Mục tiêu: Thiết lập qui trình xác định lệch bội nhiễm sắc thể (NST) trên phôi người làm TTTON bằng kĩ thuật FISH trên 5 NST (13, 18, 21 và X, Y) trong PGD. Phương pháp: Qui trình được xây dựng dựa trên các thử nghiệm trên 101 phôi có chất lượng xấu. Việc sinh thiết phôi được thực hiện trên phôi ngày 3 sau khi mở lỗ trên zona pellucida bằng hệ thống laser. Sau khi cố định phôi bào, quá trình lai được thực hiện với các mẫu dò ADN bằng phương pháp FISH. Các tín hiệu từ kính hiển vi huỳnh quang của các nhiễm sắc thể khảo sát được ghi nhận. Hiệu quả của qui trình được đánh giá trên kết quả thực hiện PGD trên 39 phôi có chất lượng tốt. Kết quả: Tỷ lệ phôi còn nguyên vẹn, tỷ lệ nhân tế bào còn sau cố định, tỷ lệ nhân tế bào có tín hiệu FISH lần lượt là 92,3%; 94,9% và 92,3%. Kết quả cho thấy 46,2% phôi có bất thường ở 1 trong 5 nhiễm sắc thể khảo sát. Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam thành công trong việc xây dựng qui trình sinh thiết phôi người giai đoạn ngày 3 sau thụ tinh và qui trình thực hiện FISH đơn bào để chẩn đoán lệch bội NST
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thiết lập qui trình chẩn đoán di truyền tiền làm tổ trên phôi người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 170
NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN
TIỀN LÀM TỔ TRÊN PHÔI NGƯỜI
Trương Thị Thanh Bình*, Nguyễn Thị Thu Lan*, Bùi Võ Minh Hoàng**, Đặng Quang Vinh***,
Hồ Mạnh Tường***, Trương Đình Kiệt**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Thiết lập qui trình xác định lệch bội nhiễm sắc thể (NST) trên phôi người làm TTTON bằng kĩ
thuật FISH trên 5 NST (13, 18, 21 và X, Y) trong PGD.
Phương pháp: Qui trình được xây dựng dựa trên các thử nghiệm trên 101 phôi có chất lượng xấu. Việc
sinh thiết phôi được thực hiện trên phôi ngày 3 sau khi mở lỗ trên zona pellucida bằng hệ thống laser. Sau khi cố
định phôi bào, quá trình lai được thực hiện với các mẫu dò ADN bằng phương pháp FISH. Các tín hiệu từ kính
hiển vi huỳnh quang của các nhiễm sắc thể khảo sát được ghi nhận. Hiệu quả của qui trình được đánh giá trên
kết quả thực hiện PGD trên 39 phôi có chất lượng tốt.
Kết quả: Tỷ lệ phôi còn nguyên vẹn, tỷ lệ nhân tế bào còn sau cố định, tỷ lệ nhân tế bào có tín hiệu FISH
lần lượt là 92,3%; 94,9% và 92,3%. Kết quả cho thấy 46,2% phôi có bất thường ở 1 trong 5 nhiễm sắc thể khảo
sát.
Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam thành công trong việc xây dựng qui trình sinh thiết
phôi người giai đoạn ngày 3 sau thụ tinh và qui trình thực hiện FISH đơn bào để chẩn đoán lệch bội NST.
Từ khóa: Thụ tinh ống nghiệm, chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, FISH, lệch bội nhiễm sắc thể.
ABSTRACT
ESTABLISHING THE PROTOCOL FOR PREIMPLANTATION GENETIC DIAGNOSIS
IN HUMAN EMBRYOS
Truong Thi Thanh Binh, Nguyen Thi Thu Lan, Bui Vo Minh Hoang, Dang Quang Vinh,
Ho Manh Tuong, Truong Dinh Kiet.
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 169 - 174
Objective: To establish the protocol for preimplantation genetic diagnosis in human embryos, using
fluorescence in situ hybridization (FISH) in 5 chromosomes (13, 18, 21 and X, Y).
Methods: The protocol was established through trials on 101 embryos with poor quality. Embryo biopsy was
performed on day 3 through an opening on zona pellucida by laser. After fixing, hybridization was done with 5
probes. The signal of 5 chromosomes was detected under fluorescence microscope. The effectiveness of the
established protocol was assessed based the application of PGD on 39 good quality embryos.
Results: The rate of fully intact embryos after biopsy, intact cell after fixation and cells with FISH signals
were 92.3%; 94.9% and 92.3%, respectively. There were 46.2% embryos with abnormal chromosomes.
Conclusion: The protocol for embryo biopsy and fluorescent in situ hybridization on day 3 human embryos
to diagnose aneuploidy was successfully established in Vietnam in this experimental study.
Key words: invitro fertilization (IVF), preimplantation diagnosis genetics (PGD), fluorescence in situ
* IVF Vạn Hạnh, **ĐH Y Dược TPHCM, *** Trung tâm nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản, khoa
Y-ĐHQG TpHCM và Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TpHCM
Tác giả liên lạc: ThS Trương Thị Thanh Bình ĐT: 0989.960903 Email: thanhbinhbct@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 171
hybridization (FISH), aneuploidy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuật ngữ “chẩn đoán di truyền tiền làm
tổ” được dịch từ tiếng Anh “Preimplantation
Genetic Diagnosis”, viết tắt là PGD. Năm
1990, PGD được thực hiện đầu tiên với phôi
từ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) nhằm
sàng lọc di truyền trên đối tượng phôi người.
Kĩ thuật PGD dựa trên việc phát hiện các bất
thường di truyền ở phôi và chỉ cấy trở lại vào
buồng tử cung các phôi không có các bất
thường về di truyền đã được chẩn đoán. Kĩ
thuật này cho phép các cặp vợ chồng có nguy
cơ truyền các bệnh lý di truyền cho con có cơ
hội sinh con không mắc bệnh, mà không phải
bỏ thai khi phát hiện bệnh lý thông qua chẩn
đoán tiền sản.
Hiện nay, nhiều trường hợp có chỉ định
PGD để chẩn đoán bất thường số lượng và cấu
trúc NST, cũng như một số bệnh lý đơn gen hay
di truyền theo giới tính ở Việt Nam phải ra nước
ngoài điều trị, với chi phí điều trị và chẩn đoán
cho một trường hợp hơn 20.000 - 30.000 đô la
Mỹ. Việc xây dựng qui trình PGD, tạo cơ sở cho
việc nghiên cứu triển khai áp dụng, có thể đáp
ứng nhu cầu của nhân dân và góp phần cung
cấp các dịch vụ y tế hiện đại đến được nhiều đối
tượng bệnh nhân ở Việt Nam với chi phí thấp
hơn và giảm hiện tượng “chảy máu” ngoại tệ do
việc người dân phải đi nước ngoài để chẩn đoán
và điều trị.
Sự phát triển của PGD gắn liền với các kĩ
thuật hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, ngành hỗ trợ
sinh sản ở Việt Nam đã có những bước tiến
lớn và theo kịp trình độ các nước trong khu
vực trong hầu hết các kĩ thuật. Tuy nhiên, cho
đến nay, chưa có nghiên cứu nào xây dựng
thành công qui trình PGD trong điều kiện
Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh của
các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam, việc
xây dựng qui trình kĩ thuật PGD ở Việt Nam
sẽ mở ra nhiều ứng dụng trong chẩn đoán di
truyền, nâng cao chất lượng dân số và phát
triển các công nghệ y - sinh học liên quan,
góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự
phát triển của các lãnh vực liên quan ở Việt
Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm
thiết lập qui trình chẩn đoán di truyền phôi
người giai đoạn tiền làm tổ. Đây là đề taì
nghiên cứu cấp thành phố, do Sở Khoa học và
Công nghệ TpHCM quản lý. Đơn vị chủ trì
thực hiện là Đại học Y Dược TPHCM. Đơn vị
phối hợp thực hiện bao gồm Hội Nội tiết Sinh
sản và Vô sinh TPHCM và Bệnh viện Vạn
Hạnh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên các phôi
thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) không sử dụng
cho mục đích điều trị, tại khoa Hiếm muộn,
bệnh viện Vạn Hạnh (IVF Vạn Hạnh) và được
bệnh nhân đồng ý cho phôi bằng văn bản trong
thời gian từ tháng 03/2009 đến tháng 08/2010.
Cỡ mẫu
Tỷ lệ bất thường NST ở phôi có chất lượng
kém là 80%.
Độ tin cậy 95%.
Độ chính xác tuyệt đối là 10%.
Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 61 phôi.
Chọn mẫu theo phương pháp tuần tự cho
đến khi đủ mẫu.
Nguồn thu thập là những phôi có chất
lượng kém hay ngưng phát triển. Bệnh nhân sau
khi được tư vấn và giải thích mục đích của
nghiên cứu, nếu đồng ý cho phôi sẽ được
hướng dẫn ký giấy đồng ý cho phôi, sau đó,
phôi sẽ được đưa vào nghiên cứu.
Phôi được đánh giá chất lượng vào ngày thứ
ba sau thụ tinh trên kính hiển vi đảo ngược với
độ phóng đại 300 lần. Theo đó, phôi được xem
là có chất lượng xấu khi có từ 6 - 8 tế bào và tỉ lệ
phân mảnh bào tương ≥ 15% thể tích phôi. Các
phôi có 3 - 5 tế bào vào thời điểm kiểm tra được
xem là phôi ngưng phát triển.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 172
Phương pháp tiến hành
Thiết lập qui trình
Qui trình sinh thiết phôi được xây dựng tại
IVF Vạn Hạnh. Qui trình thực hiện FISH đơn
bào gồm 4 công đoạn là (1) cố định tế bào, (2) lai
tế bào, (3) rửa sau lai và (4) phân tích kết quả lai.
Trong đó, công đoạn cố định tế bào được thực
hiện tại IVF Vạn Hạnh, các công đoạn còn lại (từ
số 2 đến 4) được xây dựng tại Phòng xét nghiệm
di truyền, Đại học Y Dược TpHCM.
Sinh thiết phôi
Chuyển phôi cần sinh thiết từ đĩa nuôi cấy
vào các giọt môi trường ISM1.
Đặt đĩa sinh thiết lên bệ ấm của kính.
Kích hoạt hệ thống tạo laser để tạo một lỗ
thủng có kích thước 30 - 40µm trên màng trong
suốt của phôi.
Đưa kim sinh thiết áp vào phần lỗ thủng và
hút từ từ 1 phôi bào cho đến khi phôi bào được
hút hoàn toàn ra khỏi phôi.
Nhả phôi bào vừa hút vào môi trường.
Rửa phôi sau sinh thiết một vài lần trong
môi trường ISM1, chuyển phôi vào môi trường
cấy để tiếp tục theo dõi khả năng sống và phát
triển.
Thực hiện FISH đơn bào
Cố định phôi bào
Dùng Pasteur pipette chuyển phôi bào vào
giếng thứ 1 của hộp 4 giếng chứa dung dịch
nhược trương trong 5 - 10 giây.
Chuyển phôi bào sang giếng thứ 2 chứa
dung dịch trải trong 30 giây.
Chuyển phôi bào lên vị trí đã đánh dấu trên
lam kính, cùng với 2-3µl dung dịch trải, để khô
tự nhiên.
Nhỏ từng giọt dung dịch cố định lên vùng
có phôi bào. Lặp lại vài lần đến khi phần bào
tương tan hoàn toàn, chỉ còn lại nhân tế bào.
Nhúng lam mẫu vào dung dịch 2xSSC trong
2 phút.
Nhúng lam mẫu lần lượt vào dung dịch
ethanol 70%, 85% và 100% lạnh (4oC) trong 2
phút/dung dịch.
Để khô hoàn toàn trong không khí.
Quan sát vị trí của nhân dưới kính hiển vi có
vật kính phản pha.
Lai tế bào
Lấy mẫu dò ADN MultiVysion từ -20oC và
để ở nhiệt độ phòng 5-10 phút trước khi sử
dụng.
Cho 1µl dung dịch mẫu dò lên vùng nhân tế
bào trên lam kính.
Phủ một miếng lam phủ 3x3mm2 và 1 miếng
parafilm 5x5mm2.
Đặt các lam mẫu và lam mẫu đối chứng vào
máy lai và khởi động chương trình lai.
Khi chương trình kết thúc, lấy các lam mẫu
ra khỏi máy.
Rửa sau lai
Tháo bỏ parafilm và lam phủ, nhúng lam
mẫu vào lọ coplin chứa dung dịch rửa I
(0,4xSSC /0,3% NP-40) ở 73oC trong 2 phút.
Chuyển lam mẫu sang lọ coplin chứa dung
dịch rửa II (2xSSC /0,1% NP-40) ở nhiệt độ
phòng trong 1 phút.
Lấy lam mẫu ra và đặt lam dựng đứng trong
vùng tối cho đến khi khô hoàn toàn.
Nhỏ 2µl Antifade II lên vùng có nhân tế bào,
đặt miếng lam phủ 5x5mm2 lên.
Hàn các mép của lam phủ bằng sơn móng
tay không màu.
Phân tích kết quả
Đặt lam mẫu lên kính và tìm vị trí của tế bào
bằng vật kính phản pha có độ phóng đại thấp.
Bật nguồn sáng huỳnh quang và sử dụng
lọc màu xanh lơ (Spectrum Aqua).
Chuyển qua vật kính x100 và điều chỉnh ốc
vi cấp của kính để tìm lại vị trí của nhân tế bào.
Phân tích tín hiệu màu xanh lơ (NST 18).
Đổi lọc màu lần lượt để phân tích các tín
hiệu màu xanh dương (NST X), màu vàng (NST
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 173
Y), màu xanh lá cây (NST 21) và màu đỏ (NST
13).
KẾT QUẢ
Trong quá trình xây dựng qui trình kĩ thuật,
chúng tôi nhận được 101 phôi có chất lượng xấu
hoặc ngưng phát triển. Trong nghiên cứu,
chúng tôi đã lần lượt thực hiện qui trình cố định
tế bào theo phác đồ của đại học Chiangmai, Thái
Lan (phác đồ A), phác đồ của trung tâm Shady
Grove (phác đồ B) và phác đồ cải tiến của chúng
tôi (phác đồ C). Kết quả cho thấy phác đồ C cho
thấy tỷ lệ nhân tế bào có tín hiệu sau FISH cao
hơn (62,5% so với 47,5% và 33,3%). Ngoài ra,
nhiều qui trình chi tiết trong các bước thực hiện
PGD cũng đã được hoàn thiện trong các thực
nghiệm này.
Ngoài 101 phôi chất lượng xấu hoặc ngưng
phát triển theo tiêu chuẩn nhận mẫu, chúng tôi
cũng thu thập được 39 phôi có chất lượng khá
và tốt. Đây là những phôi có chất lượng khá/tốt
được trữ lạnh và bệnh nhân đồng ý cho nghiên
cứu vì không còn nhu cầu sử dụng. Chúng tôi
tiến hành sinh thiết tế bào và thực hiện qui trình
FISH đơn bào theo phác đồ đã được chuẩn hóa
trước đó nhằm đánh giá hiệu quả qui trình kĩ
thuật đã được xây dựng. Các chỉ số kĩ thuật
chuyên môn được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Hiệu quả qui trình kĩ thuật
Số lượng Tỉ lệ (%)
Số phôi được sinh thiết 39
Số phôi có phôi bào còn nguyên
vẹn sau sinh thiết
38 97,4
Số phôi tiếp tục phát triển sau sinh
thiết
36 92,3
Số phôi bào nguyên vẹn sau sinh
thiết
38 97,4
Số nhân tế bào còn sau cố định 37 94,9
Số nhân tế bào có tín hiệu sau
FISH
36 92,3
Tỉ lệ lệch bội NST được tính trên tổng số 80
nhân tế bào có tín hiệu, với 46,2% phôi được ghi
nhận có số lượng NST bất thường (bảng 2).
Bảng 2: Tỉ lệ bất thường NST ở các nhóm phôi khác
nhau
Số lượng bất thường NST Tỉ lệ
Phôi khá/tốt 15/36 41,6
Phôi chất lượng xấu 15/32 46,9
Phôi ngừng phát triển 7/12 58,3
Tổng cộng 37/80 46,2
BÀN LUẬN
PGD là một qui trình phức tạp, gồm nhiều
công đoạn, kết hợp nhiều kĩ thuật, công nghệ
cao và đòi hỏi kiến thức cũng như kỹ năng
thuần thục của các chuyên gia thuộc lãnh vực
hỗ trợ sinh sản và chẩn đoán di truyền. Đây là
đề tài đầu tiên được thực hiện nhằm thiết lập
qui trình kĩ thuật trong chẩn đoán di truyền tiền
làm tổ (PGD) các phôi TTTON trong điều kiện
thực tế của Việt Nam. Trong phần bàn luận này,
các vấn đề như nguồn vật liệu sử dụng cho
PGD, phương pháp sinh thiết phôi, các phác đồ
cố định tế bào, hiệu quả của qui trình kĩ thuật
được xây dựng, và ý nghĩa của đề tài sẽ được
lần lượt đề cập.
Nguồn vật liệu di truyền
Việc tiến hành chẩn đoán di truyền có thể
được thực hiện thông qua sinh thiết (1) thể cực
của noãn, (2) tế bào từ phôi đang phân chia vào
ngày 3 hay (3) tế bào lá nuôi của phôi nang vào
ngày 5 sau thụ tinh. Số liệu báo cáo từ những
nghiên cứu lớn trên thế giới về PGD cho thấy có
trên 90% các chu kỳ PGD được thực hiện thông
qua việc sinh thiết phôi ngày 3 sau thụ tinh(2,4,5,7).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời điểm này
cũng thuận lợi cho nghiên cứu trong việc lấy
mẫu do các trung tâm TTTON ở Việt Nam đều
chuyển phôi vào ngày 2/3 sau khi thụ tinh, do
đó, một khi được đưa vào áp dụng sẽ mang tính
thực tế và phù hợp với tình hình hiện nay của
chúng ta.
Sinh thiết phôi
Để có thể lấy tế bào ra ngoài tiến hành chẩn
đoán di truyền, một lỗ thủng trên màng trong
suốt (ZP) cần được hình thành. Có 3 phương
pháp tạo lỗ thủng trên ZP: (1) laser không tiếp
xúc, (2) dung dịch Tyrode có tính acid và (3) xé
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 174
màng bằng kim vi thao tác. Laser không tiếp xúc
hiện nay là phương pháp được khuyến khích do
tính đơn giản, chính xác và an toàn của kĩ
thuật(4,5,7). Việc sử dụng tia laser gặp nhiều thuận
lợi do chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong
việc áp dụng kĩ thuật hỗ trợ phôi thoát màng
bằng hệ thống laser cho các qui trình điều trị
thường qui của thụ tinh trong ống nghiệm.
Qui trình thực hiện FISH đơn bào
Qui trình thực hiện FISH trong PGD bao
gồm (1) cố định, (2) lai tế bào, (3) rửa sau lai và
(4) phân tích kết quả lai. Mục tiêu của cố định tế
bào là nhằm loại bỏ các tế bào chất xung quanh,
chuẩn bị cho nhân có điều kiện tốt nhất để phản
ứng lai xảy ra. Khác với chẩn đoán tiền sản từ tế
bào nước ối, trong PGD, chúng ta chỉ có 1 tế bào
để tiến hành chẩn đoán di truyền, do đó không
để mất và xử lý tế bào tốt là điều cần thiết.
Trong giai đoạn đầu thực hiện, các phôi
bào sau khi sinh thiết được cố định hoàn toàn
theo phác đồ của Đại học Chiangmai, Thái lan
(phác đồ A) và trung tâm Shady Grove, Mỹ
(phác đồ B). Tuy nhiên, tỷ lệ nhân tế bào có
tín hiệu sau FISH thu được rất thấp (33,3% và
47,5%). Do đó, chúng tôi đã điều chỉnh qui
trình dựa trên hai phác đồ trên (phác đồ C).
Với phác đồ C, có 62,5% phôi bào có tín hiệu
sau FISH. Sự khác biệt giữa ba phác đồ này
chủ yếu nằm ở khâu khử nước.
Hiệu quả qui trình
Cỡ mẫu tối thiểu được tính là 61 phôi chất
lượng kém/ngưng phát triển, tuy nhiên, chúng
tôi đã sử dụng 101 phôi vào nghiên cứu nhằm
xây dựng qui trình. Việc đánh giá hiệu quả qui
trình kĩ thuật được chúng tôi thực hiện trên 39
phôi có chất lượng khá/tốt sau trữ lạnh. Chúng
tôi chủ yếu đối chiếu các thông số kĩ thuật của
nghiên cứu với báo cáo lần thứ X về tình hình
thực hiện PGD trên toàn châu Âu, ESHRE(3). Đây
được xem là số liệu về PGD lớn nhất hiện nay
trên thế giới.
Qui trình sinh thiết phôi
Hiệu quả của qui trình được đánh giá thông
qua (1) tỉ lệ phôi bào còn nguyên sau sinh thiết,
(2) tỉ lệ phôi còn sống sau sinh thiết và (3) tỉ lệ
phôi tiếp tục phát triển sau 24 tiếng.
Kết quả cho thấy tỉ lệ phôi và tỉ lệ tế bào
còn nguyên sau sinh thiết lần lượt là 97,4% và
97,4%. Theo báo cáo của ESHRE, tỉ lệ tế bào
còn nguyên sau sinh thiết là 98,7%(3). Chúng
tôi tiếp tục nuôi cấy phôi 24 tiếng trong điều
kiện 37oC, 6% CO2 và nồng độ oxy sinh lý. Có
36 phôi tiếp tục phát triển đến giai đoạn 10-12
tế bào hay bắt đầu có hiện tượng nén
(compacting), đạt tỉ lệ 92,3%. Tỉ lệ này tương
đương với khả năng phôi phát triển in vitro
và không thực hiện sinh thiết phôi trước đó.
Qui trình FISH đơn bào
Để đánh giá hiệu quả qui trình kĩ thuật thực
hiện FISH đơn bào, chúng tôi dựa vào tỉ lệ tế
bào còn sau cố định và tỉ lệ nhân tế bào có tín
hiệu sau FISH.
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhân tế bào còn
sau cố định là 94,9%. Kết quả của một số báo cáo
lớn cho thấy tỉ lệ này dao động trong khoảng
93,9% - 99%(1,6,8). Kết quả nghiên cứu cho thấy
92,3% nhân tế bào có tín hiệu FISH. Con số này
trong một nghiên cứu trên 1,255 phôi của
Marquez và cộng sự năm 2000 là 93%. Theo báo
cáo ESHRE trên tổng số 125,187 phôi sinh thiết,
con số này là 94,1%(3). Các số liệu trên cho thấy
qui trình kĩ thuật thực hiện FISH đơn bào của
chúng tôi đạt hiệu quả cao tương đương các báo
cáo lớn trên thế giới.
Ý nghĩa ứng dụng của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu được thực hiện
nhằm xây dựng qui trình kĩ thuật trong chẩn
đoán di truyền tiền làm tổ các phôi TTTON
trong tình hình thực tế của Việt Nam. Sự thành
công của đề tài đã góp phần khẳng định khả
năng của đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam
trong việc tiếp cận các kĩ thuật điều trị tiên tiến
hiện đại trên thế giới. Ngoài ra, việc liên kết, tập
hợp được các chuyên viên, nhà khoa học đầu
ngành tại Việt Nam trong các lãnh vực liên
quan, cũng như việc phối hợp được cơ sở, thiết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 175
bị vật chất của nhiều phòng thí nghiệm tại các
đơn vị khác nhau (đại học Y Dược TpHCM, Hội
Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TpHCM, IVF Vạn
Hạnh) để thực hiện đề tài là một thành công lớn
của nhóm thực hiện đề tài.
Một khi được phép ứng dụng vào cho điều
trị, PGD có thể giúp cho các cặp vợ chồng có
tiền sử sanh con bất thường di truyền, tiền căn
sảy thai liên tiếp hay những phụ nữ có nguy cơ
cao có thể có con bình thường. Khi đó, gánh
nặng chi phí điều trị cho bệnh nhân sẽ được
giảm đáng kể, cũng như hạn chế tình trạng chảy
máu ngoại tệ do bệnh nhân phải đi điều trị ở
nước ngoài.
Đề tài đã được hội đồng khoa học của Sở
Khoa học Công nghệ TpHCM nghiệm thu vào
tháng 01/2011. Tuy nhiên, việc triển khai PGD
trong thực tế lâm sàng cần phải đuợc hết sức
được lưu ý và cân nhắc. Để có thể có nguồn vật
liệu cho việc chẩn đoán di truyền, điều kiện tiên
quyết là phải xây dựng được một qui trình
TTTON ổn định và hiệu quả cao. Kỹ năng thao
tác của nhân viên trong hai qui trình sinh thiết
phôi và cố định tế bào đóng vai trò quan trọng.
Các phôi sau sinh thiết sẽ được theo dõi tiếp và
chuyển vào buồng tử cung của người phụ nữ,
do đó, quá trình sinh thiết phôi phải được thực
hiện nghiêm ngặt để không ảnh hưởng đến tính
toàn vẹn của các phôi bào còn lại.
Theo hướng dẫn của hiệp hội PGD thuộc
Hội Sinh sản người và Phôi học châu Âu năm
2011, cần có những điều kiện qui định cho nhân
viên thực hiện sinh thiết phôi và FISH đơn
bào(4,5). Ngoài ra, việc thực hiện PGD cũng có thể
gặp phải một tỉ lệ sai số nhất định. Ngay cả một
trung tâm PGD hiệu quả cũng có tỉ lệ sai số vào
khoảng 10%(7). Điều này có thể dẫn đến tình
trạng bỏ sót phôi hay chuyển lầm phôi cho bệnh
nhân. Do đó, việc giáo dục sức khỏe sộng đồng
và thông tin cho cán bộ y tế về phạm vi và khả
năng ứng dụng, cũng như hậu quả của các sai
số có thể xảy ra của kĩ thuật là rất cần thiết
trước khi có thể áp dụng triển khai PGD tại Việt
nam.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã thành công trong việc xây
dựng qui trình sinh thiết phôi người ở giai đoạn
phân chia và qui trình thực hiện kĩ thuật FISH
đơn bào để chẩn đoán lệch bội nhiễm sắc thể 13,
18, 21, X và Y. Các thông số kĩ thuật của các qui
trình được xây dựng đều tương đương và phù
hợp với các số liệu báo cáo lớn nhất về PGD trên
y văn thế giới. Thành công của đề tài đã mở ra
một hướng