Nghiên cứu tình trạng đề kháng Insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới được chẩn đoán

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin, chức năng tế bào beta và độ nhạy insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới được chẩn đoán. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, lấy mẫu thuận lợi, và chia 2 nhóm: nhóm ĐTĐ và nhóm chứng, cả 2 nhóm đều được khám và làm xét nghiệm theo mẫu tại thời điểm mới chẩn đoán. Kết quả: Tổng số có 383 đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu gồm có 281 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới chẩn đoán và 102 người trưởng thành khoẻ mạnh đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Tuổi phát hiện bệnh đái tháo đường típ 2 thường gặp 50 ‐ 59 tuổi, tăng HA chiếm 45,2%, RLLM 86,8%, béo phì 33,1%, béo bụng 56,9%, HCCH 42%. Ở nhóm ĐTĐ nồng độ insulin, C‐peptid cao hơn nhóm chứng (p < 0,001), nếu tính theo thứ tự insulin và C‐peptid thì kháng insulin tăng 93,62% và 98,7%, chức năng tế bào beta giảm 51,91% và 57,52%, độ nhạy insulin giảm 36,32 và 44,79%, tỉ lệ bệnh nhân kháng insulin chiếm 68,3% và 84,7% và giảm chức năng tế bào beta chiếm 82,2% và 76,9%. Kết luận: Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán có tuổi trung bình 50 – 59, tăng HA chiếm 45,2%, RLLM 86,8%, béo phì 33,1%, béo bụng 56,9%, HCCH 42%. Nồng độ insulin và C‐peptid ở nhóm ĐTĐ cao hơn so với nhóm chứng. Tại thời điểm bệnh ĐTĐ típ 2 mới chẩn đoán đề kháng insulin tăng 96,32% và 98,7%; chức năng tế bào beta giảm 51,91% và 57,52% độ nhạy insulin giảm 36,32 và 44,79%, tỉ lệ bệnh nhân kháng insulin chiếm 68,3% và 84,7% và giảm chức năng tế bào beta chiếm 82,2% và 76,9% tính theo thứ tự insulin và C‐peptid. Sinh bệnh học bao gồm đề kháng insulin và giảm chức năng tế bào beta tương đương nhau.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tình trạng đề kháng Insulin và chức năng tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới được chẩn đoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  74 NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG ĐỀ KHÁNG INSULIN VÀ CHỨC NĂNG   TẾ BÀO BETA Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2   MỚI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN  Nguyễn Thị Thu Thảo*  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tình trạng đề kháng insulin, chức năng tế bào beta và độ nhạy insulin ở  bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới được chẩn đoán.  Phương pháp nghiên  cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang,  lấy mẫu thuận  lợi, và chia 2 nhóm:  nhóm ĐTĐ và nhóm chứng, cả 2 nhóm đều được khám và  làm xét nghiệm theo mẫu tại thời điểm mới chẩn  đoán.  Kết quả: Tổng số có 383 đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu gồm có 281 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới chẩn  đoán và 102 người trưởng thành khoẻ mạnh đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Tuổi phát hiện bệnh đái tháo đường  típ 2 thường gặp 50 ‐ 59 tuổi, tăng HA chiếm 45,2%, RLLM 86,8%, béo phì 33,1%, béo bụng 56,9%, HCCH  42%. Ở nhóm ĐTĐ nồng độ insulin, C‐peptid cao hơn nhóm chứng (p < 0,001), nếu tính theo thứ tự insulin và  C‐peptid thì kháng  insulin tăng 93,62% và 98,7%, chức năng tế bào beta giảm 51,91% và 57,52%, độ nhạy  insulin giảm 36,32 và 44,79%, tỉ lệ bệnh nhân kháng insulin chiếm 68,3% và 84,7% và giảm chức năng tế bào  beta chiếm 82,2% và 76,9%.  Kết luận: Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán có tuổi trung bình 50 – 59, tăng HA chiếm 45,2%,  RLLM 86,8%, béo phì 33,1%, béo bụng 56,9%, HCCH 42%. Nồng độ insulin và C‐peptid ở nhóm ĐTĐ cao  hơn so với nhóm chứng. Tại thời điểm bệnh ĐTĐ típ 2 mới chẩn đoán đề kháng insulin tăng 96,32% và 98,7%;  chức năng tế bào beta giảm 51,91% và 57,52% độ nhạy insulin giảm 36,32 và 44,79%, tỉ lệ bệnh nhân kháng  insulin chiếm 68,3% và 84,7% và giảm chức năng tế bào beta chiếm 82,2% và 76,9% tính theo thứ tự insulin và  C‐peptid. Sinh bệnh học bao gồm đề kháng insulin và giảm chức năng tế bào beta tương đương nhau.   Từ khóa: Đề kháng insulin, chức năng tế bào beta, độ nhạy insulin, nồng độ insulin, C‐peptid, mô hình  HOMA2  ABSTRACT  THE STUDY OF INSULIN RESISTANCE AND BETA CELL FUNCTION   IN NEWLY–DIAGNOSED TYPE 2 DIABETIC PATIENTS  Nguyen Thi Thu Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 74 ‐ 80  Objective: To study insulin resistance, beta cell function and insulun sensitivity in newly–diagnosed type 2  diabetic patients.   Methods: Cross‐sectional descriptive study, convenience sampling, and divided  into  two groups: diabetic  and control groups. Both the two groups were performed the tests in the form at the time diagnosed.  Result: A total of 383 subjects agreed to participate  in the study and were divided  into  two groups: 281  newly diagnosed type 2 diabetes patients and 102 had with control group enough criteria  into  the study. The  prevalence of newly ‐ diagnosed type 2 diabetes was highest at 50 ‐ 59 ages. Hypertension was found in 45.2%,  dyslipidemia in 86.8%, metabolic syndrome 42%, obesity 32.8% with abdominal obesity 56.8%. At the time of   newly diagnosed type 2 diabetes insulin and C‐peptide levels in diabetic group were higher than control group  * Khoa Nội Tiết Thận ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định   Tác giả liên lạc: TS.BS.Nguyễn Thị Thu Thảo ĐT : 0908.458.498    Email : thaopnc@yahoo.com.vn  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   75 with  statistical  significance  (p  <0.001),  insulin  resistance  increased  93.62%  and  98.7%;  beta‐cell  function  reduces  51.91%  and  57.52%,  insulin  sesitivity  decreased  36.32  và  44.79%;  insulin  resistance  and  beta  cell  function reducing patient rate 68.3%, 76.9%  and 84.7% 82.2% for calculating insulin and C‐peptid.   Conclusion:  Patients  with  type  2  diabetes  newly  diagnosed  with  average  age  50  –  59t,  hypertension  accounted  for  45.2%,  dyslipidemia  86.8%,  obesity  33.1%,  abdominal  obesity  56,  9%  and  42%  metabolic  syndrome.  In newly diagnosed  type 2 diabetic patients had  insulin and C‐peptid  levels  that were higher  than  control group with statistical significance (p <0.001), insulin resistance increased 93.62% and 98.7%; beta cell  function reduced 51.91% and 57.52%, insulin sesitivity decreased 36.32% and 44.79%; insulin resistance and  beta cell function reducing patient rate 68.3%, 76.9% and 84.7% 82.2% for calculating insulin and C‐peptid.  The pathological mechanism with insulin resistance is equal beta‐cell function failure.   Viết tắt: BVNDGĐ: Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định; C‐PEP: C‐Peptid; ĐTĐ: đái tháo đường; ĐH: đường  huyết; HOMA: Homeostasis Model Assessment; INS: Insulin; WHO: World Health Organization  Keywords: Insulin resistance, beta cell function, insulun sensitivity, insulin, C‐peptide, model HOMA2  ĐẶT VẤN ĐỀ   Sinh  bệnh  học  của  bệnh  đái  tháo  đường  (ĐTĐ) típ 2 rất phức tạp bao gồm 2 bất thường  lớn đó là tình trạng kháng insulin và giảm chức  năng tế bào beta. Các nhà nghiên cứu cho rằng  tình  trạng  kháng  insulin  xuất  hiện  nhiều  năm  trước  khi  bệnh  ĐTĐ  típ  2  xuất  hiện  trên  lâm  sàng và tại thời điểm bệnh mới được chẩn đoán  chức năng tế bào beta chỉ còn khoảng 50%(18,11,12).  Bệnh  thường đi kèm với nhiều yếu  tố nguy cơ  và diễn  tiến âm  ỉ  trong nhiều năm(19), hơn 50%  vẫn còn bị bỏ sót chẩn đoán. Trên thế giới có rất  nhiều  nghiên  cứu  về  kháng  insulin  trên  bệnh  nhân ĐTĐ dựa vào mô hình HOMA1, QUICKI,  HOMA2 nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa  rõ  trong  cơ  chế bệnh  sinh. Tại Việt Nam  chưa  có  nhiều nghiên cứu về vấn đề này, do đó chúng  tôi  thực hiện  đề  tài  “Nghiên  cứu  tình  trạng  đề  kháng insulin   và chức năng tế bào beta ở bệnh  nhân đái tháo đường típ 2 mới được chẩn đoán”  dựa trên mô hình HOMA2 vi tính.  Mục tiêu nghiên cứu  Khảo  sát  tình  trạng  đề kháng  insulin,  chức  năng tế bào beta và độ nhạy insulin ở bệnh nhân  ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán.    ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu  tiến cứu mô  tả cắt ngang,  theo  dõi  dọc  có  can  thiệp  kết  hợp  phân  tích,  có  so  sánh  đối  chứng  giữa  nhóm  ĐTĐ  và  nhóm  chứng.  Nhóm ĐTĐ là tất cả các bệnh nhân nội ngoại  trú BVNDGĐ mới được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 và  chưa  dùng  thuốc  hạ  glucose  huyết  trước  đó.  Loại trừ tình trạng lâm sàng quá nặng.   Nhóm chứng là các đối tượng trưởng thành  khỏe  mạnh  không  có  tăng  HA,  béo  phì,  béo  bụng,  rối  loạn  đường  huyết  đói  hay  ĐTĐ  và   đồng ý tham gia nghiên cứu.  Chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn WHO công  bố năm 1998(26).  Chẩn đoán tăng HA theo tiêu chuẩn JNC 7(14)  Đánh giá kháng  insulin, độ nhạy  insulin và  chức  năng  tế  bào  beta:  dựa  vào  đường  huyết  đói,  insulin  máu,  C‐peptid  theo  mô  hình  HOMA2 vi  tính  đã  được  cập nhật hoàn  chỉnh  năm 2004(23).  Các  chỉ  số HOMA2  sẽ được  tính  toán  theo  từng cặp:  ‐ HOMA2  ‐  IR  (insulin) và HOMA2‐IR  (C‐ peptid)  ‐ HOMA2 ‐ %B(insulin) và HOMA2‐%B (C‐ peptid).  ‐ HOMA2  ‐ %S(insulin) và HOMA2‐%S  (C‐ peptid).  Chẩn đoán kháng  insulin  (HOMA2‐IR):  lấy  điểm  cắt giới hạn  ở  tứ phân vị  trên  của nhóm  chứng (WHO 1998)(13,26).  Chẩn đoán giảm độ nhạy insulin (HOMA2‐ Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  76 %S): lấy điểm cắt giới hạn <  X ‐ 1SD của nhóm  chứng.  Chẩn đoán giảm CNTB beta  (HOMA2‐%):  lấy điểm cắt giới hạn < X ‐ 1SD của nhóm chứng.  Chẩn đoán béo phì theo tiêu chuẩn mới của  WHO  và  IDF  cho  người  châu  Á  khi  BMI  ≥  25kg/m2 và béo bụng khi vòng bụng ở nam ≥ 90  cm và ≥ 80 cm ở nữ(1,9).   Chẩn  đoán  rối  loạn  lipid máu  theo  hướng  dẫn của NCEP ‐ ATP III(6).  Chẩn đoán HCCH theo tiêu chuẩn của Liên  đoàn ĐTĐ Quốc tế áp dụng cho người châu Á(10)  Dùng toán thống kê tính tỉ lệ, trung bình và  phép kiểm Chi bình phương (2 ‐ test), phương  trình hồi quy với phần mềm vi tính SPSS 16.  KẾT QUẢ   Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu   Nghiên cứu được thực hiện tại BVNDGĐ từ  12/2009 – 11/2011, có 383 đối tượng đồng ý tham  gia nghiên cứu được chia 2 nhóm: Nhóm ĐTĐ  có 281  trường hợp  (146 nữ và 135 nam) nhóm  chứng  có  102  trường  hợp  (63  nữ  và  39  nam).  Tuổi mắc bệnh ĐTĐ cao nhất ở độ tuổi 50 – 59, tỉ  lệ mắc bệnh giữa 2 giới tương đương nhau (p >  0,05), không có sự khác biệt về tuổi và giới giữa  nhóm chứng và nhóm ĐTĐ (P > 0,05).  Tăng HA chiếm 45,2%, RLLM 86,8%, béo phì  33,1%, béo bụng 56,9% và HCCH 42%.  Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ liên quan đến đề kháng  insulin  Yếu tố nguy cơ Nam (n = 135) Nữ (n = 146) Chung (n = 281) p Tăng HA 66 (48,9%) 61 (41,8%) 127 (45,2%) > 0,05 Yếu tố nguy cơ Nam (n = 135) Nữ (n = 146) Chung (n = 281) p RLLM 118 (87,4%) 126(86,3%) 244 (86,8%) > 0,05 Béo phì 39 (28,9%) 54 (37%) 93 (33,1%) > 0,05 Béo bụng 47 (34,8%) 111(76%) 158 (56,9%) < 0,001 HCCH 32 (23,7%) 86 (58,9%) 118 (42,0%) < 0,001 Kháng insulin và mối liên quan với một số  yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng  Nồng  độ  insulin và C‐peptid  ở nhóm ĐTĐ  cao hơn nhóm chứng (p < 0,001).   Ở  nhóm  ĐTĐ  nồng  độ  insulin máu  tăng  chiếm 43,8%, nồng độ C‐peptid tăng 54,8% cao  hơn nhóm chứng (p < 0,001).  Bảng 2: Chỉ số giới hạn của nồng độ insulin và  Cpeptid.  Thông số Nhóm chứng (n =102) Nhóm ĐTĐ (n = 281) p Insulin (µU/ml) X ± SD 7,27 ± 3,22 10,97 ± 7,06 < 0,001 Chỉ số giới hạn 4,05 – 10,49 C-peptid (ng/ml) ( X ± SD) 1,85 ± 0,58 2,81 ± 1,35 < 0,001 Chỉ số giới hạn 1,27 – 2,43 Insulin (µU/ml) Giảm ( 0,05 Bình thường (4,05 - 10,49) 78 (76,5%) 124 (44,1%) < 0,001 Tăng (> 10,49) 15 (14,7%) 123 (43,8%) < 0,001 C-peptid (ng/ml) Giảm ( 0,05 Bình thường (1,27 - 2,43) 78 (76,5%) 108 (38,4%) < 0,001 Tăng (> 2,43) 16 (15,7%) 154 (54,8%) < 0,001 Kháng insulin, chức năng tế bào beta và độ nhạy insulin ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2  Bảng 3: Tỉ lệ bệnh nhân kháng insulin theo HOMA2–IR (Ins) và HOMA2–IR (Cpep)  HOMA2 Nhóm chứng (n =102) Nhóm ĐTĐ (n = 281) p - IR (Ins) ( X ± SD) 0,94 ± 0,42 1,82 ± 1,19 < 0,001 Tứ phân vị trên 1,14 Độ lệch TB 93,62% - IR (Ins) (>1,14) 25 (24,5%) 192 (68,3%) < 0,001 - IR (Cpep) ( X ± SD) 1,36 ± 0,43 3,06 ± 2,05 < 0,001 Tứ phân vị trên 1,54 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   77 HOMA2 Nhóm chứng (n =102) Nhóm ĐTĐ (n = 281) p Độ lệch TB 98,70% - IR (Cpep) (> 1,54) 24 (23,5%) 238 (84,7%) 0,001 - %B (Ins) ( X ± SD) 93,23 ± 32,96 37,38 ± 32,13 < 0,001 Chỉ số giới hạn 60,27 - 126,19 Độ lệch TB Giảm 59,91% Giảm (< 60,27%) 18 (17,6%) 231 (82,2%) < 0,001 - %B (Cpep) ( X ± SD) 122,21 ± 50,16 51,91 ± 37,41 < 0,001 Chỉ số giới hạn 72,05 - 172,37% Độ lệch TB Giảm 57,52% Giảm ( < 72,05%) 1 (1,0%) 216 (76,9%) < 0,001 - %S (Ins) ( X ± SD) 125,78 ± 51,04 80,09 ± 21,76 < 0,001 Chỉ số giới hạn 74,74 – 176,82% Độ lệch TB Giảm 36,32% Giảm ( < 74,74%) 15 (14,7%) 168 (59,8%) <0,01 - %S (Cpep) ( X ± SD) 80,09 ± 21,76 44,22 ± 25,01 < 0,001 Chỉ số giới hạn 58,33 - 101,85% Độ lệch TB Giảm 44,79% Giảm ( < 58,33%) 20 (19,6%) 220 (78,3%) < 0,001 Nhận xét: Tính theo cặp insulin và Cpeptid,  kháng insulin tăng 93,62% và 98,7%; chức năng  tế  bào  beta  giảm  59,91%  và  57,52%;  độ  nhạy  insulin  giảm  36,32%  và  44,79%  so  với  nhóm  chứng. Tỉ lệ BN kháng insulin là 68,3% và 84,7%,  giảm  chức  năng  tế  bào  beta  82,2%  và  76,9%,  giảm độ nhạy insulin lần lượt là 59,8% và 78,3%.  BÀN LUẬN   Trong  tổng  số  383  đối  tượng  tình  nguyện  tham  gia  nghiên  cứu  chúng  tôi  đã  phân  tích,  đánh giá theo các mục tiêu đã đề ra của nghiên  cứu  bao  gồm  nhóm  chứng  là  102  đối  tượng  chiếm tỉ lệ 26,6% và nhóm ĐTĐ là 281 đối tượng  chiếm tỉ lệ 73,4%. Tuổi trung bình nhóm chứng  là 51,18 ± 12,72, không có sự khác biệt về tuổi và  giới giữa nhóm chứng và nhóm bệnh (p > 0,05).  Các nghiên  cứu  cho  thấy bệnh  ĐTĐ  típ  2  thường  được  phát  hiện  sau  tuổi  30  –  40(20,1,3),  tần suất bệnh gia tăng theo tuổi chiếm tỉ lệ cao  nhất ở độ tuổi 50 ‐ 59 sau đó giảm dần. Trong  nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy tuổi mắc  bệnh ĐTĐ xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 50 – 59,  tỉ lệ nam/nữ mắc bệnh tương đương nhau (p >  0,05), kết quả này phù hợp với các nghiên cứu  trong và ngoài nước(22,17,16,20).  Theo  y  văn  tăng  huyết  áp,  rối  loạn  lipid  máu,  béo  phì,  béo  phì  bụng  và  hội  chứng  chuyển hoá góp phần  làm gia  tăng  đề kháng  insulin  và  là  yếu  tố  nguy  cơ  cho  bệnh mạch  vành(6,107). Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi  nhận  tăng  huyết  áp  ở  bệnh  nhân  ĐTĐ  típ  2  mới được chẩn đoán chiếm tỉ lệ khá cao 45,2%,   RLLM đến 86,8%, béo phì 33,1%, béo phì bụng  56,9%  và  hội  chứng  chuyển  hoá  chiếm  42%  phù hợp với  các  tác giả  trong và ngoài nước  với cùng tiêu chuẩn chẩn đoán. Do đó cần phải  kiểm tra các chỉ số trên thường xuyên ở các đối  tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là ở bệnh nhân  ĐTĐ típ 2 mới chẩn đoán.  Chúng tôi ghi nhận nồng độ insulin máu và  nồng  độ C‐Peptid  trung  bình  lúc  đói  ở  nhóm  chứng trong nghiên cứu này là 7,27 ± 3,22 μU/ml  và 1,85 ± 0,58ng/ml, thấp hơn so với nghiên cứu  ở Malaysia  là 11,7 ± 6,5 μU/ml vì nhóm chứng  trong  nghiên  cứu Malaysia  không  loại  trừ  các  đối  tượng có béo phì và béo bụng như nghiên  cứu chúng tôi; mà béo phì và béo bụng là yếu tố  chỉ  điểm  của kháng  insulin biểu hiện bởi  tăng  insulin máu rất sớm(85).  Ở nhóm ĐTĐ chúng tôi nhận thấy nồng độ  insulin máu  trung bình 10,97  ±  7,06μU/ml và  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  78 nồng độ C‐peptid trung bình 2,81 ± 1,35ng/ml  (Bảng  2).  Khi  so  sánh  2  nhóm  nghiên  cứu  chúng  tôi  ghi  nhận  nồng  độ  insulin  và  C‐ peptid  ở  nhóm  bệnh  cao  hơn  so  với  nhóm  chứng rõ rệt (p < 0,001).  Dựa vào cách  tính điểm cắt chỉ số giới hạn  như đã nêu  trên, mức  insulin máu  được  coi  là  thấp khi   10,49μU/ml, tương tự mức C‐peptid được coi là  thấp khi   2,43ng/ml.  Chúng  tôi  nhận  thấy  ở  bệnh  nhân  ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán tỉ  lệ bệnh nhân  có  tăng  insulin  máu  và  tăng  C‐peptid  chiếm  43,8% và  54,8%  (Bảng 2)  cao hơn nhóm  chứng  (14,7% và 15,7%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001),  tương  tự kết quả của  tác giả Nguyễn Đức Ngọ  và cộng sự(15) cho thấy hơn 50% bệnh nhân ĐTĐ  típ 2 có nồng độ  insulin và C‐peptid  trong giới  hạn bình thường.  Theo đề nghị của WHO năm 1998(26) sử dụng  điểm cắt giới hạn  của  chỉ  số HOMA  ‐  IR  là  tứ  phân  vị  trên  của  nhóm  chứng  làm  tiêu  chuẩn  chẩn đoán kháng insulin. Theo tính toán chúng  tôi có điểm cắt giới hạn của HOMA‐IR ở tứ phân  vị trên của nhóm chứng tính theo insulin là 1,14  và 1,54 tính theo C‐peptid, khi lớn hơn các giá trị  này thì được coi là có kháng insulin.   Khi khảo sát chỉ số kháng insulin HOMA2  ‐IR  trung  bình  ở  nhóm  ĐTĐ  theo  cặp  ĐH‐ insulin  là  1,82  ±  1,19μU/ml  (nhóm  chứng  là  0,94  ±  0,42μU/ml),  theo  cặp  ĐH‐C‐peptid  là  3,06  ±  2,05μU/ml  (nhóm  chứng  là  1,36  ±  0,43ng/ml). Chỉ số kháng insulin ở nhóm ĐTĐ  cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p <  0,001), khi so sánh với chỉ số giới hạn HOMA‐ IR ở tứ phân vị trên của nhóm chứng cho thấy  kháng insulin ở bệnh ĐTĐ típ 2 mới được chẩn  đoán tính theo (ins) và (C‐pep) tăng 93,62% và  98,70%  (p < 0,001). Các kết quả  trên  thấp hơn  so với kết quả nghiên cứu ở Malaysia(8) với 161  bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán cho  thấy HOMA‐IR  ở  nhóm  nghiên  cứu  là  6,4  ±  5,3μU/ml  so  với  nhóm  chứng  là  2,5  ±  1,5μU/ml,  sự  khác  biệt  này  có  thể  do  nhóm  chứng ở nghiên cứu Malaysia có nhiều yếu tố  nguy  cơ  gây  kháng  insulin  như  béo  phì,  béo  bụng,  rối  loạn  lipid máu,  trong  khi  ở  nhóm  chứng trong nghiên cứu chúng tôi các yếu này  đã bị  loại  trừ và  ở nhóm  bệnh  ĐTĐ  cũng  có  nhiều  yếu  tố  nguy  cơ  hơn  như  tỉ  lệ  béo  phì,  béo bụng,  rối  loạn  lipid máu,  tăng HA  đều  cao hơn so với nhóm bệnh ĐTĐ  trong nghiên  cứu chúng tôi.   Chúng  tôi  ghi  nhận  có  68,3%  bệnh  nhân  ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán có kháng insulin  nếu  tính  theo  cặp  HOMA  ‐IR  (ins)  và  84,7%  bệnh  nhân  kháng  insulin  nếu  tính  theo  cặp  HOMA ‐IR (Cpep) và tỉ lệ kháng insulin ở nhóm  ĐTĐ cao hơn nhóm chứng (p < 0,001) phù hợp  với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức  Ngọ  và  cộng  sự  ghi  nhận(15)  có  đến  81%  bệnh  nhân ĐTĐ típ 2 có kháng insulin.   Ở  nhóm  ĐTĐ  chức  năng  tế  bào  beta  HOMA2‐%B  trung bình  theo cặp ĐH‐insulin  là  37,38 ± 32,13% và  theo cặp ĐH‐Cpep  là 51,91 ±  37,41% (nhóm chứng là 93,23 ± 32,96% và 122,21  ± 50,16%)  Để đánh giá chức năng tế bào beta đa  số các tác giả chọn điểm cắt  X  ± 1SD như theo  đề nghị của Tổ chức y tế thế giới, chúng tôi tính  được chỉ số giới hạn của HOMA2‐%B là 60,27  ‐  126,19% tính theo insulin và 72,05 ‐ 172,37% tính  theo C‐peptid. Khi so sánh với điểm cắt của các  chỉ số giới hạn trên, chúng tôi nhận thấy tại thời  điểm bệnh ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán chức  năng  tế bào beta giảm 51,91%  tính  theo  insulin  và giảm 57,52% nếu tính theo C‐peptid, phù hợp  với kết quả nghiên cứu của  tác giả Hui F.S. và  cộng sự(5) cho  thấy chức năng  tế bào beta giảm  53,3% so vói nhóm chứng.  Trong nghiên  cứu  chúng  tôi  ghi nhận  tỉ  lệ  bệnh nhân có giảm chức năng tế bào beta chiếm  82,2% nếu  tính  theo  insulin và  76,9% nếu  tính  theo C‐peptid,  chỉ  có  16%  bệnh  nhân  có  chức  năng tế bào beta còn trong giới hạn bình thường  nếu  tính  theo  insulin và 22,4% nếu  tínhtheo C‐ peptid. Điều này cũng phù hợp với nhận  định  của nghiên cứu UKPDS(24) cho thấy chức năng tế  bào beta  đã  suy giảm nhiều năm  trước  khi  có  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   79 tăng đường huyết do khiếm khuyết chức năng  tế bào beta của đảo tụy xảy rất sớm trước khi có  ĐTĐ và  liên quan đến cơ chế điều hòa glucose  huyết và giảm nhạy cảm ở các mô.   Độ  nhạy  insulin  chính  là  tỉ  lệ  phần  trăm  nghịch  đảo  của kháng  insulin,  trên bệnh nhân  ĐTĐ típ 2 giảm chức năng tế bào beta, giảm độ  nhạy  insulin và giảm khối  lượng  tế bào beta  là  nét  đặc  trưng  thường  gặp  trong  sự  phát  triển  của bệnh, bởi vì hoạt động tiết insulin của tế bào  beta xảy ra liên tục và tế bào beta phải tiếp xúc  với nhiều  loại  tác  động  của  các  sản phẩm quá  trình glycat hóa như protein bị glycat hóa,  tổn  thương  hệ  võng  nội mô  và  bào  tương(19).  Khi  khảo  sát  chỉ  số  độ nhạy  insulin HOMA2  ‐ %S  theo cặp GH ‐ insulin cho thấy chỉ số HOMA2‐ %S  trung bình  ở nhóm ĐTĐ  là  80,09  ±  21,76%  (nhóm  chứng  là  125,78  ±  51,04%)  và  44,22  ±  25,01%  theo  cặp  ĐH‐C‐peptid  (nhóm  chứng  là  80,09 ± 21,76%). Độ nhạy  insulin  ở nhóm ĐTĐ  thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p <  0,001)  phù  hợp  với  nhận  định  của  tác  giả  Đỗ  Đình Tùng(4). Chúng tôi lấy điểm cắt giới hạn ở  nhóm  chứng  của HOMA2‐%S  là    X  ±  1SD  và  tính được chỉ số giới hạn của HOMA2‐%S (Ins)  là 74,74 ‐ 176,82% và của HOMA2‐%S (C‐pep) là  58,33  ‐ 101,85%, khi so sánh với chỉ số giới hạn  của HOMA2‐%S ở nhóm chứng chúng tôi nhận  thấy  tại  thời  điểm  bệnh  ĐTĐ  típ  2 mới  được  chẩn  đoán  độ  nhạy  insulin  giảm  36,32%  nếu  tính  theo  cặp  ĐH‐insulin  và  giảm  44,79%  nếu  tính  theo cặp ĐH‐Cpeptid. Chúng  tôi ghi nhận  có đến 59,8% bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại thời điểm  mới  được  chẩn  đoán  có  giảm  độ  nhạy  insulin  nếu tính theo cặp ĐH‐insulin và 78,3% nếu tính  theo cặp ĐH‐Cpeptid, độ n
Tài liệu liên quan