Nghiên cứu xử lý ion Fe²+ trong nước thải sử dụng vật liệu hấp phụ CaO/Cordierite quy mô phòng thí nghiệm

Hiện nay, ô nhiễm kim loại nặng trong nguồn nước là vấn đề thu hút sự quan tâm, của các nhà khoa học cũng như nhiều người dân trên toàn thế giới, bởi tác động tiêu cực của chúng đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đặc biệt, nước thải của các khu vực khai thác khoáng sản chứa một lượng lớn các kim loại nặng như: Fe, Mn, Cr, Ni, Zn, Hg, trong đó ion Fe2+ chiếm thành phần chủ yếu. Bài báo này, tóm tắt kết quả nghiên cứu xử lý ion Fe2+ trong nước thải, bằng cách sử dụng vật liệu hấp phụ CaO/cordierite ở quy mô phòng thí nghiệm. Hiệu suất loại bỏ Fe2+ đạt giá trị cao nhất khi sử dụng 0,1 g/l CaO/cordierite ở điều kiện pH = 4, nồng độ Fe2+ giảm từ 100 mg/l xuống 35,62 mg/l sau 45 phút phản ứng. Quá trình hấp phụ đẳng nhiệt các ion sắt của CaO/cordierite được mô tả bằng mô hình đẳng nhiệt Langmuir, với nồng độ Fe2+ trong nước thải được hấp phụ cao nhất đạt 200 mg/g. Điều này cho thấy, CaO/cordierite là một chất hấp phụ tiềm năng loại bỏ Fe2+ trong nguồn nước nói chung và đặc biệt là trong nước thải.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xử lý ion Fe²+ trong nước thải sử dụng vật liệu hấp phụ CaO/Cordierite quy mô phòng thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ION Fe2+ TRONG NƯỚC THẢI SỬ DỤNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ CaO/CORDIERITE QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM Lê Lợi1, Đoàn Thị Oanh*2, Nguyễn Thành Trung2, Lê Văn Nhân3 1Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Trường Cao Đẳng Sơn La 2Khoa Môi trường, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 3Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. *Email: doanoanh158@gmail.com Tóm tắt: Hiện nay, ô nhiễm kim loại nặng trong nguồn nước là vấn đề thu hút sự quan tâm, của các nhà khoa học cũng như nhiều người dân trên toàn thế giới, bởi tác động tiêu cực của chúng đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Đặc biệt, nước thải của các khu vực khai thác khoáng sản chứa một lượng lớn các kim loại nặng như: Fe, Mn, Cr, Ni, Zn, Hg, trong đó ion Fe2+ chiếm thành phần chủ yếu. Bài báo này, tóm tắt kết quả nghiên cứu xử lý ion Fe2+ trong nước thải, bằng cách sử dụng vật liệu hấp phụ CaO/cordierite ở quy mô phòng thí nghiệm. Hiệu suất loại bỏ Fe2+ đạt giá trị cao nhất khi sử dụng 0,1 g/l CaO/cordierite ở điều kiện pH = 4, nồng độ Fe2+ giảm từ 100 mg/l xuống 35,62 mg/l sau 45 phút phản ứng. Quá trình hấp phụ đẳng nhiệt các ion sắt của CaO/cordierite được mô tả bằng mô hình đẳng nhiệt Langmuir, với nồng độ Fe2+ trong nước thải được hấp phụ cao nhất đạt 200 mg/g. Điều này cho thấy, CaO/cordierite là một chất hấp phụ tiềm năng loại bỏ Fe2+ trong nguồn nước nói chung và đặc biệt là trong nước thải. Từ khóa: CaO, cordiertie, Fe2+, hấp phụ. 1. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, ngành khai thác khoáng sản chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp khoảng 7 % tổng GDP hằng năm [1]. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đáng kể về kinh tế, các hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động đến đời sống, hoạt động sản xuất của người dân và môi trường xung quanh, như tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, đặc biệt là ô nhiễm do nguồn nước thải phát sinh từ các khu vực khai thác khoáng sản. Việc khai thác khoáng sản từ lòng đất làm phát sinh ra môi trường một lượng lớn nước thải chứa nhiều kim loại nặng như Fe, Mn, Cr, Ni, Zn, Hg, trong đó các ion Fe2+ chiếm thành phần chủ yếu [2, 3]. Do đó, vấn đề loại bỏ các kim loại nặng, đặc biệt là ion sắt có trong nước thải trước khi xả thải ra môi trường là vấn đề cấp thiết hiện nay. Có nhiều phương pháp nhằm tách các ion kim loại nặng ra khỏi môi trường nước như: kết tủa, trao đổi ion, hấp phụ, [4]. Trong đó hấp phụ là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước, bởi có nhiều ưu điểm như hiệu quả xử lý cao, quy trình xử lý đơn giản, vật liệu hấp phụ có thể tái sinh, tách được đồng thời nhiều loại kim loại trong dung dịch và không gây ô nhiễm thứ cấp [5]. Các vật liệu hấp phụ (VLHP) hiện nay, đang được sử dụng có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp nhân tạo như than hoạt tính, zeolit, khoáng sét, chất thải rắn công nghiệp và vật liệu sinh học [6]. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý sắt bằng vật liệu hấp phụ CaO/cordierite được chế tạo từ nguồn nguyên liệu phổ biến và rẻ tiền. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu + Vật liệu hấp phụ CaO/cordierite; + Dung dịch Fe2+ trong nước thải giả định. 2.2. Hóa chất, thiết bị Muối dùng để pha nước thải giả định là FeSO4.7H2O (hãng Merck, Đức). Máy đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS (Thermo - Anh). 138 Lê Lợi, Đoàn Thị Oanh, Nguyễn Thành Trung, Lê Văn Nhân 2.3. Quy trình và nội dung nghiên cứu Vật liệu CaO/cordierite được chế tạo trên cơ sở phối trộn các nguyên liệu: bột gốm cordierite, bột vôi CaO và bột cao lanh. Thực hiện nghiền nhỏ bột gốm cordierite và thu lấy các hạt có kích thước < 0,1 mm bằng màng rây. Cao lanh là khoáng vật tự nhiên màu trắng, dẻo, mềm [7]. Hình 1. Quy trình thực nghiệm khảo sát hấp phụ Thực hiện đánh giá khả năng hấp phụ Fe2+ thông qua các thông số với các điều kiện khác nhau như: các giá trị pH (2 đến 7), khối lượng CaO/cordierite (từ 0,02; 0,05; 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 (g/L)), thời gian tiếp xúc (5; 15; 30; 45; 60; 120; 150 (phút)). Thể tích dung dịch nghiên cứu 250 mL dung dịch, nồng độ Fe2+ 100 mg/L [8]. Quy trình bố trí thực nghiệm khảo sát hấp phụ được trình bày như Hình 1. - Dung lượng hấp phụ được tính theo công thức: ( ).Vi fC Cq m − = (1) trong đó: q: Dung lượng hấp phụ đường hấp phụ cân bằng (mg/g); Ci: Nồng độ dung dịch đầu (mg/L); Cf: Nồng độ dung dịch khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/L); V: Thể tích dung dịch chất bị hấp phụ (L); m: Khối lượng chất hấp phụ (g). - Hiệu suất hấp phụ (H, %): .100 i f i C C H C − = (2) Khảo sát các tham số của phương trình đẳng nhiệt hấp phụ theo mô hình đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir. - Phương trình Langmuir có dạng: . 1 . L m L K Cq q K C = + (3) Nghiên cứu xử lý ion Fe2+ sử dụng vật liệu hấp phụ Cao/Cordierite 139 quy mô phòng thí nghiệm trong đó: q: Tải trọng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g); qm: Tải trọng hấp phụ cực đại (mg/g); K: Hằng số (cân bằng) hấp phụ Langmuir; C: Nồng độ dung dịch hấp phụ. Từ giá trị KL có thể xác định được tham số cân bằng RL: 1 1 .L L o R K C = + (4) trong đó: 0 < RL < 1 thể hiện hấp phụ tuân theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir. Khảo sát được tiến hành ở dải nồng độ ion kim loại trong dung dịch như sau: 50; 100; 150; 200; 300; 400; 600; 800 và 1000 (mg/L) ở pH = 4, thời gian phản ứng 45 phút, khối lượng CaO/cordierite 0,1 g/L. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ Fe+2 Sự ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lý ion Fe2+ của CaO/cordierite được đánh giá ở các điều kiện như sau: nồng độ Fe2+ ban đầu 100 mg/L, thể tích dung dịch nghiên cứu 250 mL, khối lượng VLHP 0,05 g/L, thời gian phản ứng là 30 phút, pH = 2, 3, 4, 5, 6, 7. Hình 2. Ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ Fe2+ của CaO/cordierite Hình 2 biểu thị sự ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ Fe+2 của CaO/cordierite. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ ion Fe2+ phụ thuộc nhiều vào pH của dung dịch. Trong khoảng pH khảo sát, khi tăng pH từ 2 đến 4, hiệu suất hấp phụ tăng từ 11,35 % đến 23,95 % và dung lượng hấp phụ cũng tăng từ 56,75 mg/g đến 119,75 mg/g. Tại pH = 4, vật liệu đạt hiệu suất và dung lượng hấp phụ cao nhất (23,95 % và 119,75 %). Tuy nhiên khi tăng pH từ 4 đến 7, hiệu suất giảm từ 23,95 % xuống 6,06 % và dung lượng hấp phụ giảm từ 119,75 mg/g xuống 30,30 mg/g. Nghiên cứu của Ngô Thị Mai Việt, 2015 [9] đã báo cáo rằng trong môi trường pH thấp, các chất hấp phụ và chất bị hấp phụ đều tích điện dương, làm xuất hiện lực đẩy tĩnh điện, do nồng độ H+ khác nhau, dẫn tới sự cạnh tranh giữa ion H+ và các ion kim loại (trong nghiên cứu này là Fe2+), nên giá trị pH và dung lượng hấp phụ thấp. Tuy nhiên, khi tăng pH lên cao, xảy ra phản ứng kết tủa Fe (OH)2, từ đó làm giảm 140 Lê Lợi, Đoàn Thị Oanh, Nguyễn Thành Trung, Lê Văn Nhân khả năng hấp phụ sắt của vật liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị pH tối ưu cho sự hấp phụ Fe2+ trên CaO/cordierite là pH = 4. 3.2. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của khối lượng đến quá trình hấp phụ Fe2+ Giá trị pH = 4 được lựa chọn trong đánh giá sự ảnh hưởng của khối lượng CaO/cordierite đến quá trình hấp phụ Fe2+. Nồng độ Fe2+ ban đầu 100 mg/L, thời gian tiếp xúc 30 phút, thể tích dung dịch nghiên cứu 250 mL, khối lượng VLHP 0,02; 0,05; 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 (g). Hình 3. Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu CaO/cordierite đến quá trình hấp phụ Fe2+ Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Hình 3, với hiệu suất và dung lượng hấp phụ Fe2+ thay đổi khi khối lượng vật liệu thay đổi. Khi khối lượng vật liệu CaO/cordierite tăng từ 0,02 g đến 0,1 g, dung lượng hấp phụ tăng từ 97 mg/g đến 130,73 mg/g (tăng gấp 1,3 lần), đồng thời hiệu suất hấp phụ cũng tăng từ 7,76 % đến 53,29 % (tăng gấp 6,7 lần). Tại mức khối lượng CaO/cordierite bằng 0,1 g, dung lượng hấp phụ đạt cao nhất 130,73 mg/g. Nhưng khi khối lượng chất hấp phụ tăng từ 0,1 g đến 0,25 g, dung lượng hấp phụ lại giảm từ 130,73 mg/g xuống 98,06 mg/g (giảm 1,4 lần), trong khi đó hiệu suất hấp phụ vẫn tăng từ 53,29 % lên 98,06 % (tăng 1,8 lần). Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Mai Việt, 2015 [9], khi khối lượng vật liệu hấp phụ tăng đồng nghĩa với sự tăng các trung tâm hấp phụ, dẫn đến hiệu suất hấp phụ tăng nhưng dung lượng hấp phụ giảm. Điều đó cho thấy, để đạt được dung lượng và hiệu suất hấp phụ cao (130,73 mg/g và 52,29 %), khối lượng tối ưu cho quá trình thí nghiệm là 0,1 g vật liệu CaO/cordierite. Theo kết quả của một số nghiên cứu trước cũng đã chứng minh được rằng: ở nồng độ thấp hơn so với nồng độ cân bằng, hấp phụ cho khả năng loại bỏ kim loại nhiều hơn so với ở nồng độ cao hơn nồng độ cân bằng [10]. Sự tương tác tĩnh điện trên bề mặt VLHP là yếu tố quan trọng quyết định ảnh hưởng của nồng độ VLHP tới khả năng loại bỏ kim loại nặng. Khi nồng độ VLHP cao, có thể gây ra một tác dụng, giống như lớp vỏ bảo vệ đang được kích hoạt chiếm đóng bởi các kim loại, do sự tương tác tĩnh điện giữa các điểm liên kết trên bề mặt VLHP lớn. Như vậy, nồng độ VLHP ảnh hưởng đáng kể khả năng loại bỏ kim loại, và trong nghiên cứu này nồng độ VLHP 0,1 g/L được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.3. Kết quả đánh giá sự ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ Sự ảnh hưởng của thời gian phản ứng của CaO/cordierite đến khả năng loại bỏ các ion Fe2+ trong dung dịch, được bố trí thí nghiệm ở điều kiện: Nồng độ Fe2+ ban đầu 100 mg/L, pH = 4, thể tích dung dịch nghiên cứu 250 mL, khối lượng VLHP 0,1 g/L, thời gian tiếp xúc là 5; 15; 30; 45; 60; 120; 150 (phút). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất và dung lượng hấp phụ của vật liệu CaO/cordierite đối với ion Fe2+ thay đổi khi thời gian hấp phụ thay đổi. Khi tăng thời gian hấp phụ của vật liệu từ 5 - 30 phút, dung lượng hấp phụ của vật liệu đối với Fe2+ tăng từ 20,13 mg/g đến 130,73 mg/g và hiệu suất hấp phụ tăng từ 8,05 % đến 52,29 %. Nguyên nhân là do quá trình hấp phụ của vật liệu, cần có thời gian nhất định để Fe2+ khuếch tán, di Nghiên cứu xử lý ion Fe2+ sử dụng vật liệu hấp phụ Cao/Cordierite 141 quy mô phòng thí nghiệm chuyển vào cấu trúc bên trong vật liệu, thực hiện quá trình trao đổi và hấp phụ. Do vậy, khi tăng thời gian thực hiện hấp phụ của vật liệu, dung lượng và hiệu suất hấp phụ tăng lên. Tại thời gian 45 phút, hiệu suất hấp phụ đạt cao nhất 64,38 % và dung lượng hấp phụ đạt cao nhất 160,95 mg/g. Từ phút 45 trở đi, do sự hấp phụ đạt tới trạng thái cân bằng, nên khi thời gian lên đến 150 phút, hiệu suất và dung lượng hấp phụ giảm nhẹ và ổn định. Do khi vật liệu hấp phụ đã đạt trạng thái cân bằng, không có khả năng hấp phụ thêm nữa, điều này có thể giải thích theo thuyết hấp phụ đẳng nhiệt. Như vậy, thời gian càng tăng, vật liệu càng không có khả năng hấp phụ hoặc rất ít, để thu được dung lượng và hiệu suất hấp phụ cao, thời gian hấp phụ tối ưu là 45 phút và được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. Nghiên cứu của Lizama-Allende, 2017 [8] cũng báo cáo rằng các hợp chất chứa canxi có khả năng loại bỏ ion sắt khá cao và thời gian cũng là một trong những yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ sắt của vật liệu này. Kumar và cộng sự, 2006 đã chỉ ra rằng ở giai đoạn đầu có nhiều chỗ trống chưa bị chiếm hữu trên bề mặt VLHP, nên quá trình hấp phụ thường diễn ra nhanh hơn, so với ở giai đoạn sau khi mà ion kim loại khó có khả năng tiếp xúc các chỗ trống còn lại trên bề mặt VLHP [11]. Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc CaO/cordierite đến quá trình hấp phụ Fe2+ 3.4. Hấp phụ đẳng nhiệt theo mô hình Langmuir Kết quả thực nghiệm và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Cf/q vào nồng độ cân bằng Cf (mg/L) cho thấy, quá trình hấp phụ Fe2+ được mô tả bằng mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir, ở cả vùng có nồng độ cao và vùng có nồng độ thấp. Hình 5. Sự phụ thuộc của Cf /q vào nồng độ cân bằng Cf 142 Lê Lợi, Đoàn Thị Oanh, Nguyễn Thành Trung, Lê Văn Nhân Hình 5 cho thấy, mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir mô tả tương đối chính xác sự hấp phụ ion kim loại nặng trên vật liệu CaO/cordierite thông qua hệ số xác định của quá trình hồi quy R² = 0,999 đối với Fe2+. Từ phân tích hồi quy suy ra các hệ số của phương trình Langmuir như sau: Đối với Fe2+ : Cf/qe = 0,005 Ce + 0,068 Bảng 1. Giá trị tham số RL, KL của quá trình hấp phụ ion kim loại Fe2+ trên CaO/cordierite ở các điều kiện tối ưu Nồng độ (mg/L) 50 100 150 200 300 400 600 800 1.000 RL 0,21384 0,11972 0,08313 0,06367 0,04337 0,03288 0,02216 0,01672 0,01342 KL 0,07353 0,07353 0,07353 0,07353 0,07353 0,07353 0,07353 0,07353 0,07353 Từ phương trình trên, ta tính được dung lượng hấp phụ cực đại và hằng số hấp phụ KL của Fe2+ như trong Bảng 1. Sau khi xác định được hằng số hấp phụ KL, để xác định quá trình hấp phụ ion kim loại trên CaO/cordierite có phù hợp với dạng hấp phụ đơn lớp theo mô tả của mô hình Langmuir hay không, tham số cân bằng RL được tính toán và phân tích. Tham số RL được tính dựa trên công thức (4) thu được kết quả thể hiện trong Bảng 1. Từ giá trị RL thu được nhận thấy các giá trị này trong khoảng 0,01342 - 0,21384 đều nhỏ hơn 1 nên có thể khẳng định được mô hình hấp phụ đẳng nhiệt phù hợp với quá trình hấp phụ Fe2+. Dựa vào Hình 5 ta xác định được tanα = 0,005 xác định được Qmax: Qmax = 1/tanα = 1/0,005 = 200 (mg/g) Theo phương trình đẳng nhiệt Langmuir và kết quả thực nghiệm, đã xác định được hệ số góc tgα = 0,005 từ đó tìm được dung lượng hấp phụ cực đại qmax= 200 (mg/g). 4. KẾT LUẬN Vật liệu CaO/cordierite có khả năng hấp phụ Fe2+ trong môi trường nước thải, với hiệu suất cao nhất ở các điều kiện: khối lượng 0,1 g, thời gian tiếp xúc phản ứng giữa VLHP và chất bị hấp phụ 45 phút, giá trị pH tối ưu bằng 4, nồng độ Fe2+ 100 mg/L và thể tích dung dịch 250 mL. CaO/cordierite hấp phụ Fe2+ tuân theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir, với dung lượng hấp phụ cực đại là 200 mg/g. Kết quả nghiên cứu này, là cơ sở để phát triển mô hình công nghệ xử lý nước thải chứa kim loại nặng ở quy mô pilot và ứng dụng trong việc xử lý nước thải mỏ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác khoáng sản, và nâng cao hiệu quả sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch phát triển ngành của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản đến năm 2020. [2]. Đăng Độ (1997). Hóa học và sự ô nhiễm môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục. [3]. Đặng Xuân Thường, Nguyễn Mai Hoa (2015). Đánh giá chất lượng nước thải của một số mỏ than thuộc tổng công ty Đông Bắc, Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất, số 51, 7/2015, tr.60-66. [4]. Lê Văn Cát (2002). Hấp phụ và trao đổi ion trong kỹ thuật xử lý nước và nước thải, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [5]. Matagi S. V., Swai D., Mugabe R. (1998). A review of heavy metal removal mechanisms in wetlands. Afr. J. Trop.Hydrobiol. Fish, 8, 23-35. [6]. Singh N., Gupta S. K. (2016). Adsorption of heavy metals: a review. Int. J. Innov. Res. Sci. Eng. Technol. 5 (2), 2267-2281. [7]. Trần Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2012). Nghiên cứu chế tạo các bộ xúc tác trên cơ sở vật liệu xúc tác nano làm việc dưới 400 oC để xử lý khí thải của quá trình đốt rác thải y tế, 3/2/742/2009/HĐ-ĐTĐL 2012. [8]. Lizama-Allende K., Henry-Pinilla D., Diaz-Droguett D. E. (2017). Removal of Arsenic and Iron from AcidicWater Using Zeolite and Limestone: Batch and Column Studies. Water Air Soil Pollut (2017) 228:275. DOI 10.1007/s11270-017-3466-6. Nghiên cứu xử lý ion Fe2+ sử dụng vật liệu hấp phụ Cao/Cordierite 143 quy mô phòng thí nghiệm [9]. Ngô Thị Mai Việt (2015). Nghiên cứu khả năng hấp phụ Mn (II), Ni(II) của vật liệu chế tạo từ sắt (III) nitrat, natri silicat và photphat. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 4/2015. [10]. Minh Thị Thảo, Bùi Đình Nhi, Đàm Thị Thanh Hương, Vũ Đình Ngọ, Đoàn Thị Oanh, (2017). Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion chì và đồng trên tảo Spirulina platensis. Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/số 1 (đặc biệt)/ 2017. [11]. Kumar Y.P, King P, Prasad V.S (2006). Comparison for adsorption modeling of copper and zinc from aqueous solution by Ulva fasciata sp. J. Hazard. Mater. B, 135, 1246-1251. A STUDY ON USING CAO/CORDIERITE ABSORBENT MATERIAL TO REMOVE FE+2 IN WASTEWATER ON LABORATORY SCALE Le Loi1, Doan Thi Oanh2*, Nguyen Thanh Trung2, Le Van Nhan3 1Faculty of Engineering - Technology, Son La College 2Faculty of Environment, Hanoi University of Natural Resources and Environment 3Center for Research and Technology Transfer, Vietnam Academy of Science and Technology *Email: doanoanh158@gmail.com Abstract: Nowadays, heavy metal pollution in water resources is one of the issues drawing the attention of sicentists and people over the world due to its negative effects on ecological environment and human health. Particularly, wastewater from the miner areas contains high amount of heavy metals such as Fe, Mn, Cr, Ni, Zn, Hg; wherein, Fe+2 is the major component. This paper presents the findings of this study to removal of Fe+2 in wastewater using CaO/Cordierite absorbent material on laboratory scale. The highest efficiency in removal of Fe+2 in wastewater was reported at 68.34% after 45 min of experiment under the conditions as 0.1g.L-1 CaO/Cordierite and pH = 4. The isothermal adsorption process of Fe+2 ions by CaO/Cordierite absorbent material is described by the Langmuir isothermal model, with the highest content of Fe2+ in wastewater was removed at 200 mg.g-1. This indicates that CaO/cordierite is a potential absorbent material in removal of Fe+2 ions in water resources, especially, in wastewater. Keywords: CaO, cordiertie, Fe2+, sorbent.
Tài liệu liên quan