Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định nước ta có năm thành phần kinh tế :kinh tế quốc doanh,kinh tế tập thể,kinh tế cá thể,kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.Trong đó kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế được hình thành,phát triểndựa trên nền tảng của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân.Nó bao gồm kinh tế cá thể,kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
17 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên nhân,những rào cản đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định nước ta có năm thành phần kinh tế :kinh tế quốc doanh,kinh tế tập thể,kinh tế cá thể,kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.Trong đó kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế được hình thành,phát triểndựa trên nền tảng của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân.Nó bao gồm kinh tế cá thể,kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.ở nước ta việc phân định rạch ròi ranh giới giữa chúng là không đơn giản.Hai thành phần kinh tế này vận động,biến đổi,phát triển không ngừng và chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời đại,đặc diểm ngành nghề,lĩnh vực sản xuất...Kinh tế cá thể là kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động,không thuê lao động bên ngoài .Kinh tế tiểu chủ có thuê lao động bên ngoài .Kinh tế tư bản tư nhân được thực hiện là các công ty trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần,doanh nghiệp tư nhân...có quy mô sản xuất lớn,kỹ thuật sản xuất tiến bộ,công nghệ hiện đại...Chế độ sở hữu tư nhân xuất hiện khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã,nó tồn tại, phát triển cho đến nay là cơ sở của kinh tế tư nhân.Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ,phong kiến và kinh tế tư bản kinh tế tư nhân dóng vai trò quyết định sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế.Trong nửa đầu thế kỷ 20 mặc dù kinh tế nhà nước được mở rộng nhưng trên bình diện toàn cầu kinh tế tư nhân vẫn phát triển mạnh.Ngày nay ở Việt nam đã chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ,kinh tế nhà nước vẫn duy trì ở mức cần thiết đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân.Ngày nay,kinh tế tư nhân phát triển rộng khắp cả nước,đóng góp quan trọng vào sản xuất,góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong nước, tăng xuất khẩu,tạo nguồn thu ngân sách nhà nước,tạo công ăn việc làm...Chính vì vậy mà kinh tế tư nhân ngày càng được Đảng,nhà nước ta chú trọng,đẩy mạnh,phát triển hơn.
I.Cơ sở lý luận chung
1)Bản chất của kinh tế tư nhân
Để nắm rõ về kinh tế tư nhân chúng ta phải hiểu bản chất của nó trên ba mối quan hệ:quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ,quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm
Về quan hệ sở hữu:sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở tồn tại của kinh tế tư nhân.Nó phát triển từ thấp đến cao bao gồm hai hình thức cơ bản:sở hữu tư nhân nhỏ và sở hữu tư nhân lớn.Sở hữu tư nhân nhỏ là sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình sản xuất ra sản phẩm bằng sức lao động của chính họ,nó tồn tại chủ yếu trong nền sản xuất giản đơn,giá trị thặng dư không đáng kể .Sở hữu tư nhân lớn là đại biểu của nền kinh tế hàng hoá phát triển trên trình độ cao của phương thức sản xuất tư bản công nghiệp
Về quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất:đối với kinh tế cá thể các cá nhân tự mình tổ chức sản xuất hoặc chịu sự phân công,quản lý của người chủ gia đình trong quá trình sản xuất kinh doanh.Kinh tế tiểu chủ có quy mô lớn hơn tự mình trực tiếp lao động và có thuê một phần lao động.Còn kinh tế tư bản tư nhân tổ chức quản lý sản xuất ở mô hình doanh nghiệp,nó ra đời gắn liền với hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa .Trong nền kinh tế thị trường,doanh nghiệp là một mô hình tổ chức kinh doanh mà chủ thể doanh nghiệp đồng thời là chủ thể tư bản(vốn),có thuê lao động và có mục tiêu tạo ra giá trị thặng dư
Về quan hệ phân phối :nó giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các cá nhân tham gia vào quá trình tái sản xuất .Đối với kinh tế cá thể kết quả lao động chủ yếu thuộc về gia đình hay cá nhân đó .Đối với kinh té tư bản tư nhân, quan hệ phân phối chủ yếu dựa trên nguyên tắc:chủ sở hữu tư liệu sản xuất chiếm phần sản phẩm thặng dư còn lao động được hưởng phần sản phẩm tất yếu.Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cổ diển khi kinh tế tư nhân mới hình thành ,quan hệ phân phối chủ yếu dựa trên sự đóng góp về vốn ,tư liệu sản xuất và sức lao động,sản phẩm thặng dư thuộc về nhà tư bản.Trong nền kinh tế thị trường hiện đại,các yếu tố khoa học công nghệ,trình độ tổ chức quản lý của chủ doang nghiệp,trình độ tay nghề của lao dộng,thị trường...đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quá trình sản xuất .Chủ doanh nghiệp không còn là người sở hữu duy nhất về vốn và tư liệu sản xuất .Hơn nữa trong điều kiện mới nhà nước ngày càng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết quan hệ phân phối .Vì thế quan hệ phân phối trong các doanh nghiệp trở lên phức tạp hơn. Sản phẩm thặng dư ngoài phần đóng góp cho nhà nước và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, được phân phối lại bằng nhiều hình thức khác nhau và cho các yếu tố đóng góp vào quá trình tạo ra giá trị thặng dư : lao động, tổ chức, quản lí tổ chức kinh doanh, vốn cổ phần ...
2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân
a, Một số đặc trưng cơ bản của kinh tế tư nhân :
Một là, kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân –một trong những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người từ trước tới nay đã cho thấy lợi ích của mỗi cá nhân là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy xã hội phát triển . Nền kinh tế thị trường tồn tại mấy trăm năm vẫn chủ yếu dựa trên lợi ích cá nhân tôn trọng lợi ích cá nhân nhưng lợi ích cá nhân phải hài hoà với lợi ích xã hội mới làm hồi sinh phát triển được kinh tế tư nhân . Thực tế cho thấy nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã đề cao quá mức lợi ích nhà nước tập thể, coi nhẹ lợi ích cá nhân do đó đã làm thui chột động lực phát triển kinh tế xã hội. Trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với việc tôn trọng lợi ích cá nhân đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . Do gắn liền với lợi ích cá nhân nên kinh tế tư nhân có sức sống mãnh liệt. Quá trình quốc hữu hoá và tập thể hoá cao độ trong các nền kinh tế mệnh lệnh trước đây đã bằng mọi cách xoá bỏ kinh tế tư nhân nhưng nó vẫn len lỏi tồn tại . Kinh tế tư nhân, cá thể bị ngăn cấm bởi các mệnh lệnh của nhà nước nhưng vẫn tồn tại như một tất yếu khách quan. ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa nước ta kinh tế tư nhân gần như bị xoá bỏ hoàn toàn , nhưng trong thời kỳ chuyển đổi từ những năm 1990, chỉ cần nới lỏng một vài rằng buộc doanh nghiệp thì ngay lập tức kinh tế tư nhân lại xuất hiện.
Hai là, kinh tế tư nhân mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh của sản xuất hàng hoá.
Hoạt động sản xuất trao đổi hàng hoá ra đời gắn liền với sự phân công lao động xã hội quá trình đó bắt đầu từ thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ . Tuy nhiên hàng ngàn năm tồn tại cho đến trước khi xuất hiện nền sản xuất đại công nghiệp đó là một nền sản xuất hàng hoá giản đơn gắn liền với sản xuất nhỏ tự cung tự cấp. Hình thức tổ chức doanh nghiệp phẩm cuả nền sản xuất xã hội hoá . Nó được phát triển cùng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và gắn liền với nền đại công nghiệp.Với hình thức đó năng suất lao động và hiệu qủa sản xuất tăng lên nhiều , trình độ xã hội hoá cũng được phát triển nhanh chóng . Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. ở đây kinh tế hàng hoá đã thực sự thay đổi về chất gắn liền với sản xuất lớn hiện đại. Cơ cấu của kinh tế thị trường chủ yếu dựa trên sơ sở của mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất và cuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư . Cơ chế hoạt động tất yếu của nó là không ngừng chuyển giá trị thặng dư thành tích luỹ tăng thêm của sự phát triển kinh tế . Đó là mô hình tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhất thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó có hiệu quả phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại.
Ba là, kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường . Cơ chế thị trường là cách thức duy nhất và tốt nhất để một nền kinh tế vận hành có hiệu quả cao . Kinh tế thị trường là phương tiện để đạt đến một nền sản xuất hiện đại . Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã cho chúng ta thấy rằng các quốc gia đều không thể không sử dụng cơ chế thị trường. Ngược lại kinh tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân nói cách khác cơ chế thị trường hiện đại chính là dạng sinh tồn của kinh tế tư nhân mà điển hình là mô hình tổ chức doanh nghiệp . Bất kỳ nền kinh tế nào hoạt động theo cơ chế thị trường đều phải thừa nhận và khuyến khích mô hình doanh nghiệp này . Ngược lại mô hình này tự nó ứng xử theo cơ chế thị trường và có sức sống mãnh liệt trong môi trường của kinh tế thị trường.
Tóm lại sự tự do tham gia kinh doanh của kinh tế tư nhân , chủ yếu là các doanh nghiệp, vào bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ nào cũng là cơ sở của cơ chế thị trường –ở đó có sự cạnh tranh của những người bán và người mua. Và đó chính là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
b.Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay:
Kinh tế tư nhân ở nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiện chủ yếu sau:
Một là, kinh tế tư nhân mới được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướngvà lãnh đạo.
Hai là,kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản.Về mặt kinh tế nhà nước nắm trong tay một lực lượng vật chất to lớn có khả năng chi phối mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.Nhà nước có thể chi phối định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế thông qua hệ thống chính sách,công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính,tiền tệ,kế hoạch hoá,chính sách kinh tế đối ngoại...
Ba là,kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.Kinh tế tư nhân ra đời gắn liền với sự thủ tiêu của quan hệ sản xuất phong kiến và xác lập sự thống trị,chi phối của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phục vụ giai cấp tư sản và nhà nước tư sản.ở nước ta kinh tế tư nhân được coi là công cụ ,là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,là bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa
Bốn là,kinh tế tư nhân nước ta ra đời ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển kém trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hóa,giải phóng sức sản xuất ,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Như vậy,kinh tế tư nhân ở nước ta có nhiều điểm khác so với các nước tư bản chủ nghĩa .Những đổi mới ở nước ta trong những năm qua thực chất là chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .
3)Vai trò của kinh tế tư nhân
Khu vực kinh tế tư nhân đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và nó có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế.Cụ thể là:
Tạo công ăn việc làm cho người lao động .Trong điều kiện nước ta vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề cấp bách.Khu vực kinh tế tư nhân là nơi thu hút ,tạo việc làm mới cho xã hội.Phát triển kinh tế tư nhân làm mở rộng nhanh thị trường lao động theo lĩnh vực,ngành và lãnh thổ,nó làm tăng sự lựa chọn cho người lao động khi tham gia thị trường lao động.Sự phát triển của kinh tế tư nhân không chỉ góp phần tạo việc làm mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang mất cân đối ở nước ta hiện nay
Đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,xoá đói giảm nghèo.Trong các ngành,lĩnh vực kinh tế tư nhân đều chiếm tỷ trọng bán hàng hoá rất lớn.Do đó nó đóng góp rất lớn vào GDP và trong những năm gần đây khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng rất nhanh góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt nam.Kinh tế tư nhân có đóng góp đáng kể trong trồng trọt,chăn nuôi đặc biệt là chế biến,xuất khẩu.Nhờ đó mà kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá ,đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp ,nông thôn
Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách.Khu vực kinh tế là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới ,mở rộng thị trường xuất khẩu.Một số doanh nghiệp dã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng
Đóng góp của các khu vực dân doanh vào ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng nhanh.Đó là do việc nộp thuế môn bài,VAT trong nhập khẩu,thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh và các phí khác.Khu vực kinh tế tư nhân có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn đầu tư xã hội,nó đóng vai trò là nguồn vốn chủ yếu đối với sự phát triển của kinh tế địa phương
Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh,thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ,đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,xoá đói giảm nghèo.Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế,phá bỏ dần tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước.Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của kinh tế tư nhân.Khi luật doanh nghiệp có hiệu lực thì đội ngũ doanh nghiệp dân doanh đã phát triển cả về quy mô,số lượng,tham gia vào các ngành,lĩnh vực...Do đó huy động được ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư,tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
Mặc dù kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng như đựoc trình bày ở trên .Nhưng thực tế các điều kiện hành chính pháp lý và điều kiện kinh tế chưa được hoàn thiện.Đa số các doanh nghiệp tư nhân bị mất đà ngay sau khi thành lập do chính phủ không tạo ra được các thể chế,chính sách “yểm trợ”đồng bộ đi kèm với luật doanh nghiệp để phát huy cao nhất hiệu quả của luật.Khu vực kinh tế tư nhân còn rất nhiều tiềm năng chưa được phát huy đúng mức .Do đó trong tương lai sắp tới chúng ta phải tập trung phát triển hơn nữa khu vực kinh tế tư nhân
II.Thực trạng của kinh tế tư nhân ở Việt nam
1)Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
Quá trình phát triển của kinh tế tư nhân có thể được hệ thống hoá và trình bày khái quát theo các giai đoạn sau:
Thời kỳ1945-1954
Ngay sau khi giành được độc lập ngày 13-10-1945,chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố”...để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà,thì giới công thương phải hoạt động để giành lấy một nền kinh tế vững vàng và thịnh vượng”.Trước đó dã có sắc lệnh cho phép các công ty và các hãng ngoại quốc được phép tiếp tục công việc doanh nghiệp,theo nguyên tắc được tự do kinh doanh.Khi này những hoạt động kinh doanh tư nhân giữ một vai trò quan trọng trong việc điều hành ,phân phối giữa các vùng và coi kinh tế tư nhân là một bộ phận để xây dựng nền kinh tế kháng chiến .
Thời kỳ 1954-1986:
Sau năm 1954 kết thúc 9 năm kháng chiến ,miền bắc gặp muôn vàn khó khăn .Khi này Đảng chính phủ khuyến khích phát triên nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong đó nhấn mạnh việc hướng dẫn, khuyến khích giúp đỡ kinh doanh tư nhân của tư sản dân tộc.Tư sản ngoại quốc cũng dần được chiếu cố một cách thích đáng .Nhưng sau 1958,miền Bắc bước vào thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa .Khi này kinh tế tư nhân bị hạn chế ,cải tạo và đến năm 1860 thì nó bị xoá bỏ.Sau 1975 khi cả nước thống nhất thì mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở miền Bắc được áp dụng trong cả nước .Mãi đến 1980 nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng,khi đó nhận thức về kinh tế tư nhân từng bước được đổi mới .Khi này thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần:kinh tế quốc doanh,công ty hợp danh,tập thể,cá thể .Khi này việc khoán sản phẩm đến người lao động ,nhóm lao động trong hợp tác xã xuất hiện,đồng thời các lĩnh vực công nghiệp,phân phối ,lưu thông cũng được thay đổi .Đó là những đột phá bước đầu cho sự xuất hiện,phát triển kinh tế tư nhân.Tuy nhiên nó vẫn còn nhỏ và bị kìm hãm
Thời kỳ 1986 đến nay
Đại hội VII của Đảng đã chấp nhận và vận dụng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,thừa nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế tiểu chủ sản xuất hàng hoá ,tiểu thương,tư sản nhỏ.Nhờ đó mà xuất hiện các cơ sở kinh tế tư nhân quy mô nhỏ hoạt động trong các sản xuất công nghiệp,xây dựng,vận tải ,dịch vụ và chấp nhận hoạt động kinh doanh của tư bản nước ngoài ở nước ta .Luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực từ ngay 15-4-1991 tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn hoạt động ,công nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác .Ngày nay đã xuất hiện rất nhiều tổ chức ,doanh nghiệp tư nhân,công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần và cả nền giáo dục cũng đã có rất nhiều trường tư thục do tư nhân lập ra ,hoạt động có hiệu quả...Tất cả nhằm giải phóng và phát huy mọi lực lượng ,mọi tiềm năng ,tạo điều kiện cho mọi người,mọi gia đình,mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả.Ngày nay kinh tế tư nhân ngày càng có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế ,nó được thừa nhận và đưa ra các giải pháp đẻ phát triển nó hơn nữa
2)Thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt nam trong thời kỳ đổi mới
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới kinh tế ,kinh tế tư nhân của nước ta đã được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô,phạm vi và lĩnh vực hoạt động
Thứ nhất,sự phát triển về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân
Số lượng hộ kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp,thương mại,dịch vụ tăng từ 0,84 triệu hộ năm 1990 lên 2,2 triệu hộ năm 1996 và khoảng gần 3 triệu hộ năm 2004
Về doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân :năm 1991 cả nước có
414 doanh nghiệp đến 1992 có 5189 doanh nghiệp ,năm 1995 có 15276 doanh nghiệp ,năm 1999 có 28700 doạh nghiệp.Trong giai đoạn 1991-1999 bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 doanh nghiệp.Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của khu vực kinh tế tư nhân.Sau gần 4 năm thực thi đến cuối 2003 có gần 73000 doanh nghiệp mới dăng ký đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký lên gần 120000 doanh nghiệp.Đến cuối 2004 có gần 108300 doanh nghiệp mới đăng ký đưa tổng số doanh nghiệp mới đăng ký lên 150000 doanh nghiệp.Trong 10 tháng đầu năm 2004 nước ta có 27013 doanh nghiệp mới đăng ký mới với số vốn tương ứng khoảng trên 53000 tỷ đồng tăng 36% về số lượng doanh nghiệp và 29% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2003,chưa kể năm 2004 nước ta có thêm 4000 doanh nghiệp tăng vốn 144000 tỷ đồng .Ước tính cả năm 2004 có trên 33.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với mức vốn khoảng 65000 tỷ đồng .Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm thời kỳ 2000-2004 bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm thời kỳ 1991-1999.Số đăng ký mới đăng ký trong 5 năm cao gấp gần hai lần so với gần 9 năm trước đây (1991-1999) tăng bình quân 25,6%
Thứ hai ,về quy mô vốn,lao động và lĩnh vực,địa bàn kinh doanh.Ngày nay khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng vốn đầu tư xã hội rất lớn .Tỷ trọng đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp dân doanh trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20%năm 2000 lên 23% năm 2001 và 28,8% năm 2002.Mức vốn đăng ký trung bình một doanh nghiệp tăng nhanh ,từ 570 triệu đồng/doanh nghiệp thời kỳ 1991-1999 lên 2,015 tỷ đồng năm 2004.Doanh nghiệp có mức vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là khoảng 200 tỷ đồng.Quy mô vốn đầu tư doanh nghiệp cũng rất khác nhau ở từng địa phương .Một số tỉnh,thành phố có mức vốn bình quân một doanh nghiệp khá cao như Hưng Yên(3 tỷ đồng/doanh nghiệp),Quảng Ninh,Bình Dương(2,5 tỷ đồng/doanh nghiệp),Hà Nội.thành phố Hồ Chí Minh(1,25 tỷ đồng/doanh nghiệp).Năm 2004,10 tỉnh,thành phố có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh,Hà Nội,Hải Phòng,Đà Nẵng,Nghệ An,Cà Mau,Bình Dương,Đồng Nai,Kiên Giang và Khánh Hoà.Không chỉ các doanh nghiệp tăng nhanh mà quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp cũng được mở rộng.Từ năm 2000 tốc độ tăng sản lượng của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã vượt cả khu vực doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp:tỷ trọng loại hình doanh nghiệp tư nhân trong tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34% năm 2003 và 30% năm 2004.Trong khi đó tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăn