Nghiên cứu và định hướng quy hoạch phát triển không gianThị xã Phủ Lý

Sự cần thiết của việc nghiên cứu mạng lưới giao thông Thị x• Phủ Lý. Thị x• Phủ Lý là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam vào năm 1997, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá, x• hội của tỉnh. Phủ Lý nằm trong vùng ảnh hưởng của Thủ đô Hà Nội nên xét về vị trí địa lý, có một số thuận lợi và khó khăn như sau: Trong những năm gần đây Thị x• có tốc độ phát triển xây dựng đô thị rất cao, nhiều khu đô thị mới và các khu công nghiệp mới như KCN nam Châu Sơn, KCN Đồng Văn huyện Duy Tiên được hình thành, việc mở rộng quy mô phát triển công nghiệp xi măng Bút Sơn giai đoạn II đ• thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của Thị x• cũng như của tỉnh Hà Nam. Sự mở rộng phát triển đô thị, KCN làm tăng thêm nhu cầu vận chuyển hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu cho các khu công nghiệp và từ các KCN tới nơi tiêu thụ, thêm vào đó là nhu cầu đi lại của người dân Thị x• cũng tăng đáng kể. Mặc dù đ• được tỉnh chú trọng đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thị x• còn sơ sài, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế x• hội của Thị x•, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá để đạt được mục tiêu trở thành đô thị loại III vào năm 2010 và thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020 theo định hướng công nghiệp hoá hiện đai hoá với cơ cấu kinh tế tăng tỉ trọng công nghiệp từ 33,4% (2001) lên 47% (2010); Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, các thành phần kinh tế tham gia. Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ từ: 12% (2001-2005) lên 13-14% (2001-2010). Vì vậy, xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành khác đồng thời tạo điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu x• hội : “ Giao thông phát triển đến đâu văn minh phát triển đến đó “ cho Thị x• Phủ Lý.

docx72 trang | Chia sẻ: luyenbuida | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu và định hướng quy hoạch phát triển không gianThị xã Phủ Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu mạng lưới giao thông Thị x• Phủ Lý. Thị x• Phủ Lý là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam vào năm 1997, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá, x• hội của tỉnh. Phủ Lý nằm trong vùng ảnh hưởng của Thủ đô Hà Nội nên xét về vị trí địa lý, có một số thuận lợi và khó khăn như sau: Trong những năm gần đây Thị x• có tốc độ phát triển xây dựng đô thị rất cao, nhiều khu đô thị mới và các khu công nghiệp mới như KCN nam Châu Sơn, KCN Đồng Văn huyện Duy Tiên được hình thành, việc mở rộng quy mô phát triển công nghiệp xi măng Bút Sơn giai đoạn II … đ• thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của Thị x• cũng như của tỉnh Hà Nam. Sự mở rộng phát triển đô thị, KCN làm tăng thêm nhu cầu vận chuyển hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu cho các khu công nghiệp và từ các KCN tới nơi tiêu thụ, thêm vào đó là nhu cầu đi lại của người dân Thị x• cũng tăng đáng kể. Mặc dù đ• được tỉnh chú trọng đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thị x• còn sơ sài, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế x• hội của Thị x•, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá để đạt được mục tiêu trở thành đô thị loại III vào năm 2010 và thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2020 theo định hướng công nghiệp hoá hiện đai hoá với cơ cấu kinh tế tăng tỉ trọng công nghiệp từ 33,4% (2001) lên 47% (2010); Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, các thành phần kinh tế tham gia. Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ từ: 12% (2001-2005) lên 13-14% (2001-2010). Vì vậy, xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành khác đồng thời tạo điều kiện cho việc thực hiện các mục tiêu x• hội : “ Giao thông phát triển đến đâu văn minh phát triển đến đó “ cho Thị x• Phủ Lý. Nghiên cứu và đề xuất mạng lưới giao thông cho thị x• Phủ Lý phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế x• hội của tỉnh đến năm 2020 đ• được phê duyệt tháng 12-1997 ( Theo “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- x• hội tinht Hà Nam đến 2020” Hà Nam đ• lựa chọn phương án phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 13 % năm) đồng thời phải căn cứ vào thực trạng mạng lưới giao thông hiện nay của Thị x• và của tỉnh Hà Nam, trên cơ sở đó khắc phục những hạn chế phát huy những ưu điểm, thế mạnh, đề ra phương hướng, chủ trương giải pháp nhằm phát triển toàn diện mạng lưới giao thông của Thị x•. Trong đó ưu tiên phát triển giao thông đến các cụm công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị hoá, coi đây là biện pháp quan trọng, chủ yếu để cải thiện tình hình giao thông Thị x•. Việc nghiên cứu và đề xuất mạng lưới giao thông cho Thị x• Phủ Lý là một công trình nghiên cứu vưà có tính khoa học , vừa có tính thực tiễn sâu sắc. Đó là cơ sở cho việc phát triển giao thông Thị x• trong những năm tới, phục vụ các mục tiêu kinh tế x• hội đồng thời đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, Thị x• mạnh, x• hội công bằng văn minh. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. a) Mục tiêu nghiên cứu. - Lập phương án quy hoạch mạng lưới đường Thị x• Phủ Lý phù hợp với Quy hoạch chung thị x• Phủ Lý và Quy hoạch tổng thể Kinh tế - X• hội của tỉnh Hà Nam đến năm2020 theo chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá của Nhà nước. - Là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông cho Thị x• Phủ Lý. - Tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước trong việc phát triển Thị x• cũng như việc thu hút khách du lịch . b) Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu sau : - Đánh giá, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông Thị x• Phủ Lý. - Nghiên cứu các cơ sở lý luận về tổ chức mạng lưới giao thông đô thị. - Nghiên cứu và đề xuất quy hoạch mạng lưới giao thông cho Thị x• Phủ Lý. - Nghiên cứu và thiết kế bến xe liên tỉnh 3. Các căn cứ nghiên cứu. - Nghị định Chính Phủ số 53/2000/ND-CP ngày 25/9/2000 về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng Thị x• Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam - Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - X• hội Tỉnh Hà Nam đến năm 2020 - Định hướng Quy hoạch tổng thể các đô thị Việt Nam đến năm 2020 - Quy hoạch tổng thể kinh tế x• hội Thị x• Phủ Lý thời kỳ đến năm 2010. - Tài liệu thống kê tình hình thực trạng xây dựng và nhu cầu phát triển Thị x• Phủ Lý. - Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thị x• Phủ Lý do Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ xây Dựng lập năm 1996-1997, Đ• được UBND Tỉnh phê duyệt năm 1998. - Các quy hoạch chi tiết các phường nội thị Thị x• Phủ Lý và các khu chức năng khác đ• được phê duyệt. - Các định hướng quy hoạch ngành công nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, giao thông của Tỉnh Hà Nam đến năm 2020. 4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu. Nghiên cứu và đề xuất quy hoạch mạng lưới giao thông Thị x• Phủ Lý tỉnh Hà Nam đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đồ án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc điều tra, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin về công tác quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị; sử dụng các phương pháp biện chứng, quy nạp, so sánh đề xuất ý tưởng; tổng kết các kinh nghiệm trong và ngoài nước để áp dụng cho điều kiện thực tế của Thị x• Phủ Lý. Phương pháp nghiên cứu được giới thiệu ở sơ đồ 1: Thuyết minh đồ án tốt nghiệp chuyên ngành giao thông đô thị Đồ án gồm : -Quy hoạnh chung cho toàn đô thị -Quy hoạnh chi tiết khu đô thị nam Trấn Hưng Đạo -Thiết kế kỹ thuật tuyến đường đô thị a. PHầN Quy hoạch CHUNG I. lý do làm đồ án Đồ án tốt nghiệp là sự vận dụng tổng hợp kiến thức cửa cả quá trình học, rèn luyện trên ghế nhà trường cửa sinh viên, đầu tiên cũng là bước đầu cho sinh viên làm quen với trình tự và nội dung thiết kế đồ án quy hoạch giao thông một đô thị và một khu chức năng đô thị. Qua tìm hiểu và những tài liệu mà em đ• thu thập được về đô thị Thị x• Phủ Lý-Tỉnh Hà Nam1` Thị x• Phủ Lý là Thị x• Tỉnh lỵ của Tỉnh Hà Nam (Quyết định kỳ họp thứ 10 - Quốc hội khoá 9 năm 1996). Năm 1997 Thị x• Phủ Lý đ• được lập quy hoạch chung cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế x• hội của Tỉnh và Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của Đất nước. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước dẫn đến nhu cầu đi lại cửa người dân đòi hỏi cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn, do đó đòi hỏi mạng lưới giao thông phải hiện đại, mạch lạc phù hợp với sự phát triển của một đô thị hiện đại. Phủ Lý là đô thị có hê thống giao thông chưa hoàn chỉnh cần được quy hoạch cho hợp lý, để đô thị trở thành một Đô Thị phát triển bền vững. ii. các căn cứ làm đồ án -căn cứ vào nhiệm vụ nội dung làm đồ án tốt nghiệp -căn cứ về những hiểu biết về thị x• Phủ Lý-Tỉnh Hà Nam -Căn cứ vào hiện trạng hệ thống mạng lưới giao thông và kiến trúc Thị x• Phủ Lý -Căn cứ vào bản đồ đo đạc địa chính của sơ xây dựng Tỉnh Hà Nam -Căn cư vào quy hoạch chung tổng thể của Tỉnh Hà Nam. iii. mục tiêu chính: -Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế x• hội Tỉnh Hà Nam và định hướng quy hoạch tổng thể kinh tế x• hôị của thi x• Phủ Lý đến năm 2020 theo chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa của nhà nước Việt Nam. -Quy hoạnh giao thông cho thị x• Phủ Lý theo quy hoạnh chung của Tỉnh Hà Nam -Quy hoạnh mạng lưới giao thông thị x• Phủ Lý hoàn chỉnh và hiện đại hơn tiến tới phát triển thành một đô thị hiện đại. -Đồ án tốt nghiệp là quá trìng rèn luyện khả năng nghiên cứu, tư vấn thiết kế, nhắm bước đầu làm quen với công việc chuyên môn của một kỹ sư khi ra trường, thiết kế quy hoạch và thiết kế kỹ thuật chuyên ngành. Phần nôị dung Chương I Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng i. Điều kiện tự nhiên: 1.1- Vị trí và pham vi nghiên cứu: 1. Vị trí: Thị x• Phủ Lý nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội về phía Bắc 58 km, cách Thị x• Ninh Bình về phía Nam 34 km theo QL1A, cách Thị x• Hưng Yên về phía Đông Bắc 22 km và cách thành phố Nam Định về phía Đông Nam 30 km, cách Thị x• Hoà Bình về phía Tây khoảng 80 km theo QL 21. Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam 2. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch: Gồm nội thị Thị x• Phủ Lý (6 phường) và 6 x• ngoại thị, với diện tích tự nhiên là 3419 ha. Khu vực nghiên cứu xây dựng đô thị đến giai đoạn 2020 khoảng 1600 ha, được giới hạn như sau: - Phía Bắc tới x• Lam Hạ - Phía Nam tới x• Thanh Hà, Huyện Thanh Liêm - Phía Đông và Đông Nam tới x• Liêm Chính, Liêm Chung - Phía Tây tới x• Thanh Sơn Huyện Kim Bảng Hình 1.2. Bản đồ hành chính Thị x• Phủ Lý 1.2- Đặc điểm địa hình: Thị x• Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng ven sông, địa hình bị chia cắt bởi các sông và khu vực thấp trũng - Hướng dốc chung của địa hình Thị x• từ Tây sang Đông - Có các đặc trưng địa hình khu vực như sau: - Khu vực Thị x• cũ ở phía Đông sông Đáy và khu đô thị mới ở phía Tây sông Đáy nền địa hình đ• được tôn đắp có cao độ 3,0m?6,8m. - Khu vực dân cư ở khu vực Phù Vân Bắc sông Đáy và Bắc sông Châu nền cũng đ• được tôn đắp cao độ 3,0 ? 4,5m. - Các khu vực ruộng lúa, ruộng màu có cao độ 1,8? 2,2m. - Khu vực các ao trũng, đầm lầy có cao độ từ - 0,8m đến + 0,4m, bao gồm các khu trũng Bắc sông Châu, Đông sông Đáy, hệ thống ao hồ ruộng trũng nối liền nhau, thường xuyên bị ngập nước. 1.3- Đặc điểm thuỷ văn: Thị x• nằm ở ng• 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu được bao bọc bởi hệ thống đê bảo vệ. Các cửa xả nước ra sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đáy - Theo số liệu của trạm thủy văn Phủ Lý, quy đổi ra hệ cao độ quốc gia như sau: - Mực nước cao nhất : HMax = + 4,46m - Mực nước trung bình: HTb = + 0,84m - Mực nước thấp nhất: HMax = - 0,74m - Mực nước báo động cấp III: + 3,84m - Mực nước phân lũ sông Đáy : + 5,54m - Vận tốc dòng chảy lớn nhất thực đo VMax = 2,81m/s - Vận tốc trung bình mùa kiệt VMax = 0,6 m/s - Lưu lượng trung bình mùa kiệt Q = 130 ?150 m3/s - Lưu lượng trung bình nhiều năm Q = 450 m3/s - Lưu lượng lũ lớn nhất thực đo 1971 là : Q = 2500 m3/s 1.4- Đặc điểm khí hậu: Thị x• Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ - Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió Mùa + Nhiệt độ: Không khí trung bình năm là: 23,3oC - Nhiệt độ không khí trung bình mùa Hè: 27,4oC - Nhiệt độ không khí trung bình mùa Đông:19,2oC + Mưa: Lượng mưa trung bình năm: 1889,0mm - Lượng mưa ngày lớn nhất: 333,1mm + Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình: 84% - Độ ẩm tương đối thấp nhất : 11% + Gió: .Tốc độ lớn nhất: 36m/s .Tốc độ trung bình: 2m/s Hướng gió chính: Mùa Hè: Đông- Nam Mùa Đông: Đông- Bắc 1.5- Các đặc điểm về địa chất công trình : a/Địa chất công trình: Qua tài liệu thăm dò của một số lỗ khoan cho thấy: - Lớp đất sét hoặc á sét trạng thái dẻo mềm bề dày khoảng 1,3m - Lớp đất sét hoặc á sét trạng thái dẻo nh•o có bề dày khoảng 1m - Lớp bùn á sét, bề dày > 3m , chủ yếu ở các khu vực ao hồ đầm lầy là lớp bùn nh•o tàn tích thực vật. - Khu vực bờ Tây: Lớp cát mịn, đồng nhất có lẫn mi ca và tàn tích thực vật, chiều dày 10 ?12m. Cường độ chịu tải khu vực này > 1,25Kg/cm2 - Khu vực giáp Bút Sơn ven núi cao độ nền > 3,5m có cường độ chịu tải >2Kg/cm2 b/ Địa chất thủy văn: Mực nước ngầm trong khu vực phụ thuộc mực nước sông, thay đổi theo mùa. Theo tài liệu địa chất thủy văn vùng Phủ Lý - Kim Bảng có nước ngầm phong phú, nhưng chất lượng nước ngầm không tốt nên không sử dụng nước ngầm cho dân sinh c/ địa chất vật lý: Thị x• Phủ Lý nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8 (theo tài liệu dự báo của Viện Vật lý Địa cầu). Vì vậy khi thiết kế các công trình xây dựng cần đảm bảo an toàn cho công trình trong vùng có dự báo với cấp động đất trên. ii.Hiện trạng: 2.1 Dân số và lao động: a) Dân số: Theo thống kê năm 2001 của Thị x• Phủ Lý, tính đến năm 2001: Dân số toàn Thị x• là 73.249 người, trong đó dân số nội thị là 37.772 người (chiếm 51,6% dân số toàn Thị x•). Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn Thị x• là 2,67%, trong đó tăng tự nhiên là 1,08%, tăng cơ học là 1,59%. Tỷ lệ tăng dân số nội thị năm 2001 là 2,6%, trong đó: tăng tự nhiên là 1,08%, tăng cơ học 1,5%. Bảng 1.1. Hiện trạng phân bố dân cư Thị x• Phủ Lý năm 2001 TT Tên phường Dân số ( người) Diện tích đất tự nhiên (ha) Diện tích đất XD đô thị (ha) Diện tích đất ở (ha) Mật độ dân số đô thị (người /ha đất XDĐT) Chỉ tiêu đất XD đô thị (m2 /người) Mật độ cư trú netto (ng/ha đất ở) Tổng toàn thị x• 73249 3419,2 282,99 I Tổng nội thị 37772 686,8 288 88 130 76 430 1 Phường Minh Khai 6489 36,07 33 12 200 51 540 2 Phường Lương Khánh Thiện 7219 29,92 22 11 320 31 670 3 Phường Hai Bà Trưng 6355 57,65 37 14 170 58 460 4 Phường Trần Hưng Đạo 5214 18,53 12 5 440 23 1000 5 Phường Quang Trung 6309 256,74 81 22 80 129 290 6 Phường Lê Hồng Phong 6186 287,86 103 24 60 166 260 II Ngoại thị 35477 2732,4 195,13 X• Phù Vân 7855 564,85 46 X• Lam Hạ 5743 627,51 30 X• Liêm Chung 5643 348 30 X• Liêm Chính 4342 332,4 31 X• Châu Sơn 6145 536,9 27 X• Thanh Châu 5749 322,75 31 Nguồn: Phòng thống kê UBND Thị x• Phủ Lý tháng 7/2002. b) Lao động: - Dân số trong tuổi lao động khu vực Nội thị năm 2001 khoảng : 24.365 người chiếm 64,5% dân số toàn Thị x•. - Tổng lao động cần bố trí việc làm là 18.275 người, chiếm 75% số lao động trong độ tuổi. - trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 17.360 người. Trong đó: + Lao động thuộc khu vực I (nông + lâm + ngư nghiệp): 3.000 người, chiếm 17,3 % số lao động làm việc; + Lao động khu vực II (công nghiệp + TTCN + xây dựng + thuỷ sản): 4.911 người, chiếm 28,3 % số lao động làm việc; + Lao động khu vực III (dịch vụ - thương mại- hành chính sự nghiệp): 9.454 người, chiếm 54,5 % số lao động làm việc. + Lao động thất nghiệp khoảng 920 người chiếm 3,8% số lao động cần bố trí việc làm. 2.2 Đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thị x• là 3.419,2 ha, trong đó đất nội thị là 678,6 ha. Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 288ha, bình quân 76 m2/người. Trong đó đất dân dụng là 213,2 ha, bình quân 56,4 m2/người; đất ngoài dân dụng là 74,8 ha – bình quân 19,8 m2/người. Hiện trạng đất xây dựng đô thị có một số đặc điểm sau: - Đất các đơn vị ở: Tổng diện tích đất các đơn vị ở là 102,5 ha, bình quân 27 m2/người, thấp hơn so với tiêu chuẩn quy phạm (35-45 m2/người). Đất các đơn vị ở chủ yếu là đất ở. Các loại đất cây xanh sân chơi, sân đường nội bộ và công trình công cộng rất thiếu. - Đất cây xanh, TDTT đô thị quá thiếu: tổng diện tích 9,6 ha, bình quân 2,4m2/người (theo quy chuẩn là 10 -15 m2/người); - Tỷ lệ đất giao thông đô thị thấp, chỉ chiếm 14,4% đất xây dựng đô thị, - Diện tích đất nghĩa địa còn tồn tại trong đô thị 7 ha - Đất an ninh quốc phòng trong đô thị có diện tích 15,1 ha.(tính cả khu vực ngoại thị có 15,4 ha.) - Quỹ đất còn có thể tận dụng khai thác xây dựng đô thị trong Nội thị khoảng 300 ha (trong đó: đất bằng chưa sử dụng khoảng 8 ha và đất nông nghiệp khoảng 290 ha). Bảng 1.2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất (năm 2001). TT Hạng mục Hiện trạng 2001 Ha % m2/ng Tổng diện tích đất tự nhiên Nội thị 678,6 - Đất xây dựng đô thị 288,0 - Đất khác 390,6 A Tổng diện tích đất xây dựng đô thị 288,0 100 76,0 I Đất dân dụng 213,2 74,0 56,4 - Đất các đơn vị ở 102,5 35,5 27,0 - Đất CTCC đô thị 12,7 4,5 3,4 - Đất cây xanh, TDTT 9,6 3,3 2,4 - Đất giao thông Nội thị 41,0 14,4 11,0 - Đất cơ quan, trường chuyên nghiệp 47,4 16,3 12,6 II Đất ngoài dân dụng(1) 74,8 26,0 19,6 - Đất CN, kho tàng 12,0 4,2 - Giao thông đối ngoại 26,0 9,1 - Đất thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật 13,3 4,6 - Đất làm VLXD 1,4 0,5 - Đất quân sự 15,1 5,2 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7,0 2,4 B Đất khác. 390,6 b1 Đất nông nghiệp 316,0 b2 Đất chưa sử dụng 74,6 - Trong đó đất bằng chưa sử dụng 8,0 Nguồn: theo nghị định số 53/2000/NĐ - CP ngày 25/9/2000 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị x• Phủ Lý. (1): Đất ngoài dân dụng không lấy các chỉ tiêu cụ thể cho từng chức năng. Bảng 1.3. Chỉ tiêu sử dụng đất hiện trạng của Thị x• Phủ Lý so với quy hoạch 1997 và tiêu chuẩn ĐT loại III, và dự báo. Hạng mục Chỉ tiêu theo QHC năm 1997 (m2/người) Chỉ tiêu hiện trạng năm 2001 (m2/người) Chỉ tiêu đất xây dựng ĐT loại III (m2/người) Hiện trạng 1996 Năm 2005 Năm 2020 - Đất các đơn vị ở 8,6 30 42 27,0 35 - 45 - Đất CTCC đô thị 3,6 4 4 3,4 3 - 4 - Đất cây xanh, TDTT 0,86 8 9 2,4 7 - 9 - Đất giao thông 6,4 13 20 11,0 16 - 20 Theo bảng 1.3 chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị chưa đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại III, ngoài chỉ tiêu về đất công cộng đô thị, các loại đất khác đều thiếu so với tiêu chuẩn rất nhiều. Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị năm 2001 tăng tương đối cao so với năm 1996, đặc biệt là đất ở đạt 27 m2/ng. 2.3Cơ sở kinh tế kỹ thuật: Thị x• Phủ Lý là dầu mối giao thông quan trọng phía Nam vùng Hà Nội (QL1A, QL21, đường sắt quốc gia, đường sông). Đây là yếu tố thuận lợi trong việc quan hệ giao lưu với các khu vực trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt với thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước. Nền kinh tế của Thị x• trong giai đoạn 1996 – 2000 đạt mức tăng trưởng bình quân 11,2%, trong đó công nghiệp tăng khoảng 16%/năm, dịch vụ tăng 20%/năm và nông nghiệp tăng khoảng 4%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 4 triệu đồng tăng gấp 1,5 lần so với năm 1996. a. Thương mại dịch vụ : Khu vực kinh tế dịch vụ (bao gồm thương mại, du lịch và dịch vụ sản xuất và phi sản xuất) giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Thị x• Phủ Lý. Khối ngành dịch vụ gần đây phất triển mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Thị x•: đạt 52,5% năm 2000 - tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm. Mạng lưới chợ, cửa hàng và các trung tâm thương nghiệp phân bố tương đối rộng khắp trên địa bàn Thị x•. Hoạt động xuất nhập khẩu bước đầu đ• đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên thương nghiệp Thị x• chưa đảm nhận được vai trò của một số trung tâm bán buôn và trung chuyển hàng hoá cho các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung. Ngoài vai trò là đầu mối xuất phát luồng hàng hoá, Thị x• còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá cho một số nơi khác trong vùng và các địa phương nằm trên trục quốc lộ 1A. Hệ thống cảng sông hiện nay của Thị x• Phủ Lý là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển các ngành dịch vụ của Thị x•. Các ngành dịch vụ công cộng, dịch vụ kỹ thuật trong những năm qua phát triển khá đa dạng. Dịch vụ ngân hàng, tài chính hoạt động có hiệu quả khi chuyển sang cơ chế thị trường, đáp ứng được phần nào nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. b. Du lịch: Du lịch là ngành có nhiều tiềm năng, song chưa phát triển. Đến năm 2001 Thị x• mới có 8 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách với khoảng 110 phòng - trên 220 giường. Hiện nay Thị x• Phủ Lý đang có dự án khai thác tuyến du lịch đường sông Phủ Lý - Chùa Hương, đây là tuyến du lịch độc đáo có nhiều tiềm năng hấp dẫn nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. c. Công nghiệp, TTCN: Tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp, TTCN và xây dựng trong GDP của Thị x• tăng dần và đạt 33,4% năm 2000. Những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước và chủ trương của Thị x• về phát triển kinh tế trên địa bàn, sản xuất công nghiệp và TTCN ở Phủ Lý phát triển nhanh và đa dạng. Trên địa bàn Thị x• hiện có 1.120 cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN, trong đó có hơn 30 doanh nghiệp Nhà nước, 3 công ty cổ phần, 59 công ty trách nhiệm hữu hạn, 14 doanh nghiệp tư nhân và hơn 1.000 hộ sản xuất cá thể. Đang từng bước hình thành các khu vực tập trung công nghiệp tại Thanh Châu và Châu Sơn. Ngoài ranh giới hành chính thị x• về phía Tây thuộc Kim Bảng có CN xi măng Bút sơn đ• dự kiến đầu tư thêm dây chuyền trong giai đoạn 2 với công xuất 1.400.000 T/năm với lao động dự kiến khoảng 1000 lao động. Đây là một tác động đáng kể đối với thị x• về lao động cũng như môi trường đô thị. Một số sản phẩm công nghiệp mới có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cạnh tranh được trên thị trường như: Sản phẩm may mặc, giầy da, xi măng, nước gải khát, bia rượu... Tổng diện tích đất công nghiệp, TTCN, của Thị x• hiện nay là 12ha nằm rải rác trong Nội thị. Số lượng lao động được thu hút vào ngành công nghiệp - xây dựng của Thị x• hiện nay là 4.910 người. d. Các ngành thuỷ sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTM IN.docx
  • dwg01-Lhvung.dwg
  • dwg02-hien trang.dwg
  • dwg03-SODOCOCAUGT.dwg
  • dwg04- khong gian-10.000.dwg
  • dwg05-GiaoThong-10.000.dwg
  • dwg06-htrangctiet.1000.dwg
  • dwg07-kgianchtiet 1000.dwg
  • dwg08-chtietgt.1000.dwg
  • dwg09-cam moc gt 1000.dwg
  • dwg10-TRAC DOC SO BO.dwg
  • dwg11-tuyenkt500.dwg
  • dwg12- chitiet KCAD.dwg
  • dwg13-ANTOANGT.dwg
  • dwghtrangxrefnen 8-5-2005.dwg
  • docMUC LUC.doc
  • dwgxref-nen.dwg