Nghiên cứu ứng dụng vi tảo xử lý nước thải cao su và thu hồi năng lượng tại Nhà máy Chế biến Mủ cao su Liên Anh, tỉnh Tây Ninh

Mục tiêu của nghiên cứu là ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải cao su và thu hồi năng lượng tại Nhà máy chế biến cao su Liên Anh, tỉnh Tây Ninh. Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu tiến hành xác định và đánh giá được các chỉ tiêu nước thải sau công trình xử lý hiếu khí có phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của tảo tảo Chlorella; Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải ở các điều kiện khác nhau và đánh giá khả năng tạo sinh khối và năng lượng ở điều kiện khảo sát tốt nhất. Kết quả ban đầu cho thấy các điều kiện: bổ sung khí CO2 20 ml/phút (giai đoạn 7 ngày đầu) tăng lên 60 ml/phút (giai đoạn ngày 7 – 10), cường độ ánh sáng 8000 lux, mật độ tảo ban đầu chiếm 10% thể tích nước thải đạt kết quả tốt nhất. Hiệu suất xử lý NH4+, PO43-, COD và BOD5 của tảo trong điều kiện tốt nhất của nước thải cao su đạt hiệu suất lần lượt là 77,96%, 79,81%, 58,66%, và 59,92%. Lượng sinh khối tảo chỉ đạt 0,773 g/l, thành phần acid béo đạt 45,85 mg/100ml dầu tảo trong đó có các thành phần acid béo như palmitic, oleic, và linoleic chiếm đa số khá phù hợp để phục vụ cho việc sản xuất biodiesel.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi tảo xử lý nước thải cao su và thu hồi năng lượng tại Nhà máy Chế biến Mủ cao su Liên Anh, tỉnh Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
923 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VI TẢO XỬ LÝ NƢỚC THẢI CAO SU VÀ THU HỒI NĂNG LƢỢNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU LIÊN ANH, TỈNH TÂY NINH Thái Văn Nam1, Nguyễn Thanh Tùng1 1 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải cao su và thu hồi năng lượng tại Nhà máy chế biến cao su Liên Anh, tỉnh Tây Ninh. Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu tiến hành xác định và đánh giá được các chỉ tiêu nước thải sau công trình xử lý hiếu khí có phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của tảo tảo Chlorella; Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải ở các điều kiện khác nhau và đánh giá khả năng tạo sinh khối và năng lượng ở điều kiện khảo sát tốt nhất. Kết quả ban đầu cho thấy các điều kiện: bổ sung khí CO2 20 ml/phút (giai đoạn 7 ngày đầu) tăng lên 60 ml/phút (giai đoạn ngày 7 – 10), cường độ ánh sáng 8000 lux, mật độ tảo ban đầu chiếm 10% thể tích nước thải đạt kết quả tốt nhất. Hiệu suất xử lý NH4 + , PO4 3- , COD và BOD5 của tảo trong điều kiện tốt nhất của nước thải cao su đạt hiệu suất lần lượt là 77,96%, 79,81%, 58,66%, và 59,92%. Lượng sinh khối tảo chỉ đạt 0,773 g/l, thành phần acid béo đạt 45,85 mg/100ml dầu tảo trong đó có các thành phần acid béo như palmitic, oleic, và linoleic chiếm đa số khá phù hợp để phục vụ cho việc sản xuất biodiesel. Từ khóa: Biodiesel, nước thải cao su, thu hồi năng lượng, vi tảo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ xử lý hiện tại để xử lý nước thải cao su hầu hết chỉ đáp ứng xử lý COD, BOD, và một phần NH4 + , NO3 - , NO2 - , PO4 3- , còn lại một dư lượng N, P khá lớn thải ra môi trường tự nhiên gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá nguồn nước tiếp nhận, đây là vấn đề đáng quan tâm về mặt sinh thái và môi trường. Để xử lý nitơ, photpho hiện nay thường sử dụng các loại hồ sinh học, công trình kỵ khí làm tiêu tốn rất nhiều diện tích [1]. Mặt khác, hiện nay thế giới có thể đối mặt sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu hoá thạch và sự gia tăng ô nhiễm, biến đổi của môi trường tự nhiên là động lực thúc đẩy con người tìm ra các giải pháp hiệu quả cho vấn đề năng lượng và môi trường, sinh khối vi tảo đã ra đời và được xem là nguồn sinh khối đầy hứa hẹn để sản xuất biodiesel có ưu điểm hơn nguồn sinh khối truyền thống (dầu cây họ đậu, dầu phế thải,...) và đảm bảo được an ninh lương thực [2]. Trong nhóm vi tảo lục, Chlorella vulgaris là loài có tiềm năng sản xuất biodiesel vì tốc độ sinh trưởng cao, năng suất sinh khối cao và dễ nuôi trồng, đặc biệt có thể nuôi trong môi trường nước thải [4]. Hơn nữa, chúng có khả năng hấp thụ CO2 [4], 95% NH4 + , 50% TP trong nước thải, có hàm lượng dầu dao động từ 5-58% khối lượng [3]. Hiện nay, vi tảo Chlorella vulgaris được ứng dụng để xử lý ô nhiễm trong các loại nước thải ao nuôi cá tra với hiệu suất hấp thu N-NO3 - đạt 95,27%, N-NH4 + đạt 43,48% và P-PO4 3- đạt 88,66% [5], nước thải chăn nuôi sau biogas hàm lượng COD giảm từ 65,8 - 88,2%, BOD5 giảm từ 61,4 - 84%, TN giảm 87,4 - 90,18%, còn TP có hiệu quả xử lý không cao chỉ đạt 47,7 - 56,15% [6], về tính chất nước thải cao su có hàm lượng NH4 + , PO4 3- rất cao, khá tương đồng với các loại nước thải giàu dinh dưỡng 924 (ao cá tra, sau hầm Biogas, ). Nghiên cứu này tập trung làm rõ khả năng xử lý nước thải của vi tảo Chlorella vulgaris trong xử lý nước thải cao su và thu hồi năng lượng tại Nhà máy chế biến cao su Liên Anh, tỉnh Tây Ninh. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu – Nước thải chế biến mủ cao su sau quá trình xử lý sinh học (Aerotank) tại nhà máy chế biến cao su Liên Anh, tỉnh Tây Ninh; – Chủng vi tảo Chlorella vulgaris (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II); – Mô hình xử lý bằng tảo Chlorella vulgaris theo quy mô pilot. Hình 1. Mô hình bố trí thí nghiệm 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu a) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Tiến hành điều tra khảo sát thực địa lấy số liệu thực tế tại vị trí lấy mẫu Nhà máy chế biến cao su Liên Anh – Tây Ninh với nhiệm vụ: thông tin hoạt động sản xuất của nhà máy, công nghệ sản xuất, quy trình xử lý nước thải, hoàn thành thủ tục xin phép đại diện công ty về vấn đề lấy mẫu, khảo sát thời gian lấy mẫu, tham khảo các số liệu phân tích mẫu nước thải của công ty. b) Phương pháp lấy mẫu Tiến hành lấy mẫu và bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn quy định. Mục đích nhằm phân tích những chỉ tiêu nguồn thải: pH, N – NH4 + , P – PO4 3- , COD, BOD, mật độ tảo. Vị trí lấy mẫu tại nhà máy chế biến mủ cao su Liên Anh, nguồn nước thải đầu vào cho nghiên cứu là sau công trình xử lý hiếu khí Aerotank, mẫu được đưa về và làm thực nghiệm trong vòng 6h để đảm bảo các thông số nguồn thải sai số ở mức chấp nhận được. Lấy mẫu mô hình thí nghiệm: khuấy trộn đảm bảo sinh khối tảo không bị lắng ở đáy bình sau đó trích dịch bằng ống dẫn, bảo quản ngăn đông tủ lạnh thời gian không quá 24h. 925 c) Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm Các tiền thí nghiệm (Thí nghiệm 1 – NT1, Thí nghiệm 2 – NT2, Thí nghiệm 3 – NT3) được xây dựng nhằm đánh giá hoạt động sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của tảo Chlorella vulgaris, đồng thời cung cấp các thông số tốt nhất cho mô hình thí nghiệm. Điều kiện thí nghiệm tham khảo theo 2 nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Xuân và cs, 2012 [7] và nghiên cứu của Đỗ Thủy Nguyên, 2016 [8]. Thể tích thử nghiệm là 4,5L (4,05L nước thải + 0,45L tảo Chlorella vulgaris với mật độ tảo được xác định từ môi trường nước thải thích nghi) sử dụng bình nước suối 5L bằng nhựa polyetylen trong suốt (Hình 1). Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện môi trường tự nhiên (chỉ riêng thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của tảo sẽ duy trì trong nhiệt độ phòng). Chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED ánh sáng trắng với chu kì sáng tối là 18:6. Khí CO2 cấp (pha sáng) vào là từ bình cao áp 5kg, 2.5kg, 1kg và không khí tự nhiên (pha tối). Mỗi thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng xác định thông số tốt nhất (cường độ ánh sáng, CO2, mật độ tảo) được lặp lại 2 lần (thí nghiệm 1 – 3), còn thí nghiệm đánh giá khả năng xử lý nước thải của tảo với điều kiện tốt nhất sẽ được lặp lại 3 lần (thí nghiệm 4,5). d) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Sau khi thực hiện quá trình xử lý bằng tảo ở các thí nghiệm đã đề cập ở phương pháp và bố trí thí nghiệm thì bắt đầu thu mẫu, phân tích để có số liệu cụ thể về nước thải qua quá trình xử lý của tảo. Những phân tích chính trong mẫu nước thải bao gồm: – pH: Kiểm tra nhanh bằng máy đo pH. – BOD: Phương pháp phân tích điện cực oxi hòa tan. – COD: Phương pháp Kali đicromat. – N – NH4 +: Phương pháp chưng cất – chuẩn độ. – P – PO4 3-: Phương pháp đo phổ dùng Amoni Molypdate. – Mật độ tảo (sinh khối – tb/ml): Đếm bằng buồng đếm Burker – Turk. – Trích ly thu dầu: Phương pháp ngâm dầm Ethanol tách pha lỏng lỏng, trích ly bằng n-hexan [9]. 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Môi trƣờng tăng sinh tốt nhất Quá trình thực hiện các thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng (CO2, ánh sáng, mật độ tảo) cần một lượng dịch sinh khối tảo khá lớn nên giai đoạn đầu tiên cần tăng sinh tảo trong môi trường nhân tạo phù hợp. Thực hiện nuôi cấy trong 2 môi trường tăng sinh nhân tạo của Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2012 [7] và môi trường BBM (Bold‟s Basal Medium) [10]. Môi trường tăng sinh thứ nhất bị thất bại do không kiểm soát được quá trình sinh trưởng của tảo. Sau khi thay đổi môi trường tăng sinh thì môi trường BBM có hiệu quả tăng sinh tốt nhất, khả năng theo dõi và kiểm soát môi trường để cấy chuyển tiếp tục tăng sinh hoặc cấy chuyển thích nghi tảo trong môi trường nước thải cao su khá dễ dàng. 3.2. Khảo sát ảnh hƣởng nồng độ CO2 đến sự sinh trƣởng và phát triển của tảo Tiến hành thí nghiệm với cường độ ánh sáng 7000 lux, thời gian chiếu sáng là 16:8, mật độ tảo cấy vào là 10% thể tích nước thải, sau khoảng thời gian thực hiện thí nghiệm là 10 ngày [8]. 926 Với mật độ tảo ban đầu (315.000 tb/ml) bổ sung lượng CO2 trong 7 ngày đầu là 20 ml/phút, sau đó tăng dần nồng độ CO2 lên 60 ml/phút từ ngày 7 – 8. Hiệu suất xử lý được xác định ở ngày thứ 10 cao nhất ở nồng độ CO2 60 ml/phút là NH4 + đạt 61,26% và PO4 3- xử lý đạt 66,8% ứng với tỷ lệ mật độ tảo phát triển theo thời gian cần bổ sung lượng CO2 phù hợp. 3.3. Khảo sát ảnh hƣởng cƣờng độ sáng đến sự sinh trƣởng và phát triển của tảo Cường độ ánh sáng ở mức 5000, 8000 lux thì khả năng phát triển của tảo cao hơn, cao nhất ở cường độ 8000 lux ngày thứ 10 đạt 18,25.106 tb/ml gấp 5,33 lần so với mật độ tảo ở điều kiện chiếu sáng 3000 lux. Với giá trị mật độ tảo (sinh khối) được xác định trong dung dịch (triệu tb/ml) tỷ lệ thuận với lượng sinh khối khô (mg/l) thì kết quả tăng tỷ lệ mật độ sinh khối phù hợp với nghiên cứu Siranee Sreesaj và Preeda Pakpajn (2007) [11]. Qua thời gian theo dõi thí nghiệm nhận thấy ở cường độ ánh sáng 8000 lux mật độ tảo sinh trưởng đạt cao nhất 18,25.106 tb/ml ở ngày thứ 10 và hiệu suất xử lý NH4 + , PO4 3-, BOD, COD đạt cao nhất tương ứng là 72,11%; 77,55%; 53,69%; 54,35%. 3.4. Khảo sát ảnh hƣởng mật độ tảo đầu vào đến sự sinh trƣởng và phát triển của tảo Quan điểm 1: “Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của tảo là mật độ ban đầu, nó được kì vọng là mật độ tảo càng cao càng tốt cho sinh trưởng, hiệu quả loại bỏ dinh dưỡng càng cao” (Lau et al., 1995) [12] Quan điểm 2: “Mật độ tảo cao sẽ dẫn đến hiện tượng tự làm mờ, tạo nên chất tự ức chế hiệu quả quang hợp” (Fogg, 1975; Darley 1982) [13, 14]. Quá trình tăng trưởng diễn ra mạnh nhất ở mật độ cấy 15% so với thể tích nước thải và giảm dần theo các nồng độ 10%, 5%. Tỷ lệ tảo cấy tăng dần nhưng tỷ lệ phát triển tảo theo thời gian không không đồng nhất điển hình ở ngày 1 – 4. Tỷ lệ phát triển theo mật độ cấy 5:10:15% tương ứng 6,35: 7,75: 7,28. Sự tăng trưởng và khả năng xử lý NH4 + , PO4 3- của tảo được nhận thấy bắt đầu từ giai đoạn ngày 7 – 10 ở thí nghiệm mật độ 10% có tốc độ tăng trưởng rất nhanh (2,07 lần so với ngày 7) xấp xỉ tốc độ tăng trưởng tế bào của thí nghiệm 15% (2,00 lần so với ngày 7), giai đoạn ngày 7 – 10 cũng biểu thị kết quả ở Quan điểm 1 chưa phù hợp trong thí nghiệm này, quan điểm 1 đúng ở khả năng là xử lý nước thải tuần hoàn liên tục. Mật độ tảo cấy đầu vào 10% so với thể tích nước thải là phù hợp nhất với thể tích nước thải cố định, tốc độ tăng trưởng nhanh ở giai đoạn ngày 7 – 10, và mật độ tế bào đạt 18,925.106 tb/ml xấp xỉ với mật độ cấy tảo 15% là 19,3.106 tb/ml. Giai đoạn pha cân bằng và suy vong ở mật độ cấy 10% kiểm soát dễ dàng hơn. 3.5. So sánh khả năng xử lý nƣớc thải của tảo Chlorella vulgaris trong các điều kiện ảnh hƣởng tốt nhất và điều kiện tự nhiên Sự dao động pH không rõ rệt ở các thí nghiệm, pH bắt đầu tăng từ ngày 7 – 12 ứng với quá trình tăng sinh khối của tảo. Ở một số nghiên cứu trước cho thấy rõ sự dao động pH. Kết quả nghiên cứu của Sương và cộng sự về khả năng phát triển của tảo Chlorella trong điều kiện dinh dưỡng khác nhau, khi bổ sung glucose (điều kiện quang dị dưỡng) thì giai đoạn đầu xảy ra quá trình đường phân tạo ra nhiều H+ làm pH giảm, đến cuối thí nghiệm do sự phát triển của tảo làm cho pH tăng rõ rệt [15]. pH thích hợp cho tảo Chlorella phát triển là 7 – 9 [16]. 927 Hình 2. Diễn biến nồng độ NH4 + Hình 3. Diễn biến nồng độ PO4 3- Ở điều kiện tốt nhất theo kết quả các nghiệm thức trên thì sau 12 ngày nồng độ NH4 + giảm nhanh chóng đạt hiệu suất 77,96% (Hình 2). Quá trình xử lý NH4 + đạt quy chuẩn đầu ra theo QCVN 01:2015/BTNMT cột B. Theo nghiên cứu của Trần Trấn Bắc (2013) về việc sử dụng nước thải ao nuôi thủy sản để nuôi Chlorella xử lý NH4 + đạt 43,48% và NO3 - giảm 95,27% [5] . Hiệu quả xử lý của Chlorella vulgaris với nước thải dệt nhuộm cũng được nghiên cứu trong đó, kết quả cho thấy giảm N – NH4 + (44,4 – 45,1%) [17]. Trong thí nghiệm này hiệu suất xử lý NH4 + đạt khá cao. Khả năng xử lý PO4 3- đạt tiêu chuẩn xả thải loại B sau 10 ngày. Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu trước: nước thải dệt nhuộm tảo đã xử lý PO4 3- đạt 33,1 – 33,3% [17], nước thải chăn nuôi sau biogas đạt hiệu suất xử lý PO4 3- đạt 47,7 – 56,15% [6], nước thải đô thị tảo C.vulgaris xử lý PO4 3- đạt 99,96% [18], 0 50 100 150 200 250 300 350 CẤY TẢO N G À Y 4 N G À Y 7 N G À Y 1 0 N G À Y 1 2 M G /L QCVN Nước thải Nhân tạo Tự nhiên 0 2 4 6 8 10 12 CẤY TẢO N GÀY 4 N GÀY 7 N GÀY 1 0 N GÀY 1 2 M G /L QCVN - Chưa có chuẩn Nước thải Nhân tạo Tự nhiên 928 Hình 4. Diễn biến nồng độ COD Hình 5. Diễn biến nồng độ BOD Quá trình xử lý BOD và COD (Hình 4, 5) ở nước thải chế biến mủ cao su đã qua bể Aerotank sau 12 ngày nuôi ở 2 điều kiện khác nhau tương ứng như sau: điều kiện tốt nhất xử lý BOD đạt 59,92%, COD đạt 58,66%; điều kiện tự nhiên xử lý BOD đạt 52,52%, COD đạt 52,79%. So với QCVN 01:2015-BTNMT, hiệu suất xử lý COD ở 2 điều kiện (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo) đều đạt cột A sau 12 ngày xử lý. Hiệu quả xử lý trong trường hợp chiếu sáng nhân tạo tốt hơn nhưng không có ý nghĩa ở xác suất 95% so với chiếu sáng tự nhiên. Tuy nhiên, với chỉ tiêu BOD dù hiệu suất xử lý đạt > 50% nhưng vẫn chưa đạt loại B. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Liang et al., 2010 xử lý nước thải dệt nhuộm bằng tảo C.vulgaris COD trong nghiên cứu này đạt hiệu suất 38,3 – 62,3% [17], còn so với các loại nước thải giàu dinh dưỡng khác thì hiệu suất trên vẫn còn rất thấp, điển hình như: nước thải đô thị tảo xử lý COD đạt 99,9%, BOD đạt 100% [18], nước thải chăn nuôi sau biogas sau 9 ngày hiệu quả xử lý COD đạt 88,2%, BOD đạt 84% [6]. Hiệu quả xử lý thấp có thể do quá trình tách sinh khối tảo chưa triệt để làm ảnh hưởng đến thông số BOD, COD. 3.6. Sinh khối, hàm lƣợng Protein và thành phần Acid béo thu đƣợc Lượng sinh khối tảo khô thu được đạt 0,773±0,04 g/l. Hàm lượng protein của tảo khá thấp chỉ đạt 6,5%/5g sinh khối khô. 0 50 100 150 200 250 300 CẤY TẢO N G À Y 4 N G À Y 7 N G À Y 1 0 N G À Y 1 2 M G /L QCVN cột A Nước thải Nhân tạo Tự nhiên 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 CẤY TẢO N G À Y 4 N G À Y 7 N G À Y 1 0 N G À Y 1 2 M G /L QCVN cột B Nước thải Nhân tạo Tự nhiên 929 Kết quả phân tích thành phần acid béo đạt 45,85 mg/100ml dầu tảo gồm các acid béo mạch trung bình đến rất dài (C13:0 – C24:0), trong đó acid palmitic, oleic và linoleic chiếm đa số tương tự các nghiên cứu được công bố trên thế giới nhưng có sự khác biệt về tỷ lệ. Hàm lượng acid béo bão hòa là 38,08%, còn lại là lượng acid báo không bão hòa ở mức cao (61,92%) nên rất dễ bị oxi hóa trong quá trình bảo quản. Ở sắc ký đồ cũng thể hiện các peak đặc trung của metylester của acid béo C16:0 (31,354), acid oleic C18:1 (35,987 và 36,338), acid linoleic (37,30 và 38,07). Acid palmitic, oleic, linoleic là các loại acid béo rất phù hợp để sản xuất biodiesel vì đảm bảo được tiêu chuẩn về điểm nóng chảy và độ ổn định oxy hóa cho dầu diesel, cho thấy được lipid trích ly từ vi tảo Chlorella Vulgaris được nuôi trong môi trường nước thải cao su có triển vọng cho mục tiêu thu hồi năng lượng. 4. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Nước thải cao su sau công trình xử lý sinh học hiếu khí (Aerotank) tuy dư lượng NH4 + , PO4 3- còn cao nhưng vẫn phù hợp cho tảo thích nghi và phát triển. Tăng sinh tảo trong môi trường BBM cho lượng dịch sinh khối tảo tốt nhất, với biên độ thích nghi rộng như loài tảo C.vulgaris thì quá trình thích nghi nước thải cao su diễn ra tốt ở các nồng độ nuôi cấy khác nhau. Sự thay đổi các yếu tố như cường độ ánh sáng, lượng khí CO2 bổ sung và mật độ tảo cấy lúc đầu ảnh hưởng khá rõ rệt đến kết quả thu sinh khối, hiệu suất xử lý dư lượng NH4 + PO4 3- và lipid. Kết quả ban đầu cho thấy các điều kiện: bổ sung khí CO2 20 ml/phút (giai đoạn 7 ngày đầu) tăng lên 60 ml/phút (giai đoạn ngày 7 – 10), cường độ ánh sáng 8000 lux, mật độ tảo ban đầu là 10% thể tích nước thải cho kết quả xử lý nước thải tốt nhất. Tảo sinh trưởng khá tốt trong điều kiện ảnh hưởng tốt nhất và trong môi trường nước thải cao su đạt hiệu suất xử lý NH4 + , PO4 3- , COD và BOD5 lần lượt đạt 77,96%, 79,81%, 58,66%, và 59,92%. Để giảm chi phí xử lý thì có thể áp dụng cách xử lý theo điều kiện tự nhiên với hiệu suất xử lý tương ứng NH4 + đạt 61,61%, PO4 3- đạt 62,68%, COD đạt 52,79% , BOD đạt 52,52%. Lượng sinh khối tảo vẫn còn khá ít đạt chỉ 0,773 g/l, việc thu hồi sinh khối cần được chú trọng để thu hồi triệt để để không gây ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận. Thành phần acid béo đạt 45,85 mg/100ml dầu tảo trong đó có các thành phần acid béo như palmitic, oleic, linoleic chiếm đa số khá phù hợp để phục vụ cho việc sản xuất biodiesel. 4.2. Kiến nghị Do thí nghiệm đòi hỏi khối lượng công việc lớn nhưng thời gian nghiên cứu có hạn nên nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp hoàn thiện hơn cho đề tài nghiên cứu này như sau: – Cần xem xét khảo sát tỷ lệ N:P tốt nhất trong nước thải cao su – Cần xem xét khảo sát sự ảnh hưởng của các loại bước sóng (màu) ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của tảo C.Vulgaris trong điều kiện xử lý nước thải cao su – Hoàn thành sơ đồ công nghệ xử lý (nước tuần hoàn liên tục) chung cho việc ứng dụng vi tảo trong xử lý nước thải cao su. Xây dựng mô hình xử lý theo quy mô công nghiệp – Nghiên cứu thu hồi lượng sinh khối tảo theo quy mô công nghiệp và hướng bảo quản sinh khối, dầu tảo đã trích ly (nếu đầu tư công nghệ trích ly dầu). 930 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Cát (2007) Xử lý nước thải giàu hợp chất Nito, photpho. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội. [2] Liam Brennan, Philip Owende (2009) Biofuels from microalgae - A review of technologies for production, processing, and extractions of biofuels and co-products. Renewable and Sustainable Energy Reviews, ELSEVIER, RSER-805. [3] Teresa M. Mata (2010) Microalgae for biodiesel production and other applications: A review. Renewable and Sustainable Energy Reviews, ELSEVIER, RSER-757. [4] Mijeong Lee Jeong, James M. Gillis (2003) Carbon Dioxide Mitigation by Microalgal Photosynthesis. Bulletin of the Korean Chemical Society, Vol 24, No 12, page 1763. [5] Trần Trấn Bắc (2013) Nghiên cứu sử dụng nước thải ao nuôi thủy sản để nuôi Chlorella. [6] Võ Thị Kiều Thanh, Nguyễn Duy Tân, Vũ Thị Lan Anh, Phùng Huy Huấn (2012) Ứng dụng tảo Chlorella sp. và Daphnia sp. lọc chất thải hữu cơ trong xử lý nước thải từ quá trình chăn nuôi lơn sau xử lý bằng UASB. Tạp chí sinh học (34). tr 145 – 153. [7] Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đặng Kim Hoàng, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Ngọc Tuân (2012) Nghiên cứu tối ưu điều kiện nuôi trồng vi tảo Chlorella vulgaris làm nguyên liệu sản xuất biodiesel. Mã số: Đ2012 – 02 – 46. [8] Đỗ Thuỷ Nguyên (2016) Mô hình hoá mô phỏng xử lý nước thải giàu dinh dưỡng. NXB Đại học Nông nghiệp. [9] Trương Vĩnh (2011) Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất Biodiesel từ vi tảo của Việt Nam, trang 5 – 17. [10] Andersen (2005) Bold‟s Basal Medium - Algal Culturing Techniques, page 437. [11] Siranee Sreesaj và Preeda Pakpajn (2007) Nutrient Recycling by Chlorella vulgaris from Septage Effluent of the Bangkok City, Thailand. ScienceAsia 33 page 293 – 299. [12] Lau P.S., Tam N.F.Y., Wang Y.S. (1995) Effect of algal density on nutrient removal from primary settled wastewater. Environ. Pollut. 89, pp. 56–66p [13] Darley W.M. Algal Biology (1982) A physiological Approach. vol. 9. Blackwell Scientific Publications; Oxford. (Basic Microbiology). [14] Fogg G.E. second ed. The university of Wisconsin Press; Wisconsin (1975) Algal Cultures and Phytoplankton Ecology, p.175. [15] Trần Ngọc Sương, Huỳnh Thị Ngọc Hiền, Phạm Thị Tuyết Ngân (2017) Khả năng phát triển của tảo Chlorella sp. trong điều kiện dị dưỡng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 130.
Tài liệu liên quan