Đặt vấn đề: Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được sử dụng trong nông nghiệp ngày càng nhiều về số
lượng và chủng loại, vì vậy kéo theo nhiều nguy cơ cho con người và môi trường. Riêng tại bệnh viện Đa khoa
Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2012 đã có 56,14% trường hợp ngộ độc, nhiễm độc liên quan đến HCBVTV. Do đó,
cần đảm bảo việc sử dụng HCBVTV ở những người nông dân đạt an toàn và hiệu quả.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nông dân có kiến thức, thực hành đúng về lưu trữ và sử dụng HCBVTV trong
năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 324 người nông dân trực tiếp sử dụng
HCBVTV.
Kết quả: Tỉ lệ nông dân có kiến thức lưu trữ đúng là 20,4%, sử dụng đúng là 20,4%; tỉ lệ nông dân có thực
hành lưu trữ đúng là 32,7% và sử dụng là24,4%. Có 14,5% đối tượng hoàn toàn không sử dụng bất kì loại bảo
hộ lao động nào và tỉ lệ nông dân bị ảnh hưởng bởi HCBVTV là 50,9%.
Kết luận: Kiến thức và thực hành đúng về lưu trữ và sử dụng HCBVTV của người nông dân còn thấp.
Việc sử dụng HCBVTV cũng có những tác động rõ rệt đến sức khỏe của người sử dụng.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình hình lưu trữ và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 87
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LƯU TRỮ VÀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2012
Cao Thị Lựu*, Phan Thị Trung Ngọc**, Tô Minh Ngọc*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được sử dụng trong nông nghiệp ngày càng nhiều về số
lượng và chủng loại, vì vậy kéo theo nhiều nguy cơ cho con người và môi trường. Riêng tại bệnh viện Đa khoa
Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2012 đã có 56,14% trường hợp ngộ độc, nhiễm độc liên quan đến HCBVTV. Do đó,
cần đảm bảo việc sử dụng HCBVTV ở những người nông dân đạt an toàn và hiệu quả.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nông dân có kiến thức, thực hành đúng về lưu trữ và sử dụng HCBVTV trong
năm 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 324 người nông dân trực tiếp sử dụng
HCBVTV.
Kết quả: Tỉ lệ nông dân có kiến thức lưu trữ đúng là 20,4%, sử dụng đúng là 20,4%; tỉ lệ nông dân có thực
hành lưu trữ đúng là 32,7% và sử dụng là24,4%. Có 14,5% đối tượng hoàn toàn không sử dụng bất kì loại bảo
hộ lao động nào và tỉ lệ nông dân bị ảnh hưởng bởi HCBVTV là 50,9%.
Kết luận: Kiến thức và thực hành đúng về lưu trữ và sử dụng HCBVTV của người nông dân còn thấp.
Việc sử dụng HCBVTV cũng có những tác động rõ rệt đến sức khỏe của người sử dụng.
Từ khóa: Hóa chất bảo vệ thực vật, kiến thức, lưu trữ, thực hành, sử dụng.
ABSTRACT
STORAGE AND USAGE OF PESTICIDES AMONG FARMERS IN PHONG DIEN DISTRICT, CAN
THO CITY, 2012
Cao Thi Luu, Phan Thi Trung Ngoc, To Minh Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 97 – 92
Background:There has been a steady increase in the amount of pesticides marketed for agricultural use,
which can pose risks to human health and the environment. In the first six months of 2012, 56.14 % of poisoning
cases admitted to Can Tho General Hospital were pesticide‐poisoning cases. Therefore, it is important to ensure
that farmers know how to use pesticides safely and effectively.
Objectives: To determine the proportion of farmers with good knowledge and practice associated with
pesticide use and storage in 2012.
Methods: A cross‐sectional study was conducted at six communes in Phong Dien district, Can Tho city.
324 farmers were interviewed and observed.
Results: The proportions of participants with good knowledge, practice on storing, using pesticides were
20.4%, 20.4%, 32.7% and 24.4% respectively. 14.5% of participants did not wear any protective clothing and
equipment. About 51% of subjects reported health problems related to exposure to pesticides.
Conclusion: The proportions of farmers with good knowledge and practice associated with pesticide use and
* Ban phát triển dự án nghiên cứu khoa học, Leafshield Group
** Khoa Y Tế Công Cộng, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc : CN. Cao Thị Lựu ĐT : 0907301407 Email : caoluu87@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 88
storage were low. Pesticides affect farmers’ health.
Keywords: pesticides, knowledge, practice.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số liên tục gia tăng, đồng thời sinh vật
phá hoại nông sản ngày càng đa dạng về loài và
số lượng đã đặt ra yêu cầu cho ngành nông
nghiệp trong việc đảm bảo vai trò cung cấp
lương thực thực phẩm. Do đó sử dụng HCBVTV
là một trong những biện pháp kĩ thuật quan
trọng được ngành nông nghiệp áp dụng phổ
biến hiện nay. Từ khi sử dụng cho đến nay, các
loại HCBVTV được sử dụng không ngừng gia
tăng về số lượng lẫn tính đa dạng và phức tạp.
Song song với việc gia tăng sử dụng HCBVTV là
sự gia tăng tai nạn nghề nghiệp, các trường hợp
ngộ độc và các bệnh ung thư liên quan đến
HCBVTV. Trên thế giới ước tính có khoảng 39
triệu người có thể bị ngộ độc mãn và cấp tính
hàng năm do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
trong nông nghiệp(4). Tại Việt Nam năm 2009 có
4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường hợp, tử
vong 138 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,05%(2). Tại
bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ trong
tổng số 171 trường hợp ngộ độc, nhiễm độc
chung nhập viện có đến 96 trường hợp ngộ độc,
nhiễm độc do hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm
56,14%)(1). Trong khi đó, huyện Phong Điền là
huyện có tỉ trọng ngành nông nghiệp cao, nằm ở
vị trí giao thông quan trọng, giáp 5/8 huyện còn
lại và là nguồn cung cấp nông sản lớn của thành
phố. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
với mong muốn biết được tỉ lệ nông dân có kiến
thức, thực hành đúng về lưu trữ và sử dụng
HCBVTV nhằm làm cơ sở cho các biện pháp
giảm thiểu tác hại của HCBVTV lên sức khỏe
cộng đồng và môi trường.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trênngười nông dân
trực tiếp sử dụng các loại HCBVTV tại 6 xã của
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm
2012. Loại trừ các đối tượng từ chối tham gia
nghiên cứu hoặc không đủ khả năng giao tiếp,
không gặp được đối tượng sau ít nhất hai lần ghé
thăm và những đối tượng được khoán lao động.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo phương pháp dành
cho nghiên cứu cắt ngang mô tả:
N = [ σ2]/d2
Giả định giá trị σ được ước lượng dựa theo
nghiên cứu của K’Vởi trên 201người trồng rau ở
Đà Lạt có 27% đối tượng có thực hành an toàn.
Độ chính xác mong muốn là 2,5 với mức ý nghĩa
thống kê 0,05 và dự trù 10%, do đó, cỡ mẫu cần
khảo sát là 336 đối tượng(5).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả với phương
pháp chọn mẫu cụm, đơn vị cụm là ấp. Dữ liệu
thu thập qua quá trình phỏng vấn trực tiếp người
nông dân và bảng kiểm quan sát thực hành, sau
đó được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và
phân tích bằng phần mềm Stata 11.0.
Kiến thức đúng về lưu trữ HCBVTV là biến
định tính, được xác định dựa theo số điểm đạt
được qua việc trả lời các biến A6, A7.1, A7.2,
A7.3, A7.4, A7.5 trong bộ câu hỏi. Tổng hợp kiến
thức chung “đúng” khi trả lời đúng tất cả các
câu hỏi về kiến thức nêu trên, nghĩa là được 6
điểm cho tất cả các biến, nếu trả lời <6 điểm thì
xem như là “chưa đúng”. Thực hành đúng về
lưu trữ HCBVTV: là biến định tính, được xác
định dựa theo số điểm đạt được qua khảo sát
bằng bảng kiểm. Tổng hợp thực hành lưu trữ
HCBVTV chung “đúng” khi có thực hành đúng
tất cả các yêu cầu nêu trên, nghĩa là được 11
điểm cho tất cả các biến, nếu được <11 điểm xem
như “chưa đúng”.
Kiến thức đúng về sử dụng HCBVTV: là
biến định tính, được xác định dựa theo số điểm
đạt được qua việc trả lời các biến A1, A2, A3, A4,
A5 trong bộ câu hỏi. Tổng hợp kiến thức chung
“đúng” khi trả lời đúng tất cả các câu hỏi về kiến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 89
thức nêu trên, nghĩa là được 5 điểm cho tất cả
các biến, nếu trả lời <5 điểm thì xem như là
“chưa đúng”. Thực hành đúng về sử dụng
HCBVTV: là biến định tính, được xác định dựa
theo số điểm đạt được qua trả lời các biến ở mục
B trong bộ câu hỏi. Tổng hợp thực hành sử dụng
HCBVTV “đúng” khi có thực hành đúng tất cả
các yêu cầu nêu trên, nghĩa là được 17 điểm cho
tất cả các biến, nếu được <17 điểm xem như
“chưa đúng”.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Kết quả khảo sát trên 324 người nông dân
cho thấy đối tượng có độ tuổi trung bình là 48,68
± 12,66 tuổi, với 76,5% đối tượng có độ tuổi từ
31‐60 tuổi. Tuy không có đối tượng dưới 18 tuổi
nhưng tỉ lệ người phun thuốc trong nhóm >60
tuổi tương đối cao do đó làm gia tăng nguy cơ
xảy ra các vấn đề sức khỏe trong khảo sát này. Tỉ
lệ này cũng cao hơn so với nghiên cứu của
Trương Công Đạt ở huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình năm 2008 với tỉ lệ 7%(8).
Theo giới tính, đối tượng trong nghiên cứu
này có tỉ lệ nam giới là 97,5%, kết quả này cao hơn
so với nghiên cứu của Đặng Phước Bảo Quốc ở
Kế Sách, Sóc Trăng năm 2008 là 85,5% nam và
14,5% là nữ. Tuy nhiên có sự khác biệt này có thể
do nghiên cứu của Đặng Phước Bảo Quốc chọn
đại diện bất kỳ trong độ tuổi lao động của mỗi hộ
nông dân mà không cần là người trực tiếp sử
dụng hóa chất bảo vệ thực vật(3).
Về học vấn của người nông dân, có 4,9% đối
tượng không biết chữ, cấp 1 là 33,3%, cấp 2 là
45,4%, cấp 3 là 15,1% và trình độ trung cấp trở lên
là 1,2%. So với kết quả của Đặng Phước Bảo Quốc
tỉ lệ học vấn cấp 2 và cấp 3 đều lần lượt thấp hơn
là 67,1% và 17,1%. Bên cạnh đó ở nghiên cứu này
tỉ lệ không biết chữ cũng cao hơn so với nghiên
cứu của Đặng Phước Bảo Quốc và Trần Tuấn
Khanh là đều không có đối tượng nào không biết
chữ. Tuy nhiên có 1,2% đối tượng có trình độ
trung cấp trở lên (3, 6). Điều này có ý nghĩa quan
trọng cho việc lý giải khoảng cách về kiến thức và
thực hành của đối tượng.
Kiến thức, thực hành về lưu trữ hóa chất
bảo vệ thực vật
Đối tượng có kiến thức chung đúng về lưu
trữ HCBVTV là 20,4% và có thực hành chung
đúng về lưu trữ HCBVTV là 32,7%. Trong
phạm vi kiến thức của người nông dân về lưu
trữ HCBVTV, có 95,1% đối tượng nhận biết
được rằng cách bảo quản HCBVTV có thể gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình; có 56,8%
hộ biết cần bảo quản HCBVTV ở nơi cao ráo,
57,7% hộ biết cần bảo quản nơi thoáng mát,
50,3% hộ biết cần bảo quản xa nơi sinh hoạt
hoặc nguồn nước.
Trong phạm vi thực hành lưu trữ HCBVTV,
do các hộ nông dân được khảo sát chủ yếu là
canh tác quy mô nhỏ và vừa nên có 24,4% hộ
mua và sử dụng hết HCBVTV trong ngày và do
đó không có hóa chất lưu trữ lại; trong số những
hộ có lưu trữ lại qua ít nhất một đêm thì có
21,3% hộ có kiểm tra nơi lưu trữ thường xuyên
và 9,6% hộ không bao giờ kiểm tra nơi lưu trữ
HCBVTV. Đối với thực hành lưu trữ riêng biệt
với các hóa chất hoặc sản phẩm khác, có 77,1%
hộ đáp ứng được yêu cầu này, số còn lại chủ yếu
lưu trữ chung với các loại phân bón. Đồng thời,
về yêu cầu nơi lưu trữ hóa chất cũng có 75,1% hộ
đảm bảo lưu trữ hóa chất ngoài nhà,19,2% hộ
lưu trữ mà không có biện pháp an toàn khỏi các
loại động vật quanh nhà, 83,7% lưu trữ ở nơi
tránh được tầm với của trẻ em, 88,2% lưu trữ nơi
cao ráo không ngập nước. Tỉ lệ thực hành này tốt
hơn so với các đối tượng trong nghiên cứu của
Đặng Phước Bảo Quốc ở Kế Sách, Sóc Trăng là
34,2% còn lưu trữ trong nhà(3). Tuy những tỉ lệ
thực hành này không thấp nhưng vẫn chưa đảm
bảo được an toàn cho con người và môi trường
sinh thái. Tuy nhiên, các thực hành này phụ
thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế gia đình và ý
thức của người sử dụng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 90
Kiến thức, thực hành về sử dụng hóa chất
bảo vệ thực vật
Tỉ lệ người nông dân có kiến thức chung
đúng về sử dụng HCBVTV là 20,4% và có thực
hành chung đúng về sử dụng HCBVTV là
24,4%. Đối với hiểu biết về việc sử dụng
HCBVTV của người nông dân, kết quả khảo sát
cho thấy có 52,2% không biết bất kì loại
HCBVTV bị cấm hoặc hạn chế sử dụng nà. Tỉ lệ
hiểu biết đúng thấp hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Tuấn Khanh ở Thái Nguyên là 61,0% có
biết ít nhất một loại hóa chất bị cấm sử dụng(6).
Điều này có thể là một trong những nguyên
nhân làm tăng nguy cơ nhiễm độc hóa chất bảo
vệ thực vật mà ít được chú ý hơn trong quá trình
giáo dục sức khỏe cho người dân. Để đảm bảo
an toàn khi phun lúc trời có gió, 94,5% đối tượng
cho rằng nên thực hiện phun trên gió hoặc
ngang gió, tỉ lệ biết nên phun xuôi chiều gió của
đối tượng trong khảo sát này cao hơn nhiều so
với nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh là
44,4%(6). Trong việc xác định lượng hóa chất
phun trên một đơn vị diện tích, có 91,0% đối
tượng cho biết nên dựa trên hướng dẫn của bao
bì, 2,5% cho rằng dựa vào lời hướng dẫn từ các
nông dân khác, tuy nhiên vẫn còn tới 6,5% cho
rằng chỉ cần pha dựa theo ước lượng cảm tính
của cá nhân. Kết quả ở khảo sát này cao hơn so
với nghiên cứu của Trần Bình Thắng là 88,0%
pha thuốc theo hướng dẫn(7). Vì lượng hóa chất
chưa qua pha loãng sử dụng khi phun cũng có
ảnh hưởng lên cả sức khỏe người phun, môi
trường sinh thái và nông sản nên cần giúp người
nông dân hiểu rằng phải tuyệt đối tuân thủ các
hướng dẫn trên bao bì hóa chất. Việc sử dụng
hóa chất cho cây trồng không đúng thời điểm sẽ
gây nên nhiều hậu quả cả về mặt sinh học lẫn
môi trường và cả sức khỏe con người,về thời
điểm thích hợp để phun HCBVTV có 33,0%
người nông dân cho rằng nên phun khi bắt đầu
có dấu hiệu phá hoại của sâu bệnh, 63,3% cho
rằng nên phun khi chưa có dâu hiệu phá hoại
của sâu bệnh.
Về thực hành sử dụng HCBVTV của người
nông dân trong khảo sát này cho thấy, 96,9% có
đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì, 95,1% kiểm
tra bao bì nguyên vẹn trước khi sử dụng, 58,6%
pha hóa chất chung dựa trên hướng dẫn trên
bao bì. Tỉ lệ pha chung hóa chất tương đối cao
chiếm 88,2%, cao hơn so với nghiên cứu của
Trần Bình Thắng ở Thừa Thiên Huế là 70,3%.
Trong số pha chung, chỉ có 58,6% pha chung
theo hướng dẫn trên bao bì. Đây là một trong
những nguy cơ làm tăng ảnh hưởng của hóa
chất lên sức khỏe người sử dụng(7), 96,3% phun
hóa chất vào sáng sớm hoặc chiều mát và 68,8%
đối tượng cho biết luôn vệ sinh dụng cụ phun ở
nguồn nước riêng biệt. Tỉ lệ này xấp xỉ với
nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh là 91,2%
đối tượng chọn trời mát để phun hóa chất(6). Sau
khi đã sử dụng hết hóa chất, có 94,1% đối tượng
không tái sử dụng bao bì, 63,6% đối tượng gom
bao bì lại đốt hoặc chôn chung và 23,8% đối
tượng bỏ tùy tiện bao bì ở bờ ruộng, vườn.
Trong khi đó, có 0,9% đối tượng sử dụng lại bao
bì để đựng chính loại hóa chất đó. Trong thực
hành an toàn khi phun hóa chất, có 6,8% đối
tượng được khảo sát cho biết có hút thuốc lá
trong lúc phun.
Bảng 1: Thực hành sử dụng các loại bảo hộ lao động
khi pha/phun hóa chất
Nội dung (n=324) Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Sử dụng mũ, nón 214 66,1
Sử dụng kính bảo vệ 128 39,5
Sử dụng khẩu trang 269 83,0
Sử dụng quần dài, áo dài
tay, áo mưa
268 82,7
Sử dụng bao tay 88 27,2
Sử dụng ủng, giày cao su 29 9,0
Không sử dụng bất kì loại
bảo hộ lao động nào
48 14,5
Tỉ lệ không sử dụng đồ bảo hộ lao động khi
phun hóa chất là 14,5%, con số này cao hơn so
với nghiên cứu của Đặng Phước Bảo Quốc ở Kế
Sách‐Sóc Trăng với 100% đối tượng nghiên cứu
có sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa
chất(3).Trong số những đối tượng có sử dụng:
khẩu trang và quần áo dài tay được sử dụng phổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 91
biến nhất (chiếm 97,5% và 97,1%), ủng hoặc giày
cao su là loại bảo hộ được sử dụng ít nhất, chiếm
10,5%. Tỉ lệ thực hành này nhìn chung có sự
khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Đặng
Phước Bảo Quốc ở Kế Sách‐Sóc Trăng là 24,6%
sử dụng găng tay, 96,9% sử dụng khẩu trang,
11,1% mặc áo mưa khi phun hóa chất(3). Tuy
nhiên, chất lượng của việc sử dụng các loại bảo
hộ lao động là không đồng đều giữa các đối
tương, các khu vực khác nhau nhưng hầu hết
người nông dân chưa biết cách sử dụng đúng và
hiệu quả các loại bảo hộ lao động.
Nhìn chung, có sự chênh lệch rõ rệt giữa tỉ lệ
đối tượng có kiến thức và thực hành chung đúng
và tỉ lệ đối tượng có kiến thức và thực hành đúng
ở từng phần riêng lẻ về HCBVTV. Điều này cho
thấy kiến thức và thực hành về lưu trữ HCBVTV
của đối tượng ở khảo sát này được hình thành do
thói quen và học hỏi lẫn nhau mà không phải
được đào tạo hoặc giáo dục có hệ thống.
Tác động của việc lưu trữ và sử dụng hóa
chất bảo vệ thực vật lên sức khỏe người
nông dân
Bảng 2: Biểu hiện các triệu chứng cấp tính thường
gặp sau khi tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật
Nội dung (n=324) Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Triệu chứng toàn thân 121 37,4
Triệu chứng da niêm 39 12,0
Triệu chứng hệ tiêu hóa 44 13,6
Triệu chứng đường hô hấp 64 19,8
Triệu chứng tại mắt 67 20,7
Triệu chứng thần kinh 65 20,1
Nhóm triệu chứng thường gặp nhất trên đối
tượng được khảo sát là các triệu chứng toàn thân
chiếm 37,4%, thấp hơn so với nghiên cứu của
Trần Bình Thắng với 69,0% có triệu chứng mệt
mỏi, khó chịu. Ngoài ra, triệu chứng sốt hoặc rét
cũng chiếm một tỉ lệ nhất định là 5,9%(7). Ảnh
hưởng của hóa chất ít xảy ra nhất là tác động trên
da niêm chiếm 13,0%. Mô hình ảnh hưởng này có
sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Tuấn Khanh ở Thái Nguyên, tỉ lệ ảnh
hưởng trên da niêm ‐ tiêu hóa ‐ mắt ‐ thần kinh
của nông dân huyện Phong Điền đều thấp hơn
người canh chè ở Thái Nguyên ‐ có tỉ lệ lần lượt là
40,1%, 23,7%, 84,8% và 51,1%.Tuy nhiên, tỉ lệ ảnh
hưởng trên hệ hô hấp lại cao hơn ở người chuyên
canh chè ở Thái Nguyên ‐ 16,2%có triệu chứng về
hô hấp. Ảnh hưởng lên mắt người nông dân
trong nghiên cứu này cũng thấp hơn so với
nghiên cứu của Trương Công Đạt ở Kế Xương‐
Thái Bình với 33,5% bị ngứa hoặc đỏ mắt(6, 7).
KẾT LUẬN
Nhìn chung, người nông dân có kiến thức và
thực hành đúng về HCBVTV còn thấp. Kiến
thức, thực hành chung đúng về lưu trữ
HCBVTV lần lượt là 20,4% và 32,7%. Kiến thức,
thực hành chung đúng về sử dụng HCBVTV lần
lượt là 20,4% và 24,4%. Trong an toàn lao động:
có 6,8% đối tượng vẫn hút thuốc lá trong lúc
phun hóa chất và 14,5% hoàn toàn không sử
dụng bất kì loại bảo hộ nào.
Tỉ lệ đối tượng có chịu tác động của
HCBVTV lên sức khỏe tương đối cao: 50,9%
tổng số người tham gia phỏng vấn. Có 37,4% có
triệu chứng toàn thân, 12,0% có triệu chứng da
niêm, 13,6% có triệu chứng tiêu hóa, 19,8% có
triệu chứng hô hấp, 20,7% có triệu chứng ở mắt
và triệu chứng thần kinh là 20,1%.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ (2012). Báo cáo thống
kê tổng hợp 6 tháng đầu năm 2012. Bệnh viện Đa khoa Cần
Thơ. Tr.1‐2.
2. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2010). Báo cáo công tác y
tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009. Hội nghị tổng kết
công tác Y tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009, triển khai
công tác năm 2010. Tr. 2‐3.
3. Đặng Phước Bảo Quốc (2008). Nghiên cứu tình hình sử dụng
và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân tại xã
Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng năm 2008. Luận văn tốt
nghiệp chuyên khoa cấp 1. Trường Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh. Tr. 17‐39.
4. K’ Vởi, Đỗ Văn Dũng (2008). Kiến thức, thái độ, thực hành về
hoá chất bảo vệ thực vật của người dân trồng rau tại thành
phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng năm 2008. Tạp chí Y học thành
phố Hồ Chí Minh. 14 (1) 109‐115.
5. Khan DA, Shabbir S, Majid M, Ahad K, Naqvi TA, Khan FA
(2010). Risk assessment of pesticide exposure on health of
Pakistani tobacco farmers. Journal of Exposure Science and
Environmental Epidimiology. 20 (1): 196‐204.
6. Nguyễn Tuấn Khanh (2010). Đánh giá ảnh hưởng của sử
dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 92
canh chè tại thái nguyên và hiệu quả của các biện pháp can
thiệp. L