Nguồn vốn cho bảo vệ môi trường-thực trạng và giải pháp phát triển nguồn vốn quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Long An

Bảo vệ môi trường (BVMT) được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như khắc phục các sự cố môi trường. Quỹ BVMT Long An được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp mà thực chất là chính sách khuyến khích, động viên các doanh nghiệp gắn BVMT trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh nhà. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống văn bản pháp lý thống nhất về mô hình, tổ chức hoạt động, cơ chế tài chính của Quỹ BVMT từ Trung ương đến địa phương; nguồn nhân lực còn hạn chế; nguồn vốn cho hoạt động của Quỹ rất nhỏ so với nhiệm vụ. Do đó, hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp, chưa đủ tích cực để đạt hiệu quả cần thiế ới thiệu thực trạng nguồn vốn của Quỹ BVMT Long An, các hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn vốn

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn vốn cho bảo vệ môi trường-thực trạng và giải pháp phát triển nguồn vốn quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP NGUỒN VỐN CHO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH LONG AN  (*) TÓM TẮT Bảo vệ môi trường (BVMT) được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của các chủ thể có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như khắc phục các sự cố môi trường. Quỹ BVMT Long An được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp mà thực chất là chính sách khuyến khích, động viên các doanh nghiệp gắn BVMT trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh nhà. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống văn bản pháp lý thống nhất về mô hình, tổ chức hoạt động, cơ chế tài chính của Quỹ BVMT từ Trung ương đến địa phương; nguồn nhân lực còn hạn chế; nguồn vốn cho hoạt động của Quỹ rất nhỏ so với nhiệm vụ. Do đó, hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp, chưa đủ tích cực để đạt hiệu quả cần thiế ới thiệu thực trạng nguồn vốn của Quỹ BVMT Long An, các hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn vốn. : Quỹ bảo vệ môi trường, nguồn vốn, hỗ trợ tài chính, bảo vệ môi trường, công trình xử lý môi trường. SUMMARY Environmental protection is implemented through a variety of measures to change the perception and behavior of those who have the negative impact on the environment, as well as to overcome environmental problems. Long An Environmental Protection Fund was established with the purpose of providing financial support to enterprises, which is in fact the policy to encourage and mobilize enterprises to attach environmental protection in their production and business processes, ensuring the sustainable development goals of the province. However, due to the lack of a unified legal document system on the model, organization, operation and financial structure of the Environmental Protection Fund from central to local levels, limited human resources; the capital source for the operation of the Fund is very small compared to the task, financial support of the Fund has not really attracted businesses, not active enough to achieve the necessary effect. This scientific article presents the current state of Long An Environmental Protection Fund's capital sources, constraints and proposes some solutions for capital development. Key words: Environmental protection fund. capital source, financial support, environmental protection, environmental treatment work. 1. Đặt vấn đề Công nghiệ , hiện đạ ở nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu kinh tế đạt được, môi trường nước ta đang bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động. Do vậy việc bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, có nhiều biện pháp BVMT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được các nước áp dụng, cụ thể gồm có các nhóm biện pháp sau: Các chính sách pháp luật của Nhà nước về BVMT, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT, ban hành các chỉ tiêu về môi trường,; Biện pháp khoa học - công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong sản xuất với tiêu chí hạn chế mức độ gây ô nhiễm, tiêu tốn ít năng lượng nguyên liệu; Biện pháp tuyên truyền giáo dục BVMT; Và biện pháp sử dụng công cụ tài chính như: các biện pháp chi tiêu và hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tài chính cho công tác BVMT. (*) 136 NG TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Quỹ BVMT Long An được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng các công trình xử lý môi trường, giảm thiểu nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường thông qua hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ. Tuy nhiên với nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, chưa đủ tích cực để đạt hiệu quả cần thiết, phân tích thực trạng nguồn vốn của Quỹ BVMT tỉnh Long An để thấy được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế và đưa ra các giải pháp phát triển nguồn vốn Quỹ BVMT tỉnh Long An nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư các công trình xử lý môi trường. 2. Phương pháp, nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp định tính, cụ thể: Phương pháp diễn dịch, quy nạp: Sử dụng để hình thành khung lý luận; Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để tính và phân tích các chỉ tiêu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, làm rõ thực trạng về nguồn vốn của Quỹ BVMT tỉnh Long An giai đoạn 2014-2017; Phương pháp phỏng vấn các đối tượng có liên quan: Sử dụng làm rõ hơn, khách quan hơn những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại về nguồn vốn của quỹ BVMT trong thời gian qua; Phương pháp phân tích: để đề xuất giải pháp khả thi, hiệu quả trên cơ sở kết hợp giữa giữa lý luận và phân tích thực trạng để phát triền nguồn vốn của quỹ trong thời gian tới. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Một số khái niệm • Nguồn vốn Quỹ BVMT Nguồn vốn của Quỹ BVMT là vốn điều lệ do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp phân bổ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh và các vốn bổ sung hàng năm từ các nguồn: Phí BVMT, Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường thu vào Ngân sách Nhà nước; Các khoản viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,.[10] • Quỹ BVMT Quỹ BVMT là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ tài chính hoạt động bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập Quỹ BVMT [6]. • Khái niệm phí bảo vệ môi trường Theo quy định tại Điều 148 Luật BVMT năm 2014, tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường. Có các loại phí BVMT sau: Phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản, phí BVMT đối với chất thải rắn. Ngoài ra, phí BVMT đối với khí thải cũng đang được xây dựng [6]. 2.2.2. Nội dung nghiên cứu • Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Quỹ BVMT tỉnh Long An  Tình hình nguồn vốn cho hoạt động BVMT Quỹ BVMT Long An tiếp nhận số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, ký quỹ để bảo đảm trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Tổng số tiền ký quỹ tiếp nhận đến thời điểm tháng 12/2017 là 12.057.722.224 đồng. Số tiền này được Quỹ BVMT tiếp nhận và hoàn trả theo quy định của pháp luật vì theo Thông tư số 08/2017/TT-BTC ngày 24/01/2017 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng 137 NG TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP sản thì khoản tiền này không được xem là nguồn vốn bổ sung hàng năm cho Quỹ, không được sử dụng để cho vay và các mục đích khác cho hoạt động của Quỹ.  Tình hình sử dụng vốn: Quỹ BVMT Long An sử dụng vốn được NSNN cấp để cho vay với lãi suất ưu đãi. Trong các năm từ 2014-2017, Quỹ đã tiếp nhận, thẩm định, ký hợp đồng và giải ngân cho 3 dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy. Tổng vốn đầu tư cho các dự án là: 18.943.601.884 đồng, trong đó tổng vốn tự có: 11.443.601.884 đồng, vốn vay tại Quỹ BVMT là 7.500.000.000 đồng. • Nhu cầu vay vốn cho bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Long An  Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trước năm 2017 Theo số liệu thu thập được từ Quỹ BVMT Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016, Quỹ BVMT Việt Nam đã hỗ trợ tài chính với hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An với tổng số tiền 102.600.000.000 đồng, chủ yếu là xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp (Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam). Trong 100 doanh nghiệp có: + 59 doanh nghiệp vừa có xử lý khí thải + nước thải + 23 doanh nghiệp chỉ có xử lý nước thải + 10 doanh nghiệp chỉ có xử lý khí thải + 8 doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý Qua tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn cho BVMT tại các doanh nghiệp cho thấy nhu cầu vốn trong thời gian qua là rất cao. Nguồn vốn của Quỹ BVMT còn quá thấp so với nguồn vốn đầu tư cho BVMT của doanh nghiệp.  Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 Số liệu tổng hợp từ Sở Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2017 có 858 doanh nghiệp đầu tư có khả năng phát sinh nguồn gây ô nhiễm môi trường cần phải có biện pháp xử lý, các doanh nghiệp này phải có kế hoạch và thực hiện việc xây dựng các công trình xử lý môi trường, điều này có nghĩa là có khoảng hơn 800 doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay vốn cho BVMT trong và sau năm 2018. Ngoài ra, theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Long An, giai đoạn từ năm 2016 – 2020, nhu cầu xây dựng tổng cộng 21 trạm xử lý nước thải cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An với tổng công suất 66.000m3/ngày đêm và 19 trạm quan trắc tự động. Chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng mới trạm xử lý nước thải theo quyết định 451/QĐ-BXD ngày 21/4/2015 của Bộ xây dựng về chi phí suất đầu tư xây dựng và xử lý nước thải khoảng 2.000.000đồng/1m3, trạm quan trắc tự động khoảng 1.000.000đồng/trạm. Do đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các trạm xử lý nước thải tập trung này khoảng 132 tỷ đồng và trạm quan trắc tự động khoảng 19 tỷ đồng (Nguồn:Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Long An). Tóm lại, tình trạng vốn ít dẫn đến khả năng cho vay thấp so với nhu cầu ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược sản xuất sạch, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường của nước ta. Việc tăng cường nguồn vốn cho Quỹ BVMT Long An là một nhiệm vụ tiên quyết để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tài chính cho công tác BVMT. 3. Kết quả nghiên cứu, giải pháp 3.1. Những kết quả đạt được Trong điều điều kiện khả năng hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước cho công tác BVMT còn hạn chế, việc ra đời một định chế tài chính thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ 138 NG TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP riêng cho việc gìn giữ, bảo vệ môi trường là cần thiết và quan trọng. Những kết quả của Quỹ BVMT Long An đã đạt được tuy chưa nhiều nhưng đã phần nào chứng minh được tính đúng đắn trong quá trình tổ chức thực hiện. Qua đánh giá tình hình nguồn vốn Quỹ BVMT, thực tế khảo sát về nhu cầu nguồn vốn cho BVMT, 100% các doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng hỗ trợ tài chính từ Quỹ BVMT là rất cần thiết, điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn này đối với việc xử lý các dự án gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng tài chính và khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng thấp, thường gặp rất nhiều khó khăn. Sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ được giao, Quỹ đã đạt được một số kết quả từ việc sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp như: - Góp phần đưa nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện dự án môi trường hiệu quả, thực hiện mục tiêu bảo vệ và gìn giữ môi trường; - Các hoạt động của Quỹ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao nhận thức con người về vấn đề môi trường; - Ngoài vai trò hỗ trợ bảo vệ môi trường, các dự án cho vay còn góp phần vào việc bảo vệ sức khoẻ con người, ổn định cuộc sống, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường 3.2. Các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 3.2.1. Các hạn chế về nguồn vốn của Quỹ BVMT Long An Bên cạnh những kết quả đạt được, nguồn vốn của Quỹ BVMT Long An cũng còn nhiều hạn chế. • Vốn điều lệ Theo Quyết định 2371/QĐ-UBND ngày 14/7/2014 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Long An, vốn điều lệ ban đầu do Ngân sách Nhà nước cấp là 10 tỷ đồng, cấp đủ cho đến năm 2016. Do một số vướng mắc trong quá trình hoạt động nên ngày 26/5/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ban hành Quyết định 1884/QĐ-UBND về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Long An. Tuy nhiên nguồn vốn của Quỹ BVMT Long An cũng là 10 tỷ. • Vốn bổ sung hàng năm Theo quy định tại Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Long An, nguồn vốn bổ sung hàng năm gồm: - Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. - Các loại phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn; phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản, và một số loại phí khác theo quy định của pháp luật. - Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường thu vào Ngân sách Nhà nước. - Các khoản viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Và các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các nguồn bổ sung vốn trên cho Quỹ BVMT cũng chưa được thực hiện. 3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế về nguồn vốn của Quỹ BVMT Long An • Thu và chi ngân sách nhà nước  Việc bổ sung vốn cho Quỹ BVMT từ Ngân sách Nhà nước chủ yếu là từ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường. Nguyên nhân hạn chế nguồn bổ sung vốn cho Quỹ BVMT là: 139 NG TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP - Việc phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường còn do Sở Tài Chính thực hiện thay vì Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn về môi trường tham mưu. - Do nguồn phân bổ cho Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chuyên môn về môi trường của tỉnh còn thấp nên chưa cân đối bổ sung vốn cho Quỹ BVMT. - Nguồn chi 1% tổng chi NSNN cho sự nghiệp môi trường còn thấp so với nhu cầu thực tế. • Quy định của các cấp có thẩm quyền trong từng thời kỳ - Tiền xử phạt vi phạm hành chính về môi trường được nộp về ngân sách địa phương và không được điều tiết cho Quỹ. - Thông tư 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường không có khoản mục “Hỗ trợ vốn cho Quỹ BVMT của địa phương” làm mất đi cơ sở bổ sung vốn cho Quỹ BVMT. - Về khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, do các hoạt động khai thác khoáng sản thường kéo dài trong nhiều năm, theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BTC ngày 24/01/2017 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản thì khoản tiền này không được xem là nguồn vốn bổ sung hàng năm cho Quỹ, không được sử dụng để cho vay và các mục đích khác cho hoạt động của Quỹ. Quy định này làm hạn chế về nguồn vốn cho hoạt động của Quỹ BVMT. - Đối với các khoản phí BVMT quy định trích bổ sung cho Quỹ BVMT còn chung chung và hiện nguồn vốn quỹ BVMT Long An cũng chưa được bổ sung từ nguồn này. - Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường được thu vào Ngân sách Nhà nước và chuyển về Quỹ theo yêu cầu. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn chưa có những quy định cụ thể liên quan tới việc xác định khoản thu đền bù thiệt hại về môi trường vào Ngân sách Nhà nước và từ Ngân sách Nhà nước chuyển cho Quỹ BVMT Long An. 3.3. Các giải pháp và kiến nghị phát triển nguồn vốn Quỹ BVMT Long An 3.3.1. Các giải pháp 3.3.1.1. Giải pháp hoàn thiện cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ Bảo vệ môi trường Long An • Thống nhất về cơ chế hoạt động, tài chính - Ban hành thống nhất quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT địa phương. Quy định này cần làm rõ vị trí và chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn cũa Quỹ BVMT địa phương. Tác giả đề xuất mô hình hoạt động của Quỹ BVMT địa phương là tổ chức tài chính trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; Hội đồng quản lý Quỹ do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm Chủ tịch để phù hợp với quy mô cấp địa phương và thuận lợi, linh động trong quá trình điều hành. - Cơ chế tài chính của Quỹ BVMT địa phương cần được quy định cụ thể trong một văn bản nhất định có tính chất rộng rãi, áp dụng chung cho tất cả các Quỹ địa phương trong cả nước. Trong đó quy định chi tiết về các khoản mục nguồn thu, chi phí cũng như các quy định cụ thể về việc trích lập dự phòng, phân phối chênh lệch thu chi, nguyên tắc sử dụng các Quỹ, - Ban hành thông tư hướng dẫn việc cho vay với lãi suất ưu đãi từ các Quỹ BVMT địa phương, trong đó quy định mức vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay; mức tiền cho vay trên giá trị tài sản thế chấp, bảo lãnh; thời hạn vay; lãi suất; bảo đảm tiền vay; quy trình cho vay; phân loại nợ; trích lập dự phòng; xử lý rủi ro. • Bổ sung và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên của Quỹ - Bổ sung số lượng nhân lực cho Quỹ BVMT 140 NG TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP + Giám đốc Quỹ nên là chuyên trách, không kiêm nhiệm. Điều này giúp cho Giám đốc có nhiều thời gian làm việc và cả sự đầu tư về hiệu quả hoạt động cho Quỹ. + Thành lập các phòng và bổ sung các vị trí trưởng, phó phòng cho các phòng nhằm phát huy vai trò lãnh đạo trong thực hiện nhiệm vụ. + Mỗi phòng nên có ít nhất 3 nhân viên để thực hiện chuyên trách các nhiệm vụ. Bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, nguồn nhân lực đầy đủ ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của Quỹ, còn có thể nghiên cứu, tiếp cận các dự án của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ vốn cho hoạt động của Quỹ. - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hiện. Tuyển lựa nhiều cán bộ giỏi, có trình độ chuyên môn cao, ưu tiên những cán bộ có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và có kiến thức về vấn đề môi trường. + Đào tạo cán bộ Quỹ. Nội dung đào tạo cần tập trung đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định, phân tích tín dụng, tài trợ các hoạt động, quản lý rủi ro, thanh toán; đào tạo về phong cách làm việc; kỹ năng thực hành công việc; cập nhật nhanh chóng các thông tin có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên môn nghiệp vụ có trình độ cao. Quỹ cần sớm có chương trình đào tạo và đạo tạo lại ngoại ngữ cho cán bộ, chức, cơ quan nước ngoài quan tâm và hỗ trợ cho hoạt động của Quỹ + Quỹ chủ động đề xuất, kiến nghị đến các ban ngành liên quan để xây dựng cơ chế khuyến khích, thu hút người tài vào Quỹ làm việc như: điều kiện làm việc, chế độ lương, môi trường làm việc, cụ thể: + động, phối hợp với các đơn vị liên quan sớm triển khai việc tìm địa điểm văn phòng làm việc của Quỹ, cần ổn định để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian tới. Cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc cho cán bộ, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, điều hành Quỹ. + Về Chế độ lương: Do Quỹ là một tổ chức tài chính đặc thù, để thu hút nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao, Quỹ cần chủ động báo cáo các cơ quan liên quan, nghiên cứu, xem xét quy định chế độ lương của Quỹ phù hợp với tính chất hoạt động và vai trò của Quỹ. Ngoài ra, Quỹ cần sớm nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cán bộ, từ đó đưa ra các cơ chế thưởng cho phù hợp và hấp dẫn. • Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các hoạt động của Quỹ Quỹ cần chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các hoạt động của Quỹ đến các đối tượng quan tâm cũng như các đơn vị liên quan đến triển khai thực hiện nhiệm vụ chung về BVMT. Công tác phổ biến, tuyền truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể riêng lẻ nhưng cũng có thể kết hợp các hình thức sau: - Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị làm đầu mối quản lý Nhà nước về môi trường và các hoạt động có liên quan tại địa phương như: Chi cục BVMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở , Sở Công thương, Ban quản lý các Khu kinh tế để tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động hỗ trợ của Quỹ. - Tổ chức các hội thảo giới thiệu các chức năng nhiệm vụ và hoạt động hỗ trợ vốn của Quỹ BVMT Long An, lập trang Web, phát tin truyền hình Quảng bá hình ảnh và hoạt động của Quỹ BVMT Long An thông qua các
Tài liệu liên quan