Mục tiêu: Nghiên cứu về hình thái học và vi học của cây Nữ lang harwicke, phục vụ cho việc định danh và các nghiên cứu tiếp theo cho cây này. Phương pháp: Mẫu được quan sát và mô tả trực tiếp trên mẫu cây tươi. Vi phẫu sau khi nhuộm kép và bột rễ, thân, lá được quan sát và mô tả dưới kính hiển vi quang học. Kết quả: Hình thái học thực vật và sinh thái của cây Nữ lang hardwicke đã được mô tả và cho thấy mẫu thu hái phù hợp với tài liệu đã công bố, các bộ phận đặc biệt là hoa được ghi nhận rõ ràng. Vi phẫu cắt ngang của rễ, thân, lá cho thấy: rễ có lông hút, nội bì có đai caspary, liber cấp 2 và gỗ cấp 2, đặc biệt gỗ 2 chiếm tâm. Thân rỗng với lông tiết chân đơn bào đầu đa bào với số lượng và cách sắp xếp ở đầu khác nhau, nội bì có đai caspary, libe cấp 2 và gỗ cấp 2 tạo thành vòng liên tục, libe cấp 1 và gỗ cấp 1 xếp thành từng bó. Trong vi phẫu lá có lông che chở ở lá non thường đơn bào, ở lá già thường đa bào, bó libe gỗ với libe ở phía ngoài, gỗ ở phía trong. Ở thân, có lông che chở, nội bì đai caspary, các bó gỗ cấp 1. Các cấu tử có trong bột rễ bao gồm mảnh mô mềm, lông hút, mạch mạng, mạch xoắn, hạt nhựa. Bột thân gồm có các cấu tử: mảnh mô mềm, đám tế bào mô cứng, sợi mô cứng, mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn, mạch điểm, lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào, hạt nhựa. Bột lá có những cấu tử sau: mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu hỗn bào, mảnh mô mềm, lông tiết chân đơn bào đẩu đa bào, lông che chở đơn bào và đa bào, mạch xoắn và mạch vòng, hạt nhựa. Kết luận: Các đặc điểm hình thái, giải phẫu học và bột dược liệu của cây Nữ lang hardwicke lần đầu tiên đã được mô tả, các đặc điểm này có thể dùng để kiểm nghiệm bột dược liệu.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về cây nữ lang Harwicke I. khảo sát thực vật học cây Nữ lang Hardwicke (Valeriana hardwickii Wall. Valerianaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 612
NGHIÊN CỨU VỀ CÂY NỮ LANG HARWICKE
I. KHẢO SÁT THỰC VẬT HỌC CÂY NỮ LANG HARDWICKE
(VALERIANA HARDWICKII WALL. VALERIANACEAE)
Huỳnh Lời*, Trần Thị Bảo Châu*, Trần Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu về hình thái học và vi học của cây Nữ lang harwicke, phục vụ cho việc định danh và
các nghiên cứu tiếp theo cho cây này.
Phương pháp: Mẫu được quan sát và mô tả trực tiếp trên mẫu cây tươi. Vi phẫu sau khi nhuộm kép và bột
rễ, thân, lá được quan sát và mô tả dưới kính hiển vi quang học.
Kết quả: Hình thái học thực vật và sinh thái của cây Nữ lang hardwicke đã được mô tả và cho thấy mẫu thu
hái phù hợp với tài liệu đã công bố, các bộ phận đặc biệt là hoa được ghi nhận rõ ràng. Vi phẫu cắt ngang của rễ,
thân, lá cho thấy: rễ có lông hút, nội bì có đai caspary, liber cấp 2 và gỗ cấp 2, đặc biệt gỗ 2 chiếm tâm. Thân rỗng
với lông tiết chân đơn bào đầu đa bào với số lượng và cách sắp xếp ở đầu khác nhau, nội bì có đai caspary, libe cấp
2 và gỗ cấp 2 tạo thành vòng liên tục, libe cấp 1 và gỗ cấp 1 xếp thành từng bó. Trong vi phẫu lá có lông che chở
ở lá non thường đơn bào, ở lá già thường đa bào, bó libe gỗ với libe ở phía ngoài, gỗ ở phía trong. Ở thân, có lông
che chở, nội bì đai caspary, các bó gỗ cấp 1. Các cấu tử có trong bột rễ bao gồm mảnh mô mềm, lông hút, mạch
mạng, mạch xoắn, hạt nhựa. Bột thân gồm có các cấu tử: mảnh mô mềm, đám tế bào mô cứng, sợi mô cứng,
mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn, mạch điểm, lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào, hạt nhựa. Bột lá có những
cấu tử sau: mảnh biểu bì mang lỗ khí kiểu hỗn bào, mảnh mô mềm, lông tiết chân đơn bào đẩu đa bào, lông che
chở đơn bào và đa bào, mạch xoắn và mạch vòng, hạt nhựa.
Kết luận: Các đặc điểm hình thái, giải phẫu học và bột dược liệu của cây Nữ lang hardwicke lần đầu tiên đã
được mô tả, các đặc điểm này có thể dùng để kiểm nghiệm bột dược liệu.
Từ khóa: Nữ lang hardwicke, Valeriana hardwickii, hình thái thực vật, vi phẫu, đặc điểm bột dược liệu.
ABSTRACT
STUDIES ON VALERIANA HARDWICKII
I. MORPHOLOGY AND ANATOMY OF VALERIANA HARDWICKII WALL. VALERIANACEAE
Huynh Loi, Tran Thi Bao Chau, Tran Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 612 - 616
Objectives: In this study, morphological and anatomical analysis of Valeriana hardwickii were performed
for plant identification and characterization for further studies of this herb.
Methods: Fresh sample was directly observed, described on field and in laboratory. Transverse sections of
roots, stems and leaves after the dual dye and its powder were observed and described under the optical
microscope.
Results: Plant description: Plants up to 200 cm tall. Rhizomes short; roots slender. Stems erect, often
hispidulous below, glabrous above except at nodes. Basal leaves long petiolate; petiole to 6 cm; blade pinnatisect or
pinnatifid, sometimes simple and cordate; terminal segment ovate to ovate-lanceolate, hispidulous to glabrate,
base nearly rounded, margin entire or serrate, apex acuminate; lateral segments 3 or 5, remote, reduced toward
petiole. Cauline leaves similar, gradually reduced apically. Inflorescence paniculiform, flowers and fruits in
*Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược, Đại Học Y Dược TpHCM
Tác giả liên hệ: PGS. TS. Trần Hùng ĐT: 0918057096 Email: tranhung@uphcm.edu.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 613
remote dichasial clusters; bracts linear-subulate; bracteoles deltoid-ovate, margin entire or crenulate. Corolla
white, campanulate to infundibular, tube and lobes of equal length. Stamens and style nearly equal to corolla in
length or slightly exserted. Achenes broadly ovoid to ovoid, hispidulous or less frequently glabrous. Microscopic
characteristics: Root, polycellular hairs, with epidermis of polygonal cells, having the outer walls slightly
thickened; cork, immediately below the epidermis, of up to 2 layers of slightly suberized polygonal cells; cortex
contains parenchyma cells; endodermis with casparian cycle; vascular bundle consists of secondary xylem and
secondary phloem; pith is full of xylem. Stem, with epidermal hairs, contains suberized cells in epidermis,
polygonal collenchyma and parenchyma cells, casparian endodermal cells, many vascular bundles with primary,
secondary phloem and xylem, hollow pith. Leaf blade (lamina) consists of ovoid upper-epidermal cells, rectangular
palisade mesophyll cells, round spongy mesophyll cells, lower-epidermis with stoma surrounded by 3-5 guard-
cells. Petiole contains 5 vascular bundles with primary phloem and xylem. Plant powder characteristics: Light
brown and characterized by numerous fragments of parenchyma with round or elongated cells; hairs;
multicellular glandular hairs; scalariform vessel, spiral vessels, dotted vessels, sclereids, epidermal fragments with
stoma surrounded by 3-5 guard cells.
Conclusions: Valeriana hardwickii morphology is detailed, some characteristics were determined for this
plant.
Key word: Valeriana hardwickii, morphology, anatomy, plant powder characteristics.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số loài thuộc chi Valeriana đã được dùng
phổ biến trên thế giới như là thuốc an thần nhẹ,
căng thẳng thần kinh và mất ngủ. Dược điển
một số nước đã có chuyên luận của các loài
thuộc chi này như Dược điển Mỹ, Anh, Pháp có
Valeriana officinalis; Dược điển Nhật, Hàn quốc
có Valeriana faurei. Ngoài ra, Valeriana mexicana
cũng được dùng phổ biến ở một số nước(4).
Ở Việt Nam loài Valeriana jatamansi Jone (Sì
to) và Valeriana hardwickii Wall. (Nữ lang
harwicke) được dùng làm thuốc ở một số nơi(6).
V. jatamansi Jones đã có nhiều tài liệu một số
nước công bố. Ở Việt nam, loài này cũng có một
vài nghiên cứu (Đỗ Ngọc Thanh, 1989; Nguyễn
Duy Thuần, 2008). Riêng loài V. hardwickii, cho
đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu trong nước,
cũng chưa thấy tài liệu nào đề cập tới các các đặc
điểm giải phẫu, hóa học và tác dụng sinh học.
Trong hướng nghiên cứu về cây Nữ lang
hardwicke, đề tài “Khảo sát về thực vật học cây
Nữ lang hardwicke” được thực hiện để làm cơ
sở cho việc xác định dược liệu, xây dựng tiêu
chuẩn, giúp cho các nghiên cứu tiếp theo về hóa
học, tác dụng dược lý của cây này.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Nguyên liệu là toàn cây Nữ lang thu hái vào
tháng 4 năm 2010 và tháng 6 năm 2010 mọc
hoang tại Cổng trời (vùng Bidoup - núi Bà), Đà
lạt (Lâm đồng), cây được thu hái trước khi ra
hoa. Mẫu được định danh bằng cách so sánh với
các tài liệu đã công bố(1,3,4).
Phương pháp nghiên cứu
Mẫu được quan sát và mô tả trực tiếp trên
mẫu cây tươi tại chỗ và trong phòng thí nghiệm.
Vi phẫu cắt ngang sau khi nhuộm kép và bột rễ,
thân, lá được quan sát và mô tả dưới kính hiển
vi quang học.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm hình thái
Cây thảo, sống một năm hoặc lâu năm,
trung bình cao từ 15 cm đến 1 m, có thể cao hơn
2 m. Lá mọc đối, thỉnh thoảng có lá nguyên hình
tim, lá xẻ thùy sâu như kép với 3-5 thùy. Các
thùy lá hình tim hay trứng thuôn nhọn ở đầu,
thùy tận cùng lớn nhất, dài khoảng 5-25 cm,
phiến của các thùy còn lại dài khoảng 1,1-8,8 cm,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 614
A
rộng 1,2-5 cm, mép phiến hơi răng cưa, mặt trên
màu xanh đậm và có nhiều lông hơn hơn mặt
dưới, lá non có nhiều lông hơn lá già. Gân lá
lông chim, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá hình
lòng máng, dài khoảng 4- 6cm, lông thưa, cuống
lá non lông nhiều hơn cuống lá già. Lá ở gốc
thường khô héo trước khi cây có quả.
Thân có tiết diện hơi vuông, đường kính có
khi tới 8 mm, thân rễ ngắn, thân non màu xanh,
thân già đỏ tía, lông tơ thưa, nhiều ở phần mắt
lá, ở gốc thân có màu nâu tía, hơi sần sùi, có mắt
do vết tích lá rụng để lại, rỗng ruột.
Rễ chùm, mùi đặc trưng, đường kính trung
bình khoảng 0,5-1 mm, dài 3-6 cm.
Hoa màu trắng đều, nhỏ, lưỡng tính, dài
khoảng 1,5-2,5 mm, cụm hoa mọc thành xim
ngù. Lá bắc nhỏ, phiến hình mũi mác, gân giữa
nổi rõ. Bao hoa có kích thước khoảng 0,8-1,5
mm. Đài dính với bầu, có 10 răng nhọn, xếp 1
vòng, phát triển thành chùm lông khi quả chín.
Tràng hoa 5 cánh dính phía dưới thành ống hẹp,
dài 0,4-0,7 mm, tràng đều, cánh hoa dài khoảng
0,5-0,8 mm. Bộ nhị có 3 nhị, chỉ nhị ngắn, bao
phấn 2 ô, nứt dọc. Bộ nhụy gồm bầu nhụy dài
khoảng 0,8-1,5 mm, bầu hạ 1 ô, vòi nhụy dài
khoảng 2,8 mm, đầu nhụy chia 3 thùy.
Quả bế dẹt, dài khoảng 3-4 mm, rộng 2,5-3
mm, vỏ quả màu xanh, một mặt có 3 đường lồi,
mặt kia 1 đường lồi, có lông trên vỏ quả, mang
đài tồn tại, đài gồm 10 răng nhỏ phát triển thành
chùm lông.
Hoa thức: * K10 C(5) A3 G3
Nhận xét: Các tài liệu trước đây(1,2), chưa
thấy tài liệu nào mô tả lá đơn, nguyên, hình tim
thỉnh thoảng gặp ở lá cây còn non. Chiều cao
cây theo tài liệu mô tả cây cao đến 1,5 m, nhưng
đã tìm thấy có cây cao hơn 2 m, đặc biệt những
cây nằm trong bụi rậm. Lông có nhiều ở thân và
lá non, ở lá già và thân già ít thấy.
Cây với lá nguyên Lá của cây non
Lá của cây trưởng thành
Cụm hoa
C D E F G
Hình 1. Hình thái thực vật học cây Nữ lang
hardwicke
A. Quả mang chùm lông do đài phát triển; B. Nụ hoa; C.
Bầu cắt ngang; D. Hoa nở với quả bắt đầu phát triển; E.
Hoa đều, lưỡng tính, 5 cánh hoa F. Nhụy với đầu nhụy
chia 3 thùy; G. Bao phấn 2 ô.
Đặc điểm sinh thái
Cây mọc ở độ cao khoảng 1500 m trở lên, ở
khí hậu ôn đới, cây mọc nơi bụi hơi thưa, ẩm
thấp, ven suối với độ che phủ khoảng 30 %. Cây
mọc nơi ánh sáng nhiều thì thấp hơn cây mọc
trong bụi. Theo tài liệu, ở Việt nam, cây còn gặp
ở Sapa, vùng núi Ngọc linh.
Đặc điểm giải phẫu
Rễ: Cấu tạo cắt ngang của rễ bao gồm tầng
lông hút mang lông hút. Bần gồm nhiều hàng tế
bào hình chữ nhật xếp thành vòng đồng tâm và
dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào
hình chữ nhật. Nội bì đai caspary rõ. Trong cùng
0,7 mm
0,6 mm
3,5 mm
A
B
0,8mm
1mm
5mm
3,5mm
2mm
A
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 615
là libe gỗ cấp 2 tạo thành 1 vòng liên tục với libe
cấp 2 ở ngoài, gỗ cấp 2 ở trong, gỗ chiếm tâm.
Hình 2. Vi phẫu rễ
Hình 3. Vi phẫu thân
Thân: Mặt cắt ngang hơi vuông, rỗng ruột.
Lớp biểu bì mang 2 loại lông tiết: 1 loại đầu tròn
chân đơn bào, đầu đa bào gồm 4 tế bào xếp đối
xứng khi cắt ngang chỉ thấy đầu tròn gồm 2 tế
bào, 1 loại lông tiết dài chân đơn bào, đầu đa bào
gồm 4-8 tế bào xếp đối xứng khi cắt ngang chỉ
thấy 2-4 tế bào. Thân non mang nhiều lông, thân
già lông thưa gần như không thấy. Dưới lớp
biểu bì gồm 1-2 lớp mô dày phiến. Mô mềm vỏ
gồm những tế bào khá tròn. Nội bì đai caspary
rõ tạo thành 1 vòng liên tục. Trụ bì gồm 1 lớp tế
bào hình chữ nhật. Tầng phát sinh sinh libe cấp
2 và gỗ cấp 2 tạo thành vòng liên tục với libe cấp
2 ở ngoài và gỗ cấp 2 ở trong, libe cấp 1 và gỗ
cấp 1 xếp thành từng bó. Trong cùng là mô mềm
tủy gồm những tế bào đa giác.
Lá: Vi phẫu cắt ngang ở phía gốc lá thể hiện
có 1 mặt lồi ở dưới có mang 3 bó libe gỗ rời
nhau. Lớp biểu bì mang lông che chở, lông che
chở lá non thường đơn bào, lá già thường đa
bào, gồm 2-3 tế bào. Lông tiết có 2 loại giống với
thân. Dưới lớp biểu bì là 1-2 lớp mô dày phiến,
mô dày cũng có chung quanh bó libe gỗ. Biểu bì
trên cấu tạo bởi một lớp tế bào không có lỗ khí,
mang lông che chở và lông tiết giống ở gân lá.
Dưới lớp biểu bì trên có cấu tạo gồm 1 lớp tế bào
mô giậu được tạo bởi những tế bào dài xếp sát
cạnh nhau. Cấu tạo bên trong gồm bó libe gỗ có
libe ở phía ngoài, gỗ ở phía trong. Biểu bì dưới
có lỗ khí, mang lông che chở và lông tiết giống
với biểu bì trên.
Hình 4. Vi phẫu lá cắt ngang
Hình 5. Vi phẫu cuống lá
a. Một phần cuống lá non mang nhiều lông che chở, lông
tiết đa bào. b. Lông tiết đầu tròn chân đơn bào, đầu đa bào
c. Lông tiết đầu dài chân đơn bào, đầu đa bào d. Vi phẫu
cuống lá cắt ngang
Cuống lá
Mặt cắt ngang cuống lá có hình chữ V, biểu
bì cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật xếp
dọc theo chiều dài của cuống lá, mang lông che
chở và lông tiết giống với lá và thân. Cuống lá
non mang lông nhiều hơn lá già. Dưới biều bì
gồm 1-2 lớp mô dày, mô dày gặp ở những chỗ
lồi lên của cuống lá, và xung quanh bó libe gỗ.
Mô mềm vỏ gồm những tế bào tương đối tròn.
Các bó libe gỗ rời nhau, libe ở phía ngoài và gỗ ở
phía trong.
Đặc điểm bột dược liệu
Rễ: Bột có màu nâu hơi đậm, mịn, mùi đặc
trưng, vị hơi đắng. Các cấu tử trong bột rễ có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 616
mảnh mô mềm, lông hút, mạch mạng, mạch
xoắn, hạt nhựa màu đỏ nâu.
Mảnh mô mềm Mảnh bần Mạch mạng
Mạch xoắn Lông hút Hạt nhựa
Hình 6. Các cấu tử trong bột rễ Nữ lang hardwicke
Thân: Bột có màu nâu nhạt, mùi đặc trưng.
Bột thân có các cấu tử sau: mảnh mô mềm, đám
tế bào mô cứng, sợi mô cứng, mạch mạng, mạch
xoắn, mạch điểm, lông tiết chân đơn bào, đầu đa
bào, hạt nhựa màu đỏ nâu.
Mảnh mô mềm Tế bào mô cứng Mạch xoắn
Sợi mô cứng Mạch mạng Lông tiết
Hình 7. Các cấu tử trong bột thân Nữ lang
hardwicke
Lá: Bột lá có màu xanh xám, mùi đặc trưng.
Bột lá có những cấu tử sau: mảnh biểu bì mang
lỗ khí kiểu hỗn bào, mảnh mô mềm, lông tiết
chân đơn bào đẩu đa bào, lông che chở đơn bào
và đa bào có bề mặt sần sùi, mạch xoắn, hạt
nhựa màu đỏ nâu.
Lông tiết Lông che chở Mành mô mềm
Khí khổng Mạch xoắn Mạch xoắn
Hình 8. Các cấu tử trong bột lá Nữ lang hardwicke
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, đặc điểm hình thái
thực vật của cây Valeriana hardwickii đã được mô
tả chi tiết, vi phẫu các bộ phận của cây và đặc
điểm bột dược liệu đã được xác định. Các đặc
điểm này có thể giúp nhận dạng và phân biệt nữ
lang với các dược liệu khác. Những đặc điểm
này giúp cho các nghiên cứu tiếp theo cho Nữ
lang hardwicke.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Flora of China
(www.hua.huh.harvard.edu/china/mss/volume19/Valerianac
eae-AGH_reviewing.htm, truy cập ngày 08/12/2010)
2. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng
phương pháp hiển vi, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật.
3. Phạm Hoàng hộ (1999), Cây cỏ Việt nam, NXB Trẻ, trang 228
4. Viện dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở
Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 2, tr. 484-
485.
5. Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB.
Giáo dục, tr. 31-40.
6. WHO (1999), Monographs on selected medicinal plants, Vol
1. pp. 267-269