Trọng yếu được đề cập lần đầu tiên trong kế toán ở Anh vào năm 1867 và sau đó được quy định trong các đạo luật cũng như ứng dụng trong kiểm toán. Ngày 15/07/2016, KTNN Việt Nam đã ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) tại Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN. Hệ thống CMKTNN này đã tiệm cận với thông lệ quốc tế và kế thừa
gần như toàn bộ Chuẩn mực quốc tế của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI). Trong
lĩnh vực kiểm toán tài chính, CMKTNN 1320 - xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán và CMKTNN
1450 đánh giá sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán là hai chuẩn mực cấp độ chi tiết (cấp độ 4)
hướng dẫn cụ thể việc xác định, vận dụng trọng yếu và đánh giá sai sót trong mối tương quan với trọng yếu
kiểm toán. Mặc dù vậy, các chuẩn mực kiểm toán chỉ mang tính nguyên tắc. Trong khi đó, giữa chính sách
và thực tiễn luôn tồn tại khoảng cách nhất định. Do đó, xác định các nguyên tắc nền tảng nhằm xây dựng
các hướng dẫn chi tiết về trọng yếu kiểm toán là yêu cầu thiết thực đối với KTNN Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc xác định và vận dụng trọng yếu trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 114 - tháng 4/2017
*Kiểm toán nhà nước Khu vực IV
NGUYEÂN TAÉC XAÙC ñÒNH VAØ VAÄN DUÏNG
TROÏNG YEÁU TRONG HOAÏT ñOÄNG KIEÅM TOAÙN
CUûA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖôÙC
TS. ĐặNG ANH TUẤN*
Trọng yếu được đề cập lần đầu tiên trong kế toán ở Anh vào năm 1867 và sau đó được quy định trong các đạo luật cũng như ứng dụng trong kiểm toán. Ngày 15/07/2016, KTNN Việt Nam đã ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) tại Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN. Hệ thống CMKTNN này đã tiệm cận với thông lệ quốc tế và kế thừa
gần như toàn bộ Chuẩn mực quốc tế của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI). Trong
lĩnh vực kiểm toán tài chính, CMKTNN 1320 - xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán và CMKTNN
1450 đánh giá sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán là hai chuẩn mực cấp độ chi tiết (cấp độ 4)
hướng dẫn cụ thể việc xác định, vận dụng trọng yếu và đánh giá sai sót trong mối tương quan với trọng yếu
kiểm toán. Mặc dù vậy, các chuẩn mực kiểm toán chỉ mang tính nguyên tắc. Trong khi đó, giữa chính sách
và thực tiễn luôn tồn tại khoảng cách nhất định. Do đó, xác định các nguyên tắc nền tảng nhằm xây dựng
các hướng dẫn chi tiết về trọng yếu kiểm toán là yêu cầu thiết thực đối với KTNN Việt Nam.
Từ khóa: Trọng yếu
Principle of Materiality in Planning and Performing an Audit of State Audit Office of Vietnam
Materiality was first mentioned in accounting in the UK in 1867 and then covered by statutes as well as
application in auditing. On July 15, 2016, State Audit Office of Vietnam issued its State Audit Standards System
by Decision No. 02/2016/QD-KTNN. This system is as close to international practice and inherits almost
all international standards of the International Organization of Supreme Audit Institutions (INTOSAI).
In financial auditing, Standard 1320- Materiality in Planning and Performing and Audit1450-Evaluation
of Misstatements Identified during the Audit are two level 4 standards which explain how materiality is
applied in evaluating the effect of identified misstatements on the audit and of uncorrected misstatements.
However, auditing standards are only a principle, whereas there is always a certain distance between policy
and practice. Therefore, defining the ground rules for the development of detailed guidelines on audit
materiality is a practical requirement for the State Audit of Vietnam.
Key word: material
Bài viết thực hiện phân tích và thảo luận nội
dung và nguyên tắc xác định và vận dụng trọng yếu
kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) trong khu vực
tư và khu vực công (đơn vị công) nhằm mục đích
trả lời câu hỏi:
Liệu có thể vận dụng những nguyên tắc xác
định và đánh giá trọng yếu kiểm toán trong Chuẩn
mực kiểm toán quốc tế (ISA) 320 áp dụng trong
kiểm toán BCTC doanh nghiệp thuộc khu vực tư
cho BCTC của các đơn vị công?
Phương pháp phân tích nội dung văn bản được
áp dụng nhằm so sánh các nguyên tắc áp dụng giữa
ISA 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và
thực hiện kiểm toán và CMKTNN 1320 - Xác định
và vận dụng trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán
tài chính áp dụng cho kiểm toán các đơn vị công
để đánh giá mức độ phù hợp trong việc kế thừa
nguyên tắc xác định và vận dụng trọng yếu kiểm
toán từ khu vực tư sang khu vực công trên cơ sở
thảo luận với các nghiên cứu trước cũng như kinh
nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 114 - tháng 4/2017
1. Giới thiệu
Trong khu vực công, các chuẩn mực kế toán
quốc tế do Ủy ban Chuẩn mực quốc tế về kế toán
Khu vực công ban hành (IPSASB) được gọi là các
IPSAS, Chuẩn mực quốc tế của INTOSAI ban
hành được gọi là các ISSAI. Đặc điểm chung của
hai hệ thống chuẩn mực này đều tiếp cận dựa trên
nguyên tắc thay vì quy tắc và kế thừa toàn bộ hoặc
một phần các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và
kiểm toán quốc tế (ISA) thuộc khu vực tư. Chẳng
hạn, các ISSAI về kiểm toán BCTC do INTOSAI
ban hành đều sử dụng lại các chuẩn mực kiểm toán
quốc tế (ISA), chỉ bổ sung những lưu ý cần thiết
khi thực hiện kiểm toán trong các đơn vị công.
Mặc dù kế thừa gần như toàn bộ nội dung ISSAI
khi xây dựng và ban hành các CMKTNN, nhưng
CMKTNN không cấu trúc như ISSAI đã thực hiện
mà biên soạn lại toàn bộ. Nghĩa là, CMKTNN
không tham chiếu tới các chuẩn mực kiểm toán
BCTC tương ứng do Bộ Tài chính ban hành như
cách tiếp cận của INTOSAI. Phương pháp tiếp cận
xây dựng các chuẩn mực này của KTNN nhằm tăng
tính nhất quán, dễ tham chiếu và vận dụng nhưng
cũng đòi hỏi các chuẩn mực phải có thêm những
hướng dẫn chi tiết và phải được cập nhật thường
xuyên. CMKTNN 1320 đã định nghĩa trọng yếu,
mức trọng yếu, loại trọng yếu cần xác định trong
từng giai đoạn kiểm toán và các tiêu chí cần xem
xét khi xác định trọng yếu trong kiểm toán BCTC.
Tuy nhiên, CMKTNN chưa cung cấp hướng dẫn
mang tính chất nguyên tắc giúp KTV có thể xây
dựng được quy trình xác định và đánh giá trọng
yếu cũng như các thủ tục kiểm toán cần thực hiện.
Vì vậy, nghiên cứu nguyên tắc xác định và vận
dụng trọng yếu kiểm toán BCTC trong khu vực tư
để áp dụng sang khu vực công sẽ giúp định hình
chính sách hướng dẫn xác định và vận dụng trọng
yếu trong kiểm toán BCTC khu vực công.
2. khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếu được đề cập lần đầu tiên
trong lĩnh vực kế toán ở Anh vào năm 1867 trong
một báo cáo “không được phép che đậy sự tồn
tại hoặc có bất cứ sai sót tài chính trọng yếu nào”
(Holmes, 1972, theo Yining Zhou 2012). Đạo luật
công ty Anh năm 1985, định nghĩa “mỗi giao dịch
hoặc sự kiện được xem là trọng yếu nếu chúng ảnh
hưởng đến đánh giá thận trọng của nhà đầu tư
trong việc quyết định nên đặt mua hay chào bán các
cổ phiếu, giấy nợ được thể hiện trong các “bản cáo
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 114 - tháng 4/2017
bạch”. Ủy ban Chuẩn mực kế toán tài chính (FASB)
Hoa Kỳ định nghĩa trọng yếu hướng trọng tâm tới
người sử dụng BCTC “Những sai sót, bao gồm cả
việc bỏ sót thông tin tài chính trong từng hoàn cảnh,
được coi là trọng yếu nếu những sai sót này có thể
làm thay đổi quyết định hợp lý của người sử dụng
BCTC”. Khái niệm trọng yếu được định nghĩa trong
CMKTNN số 1320 “Chỉ tầm cỡ (hay quy mô) và
bản chất của các sai sót, những thông tin thiếu hoặc
thông tin không chính xác có thể làm sai lệch đáng
kể đến báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính
được kiểm toán, làm ảnh hưởng đến quyết định của
các đối tượng sử dụng thông tin”.
Các định nghĩa về trọng yếu trên cho thấy sự
tương đồng giữa định nghĩa về trọng yếu trong
chuẩn mực kiểm toán khu vực tư và khu vực công,
đó là trọng tâm hướng vào người sử dụng thông tin
và ảnh hưởng tới loại quyết định của người sử dụng
thông tin. Tuy nhiên, giữa các định nghĩa này còn
tồn tại một số khác biệt về mặt lý luận cần phải giải
thích rõ liên quan đến ba nội dung chính (i) sự khác
biệt về đối tượng chính sử dụng BCTC hoặc thông
tin giữa hai khu vực tư và công; (ii) ảnh hưởng khác
biệt đến loại quyết định của người sử dụng thông
tin giữa hai khu vực và (iii) BCTC trong khu vực
công lập chủ yếu trên cơ sở tiền mặt.
3. Các nghiên cứu trước liên quan đến trọng
yếu kiểm toán
Nhiều nghiên cứu hàn lâm liên quan đến trọng
yếu kiểm toán BCTC doanh nghiệp trong khu vực
tư. Iskandar & Iselin (1999), Messier & cộng sự
(2005) đã tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm về
trọng yếu và ứng dụng những nghiên cứu này trong
thực tiễn hoạt động kiểm toán nhằm đề xuất sửa
đổi, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán liên quan.
Chẳng hạn, nghiên cứu của Frishkoff (1970) chỉ ra
rằng, quy mô của đơn vị được kiểm toán ảnh hưởng
tới việc xác định trọng yếu của KTV “KTV thường
thiết lập mức trọng yếu cao hơn đối với các công ty
có quy mô lớn do chất lượng của hệ thống KSNB
của các công ty này tốt hơn”. Tương tự, xét đoán của
KTV khi xác định mức trọng yếu cũng phụ thuộc
vào loại hình đơn vị được kiểm toán, ngành nghề
kinh doanh (Iskandar and Iselin 2000). Tuy nhiên,
có rất ít các nghiên cứu thực nghiệm về trọng yếu
kiểm toán BCTC đơn vị công của KTNN. DeZoort
& cộng sự (2006) phát hiện có mối liên hệ giữa áp
lực trách nhiệm giải trình và xét đoán về trọng yếu
của KTV “áp lực càng cao, KTV càng có xu hướng
xác định trọng yếu nghiêng theo hướng định tính”.
Kết quả nghiên cứu vận dụng trọng yếu trong
KTNN Trung Quốc của Yining Zhou (2012) đã chỉ
ra ba nội dung khác biệt quan trọng trong đánh
giá trọng yếu giữa kiểm toán BCTC đơn vị công
do KTNN thực hiện và kiểm toán BCTC doanh
nghiệp thuộc khu vực tư là (i) ngưỡng sai sót thiết
lập trong kiểm toán BCTC đơn vị công thường ở
mức thấp hơn, (ii) tập trung nhiều hơn vào khía
cạnh định tính và (iii) tiêu chí định lượng thường
là khoản mục chi tiêu và thu nhập. Trong hướng
dẫn về trọng yếu của Tòa thẩm kế kiểm toán Châu
Âu (ECA 2012), tiêu chí xác định trọng yếu trong
kiểm toán tài chính của các đơn vị công thường
là tổng số thu, tổng số chi ngân sách hoặc tổng số
chi ngân sách thuần (số chi-số thu), mức trọng yếu
được xác định trong phạm vi từ 0,5%-2%. Đối với
một giao dịch, nội dung chi không thường xuyên,
mức trọng yếu thường xác định thường là 2%. Liên
quan đến xác định trọng yếu trên khía cạnh định
tính, đòi hỏi KTV phải đánh giá mức độ nhạy cảm
về mặt chính trị, mức độ quan tâm của đối tượng
sử dụng chủ yếu trong từng hoàn cảnh cụ thể.
4. Phân tích và thảo luận các nguyên tắc hướng
dẫn xác định và vận dụng trọng yếu giữa ISA 320
và CMkTNN 1320
ISA 320 và CMKTNN 1320 sử dụng khái
niệm trọng yếu từ chuẩn mực kế toán, có khuôn
mẫu chung gồm sáu thành phần chính (1) mục
tiêu kiểm toán, (2) định nghĩa trọng yếu, (3) đối
tượng chủ yếu sử dụng thông tin; (4) trách nhiệm
xác định trọng yếu; (5) phương pháp thiết lập mức
trọng yếu và (6) thuyết minh mức trọng yếu. Mặc
dù, ISA 320 tiếp cận dựa trên nguyên tắc, trong khi
CMKTNN 1320 tiếp cận dựa trên quy tắc nhưng
nội dung của hai chuẩn mực đều yêu cầu KTV
phải xem xét trọng yếu trên hai phương diện định
tính và định lượng trong từng hoàn cảnh cụ thể
dựa trên xét đoán chuyên môn của mình để thiết
lập mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 29Số 114 - tháng 4/2017
hiện. Điểm khác biệt căn bản giữa hai chuẩn mực
là (i) CMKTNN 1320 quy định thêm KTV phải có
trách nhiệm xây dựng khung chính sách hướng
dẫn xác định và vận dụng trọng yếu trong từng lĩnh
vực, hoạt động kiểm toán cụ thể, trong khi đó (ii)
ISA 320, cung cấp một số ví dụ minh họa cách xác
định mức trọng yếu. Trên cơ sở tổng kết các nghiên
cứu trước có liên quan, kinh nghiệm thực tiễn của
một số quốc gia trên thế giới cùng với phân tích hai
chuẩn mực về trọng yếu trong hai khu vực có thể
rút ra sáu nguyên tắc xác định và vận dụng trọng
yếu trong khu vực tư có thể được kế thừa có điều
chỉnh sang khu vực công (Bảng 2), cụ thể:
(1) Mục tiêu kiểm toán: Icerman & Hillison
(1989) đã từng tranh luận rằng, khác biệt lớn nhất
khi vận dụng trọng yếu trong kiểm toán giữa khu
vực tư và khu vực công xuất phát từ khác biệt về
mục tiêu và phạm vi kiểm toán. Do mục tiêu kiểm
toán BCKT đơn vị công thường rộng hơn bao gồm
cả việc đưa ra ý kiến liệu rằng các đơn vị được kiểm
toán có tuân thủ luật và các quy định (kiểm toán
tuân thủ), liệu rằng các đơn vị được kiểm toán có
quản lý các nguồn lực theo cách kinh tế, hiệu quả
và hiệu lực (kiểm toán hoạt động).
(2) Định nghĩa trọng yếu: ISA 320 và CMKTNN
1320 sử dụng định nghĩa trọng yếu trong kế toán
do đó không có nhiều khác biệt. Điểm khác biệt
là ISA 320 xác định trọng yếu liên quan đến việc
thay đổi quyết định kinh tế của người sử dụng đối
với kiểm toán BCTC doanh nghiệp trong khu vực
tư và sử dụng khái niệm quyết định khác trong
kiểm toán BCTC đơn vị công. Quyết định kinh tế
nhìn chung được coi như là sự lựa chọn giữa các
phương án sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm
đạt được một số mục tiêu dự kiến nào đó. Vì vậy,
người sử dụng BCTC đơn vị công có thể đưa ra
các quyết định khác hơn là các quyết định kinh tế.
Ví dụ, quyết định phân bổ nguồn lực là các quyết
định kinh tế, tuy nhiên, quyết định thay thế hoặc sa
thải người đứng đầu trong đơn vị công và các quyết
sách chính trị và xã hội không phải là các quyết
định kinh tế.
(3) Đối tượng chính sử dụng BCTC: Xác định
người sử dụng BCTC đầu tiên và chủ yếu (đối
tượng chính) đóng vai trò quan trọng khi xác định
và thiết lập trọng yếu kiểm toán. Trọng yếu kiểm
toán được xác định trên cơ sở đánh giá mong đợi và
nhu cầu của người sử dụng BCTC nhưng sẽ không
khả thi trên thực tế khi KTV phải cân nhắc mong
đợi của tất cả các đối tượng sử dụng thông tin trên
BCTC. ISA 320 (Đoạn A2) quy định rằng “đối với
các đơn vị công, cơ quan lập pháp và hành pháp
thường là người sử dụng BCTC đầu tiên”, VSA 320
khẳng định rằng cơ quan nhà nước là đối tượng chủ
yếu sử dụng BCTC. Tương tự, INTOSAI cho rằng
“Đối với khu vực công, cơ quan lập pháp cho ý kiến
và quyết định phân bổ ngân sách và cơ quan hành
pháp thường đánh giá và quyết định việc quản lý
và sử dụng ngân sách”. Do đó, BCTC đáp ứng nhu
cầu của cơ quan lập pháp và hành pháp cũng sẽ đáp
ứng được hầu hết nhu cầu của người sử dụng khác
bởi vì đây là nhóm đối tượng quyết định việc phân
bổ ngân sách và sử dụng ngân sách.
(4) Ai là người xác định mức trọng yếu: ISA 320
(Đoạn 10) quy định rằng KTV sẽ xác định mức
trọng yếu. ISSAI 1320 (Đoạn 6) bổ sung rằng “khi
xác định mức trọng yếu đối với hệ thống kiểm soát
và việc không tuân thủ pháp luật, KTV khu vực
công phải xem xét kỳ vọng của cơ quan lập pháp
và hành pháp”. Trong khi đó, CMKTNN 1320,
quy định KTV dựa trên xét đoán chuyên môn để
xác định mức trọng yếu. Tùy thuộc phạm vi kiểm
toán, đối tượng, lĩnh vực kiểm toán, KTV có trách
nhiệm xây dựng các chính sách hướng dẫn việc xác
định trọng yếu. Trên thực tế, một số cơ quan nhà
nước đã tự xác định mức trọng yếu, quy định trước
các tiêu chí và mức tỷ lệ % trọng yếu trên cơ sở
đó, KTV phải áp dụng khi kiểm toán BCTC đơn vị
công. Chẳng hạn, Bộ Nội vụ Hà Lan và Bộ Ngoại
giao Vương quốc Anh đã quy định ủy thác cho
KTV khu vực tư (doanh nghiệp kiểm toán thuộc
Big 4) áp dụng mức trọng yếu 1% đối với tổng chi
phí cho việc đánh giá sai sót BCTC và 3% tổng chi
phí đối với các giao dịch lớn, không chắc chắn. Bộ
Tài chính Hà Lan đã quy định tiêu chí và mức tỷ
lệ % chi tiết trong kiểm toán BCTC đơn vị công
được hướng dẫn trong cuốn sách Kiểm toán Chính
quyền trung ương. Tỷ lệ % tương tự cũng được áp
dụng đối với kiểm toán tuân thủ (Bảng 1):
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 114 - tháng 4/2017
Bảng 1: Các loại ý kiến kiểm toán
Loại ý kiến
Tỷ lệ % tổng chi tiêu
Ý kiến chấp
nhận toàn
phần
Ý kiến chấp
nhận từng
phần
Từ chối đưa ra
ý kiến
Ý kiến trái
ngược
Sai sót trên BCTC (tỷ lệ %
tổng chi tiêu) <=1%
>1%
<3%
>=3%
Các sự kiện không chắc chắn
(tỷ lệ % tổng chi tiêu) <=3%
>3%
<10%
>=10%
Nguồn: Sách Hướng dẫn Kiểm toán chính phủ của Bộ Tài chính Hà Lan
(5) Phương pháp xác định mức trọng yếu
- Tiêu chí xác định mức trọng yếu: ISA 320
(Đoạn A3-A7) đã xem xét việc mở rộng các tiêu
chí phù hợp như là bước đầu tiên để xác định mức
trọng yếu. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc
xác định các tiêu chí phù hợp đã được liệt kê kèm
theo các ví dụ hướng dẫn áp dụng như lợi nhuận
trước thuế, tổng doanh thu, lợi nhuận gộp, tổng chi
phí, tổng vốn chủ hoặc tài sản thuần được áp dụng
trong khu vực tư và chỉ lưu ý trong khu vực công
“Khi kiểm toán các đơn vị trong khu vực công, tổng
chi phí hoặc chi phí thuần (chi phí - doanh thu
hoặc số chi- số thu) có thể là tiêu chí phù hợp đối
với hoạt động của các chương trình” (Đoạn A9).
ISSAI 1320 (Đoạn 11) bổ sung: “Đối với các đơn
vị sự nghiệp công lập tự chủ được tài chính, chi
phí thuần không phải là tiêu chí phù hợp”. Trong
trường hợp này doanh thu hoặc chi phí gộp có thể
là các tiêu chí phù hợp hơn.
- Tỷ lệ phần trăm (%) xác định mức trọng yếu:
ISA 320 đưa ra một số ví dụ về tỷ lệ % phù hợp
khi xác định mức trọng yếu, mặc dù không hướng
dẫn áp dụng trong khu vực công. Ví dụ, KTV có
thể xem xét tỷ lệ 5% lợi nhuận trước thuế của một
đơn vị trong lĩnh vực sản xuất đang có hoạt động
liên tục, trong khi đó, KTV có thể lựa chọn tỷ lệ 1%
đối với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí phù hợp
đối với các đơn vị hoạt động phi lợi nhuận. Tuy
nhiên, tỷ lệ % cao hơn hoặc thấp hơn còn tùy thuộc
vào từng hoàn cảnh cụ thể (Đoạn A7). Một số nhà
nghiên cứu tranh luận rằng, hướng dẫn có thể chỉ
là bước khởi đầu, thậm chí nó không thể thay thế
được xét đoán chuyên môn của KTV. Raman &
Van Daniker (1994), cho rằng hướng dẫn xác định
tỷ lệ mức trọng yếu nên theo khoảng biến thiên,
giúp cho KTV có thể sử dụng để đánh giá các xét
đoán chuyên môn của họ. Tương tự, INTOSAI
cũng khẳng định, ví dụ minh họa về tỷ lệ % trong
chuẩn mực cũng mang đến những lo ngại, bởi
chúng làm tăng khả năng tỷ lệ % này sẽ trở thành
một tỷ số mặc định được KTV sử dụng đơn thuần
như là công thức. Với lý do như vậy, INTOSAI tin
rằng, tỷ lệ % cụ thể không được và không nên quy
định trong ISA và thay vào đó, chuẩn mực nên thảo
luận các tỷ lệ % tiềm năng phù hợp.
- Phương diện định tính: ISA 320 không sử dụng
thuật ngữ định tính và định lượng nhưng sử dụng
hai thuật ngữ thay thế là quy mô và bản chất của
các sai sót. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải hướng
dẫn bổ sung thêm về phương diện định tính. Xét
đoán trọng yếu phải được thực hiện trong từng
hoàn cảnh cụ thể và nó chịu ảnh hưởng bởi quy
mô và bản chất của các sai sót hoặc cả hai (Đoạn 2)
và “Hoàn cảnh liên quan tới một số sai sót có thể là
nguyên nhân dẫn tới việc KTV đánh giá chúng là
trọng yếu thậm chí nếu sai sót thấp hơn mức trọng
yếu”. ISA 450 (Đoạn 16) hướng dẫn đánh giá trọng
yếu trên phương diện định tính thông qua liệt kê
các sai sót được coi là trọng yếu, ngay cả khi chúng
thấp hơn cả mức trọng yếu tổng thể. Trong kết luận
của mình IAASB thừa nhận rằng, KTV cũng phải
sử dụng xét đoán chuyên môn trên khía cạnh định
tính đối với sai sót nhỏ thấp hơn ngưỡng trọng yếu
nhất là đối với các vấn đề nhạy cảm về mặt chính
trị. Ví dụ như tiền thù lao cho các cán bộ quản lý
trong các doanh nghiệp công ích có giá trị không
lớn có thể không ảnh hưởng đến tổng thể báo cáo
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 114 - tháng 4/2017
tài chính nhưng nó là các vấn đề nhạy cảm về mặt
chính trị. Do đó, cần phải xem xét trọng yếu về
mặt định tính bởi chúng có thể và thường xuyên
ảnh hưởng tới phạm vi và nội dung kiểm toán. Tuy
nhiên, cũng theo IAASB không khả thi khi thiết kế
các thủ tục kiểm toán chỉ để phát hiện một sai sót
duy nhất bởi vì bản chất của chúng.
(6) Thuyết minh về trọng yếu: ISA 320 không
quy định nhiệm vụ hoặc ngăn cấm việc công bố các
giao dịch trọng yếu. ISA 450 (Đoạn 8) yêu cầu KTV
phải trao đổi với nhà quản lý các sai sót BCTC phát
hiện được trong suốt quá trình kiểm toán. KTV
luôn hiểu thấu được mức trọng yếu cụ thể đối với
từng loại giao dịch, vì vậy, một số nhà nghiên cứu
muốn KTV phải thuyết minh mức trọng yếu cụ thể
trên BCTC. Điều này phù hợp đối với trường hợp
kiểm toán trong khu vực công, bởi vì nó liên quan
đến tính minh bạch và cung cấp thông tin rõ ràng
hơn cho người sử dụng BCTC có thể suy luận được
mức trọng yếu được thiết lập cho từng giao dịch.
Roberts and Dwyer (1998) khẳng định rằng, KTV
nên thuyết minh việc lựa chọn mức trọng yếu, bởi
vì nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã từng phát hiện
và chỉ ra rằng, nhiều nhóm KTV đánh giá mức
trọng yếu khác nhau đối với các tình huống kiểm
toán tương tự nhau.
Bảng 2: Tổng hợp kết quả so sánh và đánh giá
Nguyên tắc
liên quan
kiểm toán tài chính
(ISA 320)
CMkTNN
1320 Đánh g