Chất lượng kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
gia tăng độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC). Mặc
dù hiện tại không có cách tiếp cận chung để đo lường chất lượng
kiểm toán, nhưng gần đây một số tổ chức của các quốc gia trên thế
giới đã đề xuất, thiết lập nên Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán (AQIsAudit Quality Indicators) có thể sử dụng để đo lường, đánh giá chất
lượng kiểm toán, cung cấp cơ sở để so sánh giữa các cuộc kiểm toán
và hãng kiểm toán khác nhau. Trong những năm gần đây, ngày càng
có nhiều sự quan tâm và bàn luận về việc đo lường chất lượng kiểm
toán bởi các nhà quản lý, cơ quan giám sát, tổ chức chuyên môn và
các hãng kiểm toán. Đối với Việt Nam, đây là một vấn đề quan trọng
bởi thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC hiện nay còn nhiều hạn
chế tồn tại. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về Bộ Chỉ số chất
lượng kiểm toán AQIs của các tổ chức như Liên đoàn Kế toán quốc
tế (IFAC- IAASB), Cơ quan Ban hành chính sách kế toán và doanh
nghiệp Singapore (ACRA), Ủy ban Giám sát các doanh nghiệp kiểm
toán được chấp nhận của Mỹ (PCAOB), để làm rõ được cách thức
lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và sự
khác nhau trong việc lựa chọn các nhân tố giữa các tổ chức và các
quốc gia trên thế giới. Thông qua đó, tác giả nhận thấy nhu cầu của
việc xây dựng và phát triển Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán AQIs Việt
Nam là cần thiết để góp phần thúc đẩy, đảm bảo chất lượng hoạt
động kiểm toán tại Việt Nam.
Từ khóa: chỉ số chất lượng kiểm toán, kiểm toán tài chính, kiểm toán
độc lập, chất lượng kiểm toán, thời gian kiểm toán
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về Bộ Chỉ số Chất lượng kiểm toán của các quốc gia trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 204- Tháng 5. 2019
Nghiên cứu về Bộ Chỉ số Chất lượng kiểm toán
của các quốc gia trên thế giới
Nguyễn Thị Thanh Mai
Ngày nhận: 04/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 16/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019
Chất lượng kiểm toán là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
gia tăng độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC). Mặc
dù hiện tại không có cách tiếp cận chung để đo lường chất lượng
kiểm toán, nhưng gần đây một số tổ chức của các quốc gia trên thế
giới đã đề xuất, thiết lập nên Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán (AQIs-
Audit Quality Indicators) có thể sử dụng để đo lường, đánh giá chất
lượng kiểm toán, cung cấp cơ sở để so sánh giữa các cuộc kiểm toán
và hãng kiểm toán khác nhau. Trong những năm gần đây, ngày càng
có nhiều sự quan tâm và bàn luận về việc đo lường chất lượng kiểm
toán bởi các nhà quản lý, cơ quan giám sát, tổ chức chuyên môn và
các hãng kiểm toán. Đối với Việt Nam, đây là một vấn đề quan trọng
bởi thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC hiện nay còn nhiều hạn
chế tồn tại. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về Bộ Chỉ số chất
lượng kiểm toán AQIs của các tổ chức như Liên đoàn Kế toán quốc
tế (IFAC- IAASB), Cơ quan Ban hành chính sách kế toán và doanh
nghiệp Singapore (ACRA), Ủy ban Giám sát các doanh nghiệp kiểm
toán được chấp nhận của Mỹ (PCAOB),để làm rõ được cách thức
lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và sự
khác nhau trong việc lựa chọn các nhân tố giữa các tổ chức và các
quốc gia trên thế giới. Thông qua đó, tác giả nhận thấy nhu cầu của
việc xây dựng và phát triển Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán AQIs Việt
Nam là cần thiết để góp phần thúc đẩy, đảm bảo chất lượng hoạt
động kiểm toán tại Việt Nam.
Từ khóa: chỉ số chất lượng kiểm toán, kiểm toán tài chính, kiểm toán
độc lập, chất lượng kiểm toán, thời gian kiểm toán
1. Nhu cầu về Bộ chỉ số chất
lượng kiểm toán
Quay trở lại những năm đầu
thế kỷ XXI, một loạt các tên
tuổi lớn trên thị trường chứng
khoán bị sụp đổ, điển hình là
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
55Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
Enron và WorldCom kéo theo
sự xóa sổ của hãng kiểm toán
Authur Andersen- thuộc Big5
(Big5 chỉ 05 hãng kiểm toán
lớn nhất trên thế giới trước
năm 2002), chất lượng của
báo cáo tài chính và tính hiệu
quả của quy trình kiểm toán
là đối tượng được đưa ra xem
xét, phân tích và giám sát bởi
các chuyên gia và nhà quản lý.
Những năm gần đây nổi lên
rõ nhất là trường hợp của Tập
đoàn Toshiba Nhật Bản. Cơ
quan quản lý tài chính Nhật
Bản đã phạt Ernst & Young
(E&Y) ShinNihon LLC 2,1 tỷ
Yên (khoảng 17,4 triệu USD),
tương đương với hai năm phí
kiểm toán mà Toshiba đã trả
cho E&Y ShinNihon và đình
chỉ việc ký kết các hợp đồng
kinh doanh mới của E&Y
ShinNihon trong vòng 03
tháng. Toshiba cũng đã không
gia hạn hợp đồng kiểm toán
BCTC với E&Y ShinNihon.
Nguyên nhân của án phạt
này là do E&Y ShinNihon đã
không phát hiện bất thường
trong vụ bê bối kế toán tồi tệ
nhất của Nhật Bản trong nhiều
năm qua. Theo đó, chính
Tập đoàn Toshiba đã thừa
nhận rằng họ đã phóng đại
lợi nhuận từ khoảng các năm
2008 đến năm 2015 và sẽ phải
điều chỉnh giảm lợi nhuận một
khoản ít nhất là 152 tỷ Yên,
tương đương 1,2 tỷ USD.
Theo Hãng tin Bloomberg, vụ
bê bối kế toán này đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến hình ảnh,
tên tuổi của một trong những
thương hiệu nổi tiếng nhất
Nhật Bản. Vụ việc này bị phát
hiện bởi một cuộc điều tra độc
lập của bên thứ ba và công bố
ngày 20/7/2015, khi có nghi
ngờ những vấn đề bất thường
của các số liệu trên BCTC.
Theo đó, các sai lệch về lợi
nhuận của Toshiba đã được
che dấu rất “điệu nghệ”, việc
làm sai lệch số liệu trên sổ
sách kế toán đã diễn ra qua ba
đời Tổng giám đốc điều hành,
cả ba vị này đều gây sức ép
rất lớn lên nhân viên đòi đạt
mục tiêu doanh thu cao nhất,
nhưng lại trong điều kiện sau
khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2008. Một quan
chức dấu tên của Nhật Bản
đã nhận xét rằng có một sự
vi phạm nghiêm trọng về tính
cẩn trọng, trách nhiệm nghề
nghiệp. Các kiểm toán viên
độc lập của Toshiba trong
nhiều năm tự xây dựng cho
mình một “cảm giác tự tin một
cách sai lầm” rằng Toshiba
sẽ không làm những việc như
vậy. Và nữa, E&Y ShinNihon
là hãng kiểm toán lớn nhất tại
Nhật Bản với khoảng 3.500 kế
toán viên công chứng và hơn
4.000 khách hàng.
Tại Việt Nam, chất lượng
BCTC sau kiểm toán cũng
còn tồn đọng nhiều vấn đề
cần nghiên cứu, đánh giá,
điển hình là trường hợp của
Công ty CP Dược phẩm Viễn
Đông, Công ty CP Bông Bạch
Tuyết, hay gần đây là Công
ty CP NTACO (ATA), Công
ty CP Thiết bị y tế Việt- Nhật
(JVC) và Công ty CP Tập
đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường
Thành (TTF), Công ty CP Mỏ
và xuất khập khẩu khoáng sản
miền Trung (MTM), Công ty
CP Công nghiệp khoáng sản
Bình Thuận (KSA), BCTC
của TTF trong 05 năm liên
tục, từ 2011 đến 2015 được
kiểm toán bởi Công ty TNHH
Kiểm toán DFK Việt Nam.
Tình huống xảy ra sau đó vào
tháng 5/2016, khi Tân Liên
Phát (công ty con của Tập
đoàn Vingroup) trở thành cổ
đông lớn của TTF, và Công
ty Kiểm toán Ernst & Young
(E&Y Việt Nam) được mời
kiểm toán lại năm 2016 thì
một loạt vấn đề liên quan đến
hàng tồn kho, các khoản phải
thu được phát hiện, gây ra hậu
quả nặng nề cho các cổ đông
và chủ nợ của TTF. Theo đó,
gần 980 tỷ đồng phát hiện
thiếu khi E&Y kiểm kê tài
sản. Khoản lỗ 1.123 tỷ đồng
trong Quý 2/2016 đã khiến
Trường Thành phải ghi nhận
khoản lỗ lũy kế lên đến 1.082
tỷ đồng, ăn mòn 75% vào vốn
điều lệ của TTF, và giá trị cổ
phiếu lao dốc không phanh.
Trong các năm 2016, 2017,
nhiều công ty đại chúng đã có
những công bố sai lệch thông
tin trên BCTC sau kiểm toán
với ý kiến chấp nhận toàn
phần, những sai lệch này chỉ
được nêu lên khi thanh tra của
các cơ quan có thẩm quyền
như Kiểm toán nhà nước,
thuế, vào cuộc và phát hiện
ra. Điều này dẫn đến những
nghi vấn của nhà đầu tư vào
chất lượng thông tin đã được
kiểm toán.
Từ những tình huống thực tế
ở trên cho thấy, chất lượng
kiểm toán là một trong những
yếu tố quan trọng góp phần
gia tăng độ tin cậy của thông
tin tài chính. Các cơ quan
quản lý ở mỗi quốc gia đều
cố gắng đưa ra những giải
pháp gia tăng tính trung thực,
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
56 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
hợp lý của thông tin tài chính
giúp người sử dụng có thể
đưa ra các quyết định kinh tế
hữu ích, trong đó giải pháp về
nghiên cứu định nghĩa và đo
lường chất lượng kiểm toán
được nhiều quốc gia lựa chọn
và nỗ lực thực hiện. Các công
trình nghiên cứu đã xem xét
các yếu tố tác động đến chất
lượng kiểm toán, bao gồm:
khối lượng, phạm vi các thủ
tục kiểm toán, số giờ thực
hiện kiểm toán, tỷ lệ các sai
sót phát hiệnCác nghiên
cứu cũng cho thấy có một số
nhân tố đầu vào, đầu ra và
trong quá trình kiểm toán.
Các yếu tố này bao gồm hệ
thống và quá trình kiểm soát
chất lượng, các đặc điểm của
nhóm kiểm toán, kết quả các
cuộc kiểm tra, kiểm toán nội
bộ và bên ngoài Tuy nhiên,
để đánh giá tổng thể thì cần
thiết phải có sự tập hợp các
yếu tố này lại và thiết kế,
đánh giá được trên cơ sở đo
lường và so sánh, từ đó một số
quốc gia đã xây dựng được Bộ
chỉ số chất lượng kiểm toán
(AQIs). Tháng 2/2014, Liên
đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC)
đã ban hành Khuôn khổ về
Chất lượng kiểm toán, Khuôn
khổ này xác định các yếu tố
cơ bản quyết định đến chất
lượng kiểm toán. Mục tiêu
của khuôn khổ giúp: (i) Nâng
cao nhận thức về các nhân
tố quan trọng của chất lượng
kiểm toán; (ii) khuyến khích
các bên liên quan chủ chốt
tìm hiểu, khám phá các cách
để có thể nâng cao chất lượng
kiểm toán; và (iii) tạo điều
kiện đối thoại nhiều hơn giữa
các bên liên quan chủ chốt về
chất lượng kiểm toán. Khuôn
khổ chất lượng kiểm toán
đã mô tả các nhân tố thuộc
tính quan trọng đạt được chất
lượng kiểm toán, phản ánh
cả các khía cạnh khác nhau
của các bên liên quan. Trong
mỗi yếu tố chính, Bộ Khuôn
khổ có đưa ra các thuộc tính
có liên quan đến chất lượng
kiểm toán. Tác giả sẽ mô tả
tóm tắt về các nhân tố chính
ở Bảng 1.
Bộ chỉ số AQIs có thể được sử
dụng bởi nhiều bên như BKS
của khách hàng, hãng kiểm
toán, nhà đầu tư và cơ quan
quản lý.
Đối với BKS của khách hàng,
AQIs có thể được thể hiện
trên các hồ sơ thầu, bản cáo
bạch của doanh nghiệp kiểm
toán. Những thông tin mà
BKS có thể thu thập để đánh
giá rủi ro chất lượng kiểm
toán; có thể bổ nhiệm, duy trì
hoặc thay thế KTV hay giám
sát quá trình kiểm toán của
KTV độc lập.
Đối với doanh nghiệp kiểm
toán, AQIs giúp hãng chứng
minh và thể hiện cam kết cung
cấp dịch vụ kiểm toán có chất
lượng cao với khách hàng; đánh
giá và quản lý rủi ro chất lượng
kiểm toán; tăng cường các nỗ
lực để nâng cao chất lượng
kiểm toán; xác định nguyên
nhân sâu xa của các cuộc kiểm
toán không thành công và điểm
yếu cần khắc phục.
Đối với nhà đầu tư, AQIs giúp
đánh giá rủi ro chất lượng
BCTC đã được kiểm toán để trợ
giúp cho quá trình ra quyết định
kinh tế được hữu ích, hợp lý.
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ số AQIs
giúp cho nhà quản lý nắm bắt
được xu hướng phát triển của
ngành kiểm toán độc lập nhằm
xây dựng các chính sách, dự
án phù hợp để tăng cường
chất lượng kiểm toán, khắc
phục các điểm yếu, thất bại.
Từ đó giúp họ có thể đánh giá
rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra
chất lượng phù hợp và khuyến
khích sự thảo luận, các nghiên
cứu để đáp ứng yêu cầu của
thị trường.
2. Bộ chỉ số chất lượng kiểm
toán của các quốc gia và tổ
chức thế giới
Theo nghiên cứu tìm hiểu của
tác giả, các quốc gia như Hoa
Kỳ, Canada, Anh, Thụy Sỹ và
Singapore đều đã xây dựng
Bộ chỉ số AQIs, tương ứng
với các nước vừa nêu là các
tổ chức có trách nhiệm ban
hành như Ủy ban Giám sát các
doanh nghiệp kiểm toán được
chấp thuận của Mỹ (PCAOB),
Ủy ban trách nhiệm công
chúng Canada (CPAB), Hội
đồng BCTC của Anh (FRC),
Hội đồng Giám sát kiểm toán
(FAOA), Cơ quan ban hành
chính sách kế toán và doanh
nghiệp Singapore (ACRA).
Trong phạm vi bài viết này,
tác giả đi sâu nghiên cứu vào
ba Bộ chỉ số AQIs của IFAC,
PCAOB và ACRA.
Tác giả đã tìm hiểu, và tổng
hợp một số nội dung chính
của Khuôn khổ về Chất lượng
kiểm toán do IAASB ban
hành, Bộ chỉ số AQIs của
Singapore, Mỹ và Anh.
2.1. Khuôn khổ về Chất
lượng kiểm toán (IAASB -
IFAC)
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
57Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
Theo Khuôn khổ về chất
lượng kiểm toán được ban
hành bởi Ủy ban Chuẩn mực
Kiểm toán và Dịch vụ đảm
bảo quốc tế (IAASB)- một ủy
ban thuộc Liên đoàn Kế toán
quốc tế (IFAC) công bố vào
tháng 02/2014- nêu rõ KTV
có trách nhiệm cho chất lượng
của các cuộc kiểm toán, và
phải đảm bảo rằng các cuộc
kiểm toán có chất lượng được
thực hiện một cách nhất quán.
Một cuộc kiểm toán có chất
lượng khi ý kiến của KTV về
BCTC có thể được tin tưởng
bởi nhóm kiểm toán đã thu
thập đầy đủ bằng chứng kiểm
toán thích hợp mà:
- Thể hiện được các giá trị,
đạo đức và thái độ phù hợp;
- Có đủ sự hiểu biết, kinh
nghiệm và đủ thời gian được
phân bổ để thực hiện cuộc
kiểm toán;
- Áp dụng quy trình kiểm
toán và thủ tục kiểm soát chất
lượng kiểm toán nghiêm ngặt;
- Cung cấp các báo cáo kịp
thời và có giá trị;
- Tương tác hợp lý với nhiều
bên liên quan khác nhau.
Khuôn khổ cũng phân biệt các
nhân tố chính có liên quan đến
chất lượng kiểm toán thể hiện
ở Hình 1.
Trong đó:
Các yếu tố đầu vào được
nhóm lại thành các tiêu chí
như sau:
- Các giá trị, đạo đức và thái
độ của KTV mà trong đó bị
ảnh hưởng bởi văn hóa của
mỗi hãng kiểm toán;
- Kiến thức, kinh nghiệm của
KTV và thời gian phân bổ để
thực hiện cuộc kiểm toán; và
- Tính hiệu quả của quy trình
Hình 1. Chất lượng kiểm
toán
kiểm toán và các thủ tục kiểm
soát chất lượng kiểm toán.
Trong các tiêu chí này, các
thuộc tính về chất lượng kiểm
toán sẽ được tổ chức sắp xếp
để áp dụng trực tiếp theo các
cấp độ:
- Cấp độ hợp đồng kiểm toán;
- Cấp độ hãng kiểm toán, và
vì vậy gián tiếp được thực
hiện trên tất cả các cuộc kiểm
toán;
- Cấp độ quốc gia và vì vậy
gián tiếp tới tất cả các hãng
kiểm toán hoạt động tại quốc
gia đó và các cuộc kiểm toán
mà họ đã thực hiện.
Các yếu tố đầu vào đối với
chất lượng kiểm toán cũng
sẽ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh
trong từng cuộc kiểm toán cụ
thể, sự tương tác giữa các bên
liên quan chủ chốt và các yếu
tố đầu ra. Ví dụ, luật và các
quy định của pháp luật (bối
cảnh) có thể yêu cầu những
báo cáo đặc biệt (đầu ra) mà
ảnh hưởng đến các kỹ năng
(đầu vào) được thực hiện.
Các yếu tố đầu ra thường
được xác định bởi bối cảnh,
bao gồm cả các yêu cầu của
pháp luật. Trong khi các bên
liên quan có thể ảnh hưởng
đến đặc điểm của đầu ra, thì
các bên khác có thể ít ảnh
hưởng hơn. Một số bên liên
quan, ví dụ như nhà đầu tư
vào các công ty niêm yết, báo
cáo kiểm toán là đầu ra chính
và hiện tại là tương đối chuẩn
hóa.
Sự tương tác giữa các bên liên
quan: Trong khi mỗi bên liên
quan riêng biệt trong chuỗi
cung ứng BCTC đóng một
vai trò quan trọng trong việc
hỗ trợ lập BCTC chất lượng
cao, thì cách thức mà các bên
tương tác với nhau có thể tác
động cụ thể đến chất lượng
kiểm toán. Những tương tác
này, bao gồm cả trao đổi
chính thức hoặc không chính
thức, sẽ bị ảnh hưởng bởi bối
cảnh mà cuộc kiểm toán được
thực hiện và cho phép mối
quan hệ động tồn tại giữa các
yếu tố đầu vào và đầu ra. Ví
dụ, sự thảo luận giữa KTV và
những người chịu trách nhiệm
quản trị đơn vị ở giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán có thể ảnh
hưởng đến việc sử dụng các
kỹ năng đặc biệt (đầu vào) và
hình thức, nội dung của báo
cáo kiểm toán (đầu ra).
Bối cảnh: Có một số yếu tố
theo bối cảnh có thể tạo điều
kiện thuận lợi cho chất lượng
BCTC, bao gồm quản trị
doanh nghiệp và các khuôn
khổ về lập BCTC, bao gồm
các yêu cầu và quy định pháp
lý cũng định hình nên sự
tương tác giữa các bên liên
quan chính. Những yếu tố này
cũng có thể ảnh hưởng đến
rủi ro kiểm toán, đặc điểm và
phạm vi của các bằng chứng
kiểm toán cần thiết và hiệu
Nguồn: A framework for Audit
Quality, IAASB (IFAC), 2013
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 204- Tháng 5. 2019
năng của quy trình kiểm toán.
Tổng hợp các yếu tố thuộc
tính có ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán, IAASB đã
đưa ra một số những yếu tố
thuộc về đầu vào, kết quả đầu
Bảng 1. Các yếu tố quyết định chất lượng kiểm toán
Các yếu tố chính Thuộc tính
1. Các yếu tố đầu
vào
Giá trị
Đạo đức
Thái độ
Cấp độ Hợp đồng dịch vụ
- Nhóm kiểm toán phải nhận thức được rằng cuộc kiểm toán được thực hiện trong lợi
ích các bên liên quan của đơn vị và lợi ích công chúng rộng hơn.
- Tuân thủ các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp: tính khách quan, chính trực, độc lập,
năng lực chuyên môn và tính thận trọng, thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.
Cấp độ hãng kiểm toán
- Quan điểm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán trong việc thiết lập các biện
pháp đảm bảo tính độc lập.
- Các đặc điểm mang tính cá nhân cần thúc đẩy vì chất lượng, thông qua thưởng,
phạt.
- Cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp và tiếp cận các công cụ hỗ trợ chất
lượng.
- Thúc đẩy văn hóa sử dụng tư vấn khi gặp các tình huống yêu cầu.
- Xây dựng hệ thống đánh giá, chấp nhận khách hàng chặt chẽ.
Cấp độ quốc gia
- Các yêu cầu về đạo đức được ban hành rõ ràng cả về các nguyên tắc đạo đức cơ
bản và các yêu cầu cụ thể cần được áp dụng.
- Các nhà quản lý và các tổ chức nghề nghiệp đảm bảo rằng các nguyên tắc đạo đức
được hiểu rõ ràng và các yêu cầu cần được áp dụng một cách nhất quán.
- Các thông tin có liên quan đến việc quyết định chấp nhận khách hàng được chia sẻ
giữa các hãng kiểm toán.
- Kiến thức
- Kinh nghiệm
- Thời gian
Cấp độ hợp đồng dịch vụ
- Thành viên Ban Giám đốc (BGĐ) và nhân viên: Có năng lực cần thiết; có hiểu biết
về kinh doanh của đơn vị; đưa ra được các xét đoán hợp lý.
- Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng tham gia tích cực vào việc đánh giá rủi ro, lập
kế hoạch, giám sát công việc của cuộc kiểm toán.
- Các thành viên nhóm kiểm toán có kinh nghiệm phù hợp với công việc được giao.
- Thành viên BGĐ và nhân viên có đủ thời gian để thực hiện công việc một cách hiệu
quả.
- Có khả năng tiếp cận ban lãnh đạo khách hàng.
Cấp độ hãng kiểm toán
- Thành viên BGĐ và nhân viên có đủ thời gian để giải quyết các vấn đề khó phát sinh.
- Nhóm kiểm toán được tổ chức hợp lý.
- Thành viên BGĐ, nhân viên được đào tạo đầy đủ, phù hợp, có sự đào tạo trong
thông qua công việc kiểm toán (traning on-the-job).
Cấp độ quốc gia
- Quản lý chặt chẽ giấy phép kiểm toán cho các hãng và các cá nhân hành nghề.
- Các yêu cầu về đào tạo được quy định rõ ràng và có đầy đủ nguồn lực đào tạo.
- Có sự sắp xếp hợp lý và tóm tắt các vấn đề hiện tại và cung cấp hoạt động đào tạo
về các quy định, yêu cầu mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
- Nghề nghiệp kiểm toán cần được tôn trọng và xác định một vị trí tốt trong nền kinh tế,
xã hội để có thể thu hút và giữ chân những cá nhân có chất lượng cao.
- Quy trình
- Các thủ tục kiểm
soát chất lượng
Cấp độ hợp đồng dịch vụ
- Nhóm kiểm toán tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu, quy định của pháp
luật có liên quan, và các thủ tục kiểm soát chất lượng của hãng.
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
59Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 204- Tháng 5. 2019
Các yếu tố chính Thuộc tính
- Nhóm kiểm toán sử dụng tốt công nghệ thông tin.
- Có sự trao đổi hiệu quả giữa các thành viên tham gia cuộc kiểm toán, có thể cả với
KTV nội bộ (nếu phù hợp).
- Tổ chức thích hợp để đạt được cuộc kiểm toán hiệu quả, hiệu năng.
- Sắp xếp, lưu giữ hồ sơ kiểm toán phù hợp.
Cấp độ hãng kiểm toán
- Phương pháp kiểm toán được sửa đổi phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp và các
phát hiện từ các cuộc kiểm tra chất lượng nội bộ hoặc bên ngoài.
- Phương pháp kiểm toán khuyến khích các nhân viên áp dụng xét đoán chuyên môn
và duy trì thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp một cách thích hợp.
- Yêu cầu việc giám sát, soát xét công việc đầy đủ.
- Yêu cầu việc ghi chép các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp.
- Thủ tục kiểm soát chất lượng phải được thiết lập, chất lượng kiểm toán phải được
theo dõi và phải có biện pháp khắc phục.
Cấp độ quốc gia
- Các chuẩn mực kiểm toán được ban hành nhằm làm rõ các mục tiêu cơ bản cũng
như các yêu cầu cụ thể được áp dụng.
- Các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra kiểm toán độc lập xem xét các thuộc tính có
liên quan đến chất lượng kiểm toán, cả trong hãng kiểm toán và các hợp đồng kiểm
toán.
- Có hệ thống hiệu quả để điều tra các cáo buộc về những cuộc kiểm toán thất bại
trong việc đưa ra ý kiến và thực hiện các biện pháp kỷ luật phù hợp.
2. Các yếu tố đầu ra Giá trị và tính kịp thời của:
Cấp độ hợp đồng dịch vụ:
- Từ các KTV: Báo cáo của KTV cho
người sử dụng thông tin tài chính, cho
ban quản trị đơn vị, cho BGĐ, cho cơ
quan chức năng
- Từ đơn vị được kiểm toán: BCTC đã
kiểm toán, báo cáo từ ban quản trị, bao
gồm cả BKS
- Từ cơ quan quản lý: cung cấp thông
tin về từng cuộc kiểm toán
Các cấp độ hãng kiểm toán và quốc gia
- Từ doanh nghiệp kiểm toán: Báo cáo
minh bạch, báo cáo thường niên và báo cáo
khác
- Từ cơ quan quản lý: báo cáo tổng kết
và kết quả kiểm soát chất lượng các doanh
nghiệp kiểm toán
3. Các tương tác
chính trong chuỗi
cung cấp BCTC
Sự tương tác hiệu quả giữa:
- KTV và BGĐ đơn vị, ban quản trị, người sử dụng BCTC và cơ quan quản lý
- BGĐ và ban quản trị, cơ quan quản lý và người sử dụng BCTC
- Ban quản trị với cơ quan quản lý và người sử dụng BCTC