TÓM TẮT
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Trong quá trình sáng tạo, mỗi nhà văn có những cách
xử lý ngôn từ riêng. Vì thế, ngôn từ trong tác phẩm văn học trở thành sản phẩm sáng tạo độc đáo
của mỗi nhà văn. Nó được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thể hiện cá tính
sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn Với quan niệm “Tiếng Việt thừa hiện đại và tinh tế
để sáng tạo”, nhà văn Thuận hiện diện trước hết như một nhà ngôn ngữ học. Bằng sự am hiểu
tường tận về ngôn ngữ, Thuận đã biến ngôn ngữ trở thành một phương diện quan trọng nhằm
thực hiện những tham vọng cách tân nghệ thuật. Khảo sát ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thuận,
người viết đã chỉ ra được những yếu tố độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn: sự
tăng cường những yếu tố tỉnh lược ngữ dụng; hiện tượng lai tạp ngôn ngữ, tính đa thanh trong
ngôn ngữ trần thuật Đặc biệt, với Thuận, ngôn ngữ còn trở thành một phương tiện để kiến tạo
nhịp điệu cho tiểu thuyết thông qua việc mở rộng và thu hẹp không giới hạn những biên độ đoạn
văn và câu văn
6 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ học - “Chơi cùng ngôn từ” trong tiểu thuyết của Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“CHƠI CÙNG NGÔN TỪ” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN
Vũ Thị Hạnh*1
Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Trong quá trình sáng tạo, mỗi nhà văn có những cách
xử lý ngôn từ riêng. Vì thế, ngôn từ trong tác phẩm văn học trở thành sản phẩm sáng tạo độc đáo
của mỗi nhà văn. Nó được coi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thể hiện cá tính
sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà vănVới quan niệm “Tiếng Việt thừa hiện đại và tinh tế
để sáng tạo”, nhà văn Thuận hiện diện trước hết như một nhà ngôn ngữ học. Bằng sự am hiểu
tường tận về ngôn ngữ, Thuận đã biến ngôn ngữ trở thành một phương diện quan trọng nhằm
thực hiện những tham vọng cách tân nghệ thuật. Khảo sát ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thuận,
người viết đã chỉ ra được những yếu tố độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn: sự
tăng cường những yếu tố tỉnh lược ngữ dụng; hiện tượng lai tạp ngôn ngữ, tính đa thanh trong
ngôn ngữ trần thuật Đặc biệt, với Thuận, ngôn ngữ còn trở thành một phương tiện để kiến tạo
nhịp điệu cho tiểu thuyết thông qua việc mở rộng và thu hẹp không giới hạn những biên độ đoạn
văn và câu văn.
Từ khóa: Nhà văn Thuận, tiểu thuyết, ngôn ngữ, tỉnh lược ngữ dụng, lai tạp ngôn ngữ, ngôn ngữ
trần thuật
MỞ ĐẦU
Văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI đã
và đang ghi nhận những đổi thay chưa từng
có. Với cách tân ở nhiều mức độ khác nhau ,
các nhà văn như Phạm Thị Hoài , Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phương , Nguyễn Ngọc Tư ,
Nguyễn Huy Thiệp , Nguyễn Xuân Khánh ...đã
có những thành tựu đáng kể trong nỗ lực thay
đổi để hòa nhịp cùng dòng chảy văn học thế
giới. Hòa cùng xu hướng đó , bạn đọc và giới
phê bình còn được biết đến tên tuổi của Thuận
– một người tuy mới “vào nghề” nhưng đã
nhanh chóng tạo được “thương hiệu” thông
qua năm tiểu thuyết “trình làng” liên tục trong
năm năm qua: Made in Vietnam [12],
Chinatown [13], Paris 11 tháng 8 [14], T mất
tích [15] và Vân Vy [16]. Mỗi tiểu thuyết là
một hành trình thử nghiệm của nhiều lối viết
mới mà tất cả đều khởi nguồn từ cuộc phiêu
lưu của ngôn từ. Trong bài viết này, người
viết xuất phát từ quan niệm về sự sáng tạo
nghệ thuật của nhà văn để chỉ ra những đặc
điểm cơ bản về ngôn từ trong tiểu thuyết của
Thuận cũng như những cách thức sử dụng
ngôn ngữ nhằm thực hiện những ý đồ nghệ
thuật của nhà văn.
1. Từ quan niệm về sáng tạo nghệ thuật đến
ngôn từ trong tiểu thuyết của Thuận
Tiểu thuyết của Thuận gắn liền với
quan niệm “văn chương là một trò chơi” và
theo đó, tiểu thuyết là một trò chơi văn bản
(chơi nhân vật, chơi kết cấu, chơi cấu trúc,
chơi ngôn ngữ). Nhà văn sáng tạo ra tiểu
thuyết nhưng thông qua ngôn từ, người đọc sẽ
thực hiện vai trò đồng sáng tạo. Thuận khẳng
định: “tác giả rất cần đến sự tham gia của độc
giả” [3]. “Nếu trong hàng triệu người đọc
thông tiếng Việt mà có được một ít độc giả
cho mình thì cũng là điều may” [10]. “Độc giả
cho mình” theo cách nói của Thuận – thực
chất bao hàm cả sự thách thức, kén chọn và
yêu cầu. “Độc giả ngày nay đã thay đổi nhiều.
Tôi nghĩ họ “lớn lên” nhiều Rất nhiều nhà
văn coi viết là để triển lãm tài năng uyên thâm
nên họ nghĩ hộ độc giả từ A đến Z... Tôi thì
không dọn một bữa cỗ ăn sẵn như thế.” [4].
Với quan niệm văn chương như vậy, ngôn
ngữ trong tiểu thuyết theo quan niệm của
Thuận thực chất là một sự thách thức đối với
độc giả.
Để thách thức độc giả, Thuận đã pha
trộn, lai tạp nhiều ngôn ngữ khác nhau nhằm
phá vỡ tính thuần khiết của ngôn ngữ văn
chương truyền thống, mở đường cho sự “ùa
vào” của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Sự lai
tạp được xây dựng trên cơ sở kết hợp tiếng
Việt với những yếu tố ngôn ngữ khác ở nhiều
cấp độ: khi thì sử dụng từ gốc Anh/ Pháp, khi
thì sử dụng theo cách phiên âm sang tiếng
Việt Cách đặt tên, dùng từ, đặt câu trong
tiểu thuyết của Thuậnđều xuất hiện hiện
tượng này.
Sự lai tạp ngôn ngữ trong tiểu thuyết
được thể hiện ngay từ nhan đề tác phẩm
(Chinatown, Made in Vietnam, I’m yellow,
Paris 11 tháng 8), tên các chương đoạn
(Chương 7. Gaza [16,75]; Chương 9. Mistral
[16,94]; Chương 12. Ice cream Tuổi Hoa Niên
[16,134]; Chương 20. Đại hỷ [16, 250]), tên
các nhân vật (Paul, Anna, Brunel, Hellen,
Mic, Hanal, Hằng, Vĩnh, Thụy, Vân,
Vượng)
Không dừng lại ở cấu trúc, hiện tượng
lai tạp ngôn ngữ còn thể hiện ở nhiều cấp độ
nhỏ hơn: câu và các thành phần của câu. Khảo
sát trong trong tiểu thuyết của Thuận ta thấy
những câu được cấu tạo hoàn toàn bằng tiếng
Anh và tiếng Pháp xuất hiện với tần suất lớn:
“The West is too old” [15, 239]; “Its nothing,
don‟t be worried‟ [15, 238]; “Socialism is up,
bureaucracy is up. What‟s important is
money. Fifty fifty, are you ok? Perestroika is
very important” [15, 236]; “French
comptability is too old” [15, 235], “France is
too old; but you are ok? ...the West is old, old
ideology, old technology, old mentality” [15,
232]; “We have no more time” [15, 234];
“Shopping is nice in Paris Oh, it‟s very
nice; My girl will be happy; it‟s my girl” [15,
229]; “Un milliard de chinois. Et moi. Et moi.
Et moi”. [15, 13]; “Spécialités chinoiese et
vietnamiennes” [15, 26]
Nhỏ hơn cấp độ câu, hiện tượng lai
tạp còn xuất hiện ở những từ/ cụm từ giữ vị trí
quan trọng: “Stress lắm‟ [13, 12], “rượt
Internet” [14, 246], “Nó bảo: Stop” [15,
245]; „Ai mà biết được hai mươi năm về trước
cặp đùi chằng chịt gân xanh của bà ta cũng
nuột nà thon thả như my girlVova nhìn mặt
mũi tôi bần thần thì nháy mắtvery ok in
bed. Tôi tin là hắn nói đúngVova nốc rượu
như điên, càng nốc càng hăng, hắn kể không
ngớt về những thay đổi very important của
Mạc – tư – khoa” [15, 230] ; “Vừa bắt tay
chúng tôi, vừa bảo: “Shopping is nice in
Paris”. Phó giám đốc vội vàng đáp lại: “Oh,
It’s very nice”Công nhận my girl đẹp thật,
và cực kỳ khêu gợi” [15, 229].
Ngoài sự lai tạp những từ gốc tiếng
Anh và tiếng Pháp, trong tiểu thuyết của
Thuận còn xuất hiện rất nhiều những từ ghi
âm cách đọc tiếng nước ngoài như: xi –líp, đét
– xe, đi – văng, dis-co, năm - bơ oăn, phéc-
mơ-tuya, a-xit, ca – ta- lô, măng-tô, toa-lét
Bên cạnh sự lai tạp ngôn ngữ, Thuận
còn tăng cường sử dụng các thuật ngữ chuyên
môn khoa học nhưng không chú thích nhằm
mục đích thách thức độc giả. Đó là những từ
ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn và để
hiểu được những thuật ngữ này, đòi hỏi người
đọc phải có một trình độ nhận thức nhất định.
Khảo sát năm tiểu thuyết, ta thấy xuất hiện
những thuật ngữ chuyên môn và khoa học của
nhiều lĩnh vực khác nhau như: thị trường tiêu
thụ, thị trường chứng khoán, biểu giá, lợi
nhuận, tài chính, marketing, xuất nhập khẩu
(kinh tế - tài chính); bẩm sinh, sida, chất béo,
axit, màng nhĩ, truyền nhiễm, di truyền, phụ
khoa, nhiễm trùng, bì phu, vi khuẩn, virut, vắc
– xin, phoóc – môn, X quang, nan y, động
mạch, nhồi máu, triệu chứng, tử thi, pháp y,
nội tiết (Y học)Sử dụng nhiều những thuật
ngữ chuyên môn giúp Thuận có thể rút ngắn
độ dài văn bản nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng
thông tin cần thiết. Đó cũng là con đường để
nhà văn hướng đến mô hình tiểu thuyết ngắn.
Việc pha trộn những yếu tố ngoại ngữ
khác nhau và sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên
môn, khoa học là chủ đích lựa chọn và thách
thức độc giả của nhà văn. Tiểu thuyết đòi hỏi
ở người tiếp nhận phải có trình độ ngoại ngữ
và sự am hiểu về nhiều lĩnh vực đa dạng của
đời sống. Thay vì “dọn một bữa cỗ ăn sẵn”
[4], Thuận bắt người đọc phải tư duy, suy
ngẫm thì mới có thể “thưởng thức” được nó.
Đây chính là lí do giải thích vì sao không ít
độc giả nhận xét rằng tiểu thuyết của Thuận
thuộc tạng “khó đọc” và nó “rất gần với mức
độ mà một người đọc khó tính đòi hỏi” [15].
Cùng với tiểu thuyết của Thuận,
những sáng tác của Phạm Thị Hoài cũng nổi
bật lên ở hiện tượng lai tạp và pha trộn ngôn
ngữ. Điểm tương đồng ở hai nhà văn nữ này
là ở chỗ: thông qua ngôn ngữ để gây ấn tượng
về một thời đại không yên ổn với những luồng
tư tưởng văn hoá khác biệt. Đặc biệt, nó còn
biểu hiện sự giao tranh quyết liệt để dành chỗ
đứng của các yếu tố ngôn ngữ trong thời đại
bùng nổ thông tin. Tuy nhiên, điểm khác biệt
lớn nhất giữa Thuận và Phạm Thị Hoài là: qua
lai tạp, pha trộn và giao tranh, Phạm Thị Hoài
phơi bày sự hữu hạn của tiếng Việt còn Thuận
lại cho thấy thế mạnh của tiếng mẹ đẻ trong
khát vọng biểu đạt tư duy trừu tượng. Đó
chính là tình yêu và niềm tự hào đối với ngôn
ngữ Việt: “Ngôn ngữ Việt thừa tinh tế để sáng
tạo” [10].
2. Tỉnh lược ngữ dụng - một thủ pháp xây
dựng hình tượng nhân vật
Bằng sự thông minh và sắc sảo,
Thuận đã biến ngôn ngữ thay vì là một chất
liệu sáng tạo trở thành một thủ pháp góp phần
quan trọng trong việc xây dựng hình tượng
nghệ thuật. Điều này được thể hiện rất rõ
thông qua sự tỉnh lược ngữ dụng trong tiểu
thuyết, cụ thể là thủ pháp giản lược đối thoại,
gia tăng độc thoại.
Đối thoại là hành động nói chuyện
qua lại giữa hai hay nhiều người. Cấu trúc một
cuộc đối thoại gồm: người phát ngôn, người
nhận phát ngôn và sự luân chuyển thành phần
lời giữa hai đối tượng theo cơ chế phản hồi.
Trái với đối thoại, độc thoại là lời nội tâm của
nhân vật. Nó không phải là lời giao tiếp bởi
thực chất nó chưa được phát ngôn ra thành lời
nói – do đó, nó chưa thực hiện quá trình
truyền thông tin và chưa có sự phản hồi. “Lời
độc thoại được chỉ ra bằng các từ “tự nhủ”,
“thầm nghĩ” và không phải bao giờ cũng rành
rọt mà thường rối ren, lộn xộn, chắp nối. Đó
là hình thức tái hiện tính tự phát của dòng ý
thức và cảm xúc” [9]. Với quan niệm về đối
thoại và độc thoại như trên, ta thấy trên từng
trang văn của Thuận, tác giả đã sử dụng tối đa
các hình thức tỉnh lược/ giản lược đối thoại và
bù lấp nó bằng sự gia tăng độc thoại.
Trong tiểu thuyết của Thuận, các cụm
từ “im lặng”, “lắc đầu”, “gật đầu”, “không
hỏi”, “không trả lời” xuất hiện với tần số lớn,
báo hiệu cho thủ pháp tỉnh lược/ giản lược
ngữ dụng. Tần số lặp lại của những cụm từ
trên được tổng hợp qua bảng thống kê dưới
đây:
Tác phẩm Im
lặng
Lắc
đầu
Gật đầu
Chinatown 25 25 9
Paris 11
tháng 8
116 64 93
T mất tích 37 21 29
Vân Vy 55 35 37
Trước tình huống đối thoại, nhân vật
trong tiểu thuyết của Thuận hầu hết đều chọn
giải pháp giản lược/ khước từ đối thoại. Thay
vì đồng tình, họ chỉ “gật đầu”. Thay vì phản
đối, họ chỉ “lắc đầu”. Đa số họ đều “ngại giải
thích” và chọn giải pháp im lặng. Trong từng
tình huống cụ thể, im lặng có khi biểu đạt cho
sự đồng tình, có khi lại là sự phản đối. Nhưng
điểm chung giữa chúng là sự lẩn tránh giải
thích. Im lặng cũng không phải là không có gì
để nói. Im lặng còn là hiện thực hóa sự cô
đơn, trống trải, không thể đồng cảm, không
thể thấu hiểu, không thể chia sẻ. Nó là minh
chứng cho sự cắt đứt và hủy hoại dần đường
dây liên kết giữa người với người. Trong T
mất tích, nhân vật “Tôi” sợ nhất “căn bệnh”
tâm sự. Sự im lặng của T khiến “Tôi” dễ chịu
và đó là lí do giải thích vì sao “Tôi” và T có
thể sống với nhau trong sáu năm trời. “Tôi”
biết gì về T – người vợ sáu năm cùng chung
sống? Không gì cả! Tên của T “Tôi” chưa bao
giờ gọi. “Tôi” cũng không thể viết được tên
của T. T cũng chưa bao giờ gọi tên của “Tôi”.
Độc giả ngỡ ngàng trước sự “vụn rời” của các
mối quan hệ và càng “vụn rời” hơn khi “trong
thâm tâm, tôi nghĩ có lẽ vì thế mà chúng tôi
mới tồn tại cạnh nhau hơn sáu năm. Sáu năm
là một kỉ lục. Trước đó, tôi chẳng qua nổi với
ai quá sáu tuần” [15].
Để bù lấp khoảng trống của đối thoại,
Thuận để các nhân vật của mình độc thoại
triền miên. Sự tăng cường độc thoại được thể
hiện thông qua tần số xuất hiện của các cụm
từ: “tự nhủ”, “thầm nghĩ”, “tự hỏi/ tự trả lời”.
Khảo sát qua những tiểu thuyết của Thuận,
chúng ta sẽ thấy rõ điều này:
Với độc thoại nội tâm, Thuận đã diễn
tả trạng thái cũng như tính quá trình của dòng
ý thức nhân vật. Thuận đã để các nhân vật tự
lý giải, tự phân tích, tự giãi bày, tâm sự với
chính mình. Hơn nữa, bằng việc giản lược tối
đa đối thoại và để cho dòng độc thoại nội tâm
triền miên chiếm lĩnh, Thuận lại khắc sâu vào
trạng thái cô đơn hoang vắng cũng như sự day
dứt, ám ảnh khốn cùng của nhân vật.
Thứ ba: Ngôn ngữ - một phương
tiện kiến tạo nhịp điệu
Nhịp điệu là đặc điểm nổi bật của
ngôn ngữ trữ tình, dùng để phân biệt với ngôn
ngữ tự sự. Tuy nhiên, đến với ngôn ngữ trong
tiểu thuyết của Thuận, chúng ta lại thấy một
hiện tượng đặc biệt: đó là thứ ngôn ngữ tự sự
giàu nhịp điệu.
Toàn bộ Chinatown được bao trùm
bởi một nhịp điệu bất thường và dồn dập
xuyên suốt tiểu thuyết. “Nhịp điệu đó dựa vào
phép lặp: lặp lại một từ, một câu hay cả một
đoạn văn, lặp lại một động tác, một lời nói,
Tác phẩm Tự
nhủ
Thầm
nghĩ
Tự hỏi/Tự
trả lời
Paris 11
tháng 8
2 7 3
T mất tích 9 5 2
Vân Vy 18 31 12
một cái tên riêng hay cả một nhân vật. Nhịp
điệu đó cũng dựa vào những đặc tính của
tiếng Việt: đa nghĩa, giàu âm, cấu trúc tự do,
thời gian lỏng lẻo. Các ngoại ngữ khác, như
tiếng Pháp chẳng hạn, không chấp nhận
những câu cụt, những động từ không chia, và
vì thế sẽ làm mất đi tính mập mờ giữa quá
khứ và hiện tại, giữa thực và mộng, giữa tỉnh
táo và mộng mị của Chinatown” [4]. Nhịp
điệu còn được xây dựng dựa trên cách thức tổ
chức ngôn từ độc đáo: đó là sự mở rộng
không giới hạn biên độ đoạn văn và thu hẹp
biên độ câu văn, tạo nên những câu ngắn,
chồng xếp lên nhau. Ta có thể thấy rõ nhịp
điệu của ngôn ngữ trong trích đoạn dưới đây:
“Sau đó, Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì.
Tôi không biếtThụy đứng cạnh ngôi nhà hai
tầng, bảng hiệu chữ Hoa, hai cái đèn lồng. Tôi
không biết Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì những
ngày ấy... Phố nào cũng nhà hai tầng. Nhà hai
tầng, bảng hiệu chữ Hoa, hai cái đèn lồng. Tôi
không biết Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì. Đến
bây giờ tôi cũng không biết Thụy ở đâu, gặp
ai, làm gì. Mười hai năm rồi tôi muốn gặp
Thụy để hỏi... Nhưng tôi muốn biết những
ngày ấy Thụy ở đâu, gặp ai, làm gì. Trong
những ngôi nhà hai tầng, bảng hiệu chữ Hoa,
hai cái đèn lồng. Những ngày ấy. Những ngày
ấy thằng Vĩnh mới một tháng. Nó biết lẫy.
Biết bò. Biết đi. Không thấy Thụy đâu. Nó
đau răng. Cai sữa. Lên sởi. Không thấy Thụy
đâu. Nó bị kiến lửa đốt vào tai 39 độ một tuần
liền. Không thấy Thụy đâu. Nó nuốt phải hột
chôm chôm cấp cứu bệnh viện nhi Thụy Điển.
Không thấy Thụy đâu. Nó bị thằng bạn cùng
nhà trẻ cắn rách mũi, bị cô giáo phạt quay mặt
vào tường, tay sai Bắc Kinh dám bắt nạt
thường dân Việt Nam. Không thấy Thụy đâu.
Không thấy Thụy đâu. Mười hai năm rồi tôi
muốn gặp Thụy để hỏi” [13, 29].
Qua trích đoạn trên, chúng ta dễ dàng
nhận thấy sự “đậm đặc” của phép lặp: lặp câu,
lặp từ, lặp cấu trúc. “Thụy ở đâu, gặp ai, làm
gì” lặp lại 5 lần; “Không thấy Thụy đâu” lặp
lại đến 6 lần; “những ngày ấy” lặp lại 4 lần.
“Nhà hai tầng, bảng hiệu chữ hoa và hai cái
đèn lồng” lặp lại 3 lần. “Mười hai năm rồi tôi
muốn gặp Thụy để hỏi” lặp lại 2 lần.
Lặp cấu trúc được thể hiện thông qua
những cấu trúc câu tương đương. Chinatown
được cấu tạo bởi những câu ngắn không
xuống hàng. Những câu ngắn lặp lại nhau,
như gối lên nhau liên tục tạo thành một nhịp
điệu xuyên suốt tác phẩm: “Nó biết lẫy. Biết
bò. Biết đi. Không thấy Thụy đâu. Nó đau
răng. Cai sữa. Lên sởi. Không thấy Thụy đâu.
Nó bị kiến lửa đốt vào tai 39 độ một tuần liền.
Không thấy Thụy đâu. Nó nuốt phải hột chôm
chôm cấp cứu bệnh viện nhi Thụy Điển.
Không thấy Thụy đâu. Nó bị thằng bạn cùng
nhà trẻ cắn rách mũi, cô giáo phạt quay mặt
vào tường, tay sai Bắc Kinh dám bắt nạt
thường dân Việt Nam. Không thấy Thụy đâu”
[19, 29].
Lựa chọn được ngôn ngữ biểu đạt
đúng ý trọng tâm đã khó, khiến cho chúng trở
nên uyển chuyển lại càng khó hơn. Nhưng
trong tiểu thuyết của mình, Thuận đã làm
được điều đó: “Chinatown! Chinatown!
Chinatown! Tôi muốn hỏi tại sao”. Câu văn
không chỉ uyển chuyển mà còn truyền tải
được ý trọng tâm của toàn tác phẩm. Nói về
cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của
Thuận, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét về
Chinatown: “Có thể thích hay không thích,
nhưng những cuốn sách như thế này làm
chuyển động thẩm mỹ của xã hội và tác động
đến những người sáng tác khác”.
. 4. Tính đa thanh trong ngôn ngữ
trần thuật
Tính đa thanh trong ngôn ngữ trần
thuật thể hiện ở sự hiện diện đồng thời nhiều
tiếng nói khác nhau: lời của người trần thuật,
lời của nhân vật, lời gián tiếp tự do. Điều này
làm nên sự khác biệt giữa tiểu thuyết của
Thuận với tiểu thuyết truyền thống (một giọng
của tác giả - là loại tiểu thuyết đơn âm).
Trong tiểu thuyết của Thuận, tác giả
dường như giấu mình, cố giữ thái độ khách
quan trước các nhân vật, để cho chúng tự do
bộc lộ tư tưởng, tình cảm riêng, Các tư tưởng,
tình cảm rất khác nhau, thậm chí đối lập đều
có giá trị độc lập và cùng được tôn trọng như
nhau. Chính điều này khiến cho tiểu thuyết
của Thuận có tính phức điệu. Nhờ đó, mỗi
nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận đều có
một giọng điệu riêng, độc lập, tự nó. Mỗi
nhân vật là một cái tôi riêng biệt. Đó có lẽ
cũng chính là “sự bình đẳng” mà Thuận đã
lên tiếng khẳng định.
Ở Chinatown, tính đa âm, nhiều giọng
trở thành mục đích của tác giả, tạo thành chủ
âm của văn bản tự sự: “Cô giáo chủ nhiệm gọi
tôi ra gặp riêng. Cô giáo dạy toán gọi tôi ra
gặp riêng. Thày giáo dạy văn gọi tôi ra gặp
riêng. Thày giáo tiếng Anh gọi tôi ra gặp
riêng. Bí thư liên đoàn trường gọi tôi ra gặp
riêng. Em nên tập trung để dẫn đầu cả lớp kỳ
thi cuối năm. Em nên tập trung để đạt kết quả
cao nhất kì thi hết cấp. Em nên tập trung để
mang lại danh dự cho toàn trường kỳ thi đại
học. Người ta đem trách nhiệm trao cho tôi.
Người ta mang thi cử ra làm tôi sợ. Không ai
đả động gì đến Thụy.” [13, 7].
Trích đoạn trên cho ta thấy sự vang
lên đồng thời giọng của “tôi” kể chuyện và
các nhân vật (cô giáo dạy toán, cô giáo chủ
nhiệm, thày giáo dạy văn, thày giáo tiếng
Anh, bí thư đoàn trường). Mỗi nhân vật đều
có giọng điệu riêng. Giọng của các nhân vật
(cô giáo, thày giáo, bí thư đoàn, cha mẹ tôi)
vang lên thành một bè cao – đa âm, đa giọng –
thể hiện cho những bổn phận, trách nhiệm,
nghĩa vụ bao hàm trong đó cả sự dọa nạt, lấn
át. Đan xen vào giữa cái bè cao đó là giọng
của “tôi” kể chuyện – đơn lẻ, yếu đuối, lúng
túng, hoang mang. Hai giọng điệu này khi đặt
cạnh nhau, chúng luôn tìm cách ngốn nuốt lẫn
nhau. Nó như ngầm báo trước một cuộc đấu
tranh âm thầm, không cân sức mà phần yếu
thế thường nghiêng về cái bè thấp hơn.
Sự phối hợp, hòa trộn, nối ghép
không báo trước của nhiều thành phần lời trần
thuật ít nhiều gây hẫng cho độc giả, làm đứt
gãy mạch tự sự và tạo ra hiệu quả đặc biệt
trong việc khám phá thế giới sâu kín của nhân
vật. Nó không chỉ thể hiện sự đứt đoạn, rối
bời trong dòng ý thức của nhân vật chính mà
còn thể hiện trạng thái day dứt, hoang mang,
bất an của nhân vật trong đời sống hiện đại.
KẾT LUẬN
Tóm lại, bằng sự dụng công trong
cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ, Thuận hiện
diện không chỉ với tư cách là một nhà tiểu
thuyết mà còn là một nhà ngôn ngữ học. Dưới
ngòi bút của Thuận, những thế mạnh của ngôn
từ được khai thác triệt để, tối đa. Nó không
chỉ là một chất liệu nghệ thuật đơn thuần mà
nó còn là những phương tiện nghệ thuật có giá
trị biểu đạt lớn: tham gia xây dựng hình tượng
nghệ thuật, kiến tạo nhịp điệu, tạo tính đa âm,
nhiều giọng cho tiểu thuyết. Với những thành
công đó, Thuận đã phần nào khẳng định được
cá tính sáng tạo, phong cách cũng như tài
năng nghệ thuật của mình. Đó cũng chính là
những đóng góp không nhỏ của Thuận cho
nền văn học đương đại nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975: một cái nhìn khái quát, Tạp chí
Ngh