Nghiên cứu tập đoàn giống ớt cay (capsicum annum spp) nhập nội trong vụ Đông - Xuân 2001 - 2002 tại Thừa Thiên - Huế

Cây ớt cay (Capsicum annum spp.) là loại rau gia vị, có lịch sử trồng trọt từ lâu đời ở nước ta và được ưa chuộng nhất trong nhóm cây gia vị. Tiềm năng phát triển ớt ở nước ta rất lớn. Các tỉnh dyên hải Miền Trung có dải cát ven biển chạy dài, riêng các tỉnh Bình Trị Thiên có tới 15.000 - 20.000 ha. Vùng này hàng năm gieo trồng lúa cho năng suất bấp bênh, nhưng lại thích hợp cho trồng ớt. Tuy nhiên, sản xuất ớt nước ta trong những năm gần đây chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Các giống ớt hiện trồng chủ yếu là các giống địa phương (Chìa Vôi, Sừng Bò.) ngày càng bị thoái hóa, tỷ lệ lẫn tạp cao. Để cây ớt trở thành cây hàng hóa thực sự, công tác giống cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu. Cây ớt là cây tự thụ phấn, song trong điều kiện nóng ẩm, nhiều côn trùng, hiện tượng giao phấn có tỷ lệ khá cao từ 7,6 đến 36,8% (theo Odland và Porter, 1941), cũng có thể lên đến 91% trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp (theo Tansky, 1984). Đặc điểm này là nguyên nhân dẫn đến các giống ớt truyền thống của ta bị thoái hóa, lẫn tạp. Nếu công tác giống được chú ý thường xuyên thì sẽ khắc phục được đặc điểm này. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài:"Nghiên cứu tập đoàn giống ớt cay (Capsicum annum spp.) nhập nội trong vụ Đông - Xuân 2001 - 2002 tại Thừa Thiên - Huế".

doc6 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tập đoàn giống ớt cay (capsicum annum spp) nhập nội trong vụ Đông - Xuân 2001 - 2002 tại Thừa Thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003 NGHIÊN CỨU TẬP ĐOÀN GIỐNG ỚT CAY (CAPSICUM ANNUM SPP) NHẬP NỘI TRONG VỤ ĐÔNG - XUÂN 2001 - 2002 TẠI THỪA THIÊN - HUẾ Trương Thị Hồng Hải Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây ớt cay (Capsicum annum spp.) là loại rau gia vị, có lịch sử trồng trọt từ lâu đời ở nước ta và được ưa chuộng nhất trong nhóm cây gia vị. Tiềm năng phát triển ớt ở nước ta rất lớn. Các tỉnh dyên hải Miền Trung có dải cát ven biển chạy dài, riêng các tỉnh Bình Trị Thiên có tới 15.000 - 20.000 ha. Vùng này hàng năm gieo trồng lúa cho năng suất bấp bênh, nhưng lại thích hợp cho trồng ớt. Tuy nhiên, sản xuất ớt nước ta trong những năm gần đây chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Các giống ớt hiện trồng chủ yếu là các giống địa phương (Chìa Vôi, Sừng Bò...) ngày càng bị thoái hóa, tỷ lệ lẫn tạp cao. Để cây ớt trở thành cây hàng hóa thực sự, công tác giống cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu. Cây ớt là cây tự thụ phấn, song trong điều kiện nóng ẩm, nhiều côn trùng, hiện tượng giao phấn có tỷ lệ khá cao từ 7,6 đến 36,8% (theo Odland và Porter, 1941), cũng có thể lên đến 91% trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp (theo Tansky, 1984). Đặc điểm này là nguyên nhân dẫn đến các giống ớt truyền thống của ta bị thoái hóa, lẫn tạp. Nếu công tác giống được chú ý thường xuyên thì sẽ khắc phục được đặc điểm này. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài:"Nghiên cứu tập đoàn giống ớt cay (Capsicum annum spp.) nhập nội trong vụ Đông - Xuân 2001 - 2002 tại Thừa Thiên - Huế". II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông Xuân với tập đoàn gồm 33 dòng giống ớt cay nhập nội và 1 giống Chìa Vôi địa phương làm đối chứng (Đ/C). Trong các dòng giống ớt cay nhập nội có 19 dòng giống được thu thập từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á (CA36, CA102, CA201, CA802, CA48, CA17, CA90, CA91, CA78, PBC535, PBC161, PBC308, 9852-193, 99-9644, 9852-190, 99-9623, 99-9129, 99-9126, 99-9195-1), 9 giống được thu thập từ Viện Rau quả Gia Lâm, Hà Nội (PVR9225, PVR9242, PVR11, PVR6, PVR9, PVR9L43, PNC12, 70TL1, MC11, AMC1), 2 giống được thu thập từ trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế (DH5, DH2) và 2 giống được thu thập từ phòng Nông Nghiệp Can Lộc, Hà Tĩnh (Thiên Lộc 1, Thiên Lộc 2). 2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 3,6m2 (1,2x3m), trồng 2 hàng/1 ô; cây con được gieo trong khay ngày 23-11-2001. - Các điều kiện canh tác như quy trình chung với lượng phân bón 40 tấn phân chuồng/ha, N, P, K theo tỷ lệ 150 kgN: 80 kg P2O5: 60 kg K2O. - Mật độ: khi cây con được 5-6 lá thật được trồng với khoảng cách 60cmx40cm. 3. Các chỉ tiêu theo dõi Được xác định theo phương pháp hiện tại. Mỗi ô theo dõi 15 cây Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính và chất lượng hình thái quả. 4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý trên chương trình máy tính Excel III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Dựa vào kết quả nghiên cứu đã đạt được chúng tôi tạm chia các dòng giống thành 3 nhóm dựa vào thời gian sinh trưởng: ngắn ngày, trung ngày và dài ngày - Nhóm ngắn ngày gồm các giống: PVR9225, PVR9242, PVR11, 70TL1, AMC11, PVR9, có thời gian từ trồng đến kết thúc thu là 120 - 130 ngày - Nhóm dài ngày gồm: CA91, CA78, CA102, CA480, CA17, CA36, CA802, PBC161, 99-9126 VÀ 9852-190, có thời gian từ trồng đến kết thúc thu là 130-150 ngày. - Nhóm trung ngày: trừ các giống thuộc nhóm ngắn ngày và dài ngày, các giống còn lại thuộc nhóm này, có thời gian từ trồng đến kết thúc thu là 150 - 180 ngày. Kết quả mô tả cho thấy có sự đa dạng lớn trong tập đoàn cả về hình thái và khả năng năng suất, chất lượng, tính chống chịu bệnh hại. 1. Đặc điểm hình thái của các dòng giống nghiên cứu - Chiều cao cây: Biến động trong khoảng 28,29 cm đến 67,14 cm. Giống cao nhất là CA91 (67,14 cm), tiếp đến là giống PNC12 (58,83cm). Hầu hết các giống có chiều cao trung bình 45 cm. - Hình dạng: Hầu hết các giống có bản lá hình lưỡi mác, một số giống có dạng lá hình trứng ngược, chỉ có giống CA17 có dạng tam giác. - Màu sắc hoa: Đại bộ phận các giống có hoa màu trắng, chỉ có giống CA78 có hoa màu trắng tía - Vị trí vòi nhụy so với bao phấn: Độ thuần của các giống trong tập đoàn có liên quan đến khả năng giao phấn giữa các giống. Vị trí vòi nhuñy so với bao phấn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp nhận hạt phấn ngoài. Thông thường các giống có vòi nhụy cao hơn bao phấn thì tỷ lệ giao phấn cao, còn các giống có vòi nhụy thấp hơn bao phấn có tỷ lệ tự thụ cao. Kết quả theo dõi cho thấy các dòng 99-9623, 99-9195-1 và 99-9126 có vòi nhụy thấp hơn bao phấn. - Hình dạng quả: Hầu hết các giống có dạng quả dài, chỉ riêng giống CA78 có quả hình tam giác. - Kiểu đính quả: Qủa có kiểu đính khác nhau trên đốt: chỉ thiên, chỉ địa, trung gian. Kiểu đính hoa, đính quả là tính trạng di truyền: hướng thiên được quy định bởi gen lặn còn hướng địa được quy định bởi gen trội. Giống đính hoa chỉ địa sẽ mang quả chỉ địa và ngược lại. Một số trường hợp đính hoa chỉ thiên nhưng ra quả trung gian hoặc đính hoa kiểu trung gian lại ra quả chỉ địa như giống Thiên lộc 1. Các giống quả to thường có kiểu đính quả thẳng, còn các giống quả nhỏ thường là các giống chỉ thiên. 2. Đặc điểm về chất lượng quả và khả năng cho năng suất Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Chiều dài quả: Qua nghiên cứu cho thấy các dòng, giống thuộc 3 nhóm quả: quả ngắn (1-5 cm), quả trung bình (5-10 cm) và quả dài (10-15 cm). Giống PVR9225 và Chìa Vôi (giống địa phương Việt Nam) có quả dài nhất với chiều dài trung bình tương ứng là 12,87 cm và 12,83 cm, tiếp theo là giống PVR9, PVR9L43, MC11, PVR6, PBC535 với chiều dài quả tương ứng là 10,69 cm, 10,66 cm, 10,62 cm, 10,14 cm, 10,30 cm. Ngắn quả nhất là giống CA102 và CA802 với 4,34 và 4,76 cm (Bảng1) - Đường kính quả: Đường kính quả biến động từ 0,92 cm ở giống CA17 đến 3,39 cm ở giống CA78. Giống CA17 quả nhỏ nhưng dài, ruột đặc, quả cứng. - Màu sắc quả: Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm có màu quả non chưa chín có màu xanh vàng đến xanh đậm, riêng giống CA78 có màu trắng sữa. Khi chín hoàn toàn, hầu hết các giống có quả màu đỏ thẫm và đỏ tươi, chỉ có dòng 99-9623 quả có màu vàng tươi và giống CA90 quả có màu vàng cam. - Độ cay của thịt quả: Hầu hết các giống chỉ thiên đều cho quả rất cay, đặc biệt là các giống CA480, CA102, CA36 và CA802. - Độ thuần và độ đồng đều: Hầu hết các giống khá thuần, cho độ đồng đều cao về sinh trưởng, phát dục và dạng quả... Chỉ có giống CA78 có độ thuần kém. - Trọng lượng quả và số quả trên cây: Đây là hai tính trạng quyết định cơ bản năng suất của giống. Giống có quả to nhất là CA 17 với trọng lượng trung bình của quả là 17,08 g. Sau đó là giống PVR9L45, Chìa vôi địa phương, MC11 và dòng 99-9129 có trọng lượng quả 12,17g, 11,93g, 11,12g và 11,54g tương ứng. Một số giống chỉ thiên quả nhỏ có số quả trên cây rất cao như các giống CA36 (180,94 quả), CA480 (119,00 quả), CA90 (101,45 quả). Giống CA78 chỉ có trung bình 23,78 quả/cây. - Năng suất: Năng suất cao nhất được tìm thấy ở giống CA201 với 11,61 tấn/ha, sau đó là giống PVR9242 và PBC535 với 10,78 tấn/ha và 10,45 tấn/ha tương ứng. Giống Chìa vôi có 43,34 quả/cây, năng suất đứng thứ 7 sau CA201, PVR9242, PBC535, PVR11, PVR9225, 99-9623. Về chất lượng hình thái quả, độ cứng quả, độ cay, ngon, sức sinh trưởng khỏe và tính chống chịu cao phải kể đến giống CA480 với trọng lượng trung bình quả 2,44 g, số quả trên cây119 quả. Giống CA201 cũng có những tính trạng gần giống như giống CA480 nhưng nhiễm bệnh thán thư nặng. Bảng 1: Đặc điểm về chất lượng quả và khả năng cho năng suất của một số giống đại diện của các nhóm giống STT Nhóm Tên dòng, giống Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Số quả HH/cây (quả) Khối lượng TB quả (gam) Năng suất thực thu (tấn/ha) 1 2 3 4 Ngắn ngày PVR9225 PVR9242 PVR11 9852-193 12,78 9,67 9,17 7,17 1,88 1,58 1,76 1,62 34,21 55,57 49,34 27,31 10,38 7,54 8,31 6,44 8,49 10,78 9,55 4,21 5 6 7 8 Trung ngày CA201 PBC535 99-9623 Chìa vôi (Đ/C) 8,90 10,30 7,44 12,83 1,76 1,57 1,72 1,94 52,83 44,60 45,89 43,34 8,12 8,46 6,19 11,93 11,61 10,45 8,53 8,37 9 10 11 Dài ngày CA480 CA17 CA802 7,11 8,79 4,76 0,92 0,93 1,16 119,00 52,36 109 2,44 1,98 1,51 8,06 2,32 3,97 3 . Về tính chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất thuận Hầu hết các giống đều có thể sinh trưởng trong điều kiện thời tiết mùa đông ở miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng trong điều kiện mùa đông đã làm chậm trễ quá trình ra hoa và đậu quả của các giống. Qua theo dõi, chúng tôi thấy hầu hết các giống đều bị bệnh thán thư và thối cổ rễ từ mức nhẹ đến rất nặng. Bảng 2: Khả năng chống chịu một số bệnh hại của các dòng giống ớt cay STT Nhóm Tên dòng, giống Bệnh chống chịu Thối cổ rễ Tỷ lệ cây bị hại (%) Thán thư Tỷ lệ quả bị hại (%) 1 2 3 Ngắn ngày PVR11 AMC11 9852-193 - 0,00 0,00 0,00 - 0,00 4 5 Trung ngày PNC12 PBC535 0,00 - - 0,23 6 7 8 9 10 11 Dài ngày CA17 CA36 CA102 CA802 CA480 CA91 0,00 0,00 0,00 0,00 - 0,00 0,68 - - - - 0,00 Qua bảng 2 cho thấy, các dòng, giống PVR11, 9852-193, PBC535, CA480 biểu hiện khả năng kháng bệnh thán thư cao, AMC1, 9852-193, PNC12, CA91, CA102, CA17, CA36 và CA802 chống chịu bệnh thối cổ rễ. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận a. Có sự đa dạng di truyền trong các mẫu giống nghiên cứu về loài, các tính tráng hình thái, kiểu sinh trưởng, khả năng năng suất, chất lượng và tính chống chịu sâu bệnh hại. b. Các giống nhập nội có khả năng sinh trưởng tương đương với giống Chìa Vôi (đối chứng). Hầu hết các giống có khả năng sinh trưởng vô hạn, cho thu hái quả quanh năm. Giống ớt chỉ thiên CA91 sinh trưởng mạnh nhất. Giống CA480 có dạng quả đẹp, cay, ăn ngon, có hương vị, có khả năng cho năng suất cao nếu được chăm bón tốt. Giống CA201 cho năng suất cao nhưng bị nhiễm bệnh thán thư nặng. c. Các giống có tính chống chịu bệnh cao, có thể dùng làm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống là CA480, PBC535, PVR11, 9852-193 và CA17. 2. Đề nghị a. Tiếp tục nhập nội tập đoàn để khảo nghiệm trong điều kiện sinh thái Thừa Thiên - Huế. b. Sử dụng các dòng giống có khả năng chống chịu bệnh cao cho công tác chọn tạo giống. c. Song song với việc khảo nghiệm, đánh giá tập đoàn giống, cần tiến hành thí nghiệm so sánh các giống có triển vọng được chọn lọc với các giống địa phương trong các thời vụ khác nhau, trên những loại đất khác nhau và trên những nền phân bón khác nhau để có những đề xuất cho sản xuất về quy trình kỹ thuật của các giống đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mai Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi. Rau và trồng rau. Giáo trình cao học nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp. H (1995) 183 - 189. Mai Phương Anh. Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp. NXB Nông Nghiệp. H (1997) 7 - 30. Trần Khắc Thi. Nghiên cứu, phát triển rau chất lượng cao. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (3/2001) 12-13. Nguyễn Hữu Doanh, Đồng Khắc Xúc. Trồng ớt xuất khẩu. NXB Thanh Hoá, (1985) 1 - 36. Odland, M. L., and Poter, A. M. Astudy of natural crossing in peppers, Capsicum frutescens. Proc. Am. Soc. Hort. Sci. 38 (1941) 585 - 588. Webber, H. J. Preliminary notes on pepper hybrids. Am. Breed. Assoc. Annu. Rep. 7. (1912) 188- 199. RESEARCH ON HOT PEPER VARIETIES INTRODUCED IN THE WINTER - SPRING CULTIVATION OF 2001 - 2002 IN THUA THIEN - HUE PROVINCE Truong Thi Hong Hai College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY The experiment was conducted during the winter - spring cultivation in Phu Vang District of Thua Thien Hue Province with 33 introduced varieties/lines and 1 local check variety. There was genetic diversity in this collection in different traits. Most of the varieties/lines can grow all the year around in Central Vietnam. The highest yield was obtained at CA201 but anthracnose sensitive. CA480 showed good appearance in fruit color, had good taste with aroma. It was also developed resistance to anthracnose. Line 9852-193 was highly resistant to both anthracnose and southern blight, but the yield was less than the samples. Some varieties/lines can be used as a resistant resource to different diseases.
Tài liệu liên quan