Ngôn ngữ học - Thăm cảnh chùa hương qua những vần thơ của Xuân Diệu

Hương Sơn - nguồn thi hứng cho biết bao thi nhân. Dương Lâm có Chơi chùa Hƣơng, Tản Đà có Động Hƣơng Sơn, Nguyễn Nhược Pháp có Chùa Hƣơng. Riêng Chu Mạnh Trinh có tới ba bài:Hƣơng Sơn phong cảnh ca, Hƣơng Sơn nhật trình và Hƣơng Sơn hành trình. Nhưng theo tôi còn một bài thơ cũng rất hay viết về chùa Hương đó là bài Thăm cảnh chùa Hƣơng của Xuân Diệu. Đọc áng thơ trên, những người chưa một lần được đặt chân đến chùa Hương cũng có thể tưởng tượng ra vẻ đẹp diễm lệ mà đượm màu thiền của chốn “cảnh tiên rơi cõi tục” này. Bài thơ 38 câu trải dài mềm mại trên trang sách tựa như dòng suối Yến dịu dàng giữa đất trời Hương Sơn. Có người nói Suối Yến không đẹp ở sự mênh mông mà đẹp ở sự mềm mại, hiền hòa, uyển chuyển giữa hai triền núi. Còn bài thơ này của Xuân Diệu không gây ấn tượng bởi những ngôn từ hoa mĩ, những liên tưởng bất ngờ, táo bạo mà lắng đọng trong cảm xúc chân thành cùng sự quan sát tinh tế đến từng chi tiết

pdf5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngôn ngữ học - Thăm cảnh chùa hương qua những vần thơ của Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 THĂM CẢNH CHÙA HƢƠNG QUA NHỮNG VẦN THƠ CỦA XUÂN DIỆU Nguyễn Thị Trà My - Khoa KHTN & XH - Đại học Thái Nguyên Hương Sơn - nguồn thi hứng cho biết bao thi nhân. Dương Lâm có Chơi chùa Hƣơng, Tản Đà có Động Hƣơng Sơn, Nguyễn Nhược Pháp có Chùa Hƣơng... Riêng Chu Mạnh Trinh có tới ba bài:Hƣơng Sơn phong cảnh ca, Hƣơng Sơn nhật trình và Hƣơng Sơn hành trình. Nhưng theo tôi còn một bài thơ cũng rất hay viết về chùa Hương đó là bài Thăm cảnh chùa Hƣơng của Xuân Diệu. Đọc áng thơ trên, những người chưa một lần được đặt chân đến chùa Hương cũng có thể tưởng tượng ra vẻ đẹp diễm lệ mà đượm màu thiền của chốn “cảnh tiên rơi cõi tục” này. Bài thơ 38 câu trải dài mềm mại trên trang sách tựa như dòng suối Yến dịu dàng giữa đất trời Hương Sơn. Có người nói Suối Yến không đẹp ở sự mênh mông mà đẹp ở sự mềm mại, hiền hòa, uyển chuyển giữa hai triền núi. Còn bài thơ này của Xuân Diệu không gây ấn tượng bởi những ngôn từ hoa mĩ, những liên tưởng bất ngờ, táo bạo mà lắng đọng trong cảm xúc chân thành cùng sự quan sát tinh tế đến từng chi tiết. Mở đầu bài thơ là lời cảm tạ của thi sĩ với Mẹ Giang Sơn - Một người mẹ vô hình nhưng ai ai cũng cảm nhận được. Người mẹ đó là tổ quốc, là tạo hóa diệu kỳ - người đã có công lao to lớn: Ðặt núi lam trên nước biếc dờn, Tạc đá muôn hình trong cửa động. Hai câu thơ này đã khéo léo gợi ra trong tâm trí người đọc những hình dung ban đầu về cảnh sắc đa dạng của Hương Sơn qua những chi tiết như: núi lam, nước biếc dờn, đá muôn hình, cửa động. Nhà thơ như một hướng dẫn viên du lịch đang khỏa mái chèo trên dòng suối Yến, đưa bước chân du khách tới thăm một quần thể kiến trúc đẹp diệu kỳ của tạo hóa: Trong làn nước nhẹ mọc rong xanh Như gấm mơ hồ dưới thuỷ tinh, Chèo khoả, chèo lên, chèo lại khoả, 2 Thuyền đi trên vạn sắc màu xinh. Nếu ai chưa từng một lần đặt chân đến chùa Hương thì cũng thật khó cảm nhận hết vẻ đẹp của xứ sở này, khó mà hiểu thấu đáo được cái gấm mơ hồ dưới thủy tinh, vạn sắc màu xinh mà tác giả nói đến trong 4 câu thơ trên là như thế nào. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp so sánh (ví những lớp rong xanh tựa như một dải gấm huyền bí đặt dưới dòng suối Yến - trong như thủy tinh) để đặc tả vẻ đẹp của dòng suối thơ mộng, thực mà như mơ. Câu thơ tả suối Yến không chỉ ở độ sâu, độ trong mà còn cả ở sự bí ẩn ! Bí ẩn bởi lớp lớp rêu xanh qua bao năm tháng? hay bí ẩn bởi những truyền thuyết mà người ta đã dựng nên để nói về nó? Câu thơ chèo khỏa, chèo lên, chèo lại khỏa gợi lên nhịp mái chèo đang khua nhẹ giữa cái mênh mông, tươi thắm của đất trời vào xuân. Thi sĩ đi vãn cảnh đầu xuân nên mới thấy được cái vạn sắc màu xinh. Vạn sắc ấy phải chăng chính là: Màu trong xanh của nước suối, màu đỏ tươi của những bông hoa gạo đầu mùa, màu xanh mướt của những cánh đồng lúa ven suối, màu lam thẫm cuả những rặng núi, màu vàng nâu của những nếp nhà tranh, màu trắng của những đám mây và màu sặc sỡ của những bộ trang phục du khách mặc đi trẩy hội...? Có thể nói, đến chùa Hương ấn tượng đầu tiên là nước, sau đó là núi. Dãy núi Hương Sơn không đẹp ở chiều cao, mà đẹp ở chiều dài, chiều rộng, ở cái thế quần tụ, ở sự giao hòa mênh mang giữa trời và đất, ở bố cục nhịp nhàng giữa núi với núi, ở sự hài hòa giữa thủy với sơn. Núi con Voi phục, núi Mâm xôi, Núi ở xa, núi cạnh người, Từng dậm du dương non đổi nước Cảm như đàn nhạc hát không thôi. Nước dẫn ta đi với sắc trời. Xuân Diệu đã nói được chính xác cái đặc sắc về kiến trúc tổng thể đó qua mấy câu thơ trên. Du khách đến Hương Sơn sẽ được tắm mình trong vẻ đẹp vừa hoang sơ, trần tục, vừa lâng lâng, siêu thoát ! Ðến bờ, vừa đỗ chiếc thuyền thoi 3 Cỏ cây yên tĩnh và trong sạch Ðã đợi ngàn năm bạn với người Ðường đi uốn éo nhịp quanh co Hoa nắng quanh cành điểm nhặt thưa Bậc đá rêu in chen cỏ biếc Hàng cây đại cũ toả hương chùa Núi bắc đầu rau mấy vạn niên Mà màn biếc thẫm đẹp thiên nhiên? Ðò suối Yến đỗ bến Thiên Trù, khách lên thăm cảnh chùa Thiên Trù (chùa Trò). Mỗi câu thơ như một bậc đá dẫn ta đến chốn cửa Phật thanh tịnh. Đến bờ là một không gian khác, không gian không vướng bụi trần. Con người được đắm mình, thả hồn vào thiên nhiên yên tĩnh, trong trẻo. Ở đó không còn những bon chen, không còn những xô bồ, không còn những vui buồn, sầu khổ...mà chỉ có con người thanh thản giữa lòng thiên nhiên rộng lớn. Câu hỏi tu từ Núi bắc đầu rau mấy vạn niên / mà màn biếc thẫm đẹp thiên nhiên?cùng cách sử dụng hàng loạt từ cùng trường nghĩa như: ngàn năm, cũ, mấy vạn niên đã cho ta thấy nhà thơ không giấu nổi sự ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp trang nghiêm cổ kính. Đọc những câu thơ này, ta lại nhớ đến những áng thơ lừng danh viết về chùa Hương của Chu Mạnh Trinh: Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt, Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. Chừng giang sơn còn đợi ai đây, Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt. (Hƣơng Sơn phong cảnh ca) Dù diễn đạt bằng những ngôn từ, hình ảnh khác nhau nhưng sự xúc động đến ngỡ ngàng của hai tác giả thì có lẽ không khác nhau là mấy! Thăm cảnh chùa Thiên Trù, nghỉ ngơi rồi lên đường núi qua thăm chùa Thiên Sơn, chùa Giải Oan, am Phật tích, động Tuyết Quynh... Ðường núi dẫn vào động - chùa Hương Tích tuy có khúc khuỷu nhưng rất đẹp như Chu Mạnh Trinh đã tả Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây. "Nam thiên đệ nhất động"- Ðó là danh hiệu cao quý 4 của động - chùa Hương Tích, trung tâm điểm của thắng cảnh Hương Sơn và tiêu biểu cho cả một vùng thắng cảnh. Trong ngôn ngữ thường dùng, chùa Hương gần như đồng nghĩa với toàn bộ cảnh đẹp Hương Sơn. Thiên Trù một khoảng êm phơi phới Núi ngắm nhau xanh một sắc thiền. Rẽ núi, ta đi vào cửa Ðộng Ngoảnh sau, nhìn lại dáng chùa Tiên, Qua suối Giải Oan, am Phật Tích, Chân ta quen thuộc với đường lên Trong quần thể thắng cảnh Hương Sơn, du khách không thể không đến thăm những địa điểm nổi tiếng như đã kể trên để vãn cảnh và để cầu chúc những điều tốt lành, may mắn sẽ đến trong năm mới. Bước chân du khách đã quen dần với từng bậc đá, quen dần với sự quanh co uốn lượn của những con đường ven triền núi nhưng vẫn không sao hết ngỡ ngàng, thảng thốt trước vẻ đẹp thần tiên, kỳ ảo của hoa rừng: Duy mãi chưa quen với tuyết mai Hoa mai như tuyết nhẹ như hơi Rừng mơ Hương Tích ba lần gặp Từ tuổi thanh niên đến giữa đời. Mà vẫn bàng hoàng như giữa mộng, Mơ hay là thực, hỡi hoa mơ? Mơ trong thung lũng, mơ trên núi Hoa bạch trong ngần vạn điểm thơ. Thi sĩ Xuân Diệu đã từng ba lần lạc bước đến chùa Hương. Bằng trái tim nhaỵ cảm, sự quan sát tinh tế và sự liên tưởng tài tình, tác giả đã dần dần khám phá ra vẻ đẹp thiên đường nơi trần gian này. Bài thơ trên là kết quả của 3 lần đi thực tế đó. Mỗi lần đi là một lần ngỡ ngàng, bàng hoàng trước sự kỳ diệu, biến hóa của tự nhiên. Núi, am, động, suối, chùa, hang... là những sự vật dường như cố định, ít biến đổi theo thời gian. Nhưng hoa mai, hoa mơ thì khác. Hoa thay đổi theo ngày, theo mùa, theo tiết trời và cả trong lòng người. Nên thật dễ hiểu vì sao tác giả „„Duy mãi chưa 5 quen với tuyết mai‟‟, vì sao tác giả có cảm giác ngỡ ngàng ngẩn ngơ đến thế trước rừng mơ, rừng mai bạt ngàn sắc trắng như tuyết, nhẹ nhàng như hơi trong thung lũng và trên sườn núi! Cứ nhắm mắt lại mà tưởng tượng, chính chúng ta cũng không giấu nổi sự xúc động đến trầm trồ trước khung cảnh quá đỗi nên thơ nơi trần gian hiện hữu này! So sánh, liệt kê, câu hỏi tu từ, thán từ, điệp từ, điệp ngữ... là những thủ pháp nghệ thuật được Xuân Diệu sử dụng nhiều và rất hiệu quả trong bài thơ này. Nó không chỉ có tác dụng dựng cảnh, gợi tình mà nó còn góp phần bộc lộ một cách tinh tế cảm xúc của tác giả: Không tiên, ta rất mê phong cảnh Như một làn thơ đẹp, nhuỵ nhàng Ôi núi Hương Sơn chim lảnh tiếng Ôi thuyền Bến Ðục lướt dòng thanh, Ðã ngàn năm trước, muôn năm nữa Kiêu hãnh Non Sông đẹp với tình. Ta cảm nhận được niềm vui sướng đến ngỡ ngàng, niềm tự hào đến kiêu hãnh của thi sĩ qua từng vần thơ. Đó là niềm tự hào muôn thủa, niềm kiêu hãnh chính đáng của mỗi người dân đất Việt trước vẻ đẹp của giang sơn, tổ quốc mình. Và phải chăng chính Xuân Diệu đã thay ta nói lên cảm xúc đó? (Bài đã đăng Tạp chí Chùa Hương, số Tết năm 2011, tr 5-8)