Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời – chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân Việt Nam đã chấm dứt sự khủng hoảng kéo dài về đường lối cách mạng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời là kết quả tất yếu cuả cuộc đấu tránh dân tộc và đẫu tranh giai cấp ở Việt Nam thời đại mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghiac Mác- L êNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Đảng ra đời được vũ trang bởi hệ thống học thuyết chính trị tiến bộ nhất của nhân loại là Chủ nghĩa Mác- LêNin . Nhờ đó mà Đảng đã lôi kéo , kêu gọi được đông đảo quần chúng nhân dân lao khổ tập trung dưới ngọn cờ “ Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
Đánh giá về vai trò của lý luận, sinh thời LêNin đã từng nói:
“Không có lý luận cách mệnh thì không có lý luận vận động.Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiên phong , Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong”.
Có thể nói quá trình chuẩn bị về tư tưởng lý luận tiến tới thành lập Đảng cộng sản gắn liền với những hoạt động yêu nước của Nguyễn ái Quốc, đó là quá trình tìm đường cứu nước, tìm đến với chủ nghĩa Mác, là quá trình học tập, nghiên cứu không mệt mỏi và truyền bá Chủ nghĩa Mác vào Việt Nam.
38 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyễn Ái Quốc - Quá trình tìm đường cứu nước và những đứa con tinh thần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời – chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân Việt Nam đã chấm dứt sự khủng hoảng kéo dài về đường lối cách mạng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời là kết quả tất yếu cuả cuộc đấu tránh dân tộc và đẫu tranh giai cấp ở Việt Nam thời đại mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghiac Mác- L êNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Đảng ra đời được vũ trang bởi hệ thống học thuyết chính trị tiến bộ nhất của nhân loại là Chủ nghĩa Mác- LêNin . Nhờ đó mà Đảng đã lôi kéo , kêu gọi được đông đảo quần chúng nhân dân lao khổ tập trung dưới ngọn cờ “ Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
Đánh giá về vai trò của lý luận, sinh thời LêNin đã từng nói:
“Không có lý luận cách mệnh thì không có lý luận vận động....Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiên phong , Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiên phong”.
Có thể nói quá trình chuẩn bị về tư tưởng lý luận tiến tới thành lập Đảng cộng sản gắn liền với những hoạt động yêu nước của Nguyễn ái Quốc, đó là quá trình tìm đường cứu nước, tìm đến với chủ nghĩa Mác, là quá trình học tập, nghiên cứu không mệt mỏi và truyền bá Chủ nghĩa Mác vào Việt Nam.
Không có tham vọng lớn muốn trình bày toàn bộ quá trình chuẩn bị về tư tưởng lý luận của Nguyễn ái quốc tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, do sự hạn hẹp về hiểu biết và tài liệu tham khảo, tôi chỉ xin phép trình bày những hiểu biết giới hạn của mình về quá trình chuẩn bị vế lý luận trên phương diện sách báo, chủ yếu ở ba tác phẩm:
1. Bản án chế độ Thực dân Pháp
2. Tuần báo Thanh Niên
3. Đương kách mệnh
Bài viết chắc chắn còn nhiều hạn chế , mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trình bày sự hiểu biết của mình về quá trình tìm đường cứu nước, tìm đến với Chủ nghĩa Mác và lĩnh hội một cách sáng tạo của Nguyễn ái Quốc.
Nghiên cứu quá trình chuẩn bị về tư tưởng , lý luận cách mạng trong các tác phẩm (như đã trích ở trên ) của Nguyễn ái Quốc góp phần truyền bá Chủ nghĩa Mác vào Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm tài liệu có liên quan đến những nội dung sẽ trình bày
Đối chiếu, so sánh giữa các tài liệu. Đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh ...để từ đó xem xét, đánh giá, nhìn nhận các sự kiện một cách đúng đắn, toàn diện, chỉ ra được sự phát triển về nhận thức qua các trình tự thời gian.
4. Bố cục của đề tài
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
“Lịch sử tạo ra những yêu cầu thì chính lịch sử lại tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết nó” (Theo PGS.TS Phạm Xanh trong tác phẩm “Nguyễn ái Quốc với việc truyền bá Chủ nghĩa Mác- LeeNin vào Việt Nam (1921-1930)”
CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Sức sống mãnh liệt của các tác phẩm:
1. Bản án chế độ Thực dân Pháp
2. Tuần báo Thanh Niên
3. Đương kách mệnh
A. Những đóng góp của tác phẩm “ Bản án chế độ Thực dân Pháp”:
I. Gía trị của tác phẩm
I.I “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” là bản cáo trạng đanh thép
I.II “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” còn vạch rõ kẻ thù của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức.
I.III “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” xác định nhiệm vụ cách mạng,lực lượng cách mạng , chỉ ra mối quân hệ , sự gắn bó giữa sự nghiệp giảI phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc với phong trào vô sản ở chính quốc và trên toàn thế giới .
I.IV “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” đã mở ra một tương lai tươI sáng trogn đêm tối của cuộc đời lầm than đau khổ.
II. Ý nghĩa
B. Những đóng góp của hai tác phẩm:
Tuần báo Thanh Niên
Đương kách mệnh
I - Đặt vấn đề
“Sự vĩ đại của tác phẩm nảy sinh ngay trong thời đại sản sinh ra nó”.
II – Giá trị của hai tác phẩm:
II.I Quan niệm về cách mạng
II.II Quan niệm về Đảng cách mạng, về Đảng cộng sản
III. ý nghĩa
ChươngIII
Kết luận
Phần nội dung
CHƯƠNG I
Lịch sử tạo ra những yêu cầu thì chính lịch sử tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết nó
Sáng 1/9/1858 Thực dân Pháp nổ súng chính thức xâm lược nước ta ở Đà Nẵng . Đến năm 1896 về cơ bản chúng đã bình định và đặt xong bộ máy cai trị ở Đông Dương trong đó có Việt Nam rồi từng bước tiến hành khai thác thuộc địa với quy mô lớn. Sự bóc lột hết sức tàn ác, dã man của bọn tư bản độc quyền Pháp cộng với sự bóc lột của lực lượng mà chúng dung dưỡng đó là bọn địa chủ phong kiến làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng điêu đứng và cực khổ.
Nước mất, nhà tan, đời sống bần cùng, không có con đường nào khác nhân dân ta đứng dậy đấu tranh.Trong mấy chục năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước cuồn cuộn dấy lên khắp từ Nam chí Bắc.Tầng tầng, lớp lớp thợ thuyền, dân cày, dân nghèo thành thị, trí thức, học sinh, sinh viên… kết hợp thành những đợt sóng đấu tranh liên tiếp, mạnh mẽ, tiêu biểu là các phong trào: Phong trào Cần Vương ( 1885- 1896); Khởi nghĩa Yên Thế (1885-1913), Phong trào Đông Du (1905-1908); Phong trào Duy Tân…nhằm chống lại đế quốc, chống sự tham nhũng ,hà khắc của bọn quan lại, bọn đại địa chủ – tay chân tích cực của bọn thực dân đồng thời thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc ta.
Dù chưa đạt đựơc mục tiêu song các phong trào yêu nước lúc này về khách quan đã hình thành mặc dù là tự phát những yếu tố, những đường viền của một mặt trận dân tộc thống nhất rộng lớn bao gồm nhiều tầng lớp xã hội.
Bên cạnh đó lịch sử giai đoạn này cũng chứng kiến sự ra đời và nhanh chóng phát triển của giai cấp mà sau này chính là lực lượng lĩnh sứ mệnh quan trọng nhất của lịch sử, của cách mạng Việt Nam – giai cấp công nhân Việt Nam.Mặc dù mangtrong mình những phẩm chất giai cấp cao quý đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhưng trong thời kì này giai cấp công nhân Việt Nam chưa có đường nối đúng đắn , đấu tranh mới chỉ mang tính “Tự mình” với những khẩu hiệu về kinh tế…nên chưa có vai trò đáng kể cho cách mạng nước ta trong thời kì này.
Chính do những hạn chế mang tính thời đại mà các phong trào yêu nước cũng như phong trào công nhân thời kì này đều đi đến những thất bại. Hạn chế đó nằm ở những người cầm đầu các phong trào chư phân biệt được Địch- Ta, Bạn-Thù, chưa nhận thức đươc rằng Đế quốc Pháp xâm lựoc việt Nam không phải là hiện tượng riêng lẻ mà là vấn đề thời đại gắn liền với cả giai đoạn lịch sử của Chủ nghĩa tư bản thống trị thế giới;họ chưa nhận thấy rõ nhiệm vụ của cách mạng việt Nam lúc này là phải đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập, tự do, đánh đổ phong kiến địa chủ giành quyền dân chủ cho nhân dân , giành ruộng đất cho nông dân - điều mà sau này ngay khi Đảng ta mới thành lập đã giương cao ngọn cờ “ Độc lập dân tộc” và “ Ruộng đất dân cày”; họ càng không thấy được lực lượng cách mạng chủ yếu là Công- Nông trong đó giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo. Đồng thời những thất bại đó đã thể hiện sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến cũng như hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã lỗi thời không còn đủ sức mạnh để phá vỡ thế lực kìm kẹp nó, đòi hỏi phong trào cách mạng càn được trang bị bởi một hệ tư tưởng khác, tiến bộ hơn, đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Do những hạn chế đó , lại bị những đòn roi tấn công rất ác liệt , man rợ của kẻ thù nên các phong trào dần bị thất bại. ách áp bức của kẻ thù càng thêm nặng nề, nỗi thống khổ của quần chúng càng thêmchồng chất, tiền đồ của dân tộc ngày càng mù mịt.
Nhưng tất yếu là, càng bị đàn áp , càng thất bại , càng thống khổ thì quần chúng càng thêm nung nấu lòng căm thù và ý chí chiến đấu, càng khát khao tìm cách thoát khỏi kiếp sống trâu ngựa.Trong hoàn cảnh đó, yêu cầu mà lịch sử đặt ra là phải có những con người ưu tú nhất , tiến bộ nhất trong đội ngũ những người Việt nam yêu nước có khả năng vượt lên trên những hạn chế của lịch sử để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Rõ ràng, đúng như Lê-Nin lúc sinh thời đã từng nói:
“ Nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì khi xét kĩ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấychỉ nảy sinh khi những điều kiện để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi hay ít ra cũng đang ở quá trình hình thành.” 2
Giữa tình thế nóng bỏng đó, Nguyễn Tất Thành xuất hiện như một vị cứu tinh của dân tộc. Vượt lên trên hạn chế của thời đại, người con trai thứ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - người thanh niên giàu lòng yêu nước đã nhận lấy trách nhiệm nặng nề và vô cùng gian khổ trước lịch sử, Nguời quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911.
Xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên giữa quê hương giàu tình thương và tinh thần quật khởi, từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã được hấp thụ một nền giáo dục truyền thống phong phú, hiểu biết sâu sắc về lịch sử và những giá trị văn hoá dân tộc. Bên cạnh đó Người còn được trang bị những kiến thức về văn hoá và khoa học kĩ thuật phương Tây khi còn đang học ở trường Quốc học Huế. Đặc biệt Nguyễn Tất Thành đã sớm hoà mình vào cuộc sống của quần chúng lao khổ và tham gia vào phong trào yêu nước. Quê hương, gia đình và sự nhập cuộc sớm của bản thân đã sớm làm nảy nở trong người thanh niên trẻ tuổi ấy tấm lòng yêu nước , thương dân tha thiết :
“Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào” 3.
Kính trọng những bậc tiền bối đi trước nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường đi nước bước của những người đi trước, Người không muốn đitheo vết mòn của lịch sử.
Trước Nguyễn Tất Thành đã có những ngời Việt Nam xuất dương cứu nước.Chỗ khác nhau giữa Nguyễn Tất Thành và những người Việt nam khác không phải là hành động xuất dương mà trước hết ở mục đích của hành động đó.
Nếu những chuyến đi của Tôn Thất Thuyết hay của những nhân vật lãnh đạo phong trào Đông Du hay phong trào Duy Tân chủ yếu là tìm ngoại viện thì chuyến đi của Nguyễn Tất Thành lại hoàn toàn khác. Người ra đi là “ xem nước Pháp và những nước khác. Sau khi tôixem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta” 4.
Sau này Người cũng đã kể lại:
“Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh tôi lúc này thường tự hỏi nhau rằng: ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này thì nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người khác nữâ nghĩ là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ” 5.
Như vậy hơn hẳn những bậc tiền bối đi trước, Nguyễn Tất Thành đã xác định được một cách rõ ràng:
“Cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng” 6.
Và Người đã tìm được hướng đi cho riêng mình , đó là đi về phương Tây.Về phương Tây không phải vì Người bị thu hút và khuất phục bởi nước sơn hào nhoáng cảu nền văn minh Tư bản chủ nghĩa. Nền văn minh đó đã tấn công , làm rung chuyển và buộc phải nhuợng bộ cho nó cái vương quốc phongkiến lâu đời và hùng mạnh nhất châu á- Trung Quốc. Sự kiện này đã tác động và làm lung lạc đến tư tưởng, ý thức của những nhân vật tiêu biểu cho giới thượng lưu trí thức Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu… Chính nước sơn hào nhoáng của nền văn minh ấy cũng đã làm cho nhiều sĩ phu yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã đi chệch đường trong việc tìm kiếm bạn đồng minh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng lí do mà Nguyễn Tất Thành đã chọn con đường đi cho riêng mình mà sau này Người đã tâm sự :
“ Vào trạc tuổi 13 lần đầu tiên tôi được nghe những tiếng Pháp : Tự do , bình đẳng, bác ái - đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp – thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy” 7.
Nguyễn Tất Thành quyết định đi về phương tây vì mục đích cách mạng và do sự nhạy cảm cách mạng khiến Người thấy chỉ có ở đó mới có thể phát hiện ra cái nguồn gốc của mọi thảm hoạ đã trút lên đầu lên cổ dân tộc mình và tìm ra cái đầu mối cho sự nghiệp giải phóng đồng bào mình.
“Rõ ràng, trước khi bước chân xuống tàu rời Tổ Quốc, Nguyễn Tất Thành đã chuẩn bị cho mình những tiền đề tư tưởng bao gồm việc phê phán những con đường cứu nước của các bậc cha chú , lựa chọn hướng đ i và điểm tới của mình” 8.
Nhưng để đến với Chủ nghĩa cộng sản thì những chuẩn bị về tiền đề tư tưởng sẽ là không đủ nếu như không có quá trình hoạt động thực tiễn phong phú kết hợp với hoạt động tư duy khoa học của Người. Nguyễn Tất Thành đã đ i khắp năm châu bốn bể, bàn chân Người từng in dấu trên nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau, đặc biệt là Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh, Pháp. ở đâu Người cũng chịu mọi gian khổ, hoà mình vào cuộc sống lao khổ của người lao động. Qua nhiều trả i nghiệm , Người đã rút ra được một kết luận rất sâu sắc : ở đâu bọ Đế quốc , Thực dân cũng tàn bạo , độc ác, ở đaau những người lao động cũng bị áp bức , bóc lột nặng nề và “ Dù có màu da khác nhau , trên đời này chỉ có hai giống người : giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ một mối tình hữu áilà thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”9
Từ đó ở Người sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng
cảm với nhân dân lao động quốc tế anh em.Đồng thời Người cũng nhận biết sâu sắc hơn, toàn diện hơn về diện mạo kẻ thù của dân tộc ta không chỉ là Thực dân Pháp và bè lũ tay sai mà còn là Chủ nghĩa đế quốc nói chung.
Sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã bộc lộ đầy đủ bản chất bóc lột tàn ác , dã man đồng thời củng thể hiện sự suy yếu của Chủ nghĩa đế quốc. Mặt khác, cuộc chiến tranh chính là cơ hội để Chủ nghĩa đế quốc tăng cường bóc lột giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức, đẩy người lao độg vào cảnh bần cùng.
Chính sự kiện đó đã tác động sâu sắc và làm bừng sáng lên trong nhận thức của người thanh niên yêu nước rằng : Chủ nghĩa đế quốc, Chủ nghĩa thực dân là cội nguồn của mọi sự khổ đau của quần chúng và ở đâu quần chúng lao khổ cũng là người chung số phận, chung chiến tuyến với dân mình. Những nhận biết căn bản , đúng đắn đó càng giục giã Người quyết tâm tìm con đường giải phóng mà Người đã từng nung nấu, ấp ủ từ ngày rời Tổ Quốc.
Chính trong quá trình đó, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công năm1917 – một nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới mà ở đó nhân dân lao động được làm chủ đất nước, mọi gia cấp xã hội được giải phóng. Sự ra đời của nhà nước Xô viết đầu tiên đitheo Chủ nghĩa xã hội giữa vòng vây của bọn đế quốc chủ nghĩa đã ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến nhận thức của Người về lựa chọn con đường cách mạng.
Tháng 7/1920, báo L/Humahité số ra hai ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920 đã đăng toàn bộ văn bản “ Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” cảu V.I.LêNin. Luận cương ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của Người :
“ Trong luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đ i đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của LêNin làm cho tôI rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo. Hỡi đồng bào bị đoạ đày gian khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta , đây là con đường giải phóng chúng ta”10.
Như vậy từ chủ nghĩa yêu nước chân chính Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường đúng đắn để giảiphóng dân tộc , đó là đi theo Chủ nghĩa Mác- LêNin, theo Quốc tế vô sản, theo con đường Cách mạng vô sản.
Cũng từ đó Nguyễn ái Quốc say mê học tập, nghiên cứu và hoạt động nhàm xúc iến việc truyền bá Chủ nghĩa Mác- LêNin vào Việt Nam.Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác cảu Người diễn ra liên tục từ năm 1921 đến1930 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là đánh dấu sự chiến thắng bước đầu của tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng nước ta.Và “ Sự truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản của Người không phải là một hiệntượng nhất thời tự phát mà là một quá trình không đứt đoạn, đi từ thấp đến cao, có chủ đích”11.
Quá trình hoạt động cách mạng của Người được chia thành nhiều thời kì tương ứng với địa bàn hoạt động của Người.ở mỗi thời kì tuỳ điều kiện cụ thể mà Người sử dụng những phương tiện đấu tranh, truyền bá Chủ nghĩa Mác khác nhau , trong đó có thể nói xuất bản báo chí được Người sử dụng một cách triệt để như là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại nhằm tấn công trục diện kẻ thù đồng thời rất có hiệu quả trong quá trình truyền bá lý luận, từng bước giác ngộ Chủ nghiã Mác cho quần chúng đồng bào ta tiến tới thành lập những tổ chức lãnh đạo cách mạng đứng đầu là thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Trong các tác phẩm của Người thời kì này cần phảI kể đến những đóng góp hết sức to lớn có giá trị đặt nền tảng tư tưởng chiến lược và sách lược chỉ đạo cách mạng Việt Nam của ba tác phẩm:
Bản án chế độ Thực dân Pháp ( 1925 – ở Pháp)
Tuần báo Thanh Niên ( 1925 – ở Trung Quốc)
Đường Kách Mệnh ( 1927 - ở Trung Quốc)
Mặc dù ra đời ở các thời kì hoạt động khác nhau của Nguyễn ái Quốc, ở các thời điểm lịch sử khác nhau nhưng cả ba tác phẩm đều thể hiện bước chuẩn bị, hoàn thiện và phát triển cao độ nhận thức về Chủ nghĩa Mác- LêNincủa Nguyễn ái Quốc. Quá trình đó được thể hiện ở sự kế thừa, bổ sung và ngày càng hoàn bị những tư tưởng chỉ đạo mạng tính chất chiến lược cho cách mạng Việt Nam như mục tiêu đấu tranh, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng...trong các tác phẩm. Sự ra đời của các tác phẩm có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nhờ đó mà cách mạng Việt Nam đã tìm được con đường cách mạng đúng đắn để giảiphóng dân tộc, cách mạng Việt Nam lúc này đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối cũng như về tổ chức và từng bứơc có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và cho sự nghiệp đấu tranh chung của loài người tiến bộ trên thế giới.
CHƯƠNG II
Sức sống mãnh liệt của các tác phẩm
Bản án chế độ Thực dân Pháp
Tuần báo Thanh Niên
Đương Kách Mệnh
A. Những đóng góp của tác phẩm “Bản án chế độ Thực dân Pháp”
Thời kì Nguyễn ái Quốc hoạt động ở PaRi (Pháp), Người hoạt động ở Đảng Cộng Sản Pháp, ở các tổ chức cách mạng và trong “Hội liên hiệp thuộc địa” do Người sáng lập cùng những người bị áp bức dưới chế độ thực dân Pháp và đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Thời kì này Người đã viết nhiều sách báo tấn công vào Chủ nghĩa đế quốc, kêu gọi , thức tỉnh quần chúng lao khổ đấu tranh, vạch phương hướng cho quần chúng ở các nước thuôc đia và phụ thuộc đấu tranh.
Đây cũng là thời kì mà Người đã viết cuốn sách nổi tiếng “ Bản án chế độ Thực dân Pháp”.
I. Giá trị của tác phẩm
Bản án chế độ Thực dân Pháp được coi là sản phẩm tổng hoà của tất cả các tri thức : chính trị, triết học, xã hội , lịch sử...cùng với những kinh nghiệm thực tiễn được tiếp thu và bồi bổ , phát triển trong quá trình đấu tranh đầy sóng gió của Người.
Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp và những năm 1921- 1925 và được xuất bản lần đầu tại Pari năm 1925. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã được lan truyền đi rất nhanh và đay là lần đầu tiên một cuốn sách chính trị viết bằng tiếng nước ngoài được đưa về nước hoàn toàn bí mật.
Sự vị đại của tác phẩm bắt nguồn từ trong chính tính chất vĩ đại của thời đại dã sản sinh ra nó, bởi nó chứa đựng những ước mong, nhưng hoài bão chung, phổ biến của cả một cộng đồng người đang sống ngột ngạt dưới sức ép của một thế lực vô cùng phản động đó là Thực dân Pháp.
Hun đúc trong đấu tranh cách mạng, Bản án chế độ Thực dân Pháp ra đời như một luồng ánh sáng mới , xé toang đám mây mù đang che phủ trên khắp đất nước Việt Nam và nhiều nước thuộc địa. Nó thoả mãn cả lý trí và tình cảm của hàng triệu quần chúng cách mạng đang ngưỡng vọng và khao khát một chân trời mới ; nó thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều lớp người tiến bộ đang mơ hồ, băn khoăn về một con đường giải phóng đúng đắn.
Sức thu hút mạnh mẽ hầu như thôi miên của tác phẩm, bởi lẽ:
Thứ nhất, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh mà mâu thuẫn của Chủ nghĩa đế quốc đặc biệt là mâu thuẫn giũa các dân tộc bị áp bức với Chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Thực dân Pháp ngày càng thêm sâu sắc và đã đạt đến điểm bùng nổ, tinh thần và ý chí chống đế qu