Nghiên cứu yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập có vai trò quan trọng bởi nó tạo niềm tin không chỉ cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định, mà còn cung cấp các thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà cung cấp và cho cả chính ban quản lý doanh nghiệp. Đây là một trong nhiều lý do thúc đẩy một tổ chức chủ động lựa chọn thuê một công ty kiểm toán độc lập, ngay cả khi tổ chức đó không bị các cơ quan quản lý yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán. Tuy nhiên, sự lựa chọn một công ty kiểm toán cụ thể thường được gắn với việc phát sinh chi phí quản lý. Chính vì thế, lựa chọn một công ty kiểm toán không phải là quyết định đơn giản đối với một nhà quản lý. Bài viết đề cập đến các yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: (1) Quy mô doanh nghiệp, (2) Tỷ lệ nợ phải thu và hàng tồn kho, (3) Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng tài sản, (4) Tỷ lệ lãi ròng, (5) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp, (6) Biến giả chỉ một doanh nghiệp có công ty con.

pdf11 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 Nghiên cứu yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp ở Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Hoàng Thị Hồng Vân Ngày nhận: 16/10/2017 Ngày nhận bản sửa: 10/04/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 Kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập có vai trò quan trọng bởi nó tạo niềm tin không chỉ cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định, mà còn cung cấp các thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà cung cấp và cho cả chính ban quản lý doanh nghiệp. Đây là một trong nhiều lý do thúc đẩy một tổ chức chủ động lựa chọn thuê một công ty kiểm toán độc lập, ngay cả khi tổ chức đó không bị các cơ quan quản lý yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán. Tuy nhiên, sự lựa chọn một công ty kiểm toán cụ thể thường được gắn với việc phát sinh chi phí quản lý. Chính vì thế, lựa chọn một công ty kiểm toán không phải là quyết định đơn giản đối với một nhà quản lý. Bài viết đề cập đến các yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: (1) Quy mô doanh nghiệp, (2) Tỷ lệ nợ phải thu và hàng tồn kho, (3) Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng tài sản, (4) Tỷ lệ lãi ròng, (5) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp, (6) Biến giả chỉ một doanh nghiệp có công ty con. Từ khóa: Quy mô, tỷ lệ nợ, công ty con, tỷ lệ lãi ròng, kiểm toán viên 1. Đặt vấn đề oạt động kiểm toán do công ty kiểm toán độc lập thực hiện đóng vai trò như giám sát bên ngoài đối với doanh nghiệp. Sự giám sát bên ngoài là hữu ích để thỏa mãn mục đích khác nhau (đôi khi là mâu thuẫn) của các bên liên quan và doanh nghiệp với thông tin cần giám sát. Kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập có vai trò quan trọng bởi nó tạo niềm tin không chỉ cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định, mà còn cung cấp các thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, các CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 nhà cung cấp và cho cả chính ban quản lý doanh nghiệp. Đây là một trong nhiều lý do thúc đẩy một tổ chức chủ động lựa chọn thuê một công ty kiểm toán độc lập, ngay cả khi tổ chức đó không bị các cơ quan quản lý yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán. Các tài liệu đề cập đến lý do một công ty cần thuê kiểm toán và chấp nhận sự giám sát bổ sung từ bên ngoài có nguồn gốc từ Lý thuyết người đại diện (hay lý thuyết quản lý- Agency Theory). Nhà quản lý đưa ra quyết định thuê kiểm toán với mục đích giảm các chi phí đại diện do sự bất đối xứng thông tin gia tăng trong môi trường nội bộ. Sự lựa chọn một công ty kiểm toán cụ thể thường được gắn với việc phát sinh chi phí quản lý. DeAngelo (1981) cho rằng chi phí quản lý của doanh nghiệp có thể biến đổi cũng như nhu cầu về mức chất lượng của giám sát bên ngoài cũng có thể thay đổi. Chính vì thế, lựa chọn một công ty kiểm toán không phải là quyết định đơn giản đối với một nhà quản lý. Liên quan các lý thuyết đại diện, Jensen and Meckling (1976), cho rằng các nhà quản lý sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin minh bạch của doanh nghiệp cho các bên liên quan. Trong môi trường của một doanh nghiệp, DeFond (1992) xác định hai nhân tố liên quan tới nhu cầu về giám sát bên ngoài của doanh nghiệp, đó là (1) sự khác nhau trong vai trò giữa người quản lý và chủ sở hữu, người sở hữu phải tôn trọng các hành động của người quản lý; và (2) khả năng quan sát không hoàn hảo của chủ sở hữu đối với các hành động của các nhà quản lý (DeFond, 1992). Meckling (1976), De Ketelaere (2007) đưa ra những giải thích cho việc thuê giám sát bên ngoài bởi các kiểm toán viên và đồng ý với nhân tố đầu tiên của DeFond (1992): Chủ sở hữu luôn cố gắng để bảo vệ quyền lợi của họ, ngăn ngừa việc có thể giảm giá trị của các khoản đầu tư ban đầu của họ và giảm bồi thường quản lý Các nhà quản lý doanh nghiệp nếu không đồng sở hữu thường có động cơ thuê một công ty kiểm toán chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng thông tin cung cấp và đảm bảo cho họ không phải bồi thường thiệt hại hay tổn thất xảy ra. Việc thực hiện những hợp đồng giám sát bên ngoài như đối với dịch vụ kiểm toán, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chi trả các khoản chi phí giám sát bổ sung. Giám sát bên ngoài bởi một công ty kiểm toán làm giảm những thông tin bất đối xứng xảy ra giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu, do đó đảm bảo rằng các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ kiểm soát được mọi hành động của các nhà quản lý và chỉ rõ với các nhà quản lý rằng hành động của các nhà quản lý cần phù hợp với lợi ích của các chủ sở hữu. 2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố tác động đến lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Quyết định lựa chọn công ty kiểm toán là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu biểu diễn qua biến AUDCHOICE. Biến AUDCHOICE (Công ty kiểm toán được chọn) nhận giá trị bằng 1 khi công ty kiểm toán được chọn là Big Four (Big4), bằng 0 nếu công ty kiểm toán được chọn không phải là Big4 (Non-Big4). Theo thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), số lượng các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam hiện là hơn 140 doanh nghiệp. Theo đó, thị trường dịch vụ kiểm toán Việt Nam hiện nay có sự phân cấp đáng kể. Các hãng kiểm toán lớn như Ernst & Young, Deloitte Việt Nam, KPMG, Price Waterhouse Coopers- PWC (còn gọi là Big Four) có doanh thu và số lượng khách hàng lớn hơn rất nhiều các hãng kiểm toán còn lại. Theo thông tin từ cuộc họp thường niên Giám đốc các doanh nghiệp kiểm toán ngày 24/6/2016 do Bộ Tài chính phối hợp với VACPA tổ chức, số liệu Tổng kết hoạt động kiểm toán độc lập năm 2015 có 10 doanh nghiệp kiểm toán lớn nhất được đánh giá theo 4 tiêu chí: Doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng nhân viên, số lượng kiểm toán viên. Trong đó, Big4 là các doanh nghiệp kiểm toán có tổng doanh thu lớn nhất, 2.799 tỷ đồng trong tổng số 3.393 tỷ đồng của 10 công CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018 ty, chiếm 82,5% doanh thu của 10 công ty lớn nhất, và cũng là 4 doanh nghiệp có tổng số lượng khách hàng, tổng số nhân viên cao nhất. Big4 cũng là những doanh nghiệp kiểm toán lớn, có thương hiệu và chất lượng kiểm toán vượt trội so với các hãng kiểm toán khác. Đây là lý do tác giả chọn biến phụ thuộc AUDCHOICE để biểu thị sự lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán thuộc Big4 hay nhóm doanh nghiệp kiểm toán không phải là Big4. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) là một biến xác định bởi logarit tự nhiên của tổng tài sản của một doanh nghiệp được đề cập trong tài liệu của các nhà nghiên cứu như Chow (1982) DeFond năm 1992; Blouin, Grein, and Roundtree ( 2007), Broye (2008), Knechel, Niemi, and Sundgren (2008). Có nhiều lý do giải thích tại sao nhu cầu về kiểm toán chất lượng cao tăng cùng với quy mô của một thực thể (Chow 1982). Với doanh nghiệp có quy mô càng lớn, chủ sở hữu có nhiều khả năng để yêu cầu cuộc kiểm toán hoặc công ty kiểm toán chất lượng cao hơn như một phương tiện giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí kiểm toán sẽ không tăng nhanh như sự gia tăng quy mô doanh nghiệp Do vậy, lợi ích của kiểm toán có thể gia tăng nếu xét theo tỷ lệ chi phí kiểm toán gia tăng trong tương quan với gia tăng quy mô doanh nghiệp. Dựa trên các nghiên cứu trên, có thể đưa ra giả thuyết rằng có một mối liên hệ thuận giữa quy mô doanh nghiệp và lựa chọn công ty kiểm toán chất lượng cao. Quy mô doanh nghiệp có thể được đo lường bằng tổng tài sản, doanh thu, số lượng lao động. Tuy nhiên, doanh thu và số lượng lao động có sự biến động khác nhau giữa các loại hình và ngành nghề kinh doanh khác nhau. Do đó, trong nghiên cứu, tác giả sử dụng Tổng tài sản là tiêu chí đo lường quy mô của doanh nghiệp. Giả thuyết 1: H 1 - Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn công ty kiểm toán Big4 Mức độ phức tạp hoạt động của một doanh nghiệp được đo lường thông qua chỉ tiêu Nợ phải thu và Hàng tồn kho trên tổng tài sản. Phù hợp với Knechel và cộng sự (2008), tác giả nghiên cứu sự lựa chọn công ty kiểm toán chất lượng cao trong mối quan hệ với sự phức tạp bên trong của tổ chức. Knechel và cộng sự (2008) cho rằng có một mối quan hệ giữa số lượng giao dịch thực hiện trong doanh nghiệp và tính phức tạp của nó, hay nói cách khác số lượng các giao dịch mua bán thể hiện tính phức tạp trong hoạt động của một doanh nghiệp, được đo lường qua chỉ tiêu Nợ phải thu và hàng tồn kho, hợp với Stice (1991) và Hay, Knechel và Wong (2006). Vì vậy, INVREC - tỷ lệ hàng tồn kho và các khoản phải thu trên tổng tài sản được đề cập bởi Abdel-khalik (1993), Hay and Davis (2004) là có ảnh hưởng đến lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán. Giả thuyết 2: H 2 - Tỷ lệ hàng tồn kho và nợ phải thu trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn công ty kiểm toán Big4. Theo nghiên cứu của Ge và Mc.Vay (2005) khi doanh nghiệp có quy mô lớn với nhiều công ty con thì thường nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn và do đó sự kiểm soát của công ty mẹ với công ty con sẽ yếu hơn. Do vậy cần có sự gia tăng giám sát với các công ty con thông qua các công ty kiểm toán chất lượng cao. Nghiên cứu của Hay và Knechel (2005) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy một công ty có công ty con có nhiều khả năng sử dụng cùng một công ty kiểm toán với mục đích giảm sự phức tạp trong quản lý và rủi ro về thông tin. Do đó biến GROUP dùng để biểu diễn một doanh nghiệp có công ty con hay không được đề xuất có mối liên quan tích cực đến việc lựa chọn công ty kiểm toán chất lượng cao như Big4. Giả thuyết 3: H 3 - Doanh nghiệp có công ty con thường có xu hướng lựa chọn các công ty kiểm toán Big4 Tại Việt Nam rất khó để xác định sở hữu trong các doanh nghiệp một cách chính xác bởi có nhiều loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thường là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những am hiểu về kiểm toán và vai trò của kiểm toán đối với nền kinh tế và trong việc ra quyết định còn hạn chế. Trái lại, các CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 nhà đầu tư nước ngoài lại là những người có kinh nghiệm đầu tư, am hiểu vai trò của kiểm toán độc lập, am hiểu thông tin và chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng tỷ lệ sở hữu vốn trong các doanh nghiệp khi họ tin tưởng vào hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã được các công ty kiểm toán độc lập có uy tín xác nhận. Do vậy, tác giả lựa chọn biến về sở hữu là Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (FORSHA) trong doanh nghiệp với mong muốn xem xét nhân tố này có ảnh hưởng đến sự lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp Việt Nam hay không. Đây cũng là điểm mới trong nghiên cứu của tác giả bởi một số nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước chưa đề cập đến biến này. Các doanh nghiệp tìm kiếm tài chính ở nước ngoài hoặc các đối tác nước ngoài có nhiều khả năng để thuê một công ty kiểm toán quốc tế, bởi các công ty kiểm toán này có sự hiểu biết với hệ thống kế toán và chuẩn mực kế toán quốc tế. Các công ty kiểm toán quốc tế được cho là đáng tin cậy hơn, có thể giúp doanh nghiệp gia tăng độ tin cậy cho các báo cáo tài chính đối với người sử dụng thông tin này (Citrone và Manalis, 2000). Thực tế hiện nay cho thấy, tỷ lệ cổ phần của khối ngoại đang gia tăng tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Qua các nghiên cứu trên, tác giả kỳ vọng rằng mức độ cổ phần nước ngoài (tỷ lệ sở hữu của khối ngoại) có tác động tích cực đến việc lựa chọn công ty kiểm toán có chất lượng cao như các công ty thuộc Big4. Theo đó, giả thuyết 4 được đưa ra: H 4 - Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến việc lựa chọn một công ty kiểm toán Big4. Knechel và cộng sự (2008), sử dụng hệ số tổng nợ phải trả trên tổng tài sản (DEBT- ASSETS) như là một biến để đo tỷ lệ nợ trong một công ty. Một số nghiên cứu trước đây (ví dụ Sundgren năm 1998; Broye và Weill, 2008), sử dụng các định nghĩa khác nhau của đòn bẩy tài chính này, họ đã điều tra tác động của đòn bẩy tài chính dựa vào sự lựa chọn một công ty kiểm toán. Mặc dù mối quan hệ thường được giả thuyết là tích cực, tuy nhiên kết quả đã không thực sự thuyết phục. Ngoài các nghiên cứu trước đây sự tập trung vào các nước châu Âu, các nghiên cứu được thực hiện bởi Broye và Weill (2008) đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn. Theo nghiên cứu của họ, việc sử dụng đòn bẩy tài chính như một tiêu chí trong quá trình lựa chọn của công ty kiểm toán có sự khác nhau đáng kể giữa các bối cảnh ở châu Âu. Trong nghiên cứu của họ, họ điều tra mối quan hệ này trong 10 nước châu Âu và tìm thấy bằng chứng cho thấy các dạng của đòn bẩy tiêu chuẩn có liên quan đến các mức độ khác nhau khi tiếp xúc với trách nhiệm của kiểm toán viên. Sau này được chứng minh là có tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và sự lựa chọn công ty kiểm toán. Mặc dù phát hiện này cung cấp bằng chứng về một sự thay đổi trong tác động của đòn bẩy tài chính, chúng tôi xem đó như là một biến duy nhất mà không bị ảnh hưởng của hệ thống pháp luật trong nước để có được những nghiên cứu xa hơn so với dự kiến. Giả thuyết 5: H 5 - Tỷ lệ nợ phải trả doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực với việc lựa chọn công ty kiểm toán Big4 Johnson và Lys (1990) xác định ROA là một biến mà có thể liên quan đến việc lựa chọn công ty kiểm toán. Phù hợp với lập luận này, Abbott và Parker (2000) đưa ra giả thuyết rằng ROA có ảnh hưởng tích cực đến việc thúc đẩy ngành dịch vụ đặc biệt, ngành kiểm toán. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan tích cực, nhưng không đáng kể, giữa ROA và việc lựa chọn các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, Citron và Manalis (2000) đã không thấy một sự khác biệt đáng kể giữa các mức ROA của hai nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán của hai nhóm công ty kiểm toán Big6 và Non-Big6 trong thị trường Hy Lạp. Họ cũng tìm thấy rằng khách hàng của Big6 có lợi nhuận cao hơn so với các khách hàng của các doanh nghiệp kiểm toán hạng hai. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 191- Tháng 4. 2018 Nhưng đáng ngạc nhiên hơn khi các khách hàng của công ty kiểm toán địa phương có ROA cao hơn (nhưng không đáng kể) so với các công ty kiểm toán hạng hai. Đây là lý do tác giả đưa biến ROA vào mô hình nghiên cứu để kiểm tra sự tác động của nhân tố này đến việc lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Giả thuyết 6: H 6 - Các doanh nghiệp có Tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản (ROA) cao có xu hướng lựa chọn các công ty kiểm toán Big4. 2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu Dựa trên tổng quan nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: AUDCHOICE = β 0 + β 1 SIZE + β 2 INVREC + β3GROUP + β 4 FORSHA + β 5 DEB_ ASSETS + β 6 ROA + U i Trong đó: - AUDCHOICE: Công ty kiểm toán được chọn. AUDCHOICE nhận giá trị bằng 1 khi công ty kiểm toán được chọn là Big4, bằng 0 nếu công ty kiểm toán được chọn không phải là Big4. - SIZE: quy mô doanh nghiệp được tính bằng Logarithm của tổng tài sản. - INVREC: Tỷ lệ Nợ phải thu + Hàng tồn kho trong Tổng tài sản. - GROUP: Biến giả biểu hiện một công ty có công ty con hay không. GROUP bằng 1 khi một công ty có công ty con, bằng 0 nếu không có. - FORSHA: Phần trăm sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp (Percentage of shares held by foreign shareholders). - DEB_ASSETS: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. - ROA: Tỷ lệ lãi ròng, đo bằng Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. - U i : Phần dư/đại diện cho các nhân tố khác không có trong mô hình. 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty kiểm toán của các doanh nghiệp nước ngoài, xác định các yếu tố lựa chọn tương đồng với đặc điểm của Việt Nam. - Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty kiểm toán tại Việt Nam, với các biến trong mô hình là các yếu tố mà tác giả dự kiến doanh nghiệp Việt Nam sử dụng làm căn cứ lựa chọn công ty kiểm toán. - Thiết kế nội dung thông tin khảo sát, thu thập, thực hiện việc điều tra các doanh nghiệp để thu thập thông tin phục vụ cho kiểm định và đánh giá mô hình nghiên cứu. - Thu thập thông tin và xử lý dữ liệu. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS20 để hỗ trợ xử lý dữ liệu nghiên cứu. Do biến phụ thuộc AUDCHOICE trong mô hình là biến nhị phân, nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1 (=1 khi doanh nghiệp chọn công ty kiểm toán Big4 hoặc =0 khi doanh nghiệp chọn công ty kiểm toán không phải là Big4). Do đó tác giả thực hiện phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic. Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập. 3.2. Nguồn dữ liệu Tác giả lựa chọn 100 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để gửi phiếu khảo sát. Về ngành nghề, các doanh nghiệp được khảo sát là những doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh như bất động sản, vật liệu xây dựng, thực phẩm, dược phẩm hóa chất, sản xuất các sản phẩm gia dụng, nhựa, bao bì, doanh nghiệp thương mại. Các doanh nghiệp được chọn vào mẫu có đặc thù là có giá trị hàng tồn kho trong tổng tài sản của doanh nghiệp cao. Về quy mô, những doanh nghiệp được chọn vào mẫu bao gồm những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (chiếm 50% trong mẫu). Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có giá trị tài sản nhỏ hơn 100 tỷ đồng theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP và TT16/2013/TT-BTC. 50% CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 31Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018 doanh nghiệp còn lại trong mẫu là các doanh nghiệp có giá trị tài sản lớn hơn 100 tỷ đồng. Các doanh nghiệp được chọn để khảo sát chủ yếu là những doanh nghiệp kiểm toán với các mục đích quyết toán thuế, hoàn thiện hồ sơ thầu, hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Dữ liệu được thu thập để thực hiện nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp, được tác giả thu thập trực tiếp thông qua gửi phiếu khảo sát trực tiếp tới các nhà quản lý của các doanh nghiệp như: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập trong năm 2015. Để đảm bảo số phiếu khảo sát thu về phù hợp cho nghiên cứu và kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy, trong quá trình khảo sát, tác giả đã gia tăng số doanh nghiệp được gửi phiếu khảo sát lên 130 doanh nghiệp. Tuy nhiên, số phiếu khảo sát thu về là 105 phiếu, sau khi loại bỏ 07 phiếu khảo sát không đầy đủ thông tin
Tài liệu liên quan