lệ học sinh thiếu cân ở nữ là 24% ở
nam là 15,47% và tỉ lệ thừa cân ở nữ là 4,33% và ở nam là 5,05%. Tỉ lệ thiếu cân
ở nữ cao hơn so với tỉ lệ này ở nam và tỉ lệ học sinh có chiều cao thấp còi cao hơn
so với tỉ lệ học sinh có BMI thiếu cân độ 1 và độ 2.
Từ khóa: Cân nặng, chiều cao đứng, chỉ số thể lực, trung học phổ thông (THPT).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các chỉ tiêu nhân trắc là một bộ phận quan trọng trong các chỉ tiêu sinh học người.
Việc thu thập các chỉ tiêu nhân trắc thường được tiến hành định kì và thường xuyên nhằm
theo dõi, đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng của con người và cộng đồng. Mặt khác,
những số liệu nhân trắc được điều tra ở nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng và
thành thị, những số liệu trên đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng các nghiên cứu
trên học sinh lứa tuổi vị thành niên khu vực miền núi còn tản mạn và rất ít. Theo Tổ chức
Y tế thế giới, vị thành niên là nhóm đối tượng từ 10 - 19 tuổi. Đây là giai đoạn mở đầu cơ
hội chuẩn bị về dinh dưỡng cho cuộc sống trưởng thành khỏe mạnh. Thêm nữa, trong lúc
giải quyết những vấn đề dinh dưỡng vị thành niên, một số rối loạn dinh dưỡng khởi phát
trong giai đoạn đầu đời có khả năng cũng được khắc phục. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu
trên học sinh khu vực miền núi để tìm hiểu sự phát triển thể lực của học sinh lứa tuổi
THPT trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.Trong những năm gần đây, nhờ chú
trọng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bức tranh kinh tế - xã hội của huyện
Lập Thạch có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt cùng với yêu
cầu thay đổi cơ cấu nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy,
nghiên cứu thực trạng tầm vóc thể lực lứa tuổi học sinh là cơ sở đề xuất các giải pháp
nâng cao tầm vóc thể lực người Việt Nam nói chung và người dân miền núi huyện Lập
Thạch, Vĩnh Phúc nói riêng và đồng thời có cơ sở để đưa ra biện pháp phòng tránh những
rối loạn dinh dưỡng khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: bichngocbio@gmail.com
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 345
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng gồm 1.448 học sinh từ 15 - 17 tuổi, được chọn ngẫu nhiên từ các lớp học
của trường THPT Ngô Gia Tự, huyện lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng nghiên cứu có
khỏe bình thường, không có dị tật về hình thái không mắc bệnh cấp tính hay mạn tính,
trạng thái thần kinh và tâm sinh lí bình thường.
Phương pháp ước tính cỡ mẫu trong nghiên cứu y học được Nguyễn Văn Tuấn (2013)
đề cập đến: với các biến chiều cao, cân nặng là các biến liên tục với một sai số định trước là
µ. Hệ số ảnh hưởng có thể ước tính bằng ES = µ/σ. Số đối tượng (n) cần thiết cho nghiên
cứu có thể tính toán theo công thức n = C/(ES)2, trong đó hằng số C tra bảng, các nghiên
cứu trước cho biết độ lệch chuẩn về chiều cao của học sinh khoảng 1 cm (d = 1), nghiên cứu
chấp nhận sai số là 1 cm Vậy hệ số ảnh hưởng là ES = 1/5 = 0,2 và hằng số C = 7,85. Áp
dụng vào công thức n = 7,85/(0,2)2 = 196,25, làm tròn là 197. Biến cân nặng cũng có độ lệch
chuẩn gần với độ lệch chuẩn của chiều cao, vì vậy cỡ mẫu n = 196 cũng được áp dụng để
khảo sát giá trị trung bình của cân nặng của học sinh trong nghiên cứu. Như vậy, dựa vào cỡ
mẫu ước lượng chúng tôi chọn cỡ mẫu ở mỗi lứa tuổi phù hợp với cơ mẫu ước tính.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Điều tra cắt ngang
- Các chỉ số nghiên cứu: Các chỉ số nghiên cứu được Lê Thị Hợp và Huỳnh Nam
Phương đề cập (2016) trong thống nhất đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học:
+ Chiều cao đứng (tính bằng cm) được xác định bằng thước đo có vạch chia chính xác
đến 1 mm do Trung Quốc sản xuất. Đo chiều cao đứng người đo ở tư thế tự nhiên trên nền
phẳng, hai gót chân chạm vào nhau, hai tay buông thẳng, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và
điểm giữa bờ trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục của cơ thể, bốn
điểm của cơ thể là chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo. Đo từ đất đến điểm cao nhất
trên giữa đỉnh đầu.
+ Cân nặng (tính bằng kg) được xác định bằng bằng cân y tế có độ chính xác đến
0,1 kg, cân được điều chỉnh về vị trí bằng 0 trước khi cân và được đặt trên mặt đất cứng,
phẳng. Khi cân, mỗi học sinh chỉ mặc một bộ quần áo mỏng nhẹ, không đi giày dép.
+ Tính chỉ số khối cơ thể: BMI = Cân nặng/(Chiều cao đứng)2. Chúng tôi sử dụng
ZScore BMI, ZScore chiều cao đứng để phân tích tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo
tiêu chuẩn WHO năm 2007.
- Phương pháp phân tích số liệu: Kết quả nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm
Excel 2010, SPSS 16.0 với các test thống kê và các tham số tính toán gồm �̅�, SD, p (T-test
với các biến chiều cao và cân nặng và Chi Square với biến tỉ lệ học sinh có các mức BMI
và các phân mức chiều cao theo tuổi khác nhau) dùng trong y sinh học.
- Thời gian nghiên cứu: tháng 12 năm 2019.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
346 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
3.1. Chiều cao đứng của học sinh
Kết quả nghiên cứu trên Bảng 1 cho thấy, chiều cao đứng của học sinh nam và học
sinh nữ tăng dần từ 15 - 17 tuổi với tốc độ tăng không đều. Đối với học sinh nam chiều
cao đứng tăng từ 158,99 cm lúc 15 tuổi lên 166,68 cm lúc 17 tuổi, tăng trung bình 3,85
cm/năm, dao động từ 3,22 - 4,27 cm. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng từ 153,43 cm
lúc 15 tuổi lên 156,08 cm lúc 17 tuổi, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với mức tăng chỉ số
này ở học sinh nam và mức tăng dao động từ 0,53 - 2,12 cm/năm, trung bình 1,33
cm/năm. Mức tăng chiều cao trung bình của học sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ
ở giai đoạn từ 15 - 17 tuổi với p < 0,05.
Bảng 1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Tuổi
Chiều cao đứng (cm) p(1 - 2)
Nam(1) Nữ(2)
n �̅� ± SD Tăng n �̅� ± SD Tăng
15 244 158,99 ± 4,75 - 239 153,43 ± 4,83 - <0,001
16 244 163,46 ± 4,33
4,47
(p = 0,001)
238
155,55 ± 5,60
2,12
(p = 0,001)
<0,001
17 244 166,68 ± 5,41
3,22
(p = 0,05)
239 156,08 ± 5,12
0,53
(p = 0,56)
<0,001
Tăng trung bình/năm 3,85 1,33
Khi so sánh chiều cao giữa 2 giới, chúng tôi nhận thấy, chiều cao của học sinh nam
lớn hơn so với của học sinh nữ trong cùng một độ tuổi với p < 0,05. Như vậy, chiều cao
của học sinh nam và học sinh nữ tăng dần theo độ tuổi. Mức độ tăng chiều cao của học
sinh nam lớn hơn so với của học sinh nữ trong giai đoạn 15 - 17 tuổi. Giai đoạn 15 - 17
tuổi là giai đoạn sau dậy thì của cả học sinh nam và nữ. Chính điều này dẫn đến sự khác
biệt về chiều cao và mức tăng chiều cao giữa hai giới, ở nam tốc độ tăng chiều cao hàng
năm lớn hơn so với ở nữ. Ở học sinh nữ, estrogen làm tăng phát triển sụn liên hợp ở các
đầu xương dài, đồng thời làm tăng cốt hoá các sụn liên hợp ở đầu xương dài, tác dụng này
mạnh hơn so với tác dụng của testosteron, do vậy sự phát triển cơ thể ở nữ ngừng sớm hơn
ở nam, trong khi ở nam thì hoocmon sinh dục testosteron được tiết ra mạnh kích thích
tổng hợp khung protid của xương, kích thích hoạt động của các tế bào tạo xương, kích
thích sự phát triển xương và tăng cốt hoá sụn liên hợp ở đầu xương dài. Tất cả những tác
dụng trên xương sẽ góp phần làm cơ thể phát triển đặc biệt ở tuổi dậy thì và sau dậy thì.
Vì vậy, sau giai đoạn dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao của nam vẫn cao, còn của nữ
tăng chậm lại. Kết quả nghiên cứu về chiều cao của học sinh phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả Trần Long Giang và Mai Văn Hưng đề cập (2014) nghiên cứu các chỉ số hình
thái của học sinh 6 - 17 tuổi tỉnh Yên Bái và Đào Huy Khuê (1991) phân tích đặc điểm
phát triển chiều cao trẻ em trong Luận án Đặc điểm kích thước hình thái, về sức tăng
trưởng và phát triển cơ thể của học sinh phổ thông.
Khi so sánh kết quả với một số nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy, chiều cao
đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với chiều cao của học sinh
trong nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh THPT chuyên các tỉnh Bắc miền Trung
được Đồng Hương Lan (2016) đề cập và cao hơn so với của học sinh tỉnh Phú Thọ trong
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 347
nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc và Tạ Thúy Lan (2010) và học sinh Yên Bái được
Trần Long Giang và Mai Văn Hưng (2013) đề cập đến. Điều này có lẽ là do chế độ dinh
dưỡng của học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự và cả chế độ luyện tập thể thao của các em
trong những năm gần đây tốt hơn đã dẫn tới sự khác biệt về chiều cao ở các thời điểm
khác nhau của học sinh trong nghiên cứu và học sinh giữa miền Trung, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ và Yên Bái. Chiều cao của học sinh nam và nữ 17 tuổi đều cao hơn so với chiều cao
chuẩn người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhưng vẫn thấp hơn so với chuẩn của thế
giới khoảng 12 và 9 cm.
Để thấy rõ hơn sự phát triển chiều cao của học sinh trong nghiên cứu, chúng tôi
phân tích chỉ số Z-Score chiều cao theo WHO 2007 kết quả thu được trên Bảng 2. Kết quả
trên Bảng 2 cho thấy, mặc dù chiều cao của học sinh có gia tăng trong khoảng 10 năm trở
lại đây nhưng khi so sánh với quần thể tham chiếu của WHO năm 2007, tỉ lệ học sinh nam
có chiều cao thấp hơn từ 1SD chiếm tỉ lệ tương đối cao từ 40,89% đến 45,90% và thấp
hơn 2SD chiếm tỉ lệ từ 3,28% đến 11,07; tỉ lệ học sinh nữ có chiều cao thấp hơn so với
quần thể tham chiếu 1SD dao động từ 30,96% đến 34,78%, tỉ lệ chiều cao nữ thấp hơn so
với quần thể tham chiếu 2SD khá cao từ 11,3% đến 12,97%. Tuy nhiên, khi gộp chung tỉ
lệ học sinh thấp hơn so với chuẩn của WHO thì tỉ lệ này ở nữ thấp hơn so với ở học sinh
nam với p = 0,000074 (dùng hàm phân phối Chi-square). Điều này có cho thấy, mặc dù
chiều cao của nam cao hơn so với nữ (Bảng 1), nhưng khi so sánh với quần thể chuẩn của
WHO thì chiều cao của nữ lại có tỉ lệ chiều cao đạt chuẩn cao hơn so với của nam. Tuy
nhiên, tỉ lệ học sinh nữ có chiều cao thấp hơn so với chuẩn (-2SD) lại cao hơn so với tỉ lệ
này ở nam với p = 0,0027. Như vây, ở trường THPT Ngô Gia Tự có tỉ lệ học sinh đạt so
với tiêu chuẩn của WHO 2007 chiếm 49,86% đối với nam và 52,79% đối với nữ, tỉ lệ học
sinh chưa đạt chuẩn (thấp và thấp còi) còn khá cao khoảng 50,14% đối với nam và 47,21%
đối với nữ. Điều này cũng cho thấy mặc dù chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam đã
được cải thiện nhưng chiều cao của trẻ em lứa tuổi học đường cần được chăm sóc và rèn
luyện để nâng cao tầm vóc người Việt nói chung và học sinh THPT ở Lập Thạch nói riệng
đạt tiêu chuẩn khu vực và tiến gần đến chuẩn của WHO.
Bảng 2. Phân loại chiều cao theo tuổi của học sinh theo WHO 2007 (Số lượng: SL)
Giới
tính
Tuổi Chiều cao bình
thường
Chiều cao vượt
trội 1SD
Chiều cao thấp
hơn chuẩn 1SD
Chiều cao thấp
hơn chuẩn 2SD
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
Nam 12 113 46,31 2 0,82 102 41,80 27 11,07
16 122 50,00 2 0,82 112 45,90 8 3,28
17 130 53,28 0 0,00 100 40,98 14 5,74
Chung 365 49,86 4 0,55 314 42,49 49 6,69
Nữ 15 97 46,86 0 0,00 100 41,84 27 11,30
16 132 55,46 0 0,00 75 31,51 31 11,34
17 134 56,07 0 0,00 74 30,96 31 12,97
Chung 378 52,79 0 0,00 249 34,78 89 12,43
348 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
3.2. Cân nặng của học sinh
Các số liệu trên Bảng 3 cho thấy, cân nặng của học sinh tăng dần từ 15 - 17 tuổi.
Học sinh nam tăng từ 49,06 kg lúc 15 tuổi lên 56,92 kg lúc 17 tuổi, tăng 3,73 kg/năm với
mức tăng dao động từ 2,75 - 5,83 kg với p < 0,001. Cân nặng trung bình của học sinh nữ ở
tuổi 15 là 45,42 kg đến 17 tuổi đạt 48,28 kg, tăng 1,43 kg/năm với mức tăng dao động từ
1,41 - 1,45 kg với p < 0,001. Cân nặng và mức tăng cân nặng của học sinh nam đều lớn
hơn so với của học sinh nữ một cách đáng kể với p < 0,05. Điều này phù hợp với một số
kết quả nghiên cứu của các tác giả Đào Huy Khuê, Trần Long Giang (2013) và cũng được
giải thích tương tự như sự khác biệt về chiều cao giữa nam và nữ ở tuổi sau dậy thì.
Bảng 3. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và theo giới tính
Tuổi
Cân nặng (kg) p(1 - 2)
Nam(1) Nữ(2)
n X̅ ± SD Tăng n X̅ ± SD Tăng
15 244 49,06 ± 6,92 - 239 45,42 ± 5,71 - <0,001
16 244 54,17 ± 6,24
5,11
(p = 0,001)
238
46,87 ± 6,51
1,45
(p = 0,012)
<0,001
17 244 56,92 ± 5,01
2,75
(p = 0,05)
239 48,28 ± 5,24
1,41
(p = 0,051)
<0,001
Tăng trung bình/năm 3,73 1,43
Khi so sánh với kết quả với các nghiên cứu như Giá trị sinh học người Việt Nam của
Bộ Y tế (2001), Đổng Lan Hương (2016), Nguyễn Thị Bích Ngọc và Tạ Thúy Lan (2010)
và Trần Long Giang và Mai Văn Hưng (2014) chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt
tương tự như chiều cao. Như vậy, cân nặng của học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự,
huyện Lập Thạch hiện nay tương đương với của học sinh miền Trung năm 2016 và cao
hơn so học sinh Vĩnh Phúc năm 2010 và học sinh Yên Bái năm 2014 cũng như so với trẻ
em trong Các giá trị sinh học bình thường người Việt Nam thập kỉ 90 - thế kỉ XX của Bộ
Y tế (2003). Như vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng về cân
nặng cũng như chiều cao của học sinh Vĩnh Phúc sau khoảng 10 năm. Điều này có lẽ là do
học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là con em những hộ gia đình ở khu vực
thị trấn Lập Thạch có điều kiện dinh dưỡng tốt và các em được học trong nhà trường
THPT có một chế độ rèn luyện thể lực thông qua các giờ học giáo dục thể chất vì vậy
chiều cao và cân nặng các em gia tăng và thể lực ngày càng tốt hơn. Kết quả này phù hợp
với một số nhận định của các nhà khoa học nghiên cứu nhi khoa của Bộ Y tế đề cập
(2003) trong Các giá trị sinh học bình thường thập kỉ 90 - thế kỉ XX.
3.2. BMI của học sinh
Sử dụng kết quả chiều cao cân nặng, chúng tôi đưa ra được BMI của từng học sinh
trong nghiên cứu. Sử dụng cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của WHO
năm 2007 chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.
Chỉ số BMI của học sinh nam dao động từ 19,52 - 20,47 và của học sinh nữ dao
động từ 19,28 - 19,79. Chỉ số BMI trong nghiên cứu của chúng tôi tốt tương đương với chỉ
số này của thanh niên miền Bắc các tác giả Phạm Thị Bích Ngân và nnk. (2019) đề cập
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 349
trong một số nhận xét tổng quát về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam trong lứa tuổi lao
động năm 2018 - 2019 và cao hơn so với BMI của học sinh miền Bắc trong nghiên cứu
Trần Long Giang và Mai Văn Hưng (2013) về các chỉ số nhân trắc trên học sinh Yên Bái.
Tuy nhiên, khi sử dụng ZScore để phân loại tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo tiêu
chuẩn WHO năm 2007, chúng tôi nhận thấy, đa số học sinh trường THPT Ngô Gia Tự có
thể trạng bình thường, tỉ lệ học sinh bị thiếu cân vẫn ở mức cao dao động từ 12,29% -
25,21% đối với loại thiếu cân độ 1 và từ 0,4% - 3,76% đối với thiếu cân độ 2, trong khi số
học sinh thừa cân chiếm tỉ lệ khá cao ở cả hai giới dao động từ 3,55% - 5,86%. Khi so
sánh chúng tôi sử dụng Chi - square để so sánh các tỉ lệ/số lượng học sinh bị thiếu cân ở
nam và nữ cho thấy, tỉ lệ học sinh bị thiếu cân ở nữ cao hơn so với ở học sinh nam với p =
8.10-8, và không có sự khác biệt về tỉ lệ học sinh thừa cân ở hai giới với p = 0,51. Điều này
có thể là do chế độ dinh dưỡng ở học sinh nữ giai đoạn dậy thì và vị thành niên ở một số
gia đình miền núi không được chú trọng, do khẩu phần ăn của các em không đủ năng
lượng, không cân đối về tỉ lệ các chất dinh dưỡng : protein : lipid : glucid và các em nữ
phải làm việc nhà từ rất sớm. Thiếu cân gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của
vị thành niên, đi đôi với thiếu dinh dưỡng một tỉ lệ thừa cân, thừa dinh dưỡng hoặc không
cân đối vì dinh dưỡng trong nhóm học sinh nghiên cứu và đã tạo ra gánh nặng kép về dinh
dưỡng theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh và nnk. năm 2019 đề cập về thực trạng và mô hình dự
đoán thiếu cân ở học sinh Trường THCS Phụng Thượng. Như vậy, khi phân tích chiều cao
theo Z-Score, tỉ lệ học sinh thấp còi cao hơn so với tỉ lệ học sinh thiếu cân (phân tích Z-
Score BMI) ở cả hai giới. Các số liệu của nghiên cứu là cơ sở để xây dựng khuyến nghị về
chế độ dinh dưỡng cho học sinh trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng và học sinh THPT
trên địa bàn huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 4. Phân loại BMI theo tuổi của học sinh theo WHO 2007 (Tỉ lệ và Số lượng: SL)
Giới
tính
Tuổi
BMI bình
thường
Thừa cân
Thiếu cân
độ 1 (-1SD)
Thiếu cân
độ 2 (-2SD) BMI
(kg/m2)
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
Nam 15 183 75,00 13 5,33 40 16,39 8 3,28 20,23±1,68
16 201 83,37 12 4,92 30 12,29 1 0,40 20,47±1,28
17 198 81,15 12 4,92 33 13,52 1 0,40 19,52±1,91
Chung 582 79,51 37 5,05 103 14,07 10 1,37 20,07±1,62
Nữ 15 183 75,00 14 5,86 59 24,69 9 3,76 19,28±2,19
16 201 83,37 9 3,78 60 25,21 3 1,26 19,79±1,91
17 198 81,15 8 3,35 45 18,83 3 1,26 19,23±2,05
Chung 506 70,76 31 4,33 164 22,91 15 2,09 19,43±2,05
4. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu một số chỉ số sinh học của 1.448 học sinh trường THPT
Ngô Gia Tự, huyên Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Chiều cao của học sinh tăng dần từ 15 đến 17 tuổi, tăng 3,85 cm/năm ở nam và 1,33
cm/năm ở nữ; Chiều cao của học sinh nam và nữ 17 tuổi lần lượt là 166,68 cm và 156,08
cm. Số học sinh có chiều cao đạt so với với quần thể chuẩn của WHO năm 2007 chiếm
350 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
49,86% đối với nam và 52,79% đối với nữ, tỉ lệ học sinh thấp và thấp còi là 50,14% đối
với nam và 47,21% đối với nữ.
Cân nặng của học sinh từ 15 đến 17 tuổi của học sinh tăng theo tuổi với mức tăng
trung bình 3,37 kg ở nam và 1,43 kg ở nữ; Cân nặng của học sinh nam và nữ 17 tuổi là
56,92 kg và 48,28 kg. Chiều cao đứng, cân nặng và mức tăng hai chỉ số này của nam đều
lớn hơn so với của nữ.
Số học sinh có BMI bình thường có tỉ lệ từ 70,76% đến 79,51%, tỉ lệ học sinh thiếu
cân ở nữ cao (24%) hơn so với ở nam (15,47%) và tỉ lệ thừa cân ở nữ là 4,33% và ở nam
là 5,05%. Tỉ lệ học sinh có chiều cao thấp còi cao hơn so với tỉ lệ học sinh có BMI thiếu
cân độ 1 và độ 2.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Y tế, 2003. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX, Nxb. Y
học, Hà Nội.
Trần Long Giang, Mai Văn Hưng, 2013. Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh từ 6 đến
17 tuổi tại tỉnh Yên Bái, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 411, số đặc biệt/2013, tr. 45-57.
Trần Long Giang, Mai Văn Hưng, 2014. Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân
tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 4/2014, tr. 132-143.
Đào Huy Khuê, 1991. Đặc điểm về kích thước hình thái, về sức tăng trưởng và phát triển cơ thể
của học sinh phổ thông từ 6 - 17 tuổi, Luận án phó tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hoàng Thị Vân Anh và Ngu