Mục đích của bài viết là xây dựng mô hình các nhân tố tại điểm bán ảnh
hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng của khách hàng tại siêu thị CoopMart TP Tam Kỳ.
Số liệu được tác giả thu thập tại địa bàn TP Tam Kỳ (11/2013) theo phương pháp thuận
tiện và được xử lý qua phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tại
điểm bán gồm: các hoạt động quảng cáo; khuyến mãi; hành vi, thái độ của nhân viên và
cách trưng bày, trang trí tại điểm bán là có ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng của
khách hàng
11 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của môi trường tại điểm bán đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của khách hàng tại siêu thị coopmart thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA
MÔI TRƯỜNG TẠI ĐIỂM BÁN ĐẾN HÀNH VI MUA
HÀNG NGẪU HỨNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI SIÊU THỊ
COOPMART THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
Nguyễn Thị Thúy Hằng1
Tóm tắt: Mục đích của bài viết là xây dựng mô hình các nhân tố tại điểm bán ảnh
hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng của khách hàng tại siêu thị CoopMart TP Tam Kỳ.
Số liệu được tác giả thu thập tại địa bàn TP Tam Kỳ (11/2013) theo phương pháp thuận
tiện và được xử lý qua phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tại
điểm bán gồm: các hoạt động quảng cáo; khuyến mãi; hành vi, thái độ của nhân viên và
cách trưng bày, trang trí tại điểm bán là có ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng của
khách hàng.
1. Đặt vấn đề
Khoảng vài năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các
nhà kinh doanh bán lẻ tại Châu Á nói chung và các quốc gia trên thế giới nói riêng. Họ
không chỉ thực hiện những chiến lược tiếp thị đơn thuần như nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ mà còn đi sâu nghiên cứu sở thích cũng như các vấn đề về tâm lý, cảm
xúc của người tiêu dùng để từ đó có những phương án kinh doanh thích hợp nhằm có
được lợi nhuận cao nhất.
Một trong những vấn đề tâm lý của người tiêu dùng được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm đó là “Hành vi mua hàng ngẫu hứng”. Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu
nước ngoài đã quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu về hành vi mua hàng ngẫu hứng trong
lĩnh vực kinh doanh bán lẻ nói chung và siêu thị nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu về lĩnh vực này. Xuất phát từ thực tế đó, cùng
với điều kiện cho phép, bài viết đi sâu nghiên cứu để tìm ra những nhân tố tại điểm bán
ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng của khách hàng tại siêu thị CoopMart TP Tam
Kỳ.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu gồm:
• Phương pháp nghiên cứu định tính: đề ra mô hình dự kiến; điều chỉnh thang đo;
thiết kế bảng câu hỏi và kiểm tra tính hợp lý của mô hình.
• Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề
ra. Thực hiện điều tra: 200 khách hàng, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
1 ThS, Khoa Kinh tế, trường Đại học Quảng Nam
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
27
3. Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước
Có nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề thuộc hành vi
mua ngẫu hứng của người tiêu dùng, nhưng ở phạm vi các nhân tố tại điểm bán và trong
môi trường bán lẻ thì kết quả công trình của Zhou và Wong, 2004: “Consumer impulse
buying and in-store stimuli in Chinese supermarkets” lần đầu tiên đưa ra lý thuyết này.
Kết quả của công trình nghiên cứu đã giúp tác giả xác định và đưa ra được những nhân tố
thuộc môi trường tại điểm bán ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng tại
siêu thị gồm:
- Âm nhạc (+): Yếu tố âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút sự
chú ý và tạo ra sự thoải mái cho người tiêu dùng. Âm nhạc có khả năng gợi lên những
phản ứng tình cảm và hành vi mua phức tạp của người tiêu dùng (North and Hargreaves
(1998)). Âm nhạc có thể làm ảnh hưởng không chỉ đến thời gian mua sắm mà còn ảnh
hưởng đến khoảng chi tiêu mỗi lần mua sắm của người tiêu dùng tại siêu thị (Mattila và
Wirtz, 2001).
- Cách thức trang trí, trưng bày tại các cửa hàng (+): Đề cập đến các vấn đề về việc sắp
đặt, trưng bày sản phẩm, cách thức trang trí, màu sắc cửa hàng để tạo ấn tượng và kích thích
cảm xúc người mua ngay khi bước vào cửa hàng. Do đó, có thể ảnh hưởng đến trạng thái tình
cảm của người tiêu dùng và thể hiện mức độ tác động lớn đến hành vi mua hàng ngẫu hứng
(Iyer,1989; Wakefield và Baker, 1998; Mattila và Wirtz, 2001). Và việc trang trí, trưng bày sản
phẩm tại các cửa hàng có thể làm gia tăng doanh thu cho siêu thị thông qua hành vi mua sắm
ngẫu hứng của khách hàng.
- Hành vi của đội ngũ nhân viên (+): Hành vi thân thiện và sự thuyết phục của nhân
viên bán hàng có thể gia tăng hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng (Grewal
và cộng sự, 1998; Dittmar , 2000; Crawford và Melewar, 2003). Khách hàng có xu hướng
thích mua sắm với các nhân viên có nhiều kinh nghiệm và thái độ phục vụ thân thiện.
Nhân viên phải có kinh nghiệm trong việc tạo ra một bầu không khí mua sắm vui vẻ cho
khách hàng đồng thời cần phải nhiệt tình trong việc cung cấp các thông tin về sản phẩm,
dịch vụ cho khách hàng.
- Các hoạt động quảng cáo (+): Các hoạt động quảng cáo được chứng minh là có
khả năng khuyếch đại độ lớn của hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng
(McClure và West, 1969; Woodside và Waddle, 1975; Wilkinson và cộng sự, 1982;
Inman và cộng sự, 1990). Người tiêu dùng sẽ có hành vi mua hàng ngẫu hứng khi sự chú
ý của họ tập trung mải mê vào các mặt hàng vừa ý, hoặc sự hấp dẫn của các chương trình
quảng cáo tại điểm bán (Dholakia, 2000; Tendai và Crispen, 2009; Virvilaite và cộng sự,
2009).
- Chính sách giá thấp (+): Chính sách giá thấp là cực kỳ quan trọng đối với
những người có thu nhập thấp, khó khăn trong cuộc sống. Và những hành vi mua hàng
ngẫu hứng của họ là vì những lý do kinh tế hơn là lý do hưởng thụ. Việc giảm số tiền
dành cho một hàng hóa nào đó sẽ làm gia tăng số tiền để dành cho một hàng hóa khác,
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
28
tạo ra hiệu ứng lan tỏa đồng dư (Stern, 1962; Thaler, 1985).
- Các hoạt động khuyến mãi, xúc tiến bán hàng (+): Tác giả đề cập đến các hình
thức khuyến mãi như: phiếu giảm giá hàng bán, chương trình giảm giá sản phẩm, chiết
khấu và các hoạt động xúc tiến bán hàng như: mua hàng tặng kèm sản phẩm hoặc quà,
các chương trình bốc thăm may mắn. Tuy nhiên, tác giả đề cao vai trò của phiếu giảm
giá và các chương trình giảm giá hàng hóa tại siêu thị (Heilman et al., 2002). Bằng cách
giảm số tiền người tiêu dùng đã lên kế hoạch ban đầu để chi tiêu, các phiếu giảm giá bất
ngờ có thể có ảnh hưởng đến thu nhập tâm lý sẽ làm gia tăng hành vi mua không có kế
hoạch của khách hàng nhiều hơn.
- Mức độ đông đúc của cửa hàng (-): Sự tắc nghẽn hay mật độ đông đúc của dòng
người khi đi mua sắm ở siêu thị được xem là một sự trải nghiệm khó chịu của người tiêu
dùng (Bateson and Hui, 1987). Người tiêu dùng thường có xu hướng mua sắm ít hơn,
mua chủ yếu dựa vào kế hoạch định trước, họ thường chịu ít sự ảnh hưởng thông tin từ
người khác và dành ít thời gian mua sắm hơn để nhanh chóng ra khỏi môi trường đông
đúc này.
4. Thiết kế mô hình nghiên cứu
Về cơ bản, mô hình tác giả đề xuất dựa chủ yếu từ mô hình của Zhou and Wong
(2004). Tuy nhiên, so với mô hình gốc thì mô hình này có các điểm mới sau:
- Mô hình không có biến số chính sách giá thấp, bởi vì siêu thị CoopMart Tam
Kỳ chưa áp dụng chính sách giá thấp cho các mặt hàng của mình.
- Mô hình cũng không đề cập đến biến số nhạc nền tại cửa hàng. Cũng giống như
trường hợp chính sách giá thấp, biến số nhạc nền chưa được chú trọng và ứng dụng
trong việc kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại siêu thị CoopMart Tam
Kỳ.
Hình 1: Mô hình đề xuất các nhân tố tại điểm bán ảnh hưởng đến hành vi mua
hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng tại siêu thị CoopMart TP Tam Kỳ.
Các hoạt động quảng
cáo tại điểm bán
Các hoạt động
khuyến mãi tại điểm
Cách thức trang trí,
trưng bày tại điểm
Mức độ đông đúc tại
siêu thị
Hành vi, thái độ của
nhân viên
Hành vi
mua
ngẫu
hứng của
người
tiêu dùng
tại siêu
thị
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
29
5. Kết quả nghiên cứu
5.1. Kết quả phân tích nhân tố
Bảng 1: Kết quả phân tích nhân tố thang đo: “Hành vi mua hàng ngẫu hứng”
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared
Loadings
Component Total
% of
Variance Cumulative % Total
% of
Variance
Cumulative
%
HVM1 2.216 55.398 55.389 2.216 55.398 55.398
HVM2 .800 19.994 75.392
HVM3 .526 13.142 88.634
HVM4 .459 11.466 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis
Thang đo “Hành vi mua hàng ngẫu hứng” có KMO = 0.711 ở mức ý nghĩa 0,000
và các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0.5 với tổng phương sai trích = 55.398%. Như
vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố, không có biến nào bị loại và thành phần “Hành
vi mua hàng ngẫu hứng” vẫn được giữ nguyên số biến quan sát, đều đạt yêu cầu về độ
giá trị và sẵn sàng để tiến hành các phân tích tiếp theo.
- Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập:
Bảng 2: KMO của tổ hợp các biến độc lập
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. .848
Approx. Chi-Square 2.427E3
Df 190
Bartlett's Test of
Sphericity
Sig. .000
Trị số KMO trong trường hợp này đạt 0.848 > 0.5 và Sig của Bartlett’s Test nhỏ hơn
1/1000, tổng phương sai trích = 66.89%, cho biết 5 nhóm nhân tố này giải thích được 66.89%
biến thiên dữ liệu. Cho thấy các biến có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân
tích nhân tố.
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
30
Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
TT1 .446
TT2 .750
TT3 .838
TT4 .709
TT5 .553
NV1 .840
NV2 .787
NV3 .862
DD1 .764
DD2 .786
DD3 .858
QC1 .895
QC2 .909
QC3 .893
KM1 .719
KM2 .669
KM3 .680
KM4 .605
KM5 .465
KM6 .648
Qua bảng kết quả trên, chúng ta thấy thành phần “Hành vi mua hàng ngẫu hứng”
của người tiêu dùng tại siêu thị chịu ảnh hưởng bởi 5 nhóm nhân tố. Tuy nhiên, theo kết
quả ở trên chúng ta có thể thấy rằng hệ số tải nhân tố của hai mục hỏi: TT1 và KM5 đều
nhỏ hơn 0.5, do đó hai biến này không đảm bảo điều kiện cho những phân tích tiếp theo
và bị loại. Còn các mục hỏi khác đều thỏa mãn điều kiện và được giữ lại trong những
phân tích tiếp theo.
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
31
5.2. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Bảng 4: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo
Ký
hiệu
Mục hỏi
Tương
quan biến
tổng
Cronbach
Alpha nếu
loại biến
này
Nhóm nhân tố “Trang trí, trưng bày tại điểm bán”: Alpha=0.791
TT2 Các cửa hàng sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát sẽ làm tôi có hứng thú mua nhiều hàng hóa hơn .679 .704
TT3 Cách thức đóng gói và bao bì sản phẩm bắt mắt thu hút sự chú ý và thôi thúc tôi mua hàng .618 .736
TT4 Hàng hóa được trưng bày đẹp mắt và có vị trí dễ dàng tiếp cận làm tôi ra quyết định mua nhanh chóng hơn .648 .721
TT5
Số lượng lớn hàng hóa giống nhau được trưng bày tại
cùng một cửa hàng thu hút sự chú ý và thôi thúc tôi
mua sắm
.480 .803
Nhóm nhân tố “Nhân viên phục vụ tại siêu thị”: Alpha=0.810
NV1 Thái độ thân thiện của nhân viên khiến tôi thoải mái và muốn mua sắm nhiều hơn .671 .729
NV2 Sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các nhân viên giúp tôi mua hàng nhanh hơn và muốn mua sắm nhiều hơn .618 .786
NV3 Tôi không thể kiềm chế bản thân khi có một lời đề nghị mua hàng hấp dẫn từ nhân viên bán hàng .693 .707
Nhóm nhân tố “Mức độ đông đúc”: Alpha=0.733
DD1 Cửa hàng dù đông đúc vẫn không ảnh hưởng đến việc mua sắm của tôi .508 .705
DD2
Tôi vẫn có thể mua sắm bình thường và không cần dựa
vào list hàng hóa chuẩn bị sẵn khi các cửa hàng đông
đúc
.546 .659
DD3 Cửa hàng càng đông đúc càng làm tôi hào hứng và muốn mua sắm thêm .619 .568
Nhóm nhân tố “Các hoạt động quảng cáo”: Alpha=0.981
QC1
Việc quảng cáo sản phẩm trên các tờ bướm, cẩm nang mua
sắm tại siêu thị khuyến tôi quan tâm và muốn tìm hiểu để mua
sản phẩm đó
.950 .978
QC1
Thông tin hàng hóa được niêm yết rất rõ ràng trên các kệ
hàng giúp tôi mua hàng nhanh hơn và muốn mua sắm
nhiều hơn
.974 .962
QC1 Các thiết kế đặc biệt, lạ mắt của các chương trình khuyến mãi thường thu hút và thúc đẩy tôi mua sắm .953 .976
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
32
Nhóm nhân tố “Các hoạt động khuyến mãi”: Alpha = 0.786
KM
1
Trở thành khách hàng vip và hưởng nhiều chính sách
ưu đãi thôi thúc tôi mua sắm nhiều hơn .550 .814
KM
2
Việc giảm giá thôi thúc tôi muốn mua hàng hóa và tôi
thích tìm kiếm hàng giảm giá khi đi mua sắm .613 .796
KM
3
Quà hay hàng hóa được tặng kèm có thể là lý do
khiến tôi mua sắm nhiều hơn .776 .744
KM
4
Tôi thường mua thêm nhiều hàng hóa hơn để được
hưởng chính sách chiết khấu .697 .772
KM
6
Chương trình bốc thăm may mắn đôi khi là động lực
khiến tôi mua sắm nhiều hơn .509 .823
Nhóm các nhân tố “Hành vi mua hàng ngẫu hứng”: Alpha = 0.654
HV
M1 Đôi khi tôi mua sắm chỉ để thay đổi tâm trạng .385 .626
HV
M2
Tôi thường cảm thấy vui và thích thú mỗi khi mua
được một món hàng mà không có ý định trước .362 .634
HV
M3
Thỉnh thoảng tôi mua món hàng nào đó là vì cảm giác
thích thú nhất thời lúc đó .500 .540
HV
M4 “Thích là mua” là những gì có thể mô tả về tôi .506 .541
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu chúng ta cũng thấy được rằng tất cả các mục hỏi của
các thang đo đều đảm bảo điều kiện, hệ số tương quan biến - tổng của mục hỏi đều > 0.3.
5.3. Phân tích tương quan và hồi quy
- Phân tích tương quan:
Bảng 6: Phân tích tương quan
Correlations
Dong
Duc
Khuyen
Mai
Quang
cao
Nhan
vien
Trang
tri
Hv mua
ngau hung
Pearson Correlation 1 Dong
Duc Sig. (2-tailed)
Pearson Correlation .085 1 Khuyen
Mai Sig. (2-tailed) .233
Pearson Correlation .111 .781** 1 Quang
Cao
Sig. (2-tailed) .117 .000
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
33
Pearson Correlation -.117 .347** .306** 1 Nhan
Vien Sig. (2-tailed) .100 .000 .000
Pearson Correlation .003 .657** .599** .341** 1 Trang
Tri
Sig. (2-tailed) .962 .000 .000 .000
Pearson Correlation .069 .902** .786** .413** .719** 1
Sig. (2-tailed) .329 .000 .000 .000 .000
Hanh vi
Mua
ngau
Hung N 200 200 200 200 200 200
**.Correlation is significant at the 0.01 level (2 tailed).
Qua bảng kết quả trên ta thấy có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến
hành vi mua hàng ngẫu hứng và các biến độc lập trong mô hình (các hệ số tương quan
đều có ý nghĩa thống kê). Tương quan giữa các biến độc lập với nhau thấp nên khó có
khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, biến “Đông đúc” có hệ số tương
quan với biến phụ thuộc là 0.069 và hệ số Sig = 0.329 > 0.05 nên không có mối tương
quan với biến phục thuộc.
- Phân tích hồi quy
Bảng 7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Chỉ số Giá trị Chỉ số Giá trị
R2 0.836 Kiểm định ANOVA
R2 hiệu chỉnh 0.832
F
Sig
197.547
.000a
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có R2 điều chỉnh =
0.832 nói lên độ thích hợp của mô hình là 0.832 hay nói cách khác là 5 biến độc lập giải
thích 83.2% sự biến thiên của biến “Hành vi mua hàng ngẫu hứng”.
Đại lượng thống kê F có giá trị bằng 197.547 với Sig = 0.000 điều này chứng tỏ
rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, có ý nghĩa về
mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ
đối với biến phụ thuộc “ Hành vi mua hàng ngẫu hứng”.
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
34
Bảng 8: Hệ số hồi quy
Coefficientsa
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
Model B Std. Error Beta T Sig.
(Constant) -.397 .167 -2.380 .018
Quangcao .327 .040 .332 8.110 .000
Dongduc .004 .033 .004 .129 .898
Nhanvien .087 .032 .090 2.760 .004
Trangtri .218 .032 .242 6.921 .000
1
Khuyenmai .505 .046 .457 11.088 .000
a. Dependent Variable: Hanh vi mua ngau hung
Tuy nhiên, kiểm định t cho thấy trong 5 nhóm nhân tố đưa vào mô hình thì chỉ có
4 nhóm nhân tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng là: Trang trí, trưng bày;
nhân viên bán hàng; các hoạt động quảng cáo; các hoạt động khuyến mãi. Biến còn lại
là Mức độ đông đúc không có tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu
dùng vì có hệ số Sig > 0.005. Điều này càng khẳng định tính đúng đắn của bước phân
tích tương quan ở trên.
6. Kết luận và đề xuất
6.1. Kết luận
- Qua quá trình phân tích dữ liệu gồm mô tả dữ liệu, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị
của thang đo, các bước phân tích nhân tố, thì các nhóm nhân tố trong mô hình vẫn được giữ
nguyên như đề xuất của tác giả ban đầu, chỉ có 2 mục hỏi về màu sắc trang trí và Được
mua với mức giá đặc biệt lần lượt trong 2 nhóm Trang trí, trưng bày tại cửa hàng và
Khuyến mãi là bị bỏ đi do có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn tiêu chuẩn là 0.3.
- Sau khi tiến hành phân tích tương quan và phân tích hồi quy giữa biến độc lập và biến
phụ thuộc thì chỉ có 4 nhóm nhân tố có ý nghĩa thống kê, và một nhân tố bị loại khỏi mô hình là
nhân tố “Mức độ đông đúc”. Như vậy, kết quả chỉ còn 4 nhân tố tại điểm bán ảnh hưởng đến
hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng tại siêu thị CoopMart Tam Kỳ và sự ảnh
hưởng theo mức độ giảm dần là: Khuyến mãi; Quảng cáo; Trang trí, Trưng bày tại điểm bán và
cuối cùng là Nhân viên.
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
35
6.2. Kiến nghị
- Đối với hoạt động khuyến mãi: Cần gia tăng tần suất và số lượng hàng hóa
khuyến mãi để nhiều khách hàng được hưởng chính sách này; cần xem xét lại hạn mức
doanh số mua sắm để trở thành khách hàng VIP; chỉ rõ các giới hạn trong chương trình
khuyến mãi như thời gian và mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa bao nhiêu sản phẩm;
nên đề rõ giá thông thường bên cạnh giá khuyến mãi để khách hàng có thể đánh giá xem
họ sẽ tiết kiệm được bao nhiêu. Và điều này giúp tránh tình trạng khách hàng đánh giá
thấp chất lượng sản phẩm.
- Đối với các hoạt động quảng cáo: Cần chú ý hơn đến việc thông tin hàng hóa
luôn luôn được đảm bảo niêm yết rõ ràng tại các kệ hàng tại siêu thị. Tờ rơi, cẩm nang
mua sắm luôn sẵn sàng tại siêu thị để khách hàng có thể nắm bắt thông tin dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, việc thiết kế các hình thức quảng cáo tại các điểm bán một cách ấn tượng
cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu
dùng. Ngoài ra, cần xem xét thêm việc quảng bá sản phẩm thông qua các video tại siêu
thị.
- Đối với các hoạt động trang trí, trưng bày: Cần chú trọng hơn đến hình dáng,
kích thước, màu sắc của bao bì phù hợp với thị hiếu và sở thích của khách hàng; cần
đảm bảo rằng mọi lúc mọi nơi trong siêu thị luôn được nhân viên kiểm tra, chăm sóc
sạch sẽ, hàng hóa được sắp xếp gọn gàng và luôn ở trong tầm tay của khách hàng.
Ngoài ra, những sản phẩm đặc biệt hỗ trợ, bổ sung cho nhau cần được đặt cạnh nhau để
gợi mở nhu cầu cho khách hàng.
- Đối với nhân viên phục vụ: cần bố trí nhân viên một cách hợp lý ở các khu vực
để tiện hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng cũng như nhân viên cần phải được huấn luyện và
đào tạo thêm chuyên môn để luôn có một thái độ niềm nở, thân thiện với khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Abratt, R. and Goodey, S.D. (1990), “Unplanned buying and in-store stimuli in
supermarkets”, Managerial and Decision Economics, Vol. 11 No. 2, pp. 111-
121.
[2] Asim, A. and Hasnu, S.A.F. (2011), “An analysis of in-store shopping environment on
consumers’ impulse buying: Evidence from Pakistan”, Proceedings of
3rd SAICON International Conference on Management, Business Ethics and
Economics, Lahore, Pakistan.
[3] David Bell, Daniel Corsten , and George Knox (2010) ,"Unplanned Buying By
Supermarket Shoppers", in NA - Advances in Consumer Research Volume 37,
eds. Margaret C. Campbell, Jeff Inman, and Rik Pieters, Duluth, MN :
Association for Consumer Research
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
36
[4] Mattila, A.S. and Wirtz, J. (2001), “Congruency of scent and music as a driver
of in-store evaluation and behavior”, Journal of Retailing, Vol. 77, pp. 273-
289.
[5] Stern, H. (1962), “The significance of impulse buying today”, Journal of
Marketing, Vol. 26 No. 2, pp. 59-62.
[6] Tendai, M. and Crispen, C. (2009), “In-store shopping environment and
impulse buying”, African Journal of Marketing Management, Vol.1 No.4.
[7] Zhou, L. and Wong, A.(2003), “Consumer impulse buying and in-store stimuli in
Chinese supermarkets”, Journal of International Consumer Marketing,Vol.16
No.2, pp.37-53.
Title: THE I